intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Đánh giá thực trang về môi trường ngoài lớp học của nhà trường; Nâng cao nhận thức cho đội ngũ trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non; Xây dựng điểm trọng yếu, đáp ứng yêu cầu môi trường giáo dục ngoài lớp học ở trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

  1. 1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Lĩnh vực quản lý. 3. Tác giả: Họ tên: Bùi Thị Ngọ Ngày tháng năm sinh: 05/02/1990 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng, Trường MN Vinh Quang Điện thoại: DĐ 0987524502. Cố định:……………….…………………... 4. Đồng tác giả: Họ tên:…………………………………………………………………….. Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………... Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………. Điện thoại: DĐ…………………………Cố định:………………………… 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Vinh Quang Địa chỉ: Hu Trì – Vinh Quang – Vĩnh Bảo – Hải Phòng Điện thoại: II. Mô tả các giải pháp đã biết 1. Các giải pháp đã biết: - Giải pháp 1: Đánh giá thực trang về môi trường ngoài lớp học của nhà trường. - Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. - Giải pháp 3: Xây dựng điểm trọng yếu, đáp ứng yêu cầu môi trường giáo dục ngoài lớp học ở trường mầm non. Với những giải pháp đã biết trên cho thấy những ưu, khuyết điểm sau: * Đáng giá chung những giải pháp đã áp dụng: + Ưu điểm: Đã đánh giá được thực trạng về môi trường ngoài nhóm lớp hiện có của trường để rút ra những mặt khó khăn, tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động ở ngoài nhóm lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức tốt về việc xây dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài nhóm lớp ở trường mầm non. Xác định được việc lập kế hoạch chỉ đạo, thực hiện tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
  2. 2 + Khuyết điểm: Giải pháp đưa ra chưa giải quyết được vấn để cải tạo môi trường, sân chơi cho trẻ hoạt động để phát huy nhu cầu khám phá, trải nghiệm, phát triển năng lực cá nhân ở trẻ mầm non. Còn bó hẹp trong nhận thức, hiểu biết về việc xây dựng và tổ chức hoạt động ngoài trời lấy trẻ làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chứ chưa đề cấp đến nhận thức của cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ ở trường mầm non. Chưa chú trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoài lớp học nhằm khai thác triệt để môi trường thiên nhiên, không gian sẵn có ở trường mầm non theo nhu cầu phát triển của trẻ. Việc cải tiến đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động chưa được quan tâm. Chưa quan tâm, đề cập đến vấn đề thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng xã hội trong việc xây dựng môi trường, sân chơi ho trẻ hoạt động ở trường mầm non. Từ những phân tích trên, bản thân đã đưa ra các giải pháp nhằm đề xuất và làm rõ vấn đề cần giải quyết hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Việc xây dựng môi trường ngoài lớp học nhằm cải thiện về sân chơi, cảnh quan, môi trường hoạt động cho trẻ; là cơ hội tạo điều kiện, khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, phát triển khả năng sáng tạo, chủ động từng cá nhân trẻ. Nêu cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo, chủ động của độ ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng môi trường, khai thác triệt để môi trường ngoài lớp học để tổ chức giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ theo hướng phát triển năng lực cá nhân, nhu cầu của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tăng cường tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cải tạo môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, thẩm mỹ, khoa học giảm bớt được nguồn kinh phí đóng góp của cha mẹ học sinh. Nâng cao chất lượng tổ chức giờ hoạt động ngoài trời, đáp ứng nhu cầu, kích thích trẻ hoạt động tích cực, toàn diện, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, quan sát, thực hành và trải nghiệm góp phần phát triển toàn diện ở trẻ. Lồng ghép linh hoạt, sáng tạo ngày lễ hội, nét văn hóa truyền đồng của địa phương thông qua tổ chức hoạt động ngoài lớp học cho trẻ.
  3. 3 Giải pháp 1: Tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cải tạo môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ chơi ngoài lớp học Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo gồm các thành phần: Ban giám hiện nhà trường, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổ trưởng, Khối trưởng, Trưởng ban ĐDCMTE và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo để thực hiện. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo như: kế hoạch cải tạo, xây dựng môi trường ngoài lớp học, kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục để cải tạo và xây dựng môi trường ngoài lớp học, kế hoạch nâng cao chất lượng tổ chức HĐNT theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, kế hoạch cải tiến đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Tiến hành khảo sát thực trạng, để xác định và xây dựng thiết kế các khu vui chơi phù hợp với khuôn viên của trường, xây dựng thiết kế đảm bảo thẩm mỹ, khoa học, thân thiện, tích cực cho trẻ. Ví dụ: Thiết kế các khu vui chơi, trải nghiệm - Khu vui chơi thể chất - Khu trải nghiệm quán trà sữa, thư viện - Khu công viên mini - Khu trải nghiệm với cát, nước - Khu trải nghiệm với màu - Khu trải nghiệm làng nghề dệt chiếu - Khu trải nghiệm tạo kiểu tóc, gội đầu - Khu trải nghiệm làm bác nông dân, con vật nuôi - Khu trải nghiệm làm chú lính cứu hỏa - Khu trải nghiệm với gió Ví dụ: Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng môi trường ngoài lớp học, phân công cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo Phân công, Thời gian Nội dung công việc phối hợp thực hiện - Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế Hiệu trưởng, Phó hiệu hoạch, tổ chức họp phân công các trưởng phụ trách giáo Tháng thành viên trong Ban chỉ đạo. dục 8/2022 - Thiết kế các khu vui chơi. Tổ chức họp Ban chỉ đạo để tham gia góp ý. - Phát động làm đồ dùng, đồ chơi, - Phó hiệu trưởng phụ phân công các khối tuổi chuẩn bị và trách giáo dục, tổ Tháng cải tạo các khu vui chơi trưởng tổ chuyên môn 9,10/2022 - Tổ chức XHHGD, vận động các đoàn thể, cá nhân tham gia ủng hộ nhân lực và vật lực, kinh phí.
  4. 4 - Tổ chức cải tạo, thi công môi trường - Ban giám hiệu cho trẻ hoạt động. - Xây dựng thiết kế nội dung chơi, trò - Phó hiệu trưởng phụ chơi, tiếp tục bổ sung đồ dùng đồ trách giáo dục Tháng chơi, xây dựng phân công lịch tổ chức 11,12/2022 các khu vực vui chơi. - Bối dưỡng, hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài trời. Tổ chức chuyên đề HĐNT cho trẻ. - Tổ chức, nâng cao chất lượng - Phó hiệu trưởng phụ HĐNT. Kiểm tra, giám sát các hoạt trách giáo dục Tháng động của giáo viên. 1-4/2023 - Tiếp tục bổ sung, thiết kế nội dung - Phó hiệu trưởng phụ chơi, đồ dùng đồ chơi các khu vực chơi. trách giáo dục - Đánh giá, tổng kết việc chỉ đạo, thực Hiệu trưởng hiện kế hoạch xây dựng môi trường Tháng ngoài lớp học. 5/2023 - Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức nâng cao Phó hiệu trưởng phụ chất lượng HĐNT cho trẻ. trách giáo dục Lập dự trù, định hướng nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo môi trường. Với điều kiện kinh tế người dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, nhà trường xác định tiết kiệm nguồn chi tiêu để sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ CSVC từ học phí để đầu tư, cải tạo. Giải pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ, chỉ đạo thực hiện * Bồi dưỡng đội ngũ: Tập trung bồi dưỡng những nội sau: + Bồi dưỡng về lý thuyết: Tập trung bồi dưỡng 10 mô đun ưu tiên, trong đó tập trung bồi dưỡng sâu về MĐ1-D dành cho giáo viên “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Thiết kế nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ”, qua đó giúp giáo viên xác định rõ tầm quan trọng về việc xây dựng và tổ chức HĐNT cho trẻ. + Chú trọng bồi dưỡng, hướng dẫn làm đồ dùng sáng tạo từ nguyên liệu phế thải phục vụ cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời, bồi dưỡng việc UDCNTT, tọa đàm, hướng dẫn giáo viên khai thác mạng Internet để sưu tầm các trò chơi sáng tạo, cải tiến đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. + Thực hành: xây dựng, thiết kế nội dung chơi ngoài trời tự chọn của giáo viên, khối tuổi. Tổ chức chuyên đề HĐNT từng khối tuổi thông qua đó rèn kỹ năng tổ chức HĐNT cho trẻ. * Tổ chức, thực hiện + Đối với chuyên môn:
  5. 5 Xây dựng kế hoạch triển khai bồi dưỡng các nội dung theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường. Thiết kế nội dung chơi ngoài trời cho trẻ phù hợp từng thời điểm, lồng ghép chủ đề và ngày lễ hội, phân công cụ thể các khối lớp chuẩn bị đồ dùng. Ví dụ: Thiết kế nội dung chơi ngoài trời. (Kế hoạch, hình ảnh tại phần phụ lục) Phân công lịch hoạt động ngoài trời cho từng nhóm lớp về thời gian và các khu vui chơi, tránh chồng chéo, sao cho trong một tuần mỗi lớp được chơi ở các khu vực khác nhau để giáo viên bao quát đảm bảo công tác an toàn cho trẻ, tận dụng hiệu quả, tối đa các khu vực chơi, tạo điều kiện trẻ được trải nghiệm, khám phá, vui chơi với nhiều nội dung đa dạng. Song với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, hướng dẫn giáo viên tổ chức linh hoạt theo sự hứng thú, nhu cầu của trẻ không áp đặt, gò bó trẻ. Chỉ đạo các khối, nhóm lớp thiết kế trò chơi, đồ dùng đồ chơi sau mỗi tuần; phân công từng khối, lớp chuẩn bị và tạo môi trường cho các khu vui chơi theo nội dung tự chọn. Lập sổ tài sản để theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản trang thiết bị đồ chơi ngoài trời ở từng khu vực, tránh thất thoát sau mỗi ngày; phân công tổ trưởng, tổ phó quản lý tài sản các khu vực chơi. Tổ chức kiểm kê, bàn giao tài sản sau mỗi tuần. Chỉ đạo phân công các lớp phụ trách vệ sinh trang thiết bị đồ dùng, vệ sinh các khu vui chơi, cắt tỉa cây cảnh và chỉ đạo, kiểm tra công tác vệ sinh trang thiết bị, đồ dùng chơi, thiết bị ngoài trời mà lớp mình được phân công. + Đối với giáo viên: Kết hợp với chuyên môn xây dựng và thiết kế nội dung chơi phong phú, hấp dẫn đối với trẻ. Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo; chuẩn bị các phương tiện, đồ chơi cho trẻ vui chơi hàng ngày. Nghiêm túc thực hiện, tổ chức và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời. Hàng tuần thay đổi nội dung vui chơi, bổ sung trò chơi, đồ chơi cho các khu vui chơi. Thực hiện vệ sinh hàng ngày, tuần; giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh, cất dọn đồ dùng ngay sau buổi vui chơi. Chú trọng công tác an toàn cho trẻ trong khi tổ chức HĐNT, bao quát và phát hiện báo cáo kịp thời những trang thiết bị, đồ dùng không đảm bảo an toàn cho trẻ để nhà trường xử lý kịp thời. Bảo quản và quản lý trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời. Tổ chức tham quan, học tập mô hình trường điểm: trường MN thực hành Hoa Sen, MN Hoa Thủy Tiên, MN An Dương. * Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại Ban chỉ đạo xây dựng lịch kiểm tra về trang thiết bị đồ dùng chơi ngoài trời; xây dựng tiêu chí đánh giá việc xây dựng và tổ chức HĐNT, gắn với công
  6. 6 tác kiểm tra chuyên môn theo định kỳ, thường xuyên kiểm tra dưới nhiều hình thức như: thường xuyên, đột xuất. Việc thực hiện tổ chức HĐNT và bảo quản, làm đồ dùng đồ chơi, thiết kế nội dung chơi được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng tháng để xếp loại giáo viên nhằm nâng cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng, kỹ năng tổ chức HĐNT cho đội ngũ giáo viên. Giải pháp 3: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động XHHGD Nhà trường tham mưu, phối hợp với UBND xã để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa giáo dục tạo nguồn kinh phí cải tạo, xây dựng các khu vui chơi cho trẻ. Cụ thể nhà trường đã phối hợp tuyên truyền vận động các đoàn thể trong địa phương như: Đoàn TN, Hội phụ nữ, Hội Cựu Giáo chức, Hội người cao tuổi, hội Cựu chiến binh, Ban công an, Hội nông dân,… và các cá nhân trong toàn xã, người con xa quê có điều kiện kinh tế khá giả. Phối kết hợp ban văn hóa xã để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trên hệ thống thông tin của địa phương nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần và kinh phí đầu tư, cải tạo của các đoàn thể, cá nhân trên địa bàn xã. Đối với phụ huynh học sinh nhà trường xác định việc XHHGD về mặt kinh tế là một vấn đề rất khó khăn. Song với tinh thần kêu gọi sự chung tay góp sức để cải tạo và xây dựng môi trường, nhà trường viết thư ngỏ gửi tới từng PHHS kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần, kinh phí và hiện vật trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc, gò ép phụ huynh. Tổng kinh phí vận động từ các đoàn thể, cá nhân, PHHS: trên 60 triệu đồng. Ngoài ra nhà trường còn huy động nguồn nhân lực và vật lực để tập trung cải tạo môi trường và trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi từ các đoàn thể, cá nhân, phu quân của CBGV, NV. Tổng số huy động được 450 ngày công của các đoàn thể: cụ thể vận động 300 ngày công của đôi ngũ CBGV vào các ngày thứ 7 và chủ nhật; 50 ngày công của các Phu quân CBGV, NV; 100 ngày công của Ban đại diện CMTE, PHHS, và các hiện vật khác (gà, thỏ, mèo, chim, chõng tre,…). *Đánh giá chung: - Ưu điểm: Thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, ban ngành, đoàn thể , cộng đồng xã hội và cha mẹ học sinh ủng hộ về tinh thần và vật chất, tạo cho trẻ có được môi trường xanh – sạch – đẹp – khoa học – an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt môi trường trở lên thân thiện - tích cực, thể hiện được nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương ngay trong trường mầm non. Phụ huynh học sinh có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức; phấn khởi, tin tưởng vào công tác chỉ đạo chăm sóc – giáo dục của nhà trường.
  7. 7 Cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non đó là “chăm sóc – giáo dục hướng tới phát huy năng lực cá nhân, kỹ năng sống của trẻ”. Có kỹ năng xây dựng môi trường và lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ đến trường đảm bảo an toàn tuyệt đối về tinh thần, vật chất; trẻ thích đến trường lớp, phát triển tốt về thể chất, tinh thần và trí tuệ; trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giao tiếp. Tạo cho trẻ thấy được thực sự “Ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ”. Trong năm học qua đã thu hút được nhiều trẻ đến trường, tỉ lệ huy động trẻ Nhà trẻ đạt 37%; trẻ Mẫu giáo đạt 105%. Cán bộ quản lý có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xây kế hoạch, thiết kế cải tạo sân chơi; sáng tạo trong việc chỉ đạo đội ngũ sử dụng hiệu quả môi trường ngoài lớp học trong chăm sóc – giáo dục trẻ. - Những bất cập, hạn chế: Phụ huynh học sinh đa số là nông nghiệp, công nhân đời sống còn nhiều khó khăn; mặt khác trên địa bàn xã không có các doanh nghiệp, gia đình kinh tế khá giả còn ít nên việc vận động xã hội hóa giáo dục về kinh phí để đầu tư cải tạo môi trường cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Môi trường, khuôn viên rộng, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hằng năm còn eo hẹp nên việc cải tạo, đầu tư có nhiều trở ngại. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: Những giải pháp đưa ra được áp dụng thực hiện nhằm cải thiện về môi trường ngoài lớp học, đáp ứng được nhu cầu, hứng thú, sự phát triển của trẻ trong thời đại mới, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đổi mới, sáng tạo, trong công tác quản lý, chỉ đạo, thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ theo hướng phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng sống cho trẻ và đặc biệt công tác xã hội hóa giáo dục được phát huy mạnh mẽ. Giải pháp đưa ra sử dụng hợp lý, phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện của nhà trường, góp phần giảm được kinh phí đóng góp của cha mẹ học sinh. Làm giàu kinh nghiệm cho đội ngũ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh thấy được tầm quan trọng, giá trị giáo dục trẻ mầm non ngay từ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ thơ. Giáo viên thường xuyên đánh giá sự phát triển củatrẻ qua các hoạt động hàng ngày, giai đoạn, cuối độ tuổi để biết được tâm sinh lý của trẻ, sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát triển ở những giai đoạn tiếp theo. Từ đó, giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ của trẻ, biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được so với mục tiêu; từ đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở
  8. 8 thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Đánh giá sự phát triển của trẻ cũng là cơ sở để cán bộ quản lý, giáo viên trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng nhân rộng của sáng kiến: Đối với trẻ mầm non phần lớn trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi vậy nên hoạt động ngoài trời trong trường mầm non là hoạt động thiết thực và có hiệu quả trong chương trình giáo dục mầm non đó cũng là một trong những hoạt động trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Hoạt động ngoài trời mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua đó trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Đồng thời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Trong những giờ hoạt động ngoài trời, dưới sự hướng dẫn của các cô, các bé trường mầm non Vinh Quang luôn có cảm giác gần gũi, như được hòa mình với thiên nhiên. Bên cạnh những trò chơi vận động như bóng đá, bóng rổ, nhảy dây… Ngoài ra trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời ngay tại chính gôi trường của mình trong không khí trong lành và thân yêu. Từ những lợi ích và vai trò quan trọng của các hoạt động ngoài trời, trường mầm non Vinh Quang luôn chú trọng đầu tư và xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời, hấp đẫn, bổ ích và thú vị để các bé luôn được vui học và phát triển toàn diện. Sáng kiến “Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài nhóm lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” được áp dụng tại trường đã đạt kết quả đáng tự hào, có thể áp dụng nhân rộng trong toàn huyện và thành phố. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: a. Hiệu quả kinh tế: Khắc phục được tình hình khó khăn về kinh tế của cha mẹ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
  9. 9 Quản lý, khai thác triệt để lợi thế không gian, diện tích của nhà trường; nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Huy động các nguồn lực cộng đồng đóng góp ngày công lao động, kinh phí để tạo cho trẻ có một môi trường giáo dục an toàn – thân thiện. b. Hiệu quả về mặt xã hội: Những giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương được lồng ghép vào nội dung giáo dục trong trường mầm non một cách linh hoạt, mềm dẻo; từ đó góp phần khôi phục, mang lại dấu ấn sâu sắc ngay từ lứa tuổi mầm non về nét dẹp văn hóa của địa phương xã Vinh Quang nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm công tác để phát triển kinh tế cho gia đình, góp phần xây dựng Đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc. c. Giá trị làm lợi khác: Chất lượng chăm sóc – giáo dục của nhà trường từng bước được khẳng định. Trẻ đến trường mầm non thực sự có một tinh thần thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện ở trẻ. Sáng kiến áp dụng đã nêu cao tinh thần ý thức, trách nhiệm, thu hút cộng đồng chung tay gìn giữ, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vinh Quang, ngày 09 tháng 01 năm 2023 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Bùi Thị Ngọ ……………………………………… … PHỤ LỤC SÁNG KIẾN
  10. 10 I. KHU VỰC CHƠI SỐ 1 1. Khu chợ quê STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Siêu thị Các loại Trẻ nhập vai làm người bán và người mua hàng. mini bánh, kẹo Bắp cải, xu hào, cà chua, rau cải, cà rốt, súp lơ, cà tím, quả xoài, bầu, bí, khoai tây, khoai lang… 2 Shop hoa Các loại Trẻ nhập vai làm người bán và mua hàng mini hoa, giỏ hoa 2. Trải nghiệm quán trà sữa, thư viện STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Cắt quả Dao thái, Cô hướng dẫn trẻ cách cắt các loại quả thành miếng thớt gỗ, đĩa nhỏ 2 Pha chế, Nguyên Cô chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, dạy trẻ cách pha chế biến liệu làm trà chế, chế biến từng loại đồ uống. các loại đồ sữa, hoa uống, các quả, loại chè nguyên liệu làm chè, khay, cốc, muôi, thìa… 3 Nặn chân Bột, dừa Cô dạy trẻ nhào bột và nặn hạt chân châu châu 4 Thư viện Các loại Bé xem sách, kể chuyện sáng tạo theo sách sách của bé sách,truyện phù hợp với độ tuổi II. KHU VỰC CHƠI SỐ 2
  11. 11 1. Khu vận động STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Gắp Bóng, chậu, giỏ, Cách 1: Gắp bóng bằng chân: Trẻ ngồi trên ghế và bóng bịt mắt, ghế gắp bóng bằng chân cho vào gỏi của mình( Có thể bằng bịt bắt để nâng độ khó của TC) chân Cách 2: Nằm và gắp bóng bằng chân(Có thể bịt bắt để nâng độ khó của TC) 2 Bật nhảy Vòng thể dục, Cách chơi: Bật nhảy lần lượt qua các ô vòng. Khi và gắp lon bia, điểm đến chỗ ống lon, trẻ dùng chân kẹp và gắp ống lon lon xuất phát, điểm sau đó bật vào ô vòng tiếp theo) đích 3 Chơi golf Hộp đích( hình Cách chơi: Dùng gậy golf đánh bóng trúng hộp các con vật), gậy đích. golf, bóng 4 Lắc bóng Khay có lỗ Cách chơi : Trẻ lấy bóng cho vào khay lắc sao cho vào rổ thủng, bóng rổ bóng chui vào lỗ thủng rơi xuống rổ (chọn màu đựng bóng tương ứng màu rổ ) 5 Truy tìm Thùng có xốp Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi. Lần lượt trẻ báu vật trắng, đồ chơi, của mỗi đội lên và tự chọn cho mình 1 lá mật mật thư, vòng thư( Mật thư sẽ là hình ảnh đồ vật mà trẻ sẽ phải đi thể dục tìm) sau đó trẻ sẽ bật nhảy qua các ô vòng, khi đến thùng giấu đồ vật trẻ sẽ phải tìm đúng đồ vật mà trong mật thư yêu cầu. 6 Úp cốc Cốc nhựa Cách chơi: Cô sắp đặt 3 hàng cốc nhựa bé, sao cho liên hoàn bé( Xanh, đỏ), mỗi 1 điểm dừng là 2 chiếc cốc chồng lên Cốc nhựa to nhau( Cốc xanh chồng lên trên cốc đỏ). Nhiệm vụ của trẻ là phải chạy thật nhanh đến từng vị trí đặt cốc, tách 2 cốc và chồng ngược lại để chiếc cốc màu đỏ chồng lên cốc màu xanh). Bạn nào về đích trước bạn đó thắng. 7 Bịt mắt Bịt mắt, dây Cách chơi: Cô sắp đặt sợi dây thừng trên sàn theo đi trên thừng mô hình các kiểu đường đi khác nhau. Trẻ sẽ đeo dây bịt mắt và đi trên sợi dây đó bằng cảm nhận của thừng đôi chân để tìm được đường ra( Điểm cuối cùng của đoạn dây) 8 Bịt mắt Bịt mắt, các Cách chơi: Cô sắp đặt các hình tròn theo mô hình đi theo hình tròn trên nhất định Trẻ sẽ đeo bịt mắt. Khi cô chạm nhẹ vào chỉ dẫn sàn, điểm xuất vị trí nào trên cơ thể trẻ thì trẻ sẽ bước 1 bước phát, điểm đích. chân về phía đó(chạm chán – bước về phía trước, chạm vai trái- bước sang trái, chạm vai phỉa- bước sang phải, chạm sau lưng bước lùi về phía sau). Chú ý khi chơi trẻ phải tự điều chỉnh sao cho vị trí đứng luôn ở gữa hình tròn.
  12. 12 9 Bước- Bảng chơi có Cách chơi: Trẻ sẽ bước( Bật nhảy) theo hướng bàn Bật nhảy hình bàn chân chân ở bảng chơi sao cho đúng. Ai đến đích trước theo với nhiều hướng sẽ là người dành chiến thắng. hướng khác nhau bàn chân 10 Trò chơi Đồ chơi ngoài Trẻ chơi các trò chơi với các đồ chơi ngoài chơi ở liên hoàn trời góc vận góc vận động theo chỉ dẫn của cô hoặc theo ý thích ở các trò động của trẻ. chơi ở góc vận động 11 Bóng đá Sân bóng, bóng Chia 2 đội chơi, trong một trận bóng đá, đội bạn đá, côn giành được chiến thắng khi ghi được nhiều bàn hơn đối phương. Bàn thắng được ghi khi cả trái bóng vượt qua vạch vôi và vào khung thành của đối phương. 12 Chuyển Bóng xe kéo rổ Cách chơi trẻ nhặt bóng trong rổ cho vào thùng xe bóng đựng bóng . và đi keó xe về đích sau đó nhặt bóng trong thùng bằng xe ô xe cho vào rổ ở đích tô Luật chơi: Phải khéo léo để không làm rơi bóng,không làm đổ xe khi kéo. 13 Vượt Cổng chui, bục - Trẻ di chuyển trong đường dích dắc, chui qua chướng bật, sắc xô cổng rồi bước lên bục bật bật sâu tiếp đất bằng 2 ngại vật Đường dích dắc, chân, sau đó đứng vào vạch chuẩn lấy vòng và đích ném vòng quăng vòng vào đích. 2. Trải nghiệm với màu nước STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Vẽ tranh Màu nước, In bàn tay, bàn chân, ngón tay vào màu nước để bằng bàn giấy A3, bạt tạo ra các bức tranh sáng tạo. tay, bàn chân, ngón táy 2 Vẽ hoa Màu nước, Nhúng bông tăm vào màu nước sau đó chấm vào bằng bông bông tăm, giấy a4, theo ý thích. tăm giấy a4 3 Vẽ tranh Ống hút, màu Dùng ống hút thổi để tạo hình cho bức tranh với ống hút nước, giấy, bút vẽ màu nước. 4 In tranh Hộp, chai, lọ, In hình với màu nước sáng tạo các loại củ,
  13. 13 màu nước 5 Núi lửa Bakinhsoda, Pha màu nước theo ý thích. Cho dấm ăn vào cốc phun trào dấm ăn, màu màu nước, rồi sau đó cho bột bakingsoda vào hốn nước, cốc, hợp. Quan sát hiện tượng. nước, thìa 6 Sự chuyển Màu nước, Pha 3 cốc màu nước Xanh- đỏ- vàng. Cho giấy ăn dịch của giấy ăn, nước vào 2 cốc nước liên tiếp. Quan sát hiện tượng. màu nước 7 Vẽ theo ý Chổi vẽ,màu Trẻ thực hiện vẽ theo ý tưởng của mình thích nước 8 Sự đổi màu Màu nước, Trẻ pha 3 cốc nước có màu khác nhau, cắm 3 của hoa hoa trắng, bông hoa vào 3 cốc nước màu sau đó chờ kết quả. cốc… 3. Trải nghiệm với làng nghề dệt chiếu STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Nhăt sợi Sợi cói Trẻ nhặt những sợi cói bánh tẻ to đẹp sắp xếp gọn cói gàng. 2 Dệt chiếu Khung dệt, sợi Mỗi khng dettj gồm 2 bạn chơi 1 bạn dập go 1 bạn cói luồn cói . khi bạn luồn cói đan vào hung dệt bạn còn lại dập go và quấn mép cói 3 Cắt mép Dao kéo Trẻ cắt mép thừa ra của dây đay và cói chiếu chỉnh sửa 4 In chiếu cói Chiếu, mực in, Đặt khuôn lên vị trí chiếu cần in sau đó quét mực khuôn in vào khuôn 4. Trải nghiệm với nước STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Thổi bóng Bóng, cốc, Rót đầy các cốc nước và xếp các cốc nước theo trên cốc nước đường thẳng. Cho bóng vào cốc nước đầu tiên và nước đầy thổi quả bóng lướt trên mặt các cốc nước cho đế đến cốc nước cuối cùng 2 Chuyền cốc Cốc, nước Chia lớp thành 2 đội. Ngồi theo 2 hàng dọc. Bạn nước qua đầu hàng đong nước và cầm cốc chuyền qua đầu đầu cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bạn ở cuối hàng, bạn cuối hàng nhận cốc nước và rót vào bình nước của đội mình. Trong thời gian quy định, bình nước đội nào nhiều hơn đội đó thắng. 3 Đi thăng Cốc, nước Lấy nước đội cốc nước và đi về đích
  14. 14 bằng đầu đội cốc nước 4 Bắt cá Cá, bể nước, Trong thời gian quy định đội nào bắt được nhiều giỏ, nơm cá hơn sẽ thắng. 5 Ném bóng Bóng bay, Lấy nước cho vào bóng bay, buộc bóng lại và ném nước trúng điểm xuất trúng đích đích phát, đích ném 6 Túi zíp kì Túi zíp, bút Dùng bút chì xuyên qua túi zíp và quan sát hiện lạ chì, nước tượng 7 Dòng chảy Xô đựng Trẻ đổ nước vào điểm đầu tiên chủ sơ đồ dòng của nước nước, mô hình chảy, trẻ quan sát theo dõi dòng chảy của nước. dòng chảy, ca múc nước. 8 Gánh nước Quang gánh, Có 2 đội chơi, nhiệm vụ 2 đội chơi lần lượt từng nước, xô đựng thành viên múc nước và gánh đi qua cầu đổ nước nước vào xô của đội mình Trong thời gian quy định, bình nước đội nào nhiều hơn đội đó thắng. 9 Khám khá Cốc ,nước, Trẻ cho các vật vào nước và hám phá sự chìm nổi nước muối , đường, khi cho sỏi , xốp vào nước Vật chìm sỏi , xốp , đỗ , Trẻ pha nước bắp cải tím và cho xà phòng ,chanh nổi. chất cát , gao , lá vào quan sát xem sự đổi màu của nước tan không bắp bắp cải tan tím chanh, xà phòng, 5. Trải nghiệm nghề gội đầu, tạo kiểu tóc STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Bé gội đầu Ghế gội đầu, Trẻ thực hành làm các thao tác gội đầu gương, dầu gội, Lau khô tóc , sấy tóc khô dầu xả, và các dụng cụ lược, máy sấy, khăn lau. 2 Bé tạo mẫu Lược, gương, lô tạo kiểu tóc và tết các kiểu tóc theo yêu cầu của tóc cuộn , dây buộc khách tóc , giỏ đựng III. KHU VỰC CHƠI SỐ 3 1. Trải nghiệm làm chú lính cứu hỏa STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi
  15. 15 1 Chú lính Trang phục Trẻ mặc trang phục nhập vai làm các thao tác của cứu hỏa chú lính cứu chú lính cứu hỏa. hỏa, vòi xịt nước, hình ảnh cháy… 2. Trải nghiệm với gió STT Tên trò Chuẩn bị Cách chơi chơi 1 Thả diều Giấy màu, dây Trẻ tập làm 1 số loại diều đơn giản, trẻ trải nghiệm và diều các thả diều loại 2 Chong Mếch xốp, Trẻ tập làm chong chóng và chơi với chong chóng chóng kéo, keo… chong chóng các loại 3 Thổi cốc Cốc, giấy, bàn Cách chơi: Sắp đặt cốc trên bàn, tổ chức cho 2 đội thi đua thổi cốc, đội nào thổi được nhiều cốc và nhanh hơn đội đó thắng 4 Quạt bóng, Quạt( Mo, Cách chơi: Dùng quạt tạo ra gió để đưa bóng- cốc- cốc, hộp nhựa, giấy), hộp di chuyển về đích đường ray 5 Làm pháo Bóng bay, ống Cho miệng bóng bọc vào miệng lõi giấy, sau đó hoa nhựa, lõi giấy, tuôn giấy màu vào lõi giấy. Dùng lực cánh tay kéo giấy màu bóng bay rồi nhả tay ra để bắn ra pháo hoa 6 Chơi với Giấy, ống hút Dạy trẻ cách gấp máy bay, tên lửa và cách chơi máy bay, tên lửa 7 Di chuyển Cốc giấy, Dùng bóng bay để dịch chuyển cốc giấy cốc bằng bóng bay bóng 3. Trải nghiệm làm bác nông dân STT Tên Chuẩn bị Nội dung 1 Bé trồng và Vườn rau, dây Trẻ mặc trang phục làm bác nông dân đi trồng rau thu hoạch buộc và thu hoạch rau: bé nhổ rau, bó rau thành mớ. rau 2 Bé chăm Vườn hoa Trẻ tưới nước, bắt sâu, cắt tỉa, nhặt cỏ vườn hoa sóc vườn hoa 3 Bé trải Vườn khoai Trẻ mặc trang phục bác nông dân đi trồng, chăm nghiệm bới đến ngày thu sóc, bới khoai
  16. 16 khoai hoạch 4 Theo dõi Hộp gieo hạt , Bé gieo hạt và theo dõi sự phát triển của cây, sự sự phát bảng ghi theo phát triển của rễ cây, sự phát triển của hoa triển của dõi. cây, sự phát triển rễ cây, hoa 5 Chăm sóc Chuồng chim Bé chăm sóc, vệ sinh và theo dõi quá trình sinh con vật bồ câu, trưởng và phát triển của các con vật nuôi nuôi chuồng nuôi gà, chuồng nuôi thỏ, chuồng nuôi ngỗng MỘT SỐ HÌNH ẢNH Ở CÁC KHU VỰC CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Khu vực chơi vận động
  17. 17
  18. 18 2. Khu trải nhiệm với cát, nước
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2