Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Tìm hiểu về nhận xét của phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng công tác phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường; xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà tường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh (CMHS) phù hợp; định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ Ngày, Trình độ Số Chức (%) Họ và tên tháng, Nơi công tác chuyên TT danh đóng năm sinh môn góp Trường Mầm non TRẦN THỊ Sơn Ca – Thị xã Hiệu 1 27/7/1969 ĐHSP 50% THỌ Bình Long – tỉnh trưởng Bình Phước Trường Mầm non NGUYỄN Phó Sơn Ca – Thị xã 2 HỒNG 08/8/1981 Hiệu ĐHSP 50% Bình Long – tỉnh NHUNG trưởng Bình Phước 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ” tại trường mầm non. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thọ - Nguyễn Hồng Nhung - Trường Mầm non Sơn Ca 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (công tác quản lý). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 15 tháng 9 năm 2020. 5. Mô tả bản chất sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết
- 2 định của quá trình đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà nên. Đặc biệt Giáo dục Mầm non tác động đến trẻ trên nhiều lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, quan điểm của chúng ta là giáo dục giữa trẻ với cuộc sống hiện đại của xã hội người lớn. Giáo dục nhà trường phối hợp với giáo dục gia đình là cần thiết nó giúp ta nâng cao hiệu quả giáo dục con người, giúp người quản lý chỉ đạo sát thực tế, để góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành học Mầm non. Với vốn sống ít ỏi, sự phát triển thể chất chưa hoàn thiện, trẻ mầm non cần được chăm sóc thể chất, tinh thần đúng hướng góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và việc giáo dục trẻ Mầm non nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh. Hiện nay công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng
- 3 hợp và huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên qua thực trạng cho thấy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên công tác phối hợp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu chất lượng cuộc sống như: một số phụ huynh chưa hài lòng với chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non; Tinh thần thái độ của một số giáo viên, nhân viên làm phụ huynh chưa hài lòng trong trao đổi tình hình của trẻ. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số trẻ mầm non chưa được đến trường để hưởng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất. Bản thân chúng tôi làm công tác quản lý tại trường mầm non chúng tôi nhận thấy việc quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con cái của một số phụ huynh còn lơ là, phó mặc cho nhà trường, cho cô giáo. Đây là một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục và các hoạt động của nhà trường. Sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh là yêu cầu tất yếu và không thể thiếu, hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức phối hợp của nhà trường. Vì vậy nhiệm vụ của đề tài này nhằm làm rõ thực trạng và chỉ ra nguyên nhân tồn tại của những khó khăn khi kết hợp, để đưa ra những biện pháp giúp hoàn thiện việc phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong quá trình phối hợp gắn kết giữa các môi trường giáo dục để thống nhất quan điểm chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục dục trẻ một cách toàn diện, bản thân chúng tôi là một quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác này chúng tôi thấy trong công tác phối hợp chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 5.1.1. Thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh các nhóm lớp; Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến tình hình nhận thức, sức khỏe, các thói quen... của trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong việc trao đổi thông tin hai chiều với nhà trường.
- 4 - Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao. - Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường nên đảm bảo khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Đa số trẻ ngoan, sạch, biết nghe lời cô giáo và bố mẹ, người thân trong gia đình. 5.1.2. Khó khăn: - Năng lực tổ chức phối kết hợp với cha mẹ học sinh của nhà trường và một số giáo viên còn hạn chế. - Nhận thức của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường còn hạn chế, do bận công việc một số gia đình còn khoán trắng việc chăm sóc giáo dục trẻ cho nhà trường. - Trong gia đình một số trẻ chưa chú ý đến việc xây dựng môi trường lành mạnh giáo dục trẻ (bố mẹ đánh mắng nhau trước mặt con cái, nói tục, chửi bậy trước mặt trẻ...). Từ những băn khoăn, trăn trở chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng: “Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non” theo chủ quan chúng tôi đánh giá đây là một đề tài không mới nhưng qua tìm hiểu, tham khảo chúng tôi cũng chưa thấy có đồng nghiệp nào trong trường chúng tôi nghiên cứu về đề tài này. Nội dung được chúng tôi nghiên cứu bám sát vào thực trạng của công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh vì đây là lực lượng trung gian, chung chuyển thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Qua đây giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình để chỉ đạo và thực hiện công tác phối hợp một cách linh hoạt, nhạy bén, để đạt kết quả. Nội dung của giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, tài lực trong nhà trường và gia đình. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, phát triển nâng cao
- 5 chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Điểm mới trong áp dụng sáng kiến đó là nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh; Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tạo niềm tin tưởng của các bậc cha mẹ trẻ đối với nhà trường; Đồng thời chỉ đạo công tác kết hợp giữa nhà trường và gia đình với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non đạt hiệu quả cao. 5.2. Nội dung của sáng kiến. Biện pháp 1: tìm hiểu về nhận xét của phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Chúng tôi trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số phụ huynh đã có con học ở trường mầm non Sơn Ca những năm học trước để biết xem họ có đánh giá nhận xét gì? mong muốn gì? khi gửi trẻ ở trường mầm non Sơn Ca. Họ có hài lòng về công tác nuôi dưởng chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường không?. Mặt khác họ có nắm được chương trình giáo dục, hay sự tiến bộ của con cái họ khi được học tại trường mầm non Sơn Ca không? …Đa số phụ huynh nói họ gửi trẻ muốn các cháu an toàn, sạch sẽ, không bị đói, bị khát nước… có phụ huynh người đồng bào trái tuyến thuộc khu phố Bình Tây, phường Hưng Chiến đến xin học cho con đã nói: “Năm ngoái gần nhà tôi có bé học ở trường này về mạnh dạn, nói tiếng việt nhiều, biết nhiều điều, lên lớp một học giỏi lắm, nên tôi xin cho con học tại trường này”. Qua những thông tin mà tôi trao đổi với phụ huynh tôi thấy rằng phụ huynh bao giờ cũng quan tâm đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhưng chỉ nhận xét bằng cảm tính, chưa hiểu rõ tầm quan trọng, sự khó khăn trong công việc hàng ngày của giáo viên mầm non. Phụ huynh chưa hiểu hết được thực chất của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình như: điều kiện, trách nhiệm, yêu cầu… để kết hợp với nhà trường làm tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- 6 Biện pháp 2: tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng công tác phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường Việc tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng của vấn đề phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, biện pháp thực hiện… Đây là một trong những cơ sở để đưa ra các nguyên tắc thống nhất về cách thức trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, từ đó đưa ra những cam kết thực hiện phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Trong cuộc họp đầu năm cần phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, căn cứ vào ý kiến của đa số phụ huynh, cần đưa ra gợi ý giúp giáo viên tạo được lòng tin với phụ huynh. Qua việc tổ chức lấy ý kiến giúp ban giám hiệu nắm bắt được sự tích cực, hiệu quả của giáo viên trong công tác phối hợp để tuyên dương khích lệ giúp giáo viên phấn đấu nỗ lực hơn nữa, khắc phục khó khăn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và quá trình thực hiện nội dung phối hợp với phụ huynh. Biện pháp 3: xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà tường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh (CMHS) phù hợp, cụ thể: Vào đầu năm học sau khi họp kiện toàn Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh theo điều lệ, và quy chế hoạt động thì nhà trường kết hợp với Ban thường trực cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của năm học với mục tiêu Nhà trường và Ban đại diện Hội CMHS phải thống nhất về quan điểm, nội dung và phương pháp phối hợp để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường và các nhóm/ lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác. Cụ thể một số nội dung phối hợp sau đây : * Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ - Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ thông qua sổ khám sức khỏe, bảng tổng hợp sức khỏe trẻ trước cửa lớp.
- 7 - Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng. - Phối hợp trong công tác tuyên truyền nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các bệnh thông thường đối với trẻ nhỏ. - Đóng góp các hiện vật (nguyên vật liệu phế thải) theo sự vận động của giáo viên các nhóm, lớp. * Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ - Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm/ lớp. - Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là: + Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của trẻ, để trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ. + Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới: ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng và dạy trẻ. + Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ. Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (nếu có). Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được sự giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. - Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ...
- 8 Tổ chức sinh nhật cho trẻ tại lớp mầm 2 Tiết mục văn nghệ lớp mầm 1 nhân ngày 20/11
- 9 - Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: đối với trẻ, lần đầu tiên đến lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với ba mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho ba mẹ, các thành viên của gia đình trẻ biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường...Lúc về nhà, ba mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên có biện pháp chăm sóc – giáo dục phù hợp. * Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ của trường/ lớp mầm non. - Tham gia cùng với Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục: + Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. + Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. - Đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm/ lớp...thái độ, tác phong, hành vi ứng xử,... của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh. * Tham gia xây dựng cơ sở vật chất: - Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây rau, cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- 10 - Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như: vỏ chai nước ngọt, vỏ hộp sữa, lốp xe ô tô… Kế hoạch cần cụ thể, khoa học, ổn định, nội dung kế hoạch là những việc mà trong năm học nhà trường tập trung chỉ đạo phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng nhau phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, gia đình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về giáo dục con cái và nắm rõ tình hình sức khỏe học tập của con em mình ở nhà và ở trường. - Kế hoạch cần được thống nhất với cha mẹ học sinh: + Kế hoạch hoạt động của cha mẹ học sinh cần được cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến những đường lối chủ trương của đảng, nhà nước về công tác giáo dục, hay cách nuôi dạy con theo khoa học, mục tiêu phát triển năm học của nhà trường.... + Vận động cha mẹ học sinh cùng các lực lượng trong xã hội cùng với nhà trường chăm lo giáo dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh. + Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường để cùng thực hiện có hiệu quả mục tiêu năm học của nhà trường. + Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng vai trò tích cực trong việc giúp nhà trường tu sửa cơ sở vật chất, tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: văn nghệ, thể thao, tham quan, lao động vệ sinh môi trường.... Biện pháp 4: định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động Nhà trường mạnh dạn đề ra một số tiêu chuẩn thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tổ chức hoạt động phối hợp với nhà trường - Thực hiện chế độ họp định kỳ ít nhất 3 lần/năm cho Ban đại diện Hội CMHS của trường và 3 lần/năm cho cha mẹ học sinh lớp để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai tài chính, thực hiện công tác thông tin hai chiều. Ngoài ra khi cần thiết, còn tổ chức họp đột xuất để có biện pháp giải quyết kịp thời như: cùng nhà trường giải quyết những vấn đề xảy ra đột xuất. - Các lần tổ chức sinh hoạt định kỳ của cha mẹ học sinh, nhà trường phải chuẩn bị chu đáo từng nội dung để triển khai đến giáo viên chủ nhiệm như: báo cáo tình hình học tập, tình hình sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, những kết quả đạt được của trường, của lớp và những việc cần làm trong thời gian tới
- 11 để phụ huynh nắm bắt và hỗ trợ khi cần thiết; giải đáp những thắc mắc của phụ huynh hoặc ghi nhận đầy đủ ý kiến chuyển về Hiệu trưởng xem xét và giải quyết sau đó; Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể đề xuất những yêu cầu cần thiết khác có liên quan đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của trường, của lớp. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ bé ngoan hàng tuần, qua việc trao đổi bằng thông tin như giấy mời, điện thoại, za lo hoặc thăm nhà học sinh để đảm bảo tốt công tác phối hợp. - Ngoài ra, trong việc tham gia giáo dục học sinh nhà trường đã thu hút Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh tham gia vào việc vận động tăng số lượng trẻ vào học sau khi nghỉ tết, nghỉ học do dịch bệnh Covid-19, học sinh nghỉ học trở lại trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ nghỉ học, tác động đến các bậc cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi. Biện pháp 5: chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh Xác định được vai trò quan trọng là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh lớp nên nhà trường trực tiếp chỉ đạo phân công giáo viên chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh ở từng nhóm/lớp. Mỗi lớp lập 1 nhóm zalo, facebook kết nối với cha mẹ trẻ để trao đổi thông tin hàng ngày, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì hiệu quả của trao đổi nhóm 1 cách cụ thể, rõ nét. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm công tác tuyên truyền giúp cho cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường và gia đình, cần làm cho cha mẹ học sinh biết được những yêu cầu cần đạt về sức khoẻ và kiến thức, kỹ năng của học sinh để có sự phối hợp, cần nắm chắc đối tượng học sinh của lớp, điều kiện hoàn cảnh học sinh, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc của từng trẻ. Chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh đặt niềm tin vào giáo viên và nhà trường, thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh và thu hút phụ huynh học sinh vào một số hoạt động tập thể của trường của lớp để gắn kết tình cảm và trách nhiệm (tổ chức vui tết trung thu cho trẻ; tổ chức cho học sinh đi tham quan mộ 6 liệt sĩ; làm khu hội chợ tết cho trẻ vui chơi…).
- 12 Hình ảnh Bé vui tết trung thu, tặng quà trung thu cho học sinh Hình ảnh trẻ viếng và thắp hương mộ 6 liệt sĩ tại khu phố Bình An Hình ảnh trẻ vui chơi tại Hội chợ tết của trường
- 13 - Tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, phân công trách nhiệm vận động cha mẹ học sinh trong một số hoạt động của trường. Biện pháp 6: nhà trường cần làm tốt một số công việc để thu hút sự tham gia, phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ trẻ: Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, thì nhà tường cần chỉ đạo thực hiện: - Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh, bảng tuyên truyền của nhà trường và của các nhóm, lớp... Ví dụ: trước ngày tiếp nhận học sinh vào trường, cần có những hướng dẫn cho ba mẹ trẻ, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ. - Nếu trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, lớp, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho trẻ làm quen trường, lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu với trẻ lớp nhóm có thể cho ba mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo đến lớp những đồ chơi yêu thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng ban đầu. - Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục phù hợp. - Cần thống nhất với các bậc cha mẹ học sinh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.
- 14 - Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. - Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó. Ví dụ: từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến ngày 20 tháng 10 năm 2020 cần phụ huynh đóng góp các vật liệu phế thải: giấy báo cũ, bìa, cây, hạt, vỏ lon bia... cho các nhóm, lớp; Ví dụ: ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô giáo,...; Phụ huynh tạo điều kiện và cho trẻ thực hiện tại nhà để củng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt... Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ và ở góc “Tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin: thông báo danh sách những phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số phụ huynh. Khi đánh giá cuối chủ đề, giáo viên phải có phần nhận xét về công tác phối hợp với gia đình phục vụ cho việc thực hiện chủ đề (những gì đã thực hiện được, còn tồn tại gì, có gì cần rút kinh nghiệm, hướng giải quyết). Biện pháp 7: nâng cao nhận thức giáo dục cho Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh Để làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình thì nhà trường cần có đội ngũ Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh ổn định, lâu dài và họ cần được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến nhiệm vụ. Từ thực trạng khó khăn của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh là những người có thời gian tham gia thì sự hiểu biết nhận thức còn hạn chế, người có nhận thức, hiểu biết thì không có thời gian tham gia… Vì vậy trước mỗi năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tìm hiểu kỹ thành viên phụ huynh lớp mình để nắm bắt thông tin về phụ huynh, sau đó tham mưu với cha mẹ học sinh các nhóm lớp để giới thiệu những người có thời gian, hiểu biết, có
- 15 kỹ năng giao tiếp, giải thích, thuyết trình…. vào đội ngũ Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp của nhà trường. - Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc theo tinh thần tự nguyện, đôi lúc còn đóng góp về công sức cho các hoạt động của trường mầm non. Nhà trường cần phải tôn trọng những đóng góp và phát huy sự cống hiến của họ, tư vấn cho họ những kiến thức kỹ năng để họ thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ. - Nâng cao chất lượng nhận thức cho phụ huynh bằng cách trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng tri thức khoa học cho đội ngũ Ban đại diện Hội CMHS thông qua các buổi họp Ban đại diện Hội CMHS… tri thức khoa học mà cha mẹ trẻ cần biết gồm: các kiến thức chung về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, về vai trò đặc biệt của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, về đặc điểm tâm sinh lý, những tác động của môi trường làm biến đổi định hướng và giá trị của trẻ, biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19… Để việc nâng cao nhận thức cho Ban đại diện Hội CMHS thì nhà trường cần tạo điều kiện cho Ban đại diện Hội CMHS cả về thời gian, lẫn không gian. - Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường… Ví dụ: phụ huynh cùng tham gia lao động với cán bộ giáo viên nhà trường để tạo môi trường cho trẻ; Phụ huynh tham gia vào việc làm đồ dùng đồ chơi: kẻ, vẽ, sơn, sửa đồ chơi, làm cỏ vườn trường. Hình ảnh Phụ huynh học sinh tham gia vào làm cỏ vườn trường, sơn đồ chơi
- 16 Hình ảnh phụ huynh cùng giáo viên quét dọn vườn trường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trên đây là giải pháp đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và có khả năng áp dụng ở bất cứ trường Mầm non nào trên địa bàn thị xã Bình Long nói riêng, các trường mầm non thuộc các huyện, thị nói chung. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: để áp dụng sáng kiến cần những điều kiện sau: - Ban giám hiệu và giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, cách nói lưu loát, kỹ năng giao tiếp. - Cơ sở vật chất: đảm bảo cho việc dạy và học, có đủ các đồ dùng phục vụ cho hoạt động. - Đội ngũ Ban đại diện Hội CMHS: nhiệt tình, trách nhiệm và có thời gian nhàn rỗi (đã nghỉ hưu, tham gia công tác xã hội…) 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau thời gian áp dụng các giải pháp trên tại trường mầm non Sơn Ca đã mang lại những kết quả sau:
- 17 * Đối với nhà trường: - Với những giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, nhà trường thu được một số thành tích đáng khích lệ: - Số học sinh người đồng bào ra lớp 14/ 10 nữ, so với năm học trước tăng 11 học sinh. - Số trẻ vào học đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ ăn bán trú đạt 100%, tỷ lệ học chuyên cần đạt từ 85- 90%. - Tỷ lệ trẻ có cân nặng bình thường đạt 92% trở lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt: đầu năm SDD thấp còi 8 trẻ, tỉ lệ 3,86%. Đến tháng 12 còn 6 trẻ, tỉ lệ 2,9%, giảm 0,96%; Đấu năm SDD thể nhẹ cân 10, tỉ lệ 4,8%, đến tháng 01/2021 còn 1 trẻ, tỉ lệ 0,6%, giảm 4,2%. - Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả được phụ huynh học sinh tin tưởng, yêu mến. - Các mặt hoạt động của nhà trường được đông đảo phụ huynh tham gia tích cực trong đó vai trò của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh thể hiện rõ nét. - Phụ huynh tích cực làm công tác xã hội hóa giáo dục với việc cung cấp nguyên vật liệu mở cho giáo viên làm đồ dùng dạy học. * Đối với giáo viên: với sự thẳng thắn, nhiệt tình giờ đây giáo viên cũng trở nên gần gũi, cởi mở hơn với phụ huynh, cả hai cùng trao đổi thông tin hai chiều về bản thân trẻ cũng như tình hình khó khăn của nhà trường, của lớp… Tạo động lực, niềm tin cho giáo viên phát huy khả năng của mình với công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Đối với học sinh: trẻ được quan tâm đầy đủ từ cả hai phía, hiện tượng phó mặc con cho nhà trường và cô giáo không còn, hiện tượng trẻ nghỉ học giữa chừng vì điều kiện khó khăn cũng giảm rõ rệt. * Đối với phụ huynh: sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trở lên gần gũi, thân thiện hơn. Phụ huynh không còn có những băn khoăn thắc mắc về cô giáo, về nhà trường mà không giám trao đổi thẳng thắn những thắc mắc, thay vào đó phụ huynh cởi mở hơn với giáo viên, quan tâm hơn về những hoạt động
- 18 của nhà trường. Phụ huynh không chỉ quan tâm đến kết quả tiến bộ của trẻ ở lớp mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động như: vui tết trung thu; 20/11; Hội chợ tết của nhà trường tổ chức cho học sinh vui chơi… * Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày Trình Số tháng Chức độ Nội dung công Kí Họ và tên Nơi công tác TT năm danh chuyên việc hỗ trợ tên sinh môn Trường Mầm Phối hợp với Trương Thị 1989 non Sơn Ca, Giáo Ban ĐD CMHS 1 ĐHSP Khoa thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp nhà trẻ Trường Mầm Phối hợp với Hồ Thị non Sơn Ca, Giáo Ban ĐD CMHS 2 1988 ĐHSP Thanh thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp Mầm 1. Trường Mầm Phối hợp với Nguyễn Thị non Sơn Ca, Giáo ĐHSP Ban ĐD CMHS 3 1987 Bé thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp mầm 2. Trường Mầm Phối hợp với Hoàng Thị non Sơn Ca, Giáo ĐHSP Ban ĐD CMHS 4 1984 Luận thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp Chồi 1 Trường Mầm Phối hợp với Vũ Thị non Sơn Ca, Giáo ĐHSP Ban ĐD CMHS 5 1978 Thảo thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp Chồi 2 Trường Mầm Phối hợp với Nguyễn Thị non Sơn Ca, Giáo Ban ĐD CMHS 6 1980 CĐSP Hương thị xã Bình viên và gia đình trẻ Long ở lớp Lá 1 Nguyễn Thị Trường Mầm Giáo TCSP Phối hợp với 7 1994 non Sơn Ca, Ban ĐD CMHS Cẩm Nhung viên thị xã Bình và gia đình trẻ
- 19 Long ở lớp Lá 2 Phối hợp với nhà trường Ban Lâm Thị trong công tác 8 1981 ĐD Thuý Hà chăm sóc, nuôi CMHS dưỡng và giáo dục trẻ. * Nhận xét Hội đồng khoa học nhà trường ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- T/M HĐSK CẤP TRƯỜNG P. Chủ tịch Vũ Thị Bích Ngọc Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm. An lộc, ngày 12 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Trần Thị Thọ Nguyễn Hồng Nhung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn