intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính thông minh sáng tạo. Đồ chơi giúp bé phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục và đào tạo Thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình Ngày Nơi đóng góp Số Chức độ Họ và tên tháng năm công vào việc TT danh chuyên sinh tác tạo ra môn sáng kiến Trường PHẠM THỊ mầm Giáo 1 20/09/1979 ĐHSP 100% NGUYÊN non viên Họa Mi 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Nguyên giáo viên trường Mầm Non Họa Mi thị xã Bình Long Bình Phước 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm non; làm đồ dùng đồ chơi 4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: 12/09/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: - Nguyên vật liệu dễ tìm, dễ làm, dễ sử dụng, có độ bền cao, an toàn cho trẻ khi sử dụng. - “Bộ đồ chơi làm bằng bìa catong” có thể sử dụng ở nhiều hoạt động, nhiều chủ đề, phát triển ờ trẻ nhiều lĩnh vực. - Trò chơi “Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong” có thể sử dụng cho trẻ làm quen với toán, làm quen chữ cái, hoạt động chơi ở các góc…“ Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong” có thể nhiều trẻ tham gia chơi cùng lúc, trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
  2. 2 - Bảng có thể thay đổi nội dung chơi tháo lắp thay đổi nội dung khác nhau: chữ cái, toán, môi trường xung quanh, và các hoạt động khác. 5.2. Nội dung sáng kiến: Hoạt động vui chơi còn là cách học giúp bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính thông minh sáng tạo. Đồ chơi giúp bé phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ. Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tuy nhiên khi làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng. Một số nguyên vật liệu làm đồ chơi đắt và khó tìm. Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ. Trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động.Việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. (Phụ huynh đóng góp các nguyên liệu cũ cho giáo viên làm đồ chơi). Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý: + Lựa chọn các vật liệu phế thải phải đảm bảo an toàn. + Tận dụng các vật liệu có thể tái sử dụng phổ biến, rẻ tiền. + Nguyên vật liệu dễ huy động được từ phụ huynh học sinh. + Vật liệu có màu sắc đẹp, kích thước vừa phải với tầm tay trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đồ chơi cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách tích cực, sâu xa hơn đó là tạo mối quan hệ phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường, tuyên truyền cho phụ huynh, cho xã hội thấy tầm quan trọng của việc giáo dục con em, bảo vệ môi trường ngay tại lứa tuổi mầm non. Để làm tốt các nhiệm vụ trên tôi hi vọng “Bộ đồ chơi làm bằng bìa cattong” sẽ cung cấp thêm cho các đồng nghiệp một món đồ chơi từ nguyên liệu mở cũng như góp một phần tài liệu tham khảo về vấn đề này.
  3. 3 1. NẮP BIA TÌM ĐƯỜNG a/ Chuẩn bị: Nguyên vật liệu: - Bìa cattong - Thẻ hình các chủ điểm, chữ cái, chữ số - Que sắt: 1 cây - Keo dán: 1 chai - Nắp chai: 10 nắp - Mũ bitit - Nam châm - Viết lông: 1 cây b/ Cách thực hiện: Bước 1: Chọn nắp bia có nhiều màu sắc khác nhau rửa sạch phơi khô
  4. 4 Bìa cattong dùng kompa quay tròn cắt theo đường vẽ đường kính rộng hơn nắp chai Tiếp theo dùng mũ bitit cắt vòng tròn có nhiều màu sắc Bước 2: - dùng keo dán các vòng tròn lên vòng tròn cắt sẵn - dùng viết lông vẽ những đường nét ngoằn nghèo tùy ý Bước 3: - Sau đó vẽ số lượng chấm tròn lên vòng tròn - Các nắp chai dán chữ số - Đặt nam châm vào 1 đầu thanh sắt, đặt thanh sắt dưới tấm bìa
  5. 5 c/ Hướng dẫn sử dụng: Đối với hoạt động làm quen với toán: Cháu sẽ dùng thanh sắt đặt dưới tấm bìa, trẻ đếm số lượng chấm tròn để lấy nắp chai có số lượng tương ứng. Đặt nắp chai lên đầy nét vẽ nam châm sẽ di chuyển đến chấm tròn và cuối cùng nắp chai lọt xuống lỗ tròn dính vào nam châm Đối với hoạt động làm quen chữ cái: Giáo viên dán chữ cái vào nắp chai và vòng tròn và cách chơi tương tự như trên
  6. 6 Đối với hoạt động Tìm hiểu môi trường xung quanh Chủ đề thế giới thực vật - Cháu chơi trò chơi hoa nào quả nấy * Ví dụ: cháu chọn hoa ở nắp chai di chuyển tới quả như hoa cà sẽ thành quả cà - Tùy theo từng chủ điểm giáo viên thay các hình ảnh trên bìa và nắp chai cho phù hợp với hoạt động. Chủ đề thế giới động vật
  7. 7 Cháu chơi trò chơi mẹ nào con nấy * Ví dụ: cháu chọn con gà con ở nắp chai di chuyển tới gà mẹ … - Đặc biệt bảng được vận dụng trong trò chơi ở hoạt động góc ở góc học tập hay chơi vào giờ đón trẻ hoặc giờ trả trẻ…. d/ Hiệu quả sử dụng  Yếu tố an toàn: sản phẩm được thiết kế đảm bảo độ an toàn rất cao đối với trẻ mầm non. Các bộ phận của sản phẩm đều được thiết kế di chuyển dễ dàng và láp ráp nguyên liệu dễ tìm, màu sắc đẹp bắt mắt trẻ.  Giáo dục: phát triển ở trẻ đầy đủ năm lĩnh vực Phát triển thể chất: rèn các vận động tinh sự khéo léo của bàn tay cho trẻ khi di chuyển Phát triển tình cảm- kĩ nãng xã hội: Trẻ biết phối hợp với bạn khi chơi, tập thói quen lần lượt trong khi chơi, rèn tính cẩn thận cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ: Qua nhận biết chữ cái trong khi chơi Phát triển nhận thức: Củng cố kiến thức toán và môi trường xung quanh cho trẻ. Phát triển thẩm mĩ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, yêu thích sản phẩm khi chơi.
  8. 8  Những lợi ích khác: Giá thành sản xuất rẻ do sử dụng các nguyên vật liệu tái chế; kĩ thuật láp ráp đơn giản có khả năng ứng dụng cao, góp phần vào công việc bảo vệ môi trường xanh sạch. 2.MÁY PHÁT KẸO TỰ ĐỘNG a/ Chuẩn bị: Nguyên vật liệu: - Bìa cattong - các loại kẹo, - Súng bắn keo: 3 cây keo - Dao cắt giấy - Tăm tre b/ Cách thực hiện: Bước 1: - Bìa castoon cắt 5 tấm hình chữ nhật bằng nhau - 2 tấm hình chữ nhật nhỏ hơn - Dùng keo dán 3 mặt hộp với nhau Bước 2: Sau đó giấy thành nhiều mảnh nhỏ để làm hộp đựng kẹo
  9. 9 Xếp 3 hộp lên một miếng bìa đặt vào giữa Để cho chắc chắn cắt 2 tấm bìa hình tam giác đặt xéo bên dưới
  10. 10 Bước 3 - Dùng tấm bìa còn lại định hình vẽ khoét ô để làm nút bấm
  11. 11 Dùng cây tăm đục lỗ dán vào miếng bìa nhỏ sau đó gắn vào tấm bìa và dán thêm mỗi bên 1 cây tăm. Dùng dây thun móc 2 bên dể khi ấn vào kẹo sẽ tự rơi ra
  12. 12 Sau khi hoàn thành thì úp mặt này vào tromg và dán phần nắp hộp lại Dán các võ kẹo vào nút ấn
  13. 13 c/ Hướng dẫn sử dụng: Đối với hoạt động cuối ngày Thay vì động viên khuyến khích trẻ cô sẽ nhận xét tuyên dương những bạn ngoan, giỏi cô sẽ thưởng kẹo cho các cháu. Các cháu sẽ chon cho mình vị kẹo mà mình thích dùng ngón tay ấn nhẹ vào nút kẹo sẽ rơi ra. Có thể sử dụng cho trò chơi bán hàng vào giờ chơi và hoạt động ở các góc.
  14. 14 d/ Hiệu quả sử dụng - Yếu tố an toàn: sản phẩm được thiết kế đảm bảo độ an toàn rất cao đối với trẻ mầm non. Các bộ phận của sản phẩm đều được sắp xếp theo dễ dàng di chuyển và láp ráp, nguyên liệu dễ tìm, màu sắc đẹp bắt mắt trẻ. - Giáo dục: phát triển ở trẻ đầy đủ năm lĩnh vực. - Phát triển thể chất: rèn các vận động tinh sự khéo léo của bàn tay - Phát triển tình cảm- kĩ nãng xã hội: Trẻ biết phối hợp với bạn biết ngoan ngoãn vâng lời cô giáo để được thưởng - Phát triển ngôn ngữ: Qua trò chuyện các công việc trong ngày cùng cô và các bạn - Phát triển thẩm mĩ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, yêu thích sản phẩm khi chơi. - Những lợi ích khác: giá thành sản xuất rẻ do sử dụng các nguyên vật liệu tái chế; kĩ thuật láp ráp đơn giản có khả năng ứng dụng cao, góp phần vào công việc bảo vệ môi trường xanh sạch. 5.3 Khả năng áp dụng - Với cách làm mà bản thân đã trình bày ở trên thì sáng kiến đã được nhân rộng ở 100% lớp học trong trường mầm non Họa Mi, sáng kiến này còn có thể áp dụng được ở tất cả các khối lớp trong toàn thị xã trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình của trẻ trong từng đơn vị.
  15. 15 Đề tài sẽ đạt kết quả cao hơn nữa nếu được bổ sung và sửa đổi hợp lý. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Áp dụng để giới thiệu bài của các hoạt động học tập vui chơi của trẻ. * Chi phí mua nguyên vật liệu (để tiết kiệm hơn có thể tận dụng từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng). STT Tên vật liệu Số ĐVT Giá Thành Ghi chú lượng tiền 1.NẮP BIA TÌM ĐƯỜNG 01 Bìa cactong Tận dụng, vận động phụ huynh, đóng góp hỗ trợ Thẻ hình các chủ 02 điểm, chữ cái, chữ Tận dụng, số 03 Que sắt Tận dụng từ vận động phụ huynh . 04 Nắp chai Tận dụng từ vận động phụ huynh 05 Keo 502 01 Chai 12.000 12.000 06 Viết lông: 1 cây 01 Tận dụng Nam châm 07 01 Tận dụng 08 Mũ bitit Tận dụng Tổng cộng 12.000 MÁY PHÁT KẸO TỰ ĐỘNG 01 Bìa cattong Tận dụng 02 Keo thông 03 Cây 3.000 9.000 03 Dao cắt giấy Tận dụng 04 Tăm tre Tận dụng 05 các loại kẹo 03 Bịch 10,000 30.000 06 Tổng cộng 39.000 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:  Đối với giáo viên
  16. 16 Giáo viên có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc thiết kế làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ có thêm nhiều động lực để tạo được nhiều đồ chơi mới lạ cho trẻ. Nắm vững nội dung phương pháp và mạnh dạn, tự tin lồng ghép vào hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ mọi lúc mọi nơi ở trường cũng như ở gia đình. Nâng cao năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và mong mỏi của phụ huynh, học sinh.  Đối với trẻ Tôi nhận thấy trẻ hào hứng hơn đối với các hoạt động có sử dụng đồ chơi mới lạ. Trẻ tích cực các hoạt động vui chơi, học tập…và biết cách sử dụng.  Đối với phụ huynh Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và quan tâm nhiều hơn đối với các hoạt động của con trẻ, và vui vẽ đóng góp những vật liệu khi giáo viên cần. Nhận thấy tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với trẻ. Với những biện pháp đã được đưa ra đã được phổ biến rộng rãi và áp dụng trong các khối lớp của trường đạt kết quả rất khả quan. Cần được nhân rộng cho các trường khác trong địa bàn toàn tỉnh. Phát huy tính sáng tạo và khả năng hứng thú của trẻ trong các hoạt động. hạn chế những nhàm chán và hứng thú khi tham gia các hoạt động học và chơi của trẻ. Sáng kiến về bộ đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu mở của tôi ngoài những hiệu quả nói trên còn được nhà trường và các đồng nghiệp đánh giá là sản phẩm sáng tạo, dễ sử dụng phát triển nhiều kỹ năng cho trẻ trong mọi lĩnh vực, giá thành thấp, tận dụng được các vật liệu phế thải, bảo vệ môi trường. nhờ thiết kế được đồ dùng đồ chơi cho trẻ mà giáo viên chúng tôi tổ chức các hoạt động hấp dẫn trẻ kích thích sự tìm tòi sáng tạo của trẻ. Có thể tiết kiệm chi phí làm đồ chơi từ nguyên vật liệu cũ, phế thải. …………………………………………………………………………………..………………………………………… …………………………………………..………………………………………………………………………………… …..……………………………………………………………………………………..………………………………… ………………………………………………………………………………………………..…………………………… ………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………..……………………………………………………………………………………..…………………… …………………………………………………………………………………………………………..………………… …………………………………………………………………..………………………………………………………… …………………………..……………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………..……
  17. 17 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 16 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Phạm Thị Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2