intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến nhằm thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo. Trẻ nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện. Giúp trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ của trẻ phong phú hơn, từ đó trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, trẻ có cơ hội giao tiếp với cô giáo với bạn bè, trẻ nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện một cách dễ dàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

  1. ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3­4 TUỔI  THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 1. Lý do chọn đề tài: Như  chúng ta đã biết, phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  là một trong những mục   tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp,   học tập và vui chơi. Ngôn ngữ  giữ  vai trò quyết định sự  phát triển của tâm lý trẻ  em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện  về đạo đức, tư duy nhận thưc và các chuẩn mực hành vi văn hóa.  Đối với trẻ mầm  non nói chung và trẻ 3­4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm  điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi  thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ  làm quen văn học và đặc biệt là hoạt động kể chuyện là con đường phát triển ngôn  ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua kể  chuyện giúp trẻ  phát triển năng lực tư  duy, trí tưởng tượng,  sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của  trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý  kiến, suy nghĩ, kể  về  một sự  vật hay sự  kiện nào đó… bằng chính ngôn ngữ  của   trẻ. Qua thực tế trong công tác giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm  non đối với tổ chức hoat đông lam quen v ̣ ̣ ̀ ới văn hoc, đ ̣ ặc biệt là giờ kể chuyện tôi  nhận thấy có những bất cập như sau: ­ Trẻ tham gia môt cach thu đông, nhi ̣ ́ ̣ ̣ ều trẻ chưa được học qua lớp nhà trẻ  nên phát âm câu, từ  chưa rỏ  ràng, đang còn nói ngọng, nói lắp, chưa mạnh dạn,  chưa phat huy hêt kha năng, sang tao va không h ́ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ứng thú tham gia vào hoạt động.  Trẻ chưa nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện…  ­ Việc tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp học để tổ chức hoạt động  kể chuyện cho trẻ chưa được phong phú.  Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng   phong phú, tính thẩm mỹ và giá trị sự dụng chưa cao . Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ  hoạt động còn nghèo nàn, thiếu thốn. ­ Khi tổ chức hoạt động kể chuyện giáo viên lựa chọn phương pháp và hình   thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, giọng kể của cô chưa thật diễn cảm,  chưa chú trọng lồng ghép tích hợp thông qua các giờ  học khác, chưa sưu tầm các  câu chuyện ngoài chương trình để đưa vào hoạt động kể chuyện. 
  2. ­ Đa số  phụ  huynh phần lớn là lao động chưa dành nhiều thời gian để  tập   nói cho trẻ, chưa chủ động phối hợp với giáo viên để phát triển ngôn ngữ cho trẻ  khi ở nhà. Từ thực trạng trên bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, tôi luôn luôn trăn  trở, suy nghĩ: Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt? và tôi đã quyết   định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3­4   tuổi thông qua hoạt động kể  chuyện”  hy vọng khi áp dụng biện pháp này thì  ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhanh hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn. 2. Mục đích của đề tài:    ­ Thông qua hoạt động kể  chuyện giúp trẻ  phát triển tư  duy, óc tưởng  tượng sáng tạo. Trẻ nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện…              ­ Giúp trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ của trẻ phong phú hơn, từ đó   trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, trẻ có cơ  hội giao tiếp với cô giáo với bạn bè,   trẻ nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện một cách dễ dàng.           ­ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, làm tiền đề cho trẻ khi bước vào học lớp cao   hơn. ­ Trẻ tham gia vào giờ học môt cach ch ̣ ́ ủ  đông, đa s ̣ ố  trẻ  phát âm câu, từ  rỏ  ràng, mạch lạc, trẻ mạnh dạn, tự tin, thể hiện hêt kha năng c ́ ̉ ủa mình. ­ Giúp cho giáo viên nhận biết được khả  năng, năng lực của mình để  điều   chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời trong công tác dạy trẻ  kể  chuyện, tìm ra phương  pháp, hình thức tổ chức cho trẻ linh hoạt hơn.  ­ Nâng cao nhận thức cho các bậc phụ  huynh về  công tác phát triển ngôn  ngữ  cho trẻ   ở  độ  tuổi mầm non để  phụ  huynh có trách nhiệm phối hợp với coo   giáo khi ở nhà.   3. Cách thức tiến hành: 3.1. Tạo môi trường học tập, tổ  chức tốt hoạt động kể  chuyện và các   hoạt động khác trong ngày. ­ Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ  hoạt động tốt thì sẽ  kích   thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất   cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào trang trí môi trường bên trong và  bên ngoài lớp học, tạo môi trường ở  Vườn cổ  tích, Góc thư  viện, góc dân gian… bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một  số  bộ  truyện tranh ngoài  chương trình  để  đưa vào tổ  chức các hoạt  động kể 
  3. chuyện, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa góc văn học cho trẻ hoạt  động thường ngày. Ví dụ:  Ở  góc Văn học (góc Vườn cổ  tích) trong lớp tôi luôn thay đổi hình  ảnh nhân vật cho phù hợp với từng câu chuyện, đối với chủ  đề  “Động vật nuôi  trong gia đình” để  chuẩn bị  tốt cho hoạt động kể  chuyện “Chú Vịt Xám” thì tôi  trang trí và sử  dụng mô hình sân khấu rối bằng những con rối tay để  kể  chuyện,  còn  ở  mô hình sa bàn thì tôi trang trí sử  dụng những con rối dẹt để  kể  chuyện,   ngoài ra còn chuẩn bị cho trẻ những con rối ngón để trẻ kể chuyện diễn cảm. Những câu chuyện được thể  hiện trên các mảng tường trong không gian to   đã giúp trẻ  dễ  tri giác, trẻ  được thảo luận, bàn bạc về  câu chuyện đó. Từ  đó trẻ  biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện một cách dễ dàng.  Ví dụ: Đối với môi trường bên ngoài lớp học. Chủ đề “Động vật nuôi trong  gia đình” tôi trang trí trên các mảng tường hình ảnh câu chuyện “Chú Vịt Xám” với  hình  ảnh “Chú vịt Xám”, “Vịt mẹ”, “Con Cáo”. Ngoài việc tạo những bức tranh  trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng   trực quan cho trẻ  hoạt động như: một số  con rối dẹt có bánh xe, có cử  động tay  chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi  bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt rời các con vật cho trẻ tự  chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. ­ Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ  hoạt động  ở. Thực tế tôi nhận thấy đồ  dùng làm bằng rối tay hầu như  ở các lớp  không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả  bóng, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi … để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len   móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn mặt có  thể thay đổi tùy theo nội dung, nhận vật của câu chuyện trẻ kể và tổ chức cho trẻ  hoạt động mọi lúc mọi nơi ở “Vườn cổ tích”, “Góc dân gian”, “Góc thư viện” của  nhà trường. ­ Qua cách nghĩ và làm như  vậy tôi đã tạo ra một môi trường để  tổ  chức   hoạt động kể chuyện với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong   phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể  chuyện. ­ Bên cạnh đó trong giờ  hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức   tranh tường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó  hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở  cho trẻ thi nhau kể chuyện  
  4. về các con vật đó … hình thức này đã giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có   ý thức thi đua để đạt kết quả tốt. 3.2.  Hướng dẫn trẻ  cách sử  dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ  lời kể   diễn cảm. ­ Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan   đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện của trẻ thì tôi còn phải   hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể diễn cảm. Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Chú Vịt Xám”, trẻ quan sát, chú ý lặng nghe cô kể  chuyện diễn cảm thông qua sa bàn rối dẹt và sân khấu rối. Trẻ đã thuộc lời thoại,   ngữ điệu, tính cách nhân vật, thì hoạt động tiếp nối tôi sẽ cho trẻ dùng rối ngón hoặc  đội mũ các con vật để kể  chuyện diễn cảm, tôi làm người dẫn chuyện và khi đến   nhân vật “Vịt Xám” thì trẻ có rối “Vịt Xám” thì thể hiện lời kể của “Chú Vịt Xám”   kết hợp thể hiện điệu bộ, trẻ nào có rối “Vịt Mẹ” thì thể hiện nhân vật “Vịt Mẹ” kết  hợp thể hiện điệu bộ, trẻ nào có rối “Con Cáo” thì thể hiện nhân vật “Con Cáo” ” kết  hợp thể hiện điệu bộ. ­ Khi dạy tổ  chức hoạt động kể  chuyện tôi đã chuẩn bị  cho trẻ  những tập   chuyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và  giờ chơi hàng ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ  sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. ­ Qua nhiều hình thức sử dụng nhân vật trong hoạt động kể chuyện như vậy  trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn  ngữ nói của mình. 3.3. Giáo viên thường xuyên lồng ghép hoạt động kể  chuyện thông qua   các môn học khác. Để phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  thông qua hoạt động kể  chuyện có thể  áp  dụng, lồng ghép cho trẻ ở rất nhiều các hoạt động khác nhau. Tạo điều kiện thay   đổi không khí, trạng thái khi kể  chuyện. Làm cho trẻ thấy hứng thú, có nhiều cơ  hội trải nghiệm, bằng những lời ca, lời đối thoại giữa các nhân vật, những câu đố,  những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn để giúp cho trẻ phát triển   ngôn ngữ một cách tự tin và toàn diện nhất.  Ví dụ: Cho trẻ  đọc bài thơ  “Thỏ  bông bị   ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng  bơi”….hoặc cho trẻ  đọc thuộc các câu đố  về  con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một  số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”….Hoặc thông qua hoạt động  Âm nhạc là môn bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ phát triển ngôn  ngữ cho trẻ, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con mèo”, “Một con 
  5. vịt”, “đố  biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ  khi kể  chuyện về  con vật  nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện. ­ Thông qua các trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể  hay thay   cho phần củng cố  câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ  chơi  một số  trò chơi  ở  dạng động như  trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời  nắng trời mưa, cáo và thỏ… ­ Việc tích hợp thông qua các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ  kể  chuyện là việc cung cấp thêm một số  kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động  hơn.  Ở  lứa tuổi này tâm lý của trẻ  thường mau nhớ  chóng quên. Vì vậy vào giờ  đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để  hướng dẫn trẻ  kiến thức mới và củng   cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học  tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động  một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất. 3.4. Tuyên truyền phối, kết hợp với phụ  huynh trong việc phát triển   ngôn ngữ cho trẻ thông qua kể chuyện. ­ Như  chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ  chủ  yếu là gia đình và   nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện   pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn  nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, họp phụ huynh kết thúc học kỳ  I. Tôi   nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là thông qua  hoạt động kể  chuyện. Hàng tháng tuyên truyền với phụ  huynh qua “Góc tuyên  truyền”, nội dung chủ đề, về các câu chuyện của cô và trẻ  đã học và tổ  chức kể  chuyện diễn cảm. Qua đó phụ  huynh thấy được ngôn ngữ  của trẻ  phát triển như  thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Đặc  biệt là vận động phụ huynh mượn sách truyện tranh ở góc thư viện để về nhà đọc  cho trẻ nghe. Ví  dụ:  Qua tổ  chức hoạt  động kể  chuyện trong giờ  hoạt  động học, kể  chuyện ở Vườn cổ tích, góc thư viện, góc dân gian, mọi lúc mọi nơi. Tôi chụp lại   những hình  ảnh khi trẻ  hứng thú nhất sau đó in  ảnh và trưng bày  ở  góc tuyên   truyền với phụ huynh để các bậc cha mẹ nắm bắt được hoạt động kể chuyện của   trẻ   ở  trường. lớp. Phối hợp với phụ  huynh trong việc sưu tầm tìm kiếm nguyên  vật liệu, phế liệu để  làm sa bàn, sân khấu rối, tạo ra các con vật, cảnh vật… để  phục vụ cho giwof kể chuyện. 4. Kết quả đạt được:
  6. Một học kỳ vừa qua với sự nổ lực phấn đấu của bản thân trong việc nghiên   cứu, vận dụng linh hoạt về “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3­ 4 tuổi thông   qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, trẻ đã mạnh dạn và biết kể chuyện theo cô, trẻ  phát triển được vốn từ và ngôn ngữ nói mạch lạc, nhiều trẻ nói được câu từ 4­5 từ  và trẻ rất hứng thú tham gia vào kể chuyện. * Kết quả trên trẻ đạt được như sau: ­ Trước khi chưa áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ% 1 Trẻ   nhớ   được   tên   câu   chuyện,   các   nhân   vật   trong  8/23 34,7 chuyện 2 Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc 12/23 52,2 3 Trẻ nói được câu đơn giản, chưa nói được câu ghép 8/23 34,7 4 Trẻ  mạnh dạn tham  gia vào hoạt  động kể  chuyện,   15/23 65,2 biết chú ý lắng nghe 5 Trẻ có thể kể chuyện dưới sự hướng dẫn của cô 10/23 44,0 ­ Sau  khi  áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ% 1 Trẻ   nhớ   được   tên   câu   chuyện,   các   nhân   vật   trong  19/23 82,6 chuyện 2 Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc 20/23 87,0 3 Trẻ nói được câu đơn giản, chưa nói được câu ghép 17/23 74,0 4 Trẻ  mạnh dạn tham  gia vào hoạt  động kể  chuyện,   19/23 82,6 biết chú ý lắng nghe 5 Trẻ có thể kể chuyện dưới sự hướng dẫn của cô 17/23 74,0 ̀ ̣ ­ La môt giáo viên m ầm non, tôi hêt s ́ ưc tâm huyêt v ́ ́ ới công viêc cua minh va ̣ ̉ ̀ ̀  ̀ ưng bi cô găng tim toi nh ́ ́ ̀ ̃ ện phap h ́ ưu hiêu đê cung v ̃ ̣ ̉ ̀ ới chị  em đồng nghiệp thực  ̣ hiên tôt các ho ́ ạt động giáo dục; đặc biệt là hoạt động kể  chuyện. qua quá trình   thực hiện và áp dụng đề tài đa số trẻ nhớ được tên câu chuyện, các nhân vật trong   chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện.              ­ Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ đã biết  trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình với cô giáo, trẻ có cơ hội giao tiếp với cô giáo   với các bạn trong lớp           ­ Ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách  tích cực, thể hiện hết khả năng của mình khi tham gia vào hoạt động kể chuyện
  7.           ­ Trẻ kể lại được một số câu chuyện có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, biết  thể hiện được cử chỉ điệu bộ khi kể chuyện. ­ Giáo viên đã biết lựa chọn và sử  dụng nội dung, hình thức một cách linh   hoạt và sang tạo để dạy cho trẻ. ­ Phụ huynh có ý thức phối hợp với nhà trường để sưu tầm tìm kiếm các đồ  cùng học liệu có ở địa phương để tặng cho trường,  Trên đây là  “Biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  3­4 tuổi thông qua   hoạt động dạy trẻ  kể  chuyện” mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy trẻ  trong  thời gian qua, đề tài này đã được nhà trường phê duyệt và được áp dụng rộng rãi  tại trường Mầm non TT Kiến Giang trong học kỳ 1 vừa qua. Kính mong ban giám  khảo, các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng để  trong quá trình dạy trẻ  được tốt  hơn.     PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                      NGƯỜI THỰC HIỆN                       Võ Thị Đoài                                                      Võ Thị Hằng 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0