intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp trường mầm non" nhằm dạy trẻ tôi rất thấu hiểu cái khó khăn vất vả khi trẻ chưa biết biểu cảm rõ ràng cảm xúc tình cảm và kỹ năng xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp trường mầm non

  1. 1 I. MỞ ĐẦU - Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là một trong 5 lĩnh vực quan trọng trong Chương trình giáo dục mầm non, là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ. - Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội giúp trẻ ý thức về bản thân ,nhận biết và thể hiện cảm xúc,tình cảm của bản thân với con người và sự vât xung quanh, Có những hành vi và quy tắc ứng xử xã hội biết điều nên làm và không nên làm, biết yêu thương chia sẻ, biết giúp đỡ những người xung quanh…. Như vậy, Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện. - Với Trường mầm non Tản Hồng, là đơn vị trường nằm trên địa bàn huyện Ba vì, đời sống nhân dân đang dần ổn định trẻ nhưng trẻ chưa được sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh. Năm học 2020-2021 tôi được phân công giảng dạy tại lớp 3-4 tuổi, tôi nhận thấy các con còn rất hạn chế về kỹ năng giao tiếp ,trẻ chưa thể hiện được những hành vi quy tắc ứng xử phù hợp. - Xuất phát từ thực tế ở trên là giáo viên trực tiếp dạy trẻ tôi rất thấu hiểu cái khó khăn vất vả khi trẻ chưa biết biểu cảm rõ ràng cảm xúc tình cảm và kỹ năng xã hội, nên tôi luôn trăn trở. Vậy làm thế nào để giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, để nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục của lớp, của trường. Đó là lí do tôi chọn biện pháp: ''Biện pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp trường mầm non" II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ a) Ưu điểm - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường, lớp được đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ để phục vụ cho công tác thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nắm được nội dung phương pháp phát triển lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy - Có học hỏi chuyên môn từ các đồng nghiệp - Trẻ chăm ngoan sức khỏe tốt có nề nếp hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục. b) Nhược điểm
  2. 2 - Một số trẻ chưa được mạnh dạn ý thức về bản thân và hành vi quy tắc ứng xử trẻ còn hạn chế - Giáo viên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội được tốt . - Đa số phụ huynh đi làm thêm xa ,việc quan tâm đến con rất ít ,kiến thức về chăm sóc cũng như kỹ năng nuôi dạy còn hạn chế. c. Nguyên nhân của tồn tại Môi trường sống chưa có nhiều tác động tích cực đối với trẻ như sự quan tâm chia sẻ chưa tốt, trẻ ít được thực hành về thuộc lĩnh vực xã hội. Do đặc thù đối tượng giáo dục còn bé tính chất chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động. Phải thường xuyên nên thời gian dành cho việc nghiên cứu còn ít, chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ những thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát đối với trẻ tại lớp như sau : * Kết quả thực trạng năm học 2020-2021 + Tổng số trẻ trong lớp là 28 trẻ + Trong đó: Nam là: 7 trẻ; Nữ là: 5 trẻ; *Biểu số 1: Kết qủa khảo sát của lớp đầu năm học 2020-2021 STT Nội dung Kết quả Số lượng trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ có ý thức về bản thân 7/12 58,3% Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc,tình 2 cảm với con người,sự vật và hiện tượng 8/12 66,6% xung quanh 3 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội 7/12 58,3% 4 Quan tâm đến môi trường 7/12 66,6% III. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP Bước 1: Tích cực tự học bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng giáo dục tình cảm- kỹ năng xã hội - Bản thân nâng cao hơn về tự học, tự bồi dưỡng, chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu rèn luyện bản thân. - Việc đi lớp cả ngày nên thời gian tự học, tự bồi dưỡng của tôi rất hạn chế do vậy tôi cần cố gắng sắp xếp thời gian tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ,
  3. 3 nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục tổ chức, bồi dưỡng hè ... Ngoài ra còn tự học tự bồi dưỡng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, học ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Học cách trình chiếu Powerpoint trên trang điện tử, Cách trang trí môi trường lớp học … - Học tập, bồi dưỡng thông qua các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh, với xã hội. Lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu thập thông tin một cách có chọn lọc phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Có thể tìm tài liệu bồi dưỡng qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua sinh hoạt chuyên môn… Việc tự học, tự bồi dưỡng đã giúp tôi hoàn thiện hơn về phẩm chất nhân cách, nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác và uy tín nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Bước 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ theo chế độ sinh hoạt hàng ngày. - Trước khi xây dựng kế hoạch, tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của Chương trình giáo dục mầm non về cơ sở vật chất của lớp, kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình, nhà trường, địa phương, khả năng, kinh nghiệm của trẻ. Cụ thể là tôi quan sát, theo dõi, tìm hiểu, để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và các hoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ. Căn cứ vào kết quả đánh giá tôi áp dụng phương pháp phân loại, phân trẻ thành từng nhóm. Ví dụ: Những trẻ phát triển chậm về mặt tình cảm vào một nhóm; những trẻ phát triển chậm về kỹ năng xã hội vào một nhóm; những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử nhanh vào một nhóm… Từ đó xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào những hoạt động cụ thể. Nội dung giáo dục tình cảm kỹ năng, xã hội được tích hợp vào các hoạt động như sau: * Giờ đón trẻ, thể dục sáng: Tôi rèn cho trẻ thói quen chào cô và các bạn khi tới lớp, chào tạm biệt và chúc bố mẹ một ngày vui/ngày làm việc tốt. Nhắc trẻ tự mình cất giày dép, áo khoác và đồ dùng đúng nơi quy định của lớp. Khen ngợi những biểu hiện tốt của trẻ, nhắc nhở những biểu hiện chưa đúng (lời nói, hành vi, thái độ của trẻ) và giúp trẻ biết cách làm đúng nếu cần. - Tổ chức cho trẻ thể dục sáng và điểm danh, rèn trẻ thực hiện các yêu cầu về tính kỷ luật, tuân theo các hướng dẫn, tín hiệu, hiệu lệnh. - Tổ chức trò chuyện đầu giờ, tôi lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội phù hợp để đưa vào trò chuyện đầu giờ.
  4. 4 Ví dụ: Như chủ điểm trường mầm non trò chuyện về trường, lớp, cô giáo, bạn bè, tên trường/lớp, địa điểm. Trong trường có những ai, họ làm công việc gì? Những đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cảnh đẹp trong trường. Tên cô giáo, tên các bạn, đặc điểm bên ngoài, tính cách, giới tính, sở thích và khả năng của các bạn. Trò chuyện thảo luận về quy định của lớp (làm gì để lớp mình sạch, đẹp).Trò chuyện hôm nay lớp mình có điều gì mới. Trẻ quan sát lẫn nhau, quan sát lớp để phát hiện những điểm mới lạ và chia sẻ cho nhau. Trò chuyện về cách thể hiện cảm xúc, những biểu hiện cảm xúc những việc nên và không nên làm trong giao tiếp với mọi người. * Giờ hoạt động học: Thảo luận/đọc hoặc kể chuyện về sự rụt rè/ nhút nhát, về cảm giác khi ở một mình, khi có bạn, khi cùng chơi với bạn. Chia trẻ thành những nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một bức tranh để trang trí. Ví dụ: Lĩnh vực nhận thức "Quan sát vườn hoa". Cô giáo có thể đàm thoại: Trồng hoa để làm gì? Cây hoa có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều hoa ta phải làm gì? tôi giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường không ngắt lá bẻ cành hoa. (Ảnh trẻ quan sát vườn hoa ) * Phát triển vận động: Giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân ,rèn trẻ kỹ năng xếp hàng biết chờ đến lượt , trong lúc tập các không chen lấn, không xô đẩy nhau. * Phát triển thẩm mỹ: Giúp trẻ biết tạo ra cái đẹp, yêu cái đẹp "Làm bưu thiếp tặng mẹ". Cô có thể đàm thoại. + Gia đình con gồm có những ai? + Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? + Mẹ yêu thương các con như thế nào? + Yêu thương mẹ con sẽ làm gì?
  5. 5 + Để thể hiện tình cảm yêu thương dành cho mẹ các con sẽ làm gì? - Thông qua hoạt động Trẻ được hoạt động nhóm ,thể hiện khả năng sở thích của bản thân Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với người thân. (Ảnh trẻ hoạt động nhóm) * Phát triển ngôn ngữ: Giúp trẻ biết nói những lời yêu thương với mọi người Qua truyện "Tích Chu". Cô đàm thoại cùng trẻ: + Bà đã thương Tích chu như thế nào? + Tích chu thì như thế nào với bà? vì sao? + Ở nhà con đã biết vâng lời người lớn như thế nào? Tôi giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn,yêu thương kính trọng chăm sóc mọi người trong gia đình. - Hay truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, Cô đàm thoại cùng trẻ: Cô bé có nghe lời mẹ không? Chuyện gì sảy ra với cô bé? vì sao? Các con thấy cô bé đã ngoan chưa? giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, không đi theo người lạ Ví dụ: Qua thơ “Phải là hai tay” Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn. - Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người trên. * Giờ hoạt động ngoài trời: giáo dục trẻ biết gữi gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp. “Làm sạch đẹp sân trường” - Chia trẻ thành những nhóm nhỏ cho cả lớp đi tham quan sân trường cùng chỉ ra những việc cần làm để sân trường đẹp hơn.
  6. 6 - Đặt câu hỏi với trẻ: Làm thế nào để sân trường sạch đẹp? (Nhặt lá rơi,nhặt rác bỏ vào thùng rác) - Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường * Giờ hoạt động vui chơi ở các góc; Góc đóng vai trò chơi gia đình, Bác sỹ, bán hàng dạy trẻ biết quan tâm đến người khác. Ví dụ: Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đâu ra sao? Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. Ví dụ: Trẻ chơi bán hàng dạy trẻ biết lễ phép. + Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ? + Người mua: Bao nhiêu tiền một đôi dép ạ? - Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. (Ảnh trẻ chơi góc) VD: Góc xây dựng tổ chức xây trường mầm non;Góc thiên nhiên chăm sóc cây xanh, Góc nhệ thuật làm dây hoa trang trí lớp...tôi quan sát và tham gia vào trò chơi với tư cách như một vai chơi giúp trẻ rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện tình cảm phù hợp. * Qua giờ vệ sinh - Trong giờ vệ sinh các kỹ năng tự phục vụ cần được rèn luyện thường xuyên. Rèn kỹ năng tự phục vụ như rửa tay đúng cách, lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  7. 7 - Cô giáo đưa ra những tình huống ví dụ như trẻ chơi rửa tay, rửa mặt, tắm cho búp bê, nấu ăn... Đối với trò chơi nấu ăn tôi gợi hỏi trẻ, trước khi chế biến món ăn thì con phải làm gì? - Các con rửa tay như thế nào, có mấy bước rửa tay. - Từ đó trẻ có ý thức được sau mỗi khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi gọn gàng và rửa tay sạch sẽ đúng quy trình. - Để hoạt động rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn tôi thường sử dụng các bài thơ, bài hát để lồng ghép vào nội dung giúp trẻ hứng thú hơn, dễ nhớ hơn, từ đó trẻ nhớ lâu hơn. Ví dụ: Gây hứng thú cho trẻ qua các bài hát “Rửa tay, khám tay, chiếc khăn tay... Bài thơ: "Tập rửa tay" * Bên cạnh đó, Cần thường xuyên cập nhật những vấn đề thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã cũng như toàn huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh nhất là phòng tránh dịch bệnh covid 19 -Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khửu tay che miệng mũi khi ho khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn khô. Hướng dẫn trẻ cách đeo, tháo khẩu trang đúng cách Ví dụ: Tôi cho trẻ xem video những biểu hiện khi bị mắc covit-19: Sốt, ho, đau đầu. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng phòng chống dịch bệnh + Tôi hỏi trẻ: Các con thấy covit 19 có nguy hiểm không? Nếu mắc covid 19 có những biểu hiện gì? Các con có sợ bị mắc covid 19 không? Vi rút covid 19 có thể được ngăn chặn rất nhiều khi chúng ta hạn chế đi ra ngoài những nơi đông người và nếu có việc cần thiết phải đi thì phải đeo khẩu trang, và giữ khoảng cách an toàn. - Hàng ngày tôi động viên, khích lệ trẻ bằng cách nêu gương những bạn tích cực, tiến bộ trong học tập, vui chơi và biết chia sẻ, giúp đỡ bạn; vào cuối buổi, cuối tuần tổ chức cho các bạn có thái độ, hành vi tốt, tích cực lên cắm cờ, tạo cho trẻ cảm xúc phấn khởi, tự hào với các bạn. * Qua các hoạt động ngày hội, ngày lễ - Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như khai giảng năm học mới, tết trung thu, ngày 20/11, tết nguyên đán … Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng, chơi các trò chơi dân gian Ví dụ như: Múa sạp inh lả ơi, nhảy xòe, chơi ném còn, biểu diễn thời trang… - Qua đó giáo dụ trẻ lòng về quê hương, yêu nét truyền thống văn hóa địa phương, giữ gìn bản sắc dân tộc.
  8. 8 - Trẻ được giao lưu với bạn bè. Từ đó trẻ được rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, sự tự tin vào bản thân và mạnh dạn trong giao tiếp. - Ngoài các hoạt động trên tôi luôn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động. Bước 3. Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Cần làm tốt hơn nữa trong công tác phối kết hợp với phụ huynh. Tôi lắng nghe những ý kiến của các bậc phụ huynh và từ đó giúp cho phụ huynh trẻ cách giáo dục lễ giáo cho trẻ đúng đắn phù hợp hơn. - Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh và cho phụ huynh nắm bắt về chương trình học của con. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp. Ví dụ : Ở nhà con có hay chơi với anh chị không? với hàng xóm không? Con làm dược gì đơn giản giúp đỡ bố mẹ và định hướng trao đổi với phụ huynh để phối hợp giáo dục trẻ . - Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã xây dựng nội dung phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ giúp phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc phát triển phát triển kỹ năng xã hội từ đó tạo sự thống nhất giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ . * Phối hợp thực hiện phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Tham gia đóng góp ý kiến về các mặt như: Môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, tác phong, hành vi ứng xử của cô giáo với trẻ và phụ huynh. * Tham gia xây dựng tạo cảnh quan đẹp cho lớp. Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, ủng hộ nguyên phế liệu như, chai lọ, lon bia, lốp xe, đá sỏi… để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. * Hình thức phối hợp. - Qua bảng thông báo hoặc qua góc tuyên truyền về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn thêm lúc ở nhà . - Xây dựng nội dung họp phụ huynh định kỳ theo quy định của trường nhận định kịp thời về trẻ để phụ huynh được biết. - Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trên lớp trong giờ đón, trả trẻ qua đó phụ huynh nắm bắt được chương trình chăm sóc giáo dục hiện hành. Tuyên truyền phụ huynh hãy dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, bày tỏ những tình cảm sự quan tâm con.
  9. 9 - Trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức: phụ huynh có điều kiện trang thiết bị như điện thoại thì tôi đã cho vào nhóm Zalo để gửi thông tin tình hình trẻ ở lớp tới phụ huynh nắm bắt, còn với Phụ huynh không điều kiện thì tôi đã đến tận nhà gặp gỡ thăm hỏi chia sẻ cùng phụ huynh về tình hình của trẻ cũng như nắm bắt chương trình học . - Phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động phát triển kỹ nang xã hội của lớp Ưu, nhược điểm của biện pháp a) Ưu điểm - Bản thân tôi đã chú trọng tổ chức các tiết dạy đi sâu vào lĩnh vực và lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ phù hợp. - 100% trẻ lớp tôi, mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường; biết thể hiện tình cảm với mọi người, trẻ cảm nhận được cái đẹp của những sự vật hiện tượng xung quanh, biết quan tâm, chia sẻ, biết chào hỏi lễ phép, vâng lời ông bà bố mẹ cô giáo. ` - Phụ huynh lớp tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội; cho trẻ thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Thông qua việc rèn kĩ năng xã hội chất lượng giáo dục chung của lớp cũng như toàn trường được nâng lên rõ rệt. b) Nhược điểm: - Do trẻ là dân tộc thiểu số kỹ năng thể hiện tình cảm của trẻ còn rụt rè. - Một số ít phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ chưa thường xuyên. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi áp dụng giải pháp phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp Mẫu giáo Suối Tre Trường Mầm Non Đà Giang Tường Phong" đã thu được kết quả như sau: *Biểu số 2: Kết quả kiểm tra chất lượng cuối năm học 2020-2021 khi áp dụng biện pháp: STT Nội dung Kết quả Số lượng trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ có ý thức về bản thân 12/12 100% Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc,tình 2 cảm với con người,sự vật và hiện tượng 11/12 91,6% xung quanh
  10. 10 3 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội 11/12 91,6% 4 Quan tâm đến môi trường 11/12 91,6% V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP Biện pháp đã được áp dụng thực tế vào đối tượng là trẻ 3-4 tại lớp Suối Tre Và có thể áp dụng bất cứ lúc nào, thời điểm nào đối với các nhóm lớp trong trường, vì việc Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là việc phải thực hiện thường xuyên trong Chương trình giáo dục mầm non. - Biện pháp được áp dụng góp phần đào tạo thế hệ trẻ mầm non phát triển toàn diện: Tích cực chủ động trong học tập và lao động, là tiềm năng tạo ra vật chất cho xã hội góp phần phát triển kinh tế, phát triển đất nước. - Tiết kiệm được thời gian, công sức của giáo viên khi giảng dạy. - Năm học 2020-2021 thông qua việc sinh hoạt chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng nhằm phát huy năng lực, phẩm chất; áp dụng linh hoạt biện pháp nêu trên kết quả giáo dục của trẻ Trường Mầm non Đà Giang Tường Phong đã không ngừng được nâng cao. Đã có sự chuyển biến trong hoạt động dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Nổi bật như: - Về phía giáo viên: Các tiết dạy khá, giỏi được tăng lên. - Về phía học sinh: Chất lượng các lĩnh vực và các hoạt động giáo dục, đạt kết quả cao. VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT * Đối với phụ huynh Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với cô giáo để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. * Đối với Ban giám hiệu Tổ chức các hoạt động lễ hội có sự tham gia của cha mẹ trẻ.các cuộc thi như: “Bé với an toàn giao thông”, “Bé với bảo vệ môi trường”,…Để trẻ được tham già thể hiện những kỹ năng xã hội trong các cuộc thi. Trên đây là biện pháp tôi đã áp dụng trong năm học 2020-2021. Kính mong nhận được sự đóng góp bổ sung ý kiến của ban giám hiệu, ban giám khảo hội thi để giúp tôi ngày càng thực hiện tốt hơn về chuyên môn trong những năm tiếp theo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Xác nhận của đơn vị Người thực hiện
  11. 11 Vì Ánh Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2