intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại trường mầm non Hải An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại trường mầm non Hải An" được hoàn thành với các biện pháp như: Sử dụng tranh ảnh; Sử dụng vật thật; Sử dụng video.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại trường mầm non Hải An

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƢỜNG MẦM NON HẢI AN ĐỀ TÀI “Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết” tại trƣờng mầm non Hải An. Lĩnh vực: Chăm sóc giáo dục Giáo viên: Võ Thị Giang Đơn vị công tác: Trƣờng Mầm non Hải An
  2. 2 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Như chúng ta đã biết đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng là: Bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt, phát triển ngôn ngữ chưa hoàn thiện, trẻ phát âm được 1-2 từ, vốn từ ít, lời nói chưa rõ ràng đôi khi trẻ còn nói ngọng, nói lắp, trẻ chưa biết cách diễn đạt còn bắt chước lời nói của cô, người lớn và chưa biết cách diễn đạt ý mình muốn nói. Để cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp cho trẻ nói rõ ràng và biết cách diễn đạt ý mình muốn nói. Vì vậy phát triển vốn từ cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn, phát triển vốn từ và biết cách diễn đạt ý mình muốn nói. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động một ngày của trẻ ở trường. Hoạt động nhận biết là một trong những hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng. Ở hoạt động nhận biết thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói nhưng lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình. Qua sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động nhận biết giúp trẻ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, tái tạo các hình ảnh trong cuộc sống, đồng thời giúp trẻ củng cố lại những điều trẻ đã nghe, đã nhận biết từ đó khắc sâu hơn các ấn tượng mà trẻ nhận biết và đó cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và một số trăn trở của bản thân về việc phát triển ngôn ngữ mà lớp đang phụ trách. Nên em cũng mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết” tại trường mầm non Hải An. II. NỘI DUNG 1.Đánh giá thực trạng Là một người con được sinh ra và làm việc tại ngôi trường nằm ở vùng biển bãi ngang thật khó khăn. Nên tôi hiểu rõ nỗi khó khăn của phụ huynh và cơ sở vật chất của trường nhưng không phải vì thế mà trường không được đầu tư mà dưới sự chỉ đạo sâu sắc của BGH trường mầm non Hải An mỗi ngày mỗi đổi thay. Trường, lớp rất khang trang, môi trường bên ngoài rất đẹp thu hút phụ huynh và trẻ. Việc thực hiện chương trình giáo dục được nhà trường rất chú trọng và được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên lớp tôi đang dạy ở cụm lẽ nằm trong vùng quy hoạch nên việc đầu tư và mở rộng về cơ sở vật chất chưa được khang trang, rộng rãi nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau
  3. 3 a. Thuận lợi - Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, luôn tạo điều kiện để giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. - Lớp có 2 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo, Internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết cho trẻ 25-36 tháng đạt kết quả cao. - Đa số trẻ đi học đều nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thuận lợi hơn. - Lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đặc biệt là tranh ảnh chủ đề và môi trường học tập luôn được thay đổi để trẻ nhận biết và tập nói cung cấp phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn. b. Khó khăn: - Lớp tôi có 25 trẻ, số trẻ đông nên rất khó trong việc chăm sóc và tập nói cho trẻ. - Trẻ 25-36 tháng do em phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động của lớp, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau nên giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn khó khăn. - Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều một số trẻ mới đầu độ tuổi chỉ nói được 1-2 từ đơn giản, còn 1 số trẻ chưa biết nói từ gì? Khả năng nhận thức chậm dùng từ không chính xác dẫn đến trẻ nhút nhát rất tự ti không mạnh dạn giao tiếp với cô và bạn. - Một số cha mẹ xem nhẹ khả năng nói của con họ cứ nghỉ theo quan điểm của ngày xưa là: “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” - Qua khảo sát tình hình thực tế lớp tôi hiện nay trẻ chưa nói được từ gì? Và có một số trẻ nói được 1-2 từ còn lại trẻ nói được 3->5 từ. - Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay em thấy trẻ chậm nói rất nhiều, trẻ rất ít nói và nhút nhát hơn so với trước kia. Chính vì vậy em đưa ra “Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết”. Tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trước khi sử dụng biện pháp:
  4. 4 Trƣớc khi thực hiện biện pháp Các chỉ số đánh giá SL(Đạt) Tỷ lệ % Vốn từ 9/25 36 Khả năng phát âm 7/25 28 Khả năng nghe và hiểu 12/25 48 ngôn ngữ Khả năng nói đủ câu, rỏ 6/25 24 ràng, mạch lạc. Từ thực trạng trên cho thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết là cần thiết để nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nói riêng cho trẻ trong nhà trường và đặc biệt là lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi của tôi phụ trách. 2. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết” Để một giờ hoạt động nhận biết có hiệu quả, hấp dẫn, thu hút và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học (tranh ảnh vật thật, video) sinh động, hấp dẫn, mới lạ để kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô. Cụ thể trong hoạt động trọng tâm nhận biết sử dụng đồ dùng trực quan để dạy nhận biết cho trẻ. 2.1: Sử dụng tranh ảnh Thường sử dụng tranh ảnh trong hoạt động nhận biết để vừa giúp trẻ dể dàng nhận biết và giúp phát triển ngôn ngữ. Tranh ảnh chọn rỏ ràng, đẹp để thu hút trẻ. Trước khi thực hiện bài dạy luôn lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương Ví dụ: Nhận biết con voi thì không thể cho trẻ xem coi voi thật mà cần phải sử dụng tranh ảnh để trẻ quan sát. Ví dụ: Hoạt động nhận biết “Con voi” Trong hoạt động nhận biết” Con voi”. Sử dụng tranh “Con voi” vừa giúp trẻ dễ nhận biết được “Con voi” và các bộ phận của “Con voi” qua đó phát triển vốn từ cho trẻ cụ thể: - Cho trẻ quan sát tranh “Con voi” - Hỏi trẻ: Đây là con gì? Cho trẻ trả lời. Sau đó vừa chỉ vào tranh “Con voi” vừa phát âm từ “Con voi” rồi cho lớp, cá nhân phát âm theo. Khi trẻ phát âm tôi chú ý, lắng nghe để sửa sai cho trẻ và hướng dẫn trẻ rõ và chính xác từ.
  5. 5 Tương tự khi chỉ vào các bộ phận con voi thì cho trẻ gọi tên các bộ phận đó ( trẻ trả lời được từ các bộ phận cô hỏi tiếp như; Con voi sống ở đâu? Đối với những trẻ chưa nói được thì cô cho trẻ nói theo cô trong khi trẻ nói tôi cũng chú ý sửa sai cho trẻ và hướng dẫn trẻ phát âm rõ hơn. Qua đó cô đã cung cấp vốn từ mới cho trẻ vừa rèn cho trẻ phát âm rỏ từ. Mặt khác ở giờ sinh hoạt chiều cho trẻ ngồi thành nhóm cùng với những tranh lô tô về con vật lên nhưng dấu trẻ không cho trẻ thấy tranh gì? Và nói “úm ba la, úm ba la” để tạo sự lôi cuốn hấp dẫn đối với trẻ. Sau đó hỏi trẻ: Cô có tranh gì đây? trẻ trả lời: con mèo cho tập thể, cá nhân gọi tên khi trẻ trả lời thì tôi luôn để ý những trẻ ít nói và những trẻ chưa nói để khuyến khích trẻ nói nhiều lần hơn khi trẻ nói được “con mèo” thì tôi liền hỏi trẻ: Con mèo kêu như thế nào? Cho cả lớp bắt chước tiếng con mèo kêu. Bức tranh khác thì sẽ hát “gia đình ngón tay” để lôi cuốn hấp dẫn trẻ mà tránh sự nhàm chán của trẻ và có thể trẻ cũng hát theo cô thì lúc đó trẻ rất thích thú và trả lời nhanh bức tranh của cô. Qua một thời gian ngắn nhưng thấy trẻ rất thích thú một số trẻ ít nói cũng có thể nói đúng tên bức tranh còn những trẻ chưa biết nói thì nói được 1-2 từ của bức tranh VD: Tranh lô tô con mèo thì trẻ nói được “con… mèo” mặc dù chưa được rõ lắm. Còn một số trẻ nhút nhát thì cũng mạnh dạn đến ngồi học và chọn tranh, nói tên tranh cùng cô cùng bạn. Đây cũng là cách để trẻ ôn lại kiến thức đã học trong giờ hoạt động có chủ đích. 2.2. Sử dụng vật thật: Bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh thì em cũng thường sử dụng các vật thật để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động nhận biết. Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết “Quả chuối”. Sử dụng quả chuối thật (quả chuối màu vàng) để dạy trẻ. Nó vừa giúp trẻ nhận biết được quả chuối vừa phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ quan sát quả chuối thật, - Hỏi trẻ: Đây là quả gì?. Sau đó tôi chỉ vào quả chuối và nói” Quả chuối” sau đó cho trẻ phát âm từ “quả chuối”. - Hỏi trẻ: Quả chuối màu gì? Cho trẻ trả lời. Sau đó chỉ vào quả chuối và nói “quả chuối màu vàng”. Cho trẻ phát âm “quả chuối màu vàng”. Trong quá trình trẻ phát âm chú ý, lắng nghe, sửa sai, hướng dẫn trẻ phát âm rõ chính xác từ. - Cho trẻ sờ vào quả chuối thì con thấy vỏ chuối như thế nào? (Trơn hay nhẵn). Nếu trẻ nói không được thì cô cung cấp từ mới cho trẻ “Vỏ chuối trơn” sau đó lớp, cá nhân nói theo cô.
  6. 6 - Tôi bóc vỏ chuối và giới thiệu cho trẻ biết “Vỏ chuối, ruột chuối”. Khi giới thiệu đến phần “vỏ chuối” hay “ruột chuối” cho trẻ phát âm các từ đó. - Cho trẻ nếm chuối để trẻ cảm nhận được vị ngọt của chuối. + Hỏi trẻ: Quả chuối có vị gì? Trẻ trả lời rồi cho trẻ phát âm từ “chuối ngọt” Như vậy sử dụng vật thật trẻ được trải nghiệm trực tiếp với thực tế vừa dễ dàng cung cấp thêm vốn từ cho trẻ vừa rèn cho trẻ phát âm rõ từ, hướng dẫn trẻ cách diễn đạt. 2.3. Sử dụng video Qua buổi chiều không cho trẻ xem tranh nữa mà chuyển sang xem video trên kênh “bé học online” sẽ chọn kênh phù hợp với độ tuổi như: Tên gọi và âm thanh các loại phương tiện giao thông. Khi xuất hiện xe gì thì hỏi trẻ: Xe gì đây? Thì trẻ đua nhau trả lời “xe máy” rất to và rất thích thú hỏi tiếp “xe máy màu gì?” Trẻ cũng trả lời rất nhanh “xe máy màu đỏ” “ xe máy chạy ở đâu” khi trẻ trả lời thì tôi quan sát xem trẻ nào không nói được thì khuyến khích trẻ cùng nói lại với cô… Ngoài ra cho trẻ xem video về tên gọi và tiếng kêu của các con vật để giúp trẻ củng cố kiến thức về tên gọi của các con vật và giúp hiểu thêm tiếng kêu của những con vật khác nhau như: “Con vịt” “con gà trống” “con mèo” từ đó cho trẻ bắt chước tiếng kêu các vật đó nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Sau một thời gian áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết để dạy trẻ thấy trẻ tích cực và hứng thú tham gia vào hoạt động nhận biết hơn, trả lời rõ ràng các câu hỏi, ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc và nói được nhiều từ hơn. Từ những đồ dùng trực quan sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 200 từ mới ở tất các các chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” thì sẽ cung cấp cho trẻ thêm từ mới như: bố, mẹ, anh, chị, ông, bà, yêu mẹ, mẹ đi làm, anh đi học… Ở chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện gì?” thì sẽ cung cấp cho trẻ thêm từ mới như: Xe máy, xe đạp, xe tải, xe ben, xe lu…xình xịch, bíp bíp, ù ù… Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu” thì sẽ cung cấp từ mới cho trẻ như: Con bò, con trâu, con lợn… con bò ăn cỏ, con mèo ăn cá…tương tự với những chủ đề còn lại. *Kết quả khảo sát sau khi thực hiện: Lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi B năm học 2023-2024.
  7. 7 Trƣớc khi thực hiện Sau khi thực hiện Các chỉ số đánh giá biện pháp biện pháp SL(Đạt) Tỷ lệ % SL(Đạt) Tỷ lệ % Vốn từ 9/25 36 16/25 64 Khả năng phát âm 7/25 28 15/25 60 Khả năng nghe và hiểu ngôn 12/25 48 18/25 72 ngữ Khả năng nói đủ câu, rỏ ràng, 6/25 24 14/25 56 mạch lạc. Nhìn vào kết quả trên thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ trong hoạt động nhận biết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt, vốn từ khá phong phú phát âm rõ ràng hơn, khả năng nghe hiểu ngôn ngữ tốt hơn so với đầu năm vào học IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp Sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết là rất quan trọng đối trẻ 25-36 tháng vì trẻ ở độ tuổi này trí nhớ, tư duy của trẻ chưa có chủ đích nên khi dạy chúng ta không sử dụng tranh ảnh, vật thật, video thì trẻ rất nhanh quên và không hứng thú vào hoạt động nhưng mỗi khi chúng ta dạy hoạt động nhận biết mà sử dụng đồ dùng trực quan, thì trẻ nhớ lâu hơn gây hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Đồng thời trẻ được trải nghiệm với những thực tế hơn. * Đối với trẻ: - Trẻ được cung cấp và mở rộng vốn từ, nói được 5-6 từ - Trẻ phát âm chuẩn hơn, nói được nhiều từ hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn. - Trả lời được một số câu hỏi: Ai đây, Cái gì đây?, Làm gì?, Thế nào?. - Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ tốt hơn. * Đối với giáo viên: - Luôn sát sao gần gũi bên trẻ mọi lúc mọi nơi, luôn yêu thương, nhẹ nhàng với trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đến lớp và không còn khoảng cách giữa cô và trẻ nữa. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã có sự hợp tác với những phương pháp, những kế hoạch phát triển ngôn ngữ mà cô đưa ra cho trẻ ở lớp và ở tại gia đình trẻ.
  8. 8 - Đã có sự phản hồi thường xuyên, liên tục về mức độ phát triển ngôn ngữ của con em mình ở nhà để giáo viên có những biện pháp tác động kịp thời đến trẻ. Tôi nhận thấy việc dạy trẻ thông qua đồ dùng trực quan cho trẻ là cả quá trình liên tục và xuyên suốt, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn. Bên cạnh đó cô giáo và cha mẹ phải là tấm gương sáng, phải có ngôn ngữ chuẩn để trẻ học theo. Cô giáo và cha mẹ phải luôn gần gũi với trẻ, giao lưu cảm xúc trực tiếp với trẻ. Cô giáo phải lưu ý đến từng cá nhân trẻ, linh hoạt trong giáo dục, không rập khuôn, máy móc. 2. Kiến nghị, đề xuất. Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: * Đối với nhà trƣờng: - Xây dựng kế hoạch, các quy định về các hành vi phù hợp với độ tuổi của trẻ và giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ, tham quan, học hỏi trường bạn * Đối với giáo viên: - Bản thân mong muốn được tập huấn nhiều hơn các nội dung trong độ tuổi 25-36 tháng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tích cực tuyên truyền việc nuôi dạy trẻ tới các bậc phụ huynh để họ nâng cao nhận thức trong việc giáo dục trẻ. Trên đây là biện pháp của em được áp dụng trong quá trình giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại Trường mầm non Hải An. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên cho biện pháp của em được hoàn thiện hơn. Hải An , ngày 22 tháng 2 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ NGƢỜI VIẾT KT. HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG Phan Thị Hồng Lan Võ Thị Giang
  9. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2