intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ; Sưu tầm bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn; Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai

  1. MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng việc phòng tránh nguy cơ không an toàn cho 3 3 lớp trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai 4 a. Ưu điểm 3 5 b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 4 2. Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp 6 5 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai 7 a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ 6 8 b. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ nhận biết những nguy cơ không an 6 toàn c. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ phòng tránh nguy cơ không an toàn 9 7 thông qua các hoạt động hàng ngày 10 d. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh 11 11 3. Kết quả áp dụng thực tiễn 12 12 4. Kết luận 14 13 5. Kiến nghị, đề xuất 15 14 a. Đối với tổ chuyên môn 15 15 b. Đối với nhà trường 15 16 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 15 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN 17 16 PHÁP 18 PHẦN IV: CAM KẾT 19 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. 2 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó lúc sinh thời Bác Hồ đã nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để đạt những mục tiêu đó, người làm nhiệm vụ cần chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, trẻ hòa nhập nhanh với thế giới xung quanh, phát triển được mối quan hệ với con người, thiên nhiên. Nhưng thực tế vẫn có những tai nạn đáng tiếc xảy ra khiến các bé tử vong như: cháy nổ, điện giật, những tủ đựng đồ dùng đè lên người…. Những tai nạn đó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, như giờ ăn, giờ ngủ, giờ đi vệ sinh hay giờ đón, trả trẻ... Điều đó cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn mà giáo viên mầm non không thể lường trước được. Từ thực tế trên tôi nhận thấy, trẻ lớp tôi vô cùng hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi khám phá. Xong cơ thể trẻ còn rất non nớt, yếu đuối thiếu kinh nghiệm sống. Chính vì vậy trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Sự nguy hiểm đó có thể do môi trường cơ sở vật chất, môi trường xã hội, sự bất cẩn của người lớn hay sự hiếu động của bản thân trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi luôn băn khoăn và trăn trở làm thế nào để giúp các con có những kiến thức cơ bản về nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn và đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn nghiên cứu và báo cáo “ Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai” để làm đề tài nghiên cứu. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai. Năm học 2024-2025, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 với tổng số 29 trẻ trong đó có 17 bé trai và 12 bé gái. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở độ tuổi này tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
  3. 3 a) Ưu điểm * Đối với nhà trường: + Trường Mầm non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Bình và từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước. + Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. + Các phòng học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị, máy tính, ti vi theo đúng thông tư để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. * Đối với giáo viên: Giáo viên trẻ, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao. * Đối với phụ huynh:
  4. 4 Đa số các bậc phụ huynh trẻ, cập nhật thông tin hiện đại rất nhanh, Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình chia sẻ với cô giáo về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. * Đối với trẻ: Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi. b) Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Bên cạnh những ưu điểm tôi còn gặp một số khó khăn và nguyên nhân như sau: Hạn chế: * Đối với trẻ: Trẻ chưa có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn, bên cạnh đó thì kỹ năng nhận thức của trẻ trong lớp tôi không đồng đều, một số trẻ còn quá hiếu động. * Đối với giáo viên: Giáo viên chưa thường xuyên lồng ghép các hoạt động thực hành trải nghiệm về phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ. * Đối với phụ huynh: Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, quan tâm chăm sóc trẻ chưa chu đáo, chưa dạy trẻ nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn. Nguyên nhân của hạn chế: Do phụ huynh còn trẻ phải đi làm ăn xa nên việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm còn chưa thường xuyên. Trẻ được gia đình bao bọc và nuông chiều nên còn thụ động khi xử lý những tình huống không an toàn. Từ thực trạng trên, đầu năm học 2024-2025 tôi đã tiến hành khảo sát trên 29 trẻ. Kết quả đầu năm thu được cụ thể như sau: Bảng khảo sát đầu năm: 29 trẻ
  5. 5 Đạt Chưa đạt Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % - Trẻ nhận biết được những đồ vật, địa điểm 17 59 12 41 không an toàn - Trẻ nhận biết được những tình huống không 15 52 14 48 an toàn - Trẻ biết tránh xa những những đồ vật, địa 14 48 15 52 điểm, tình huống không an toàn. - Trẻ có khả năng đưa ra cách giải quyết khi 13 45 16 55 gặp tình huống không an toàn Sau khi khảo sát 29 trẻ trong lớp, tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ đạt được các mục tiêu đã đề ra còn thấp. Xuất phát từ thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra biện pháp phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp tôi như sau. 2. Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai Qua quá trình tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng tôi đã đúc kết được một điều rằng: Muốn giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ thì cô giáo phải nắm vững những kiến thức về các kỹ năng phòng và tránh các nguy cơ không an toàn. Chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp như sau: Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản nhằm gây hứng thú và phát huy tư duy, sáng tạo cho trẻ, giúp phát triển một cách toàn diện. Để xây dựng được môi trường giáo dục an toàn cho trẻ thì bản thân tôi phải thường xuyên lau chùi và sắp xếp đồ dùng một cách gọn gàng khoa học.
  6. 6 (Hình ảnh 1: Lớp học được sắp xếp gọn gàng, khoa học). Thường xuyên rà soát các đồ dùng, đồ chơi và trang trí lớp đảm bảo xanh-an toàn-thân thiện-lấy trẻ làm trung tâm để phòng chống nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Sắp xếp các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo hay những đồ dùng có khả năng gây huy hiểm cho trẻ như: ổ điện, các loại chất tẩy rửa tôi để ở trên cao ngoài tầm với của trẻ. (Hình ảnh 2: Đồ dùng vệ sinh được để trên cao)
  7. 7 Bên cạnh đó các đồ dùng, đồ chơi cần được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, có khoảng trống hợp lý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi vận động. Các loại tủ đồ dùng, giá để đồ dùng...cần phải được bố trí ổn định chắc chắn để tránh nguy cơ lật, đổ. (Hình ảnh 3: Tủ đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, khoa học). Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn có, tôi còn lựa chọn những nguyên vật liệu tái chế như: vỏ chai, lon bia, que kem, vỏ hến, vỏ sữa ... đảm bảo không độc hại, không sắc nhọn để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
  8. 8 (Hình ảnh 4: Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu tự nhiên an toàn ) Biện pháp 2: Sưu tầm bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Trẻ con trên khắp thế giới đều thích nghe đọc thơ, kể chuyện. Chúng muốn biết nhiều hơn về nhân vật yêu thích và thường bắt chước theo họ. Qua nội dung của tác phẩm đó trẻ sẽ nhận biết được tính cách nhân vật, phân biệt được việc làm tốt – xấu, đúng – sai hướng đến việc làm tốt ngay từ nhỏ. Chính vì thế các bài thơ, câu chuyện đã đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ một cách dễ dàng nhất, tự nhiên nhất. Từ đó tôi đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn để tổ chức các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
  9. 9 Ví dụ : Bài thơ “xuống cầu thang”. Cô giảng nội dung và đàm thoại cùng trẻ: Khi xuống cầu thang con cần lưu ý điều gì? Có được đùa nhau khi đi cầu thang không? Nếu các con trượt lên tay vịn của cầu thang thì điều gì sẽ xảy ra? XUỐNG CẦU THANG Này các bạn nhỏ Khi xuống cầu thang Bé lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau Đừng lấy tay vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm! Hoặc bài thơ “Cái ổ điện”. Tôi sử dụng các câu hỏi mở để trẻ trả lời: Bố mẹ thường cắm quạt vào cái gì? Nếu các con sờ vào ổ điện thì điều gì sẽ xảy ra? Khi sử dụng điện các con không được làm gì? Nếu bị điện giật mà không được xử lí kịp thời thì điều tồi tệ gì có thể xảy ra? CÁI Ổ ĐIỆN Đây là cái ổ điện Dùng để cắm quạt vào Bé đã biết chưa nào? Đừng sờ vào"Giật đấy"! Và không được dùng gậy Kim loại, sắt và nhôm Cho vào trong ổ điện Và nhớ là phải biết Không dùng kéo cắt dây Bị giật sẽ rất gay Nguy hiểm chết người đấy Nhớ đừng làm như vậy Thì mới là bé ngoan Hoặc qua câu chuyện “đừng tùy tiện theo người lạ”. Tôi đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu hơn về nội dung câu chuyện: Trong câu chuyện, bạn Mi Mi được mẹ cho đi đâu chơi? Mi Mi là một cô bé như thế nào? Mẹ Mi Mi đã nhắc bạn ấy những gì? Bạn ấy có nghe lời mẹ không? Điều gì đã xảy ra với Mi Mi? Mi Mi đã làm gì khi không tìm thấy mẹ? Mi Mi đã gặp ai? Đó có phải là người tốt không? Mi Mi đã làm gì khi người lạ cho bánh kẹo? Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ Mi Mi không tìm thấy bạn?
  10. 10 Thông qua hệ thống câu hỏi mà tôi đã đặt ra, trẻ sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Từ đó trẻ biết được những gì nên làm và không nên làm, giúp trẻ có thêm kiến thức trong việc ứng xử và giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó sẽ giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó, trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà
  11. 11 trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát trên trẻ: Tình huống 1: Bé làm gì khi có người lạ đến đón Dạy trẻ kĩ năng ứng phó khi gặp người lạ. Cảnh giác trước người lạ là một trong những kĩ năng cơ bản nằm trong nhóm kĩ năng tự vệ mà trẻ cần được trang bị ngay từ độ tuổi mầm non. Cuộc sống hiện đại luôn chất chứa những nguy hiểm tiềm ẩn. Một người lạ có thể tốt nhưng cũng có thể xấu mang đến cho trẻ những mối nguy khôn lường. Khi cho trẻ tham gia vào tình huống có người lạ xưng là người quen hoặc anh em họ hàng được bố mẹ nhờ đến đón trẻ. Hãy dặn bé không được nghe theo và đi theo người lạ đó, có những kẻ xấu rất gian xảo biết được cả tên của bố mẹ, người thân của bé. Việc làm tốt nhất là dặn trẻ báo với cô giáo và nhờ cô gọi điện bố mẹ xác thực lại xem có đúng hay không. Tình huống 2: Bé làm gì khi thấy người khác bị điện giật Khi trẻ được trực tiếp tham gia vào tình huống gặp người khác bị điện giật. Việc đầu tiên trẻ làm là sẽ lao tới và kéo bạn ra khỏi vùng điện giật. Tuy nhiên nếu không được giáo dục một số kĩ năng cơ bản thì không những không cứu được người bị điện giật mà còn mất an toàn đối với chính bản thân trẻ. Chính vì vậy, tôi đã cho trẻ được trực tiếp thực hành mô phỏng minh họa khi thấy người khác bị điện giật: Qua tình huống trẻ biết được không nên chạm tay trực tiếp, hoặc dùng vật kim loại dẫn điện để cứ người bị điện giật. Mà cần phải mang gang tay cao su, hoặc quấn vải khô, đi dép khô hoặc dùng gậy gỗ/ nhựa để gạt dây điện ra khỏi người bị điện giật.
  12. 12 Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được đó là trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và có kĩ năng giải quyết tình huống hợp lý. Đây chính là một biện pháp mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp còn giáo viên sẽ quan sát các hành động của trẻ chân thực nhất để từ đó có hướng điều chỉnh giáo dục kịp thời với từng cá nhân trẻ. d) Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Đối với ngành học mầm non công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực tạo sự liên kết, thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục và đầu tư trang thiết bị về cơ sở vật chất cho trẻ. Đây là biện pháp góp phần tạo nên sự thành công trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nền tảng cho những bậc thang phát triển của trẻ sau này. Bởi vậy việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Song song với những việc làm kể trên thì tôi còn phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Tôi đã phối kết hợp với phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp trong các giờ đón trả trẻ, qua đó giáo viên và phụ huynh nắm bắt được thông tin hai chiều, tình hình của trẻ ở trường cũng như ở nhà để cùng đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ đạt kết quả cao nhất.
  13. 13 (Hình ảnh 12: Cô trao đổi với phụ huynh học sinh trong giờ đón, trả trẻ.) Ngoài ra thông qua các buổi họp phụ huynh tôi cũng trực tiếp trao đổi và thảo luận với phụ huynh về những kiến thức cơ bản và những kỹ năng phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ. Tôi quay những video về một số hoạt động của trẻ ở lớp để phụ huynh thấy rõ những điều mà trẻ được học qua đó cùng phối hợp với giáo viên nuôi dạy con mình tốt hơn . Bên cạnh việc trao đổi trực tiếp thì tôi còn trao đổi gián tiếp thông qua các góc tuyên truyền, zalo nhóm lớp hay sổ theo dõi trẻ. Kể từ đó phụ huynh nắm bắt được một số dấu hiệu, một số nguy cơ có thể xảy ra với trẻ ở bất cứ nơi đâu.
  14. 14 VD: Như tai nạn đuối nước, điện giật, cháy nổ, tai nạn giao thông, bắt cóc. Đặc biệt nâng cao tinh thần tố giác với các hành vi có dấu hiệu xâm hại trẻ em. 3. Kết quả áp dụng thực tiễn a) Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng “Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai” thì tôi đã thu được kết quả như sau: * Đối với trẻ: Đến thời điểm hiện tại tôi khảo sát và đạt kết quả như sau: Bảng khảo sát sau thực hiện: Khảo sát trên 29 học sinh Đạt Chưa đạt Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % - Trẻ nhận biết được những đồ vật, địa điểm 29 100 0 0 không an toàn - Trẻ nhận biết được những tình huống không 28 97 1 3 an toàn - Trẻ biết tránh xa những những đồ vật, địa 29 100 0 00 điểm, tình huống không an toàn. - Trẻ có khả năng đưa ra cách giải quyết khi 27 93 2 7 gặp tình huống không an toàn Đa số trẻ không còn nghịch ngợm, leo trèo bàn ghế, lan can cầu thang, không tự ý đi theo người lạ, không nhận bánh kẹo từ người lạ, nhận biết các dấu hiệu xâm hại tình dục và đưa ra cách xử lý kịp thời. Trẻ không đến gần hay biết tránh xa những nơi nguy hiểm, không chạm tay vào ổ điện, nguồn điện, không đi chạy nhảy vào chỗ có nước trơn, biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, biết đi về lề đường bên tay phải, biết tránh xa các nơi nguy hiểm (ao hồ, giếng nước ...) không tự ý uống thuốc hay sử dụng dao kéo. Trẻ biết xử lý một số tình huống mất an toàn khi xảy ra với trẻ. Cuối năm học 2023-2024, 100% trẻ lớp tôi được đảm bảo an toàn.
  15. 15 * Đối với giáo viên: Giáo viên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ để cùng có những biện pháp phù hợp giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ tốt nhất. Giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng cho trẻ một cách có hiệu quả, linh động và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm, lắng nghe mong muốn của con hơn, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. b) Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm: Sau khi áp dụng các biện pháp vào thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy trẻ đạt được kết quả khá cao. Tuy nhiên để 100% trẻ biết cách xử lý các tình huống và xử lý một cách thành thục thì tôi xin được điều chỉnh bổ sung thêm một số vấn đề sau: Nâng cao các tình huống cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nhiệm, phối kết hợp cùng các biện pháp kể trên để tiếp tục giáo dục trẻ những kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn để đạt được 100% các mục tiêu đã đề ra. 4. Kết luận Giáo viên là người định hướng giúp trẻ, còn bản thân trẻ phải là người chủ động trong các định hướng đó. Giáo viên luôn tôn trọng quyết định của trẻ. Việc áp dụng “Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai” là hết sức cần thiết, các bé ở độ tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng như một tờ giấy trắng. Trẻ được trang bị những kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn một cách thông minh và dễ dàng. Điều đó giúp trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Thông qua việc giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ, giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng, tạo tình huống cho trẻ xử lý trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ
  16. 16 chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, nhẫn nại trong công việc, có sự quan tâm đến trẻ. Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Ngoài ra cần tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực. Giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ. Với kết quả đạt được của lớp 5-6 tuổi A1 trong trường Mầm non Đại Lai đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp áp dụng nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ, được phụ huynh học sinh yên tâm sau khi trao gửi con em mình. Qua bản báo cáo này thì tôi cũng đưa ra một số những kiến nghị và đề xuất như sau. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để giáo viên được cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. b) Đối với nhà trường: Tiếp tục cung cấp tài liệu tham khảo đặc biệt là về các tai nạn thương tích thường xảy ra khi trẻ ở tại trường mầm non. c) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia vào các lớp tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để giáo viên có thể nâng cao năng lực và trình độ sư phạm của bản thân
  17. 17 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Các biện pháp mà tôi áp dụng đã được ban giám hiệu nhà trường ghi nhận và tiếp tục phát triển nghiên cứu giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ Trước thực hiện Sau khi thực hiện Nội dung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt khảo sát TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ % Trẻ % Trẻ % trẻ % trẻ - Trẻ nhận biết được những đồ 17 59 12 41 29 100 0 0 vật, địa điểm không an toàn - Trẻ nhận biết được những tình 15 52 14 48 28 97 1 3 huống không an toàn - Trẻ biết tránh xa những những đồ vật, địa điểm, tình 14 48 15 52 29 100 0 0 huống không an toàn. - Trẻ có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp tình 13 45 16 55 27 93 2 7 huống không an toàn Từ bảng khảo sát tôi nhận thấy mức độ nhận thức của trẻ về các kỹ năng thay đổi rõ rệt. Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp trên trong việc dạy trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ qua các bài thơ, câu chuyện, tạo tình huống trẻ tham gia trải nghiệm.
  18. 18 + Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết và phòng tránh những nguy cơ không an toàn có thể xảy ra với trẻ. + Giúp trẻ biết cách xử lý các tình huống nguy hiểm đơn giản xảy ra. + Giúp trẻ biết cách tự chơi an toàn, không đi theo người lạ, tránh xa các khu  vực nguy hiểm. + Phòng tránh các tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. PHẦN IV. CAM KẾT Trên đây là “Biện pháp phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ lớp 5- 6 tuổi A1 trường Mầm non Đại Lai”. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Những biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đại Lai, ngày tháng năm 2024 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Thương Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Hoàn
  19. 19 Đánh giá, nhận xét của nhà trường ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Ngời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2