intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục phát triển thể chất (thể dục) cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các nhiệm vụ như giáo dục thể lực (Giáo dục thể chất), trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Giáo dục thể chất bao gồm nhiều nội dung như: Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. Những nội dung này rất đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề “ Biện pháp dạy vận động cơ bản (VĐCB) cho trẻ 24-36 tháng tuổi” nhằm giúp cho giáo viên có những biện pháp phù hợp, chủ động, linh hoạt, giúp trẻ hứng thú khi dạy VĐCB cho trẻ từ đó giúp trẻ có kỹ năng kỹ xảo vận động đồng thời phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Đây là mục tiêu đầu tiên khi dạy VĐCB cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục phát triển thể chất (thể dục) cho trẻ 24-36 tháng tuổi

  1. ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (THỂ DỤC) CHO TRẺ 24­36 THÁNG TUỔI I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:        Giáo dục Mầm Non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Chỉ thị  153/CP của Hội đồng chính phủ  ngày 12/8/1966 về:  “ Công tác giáo dục mẫu giáo”  đã  khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc học mầm non. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay,   đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước để hoà nhập với   khu vực và thế  giới buộc chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung, giáo   dục MN nói riêng để  đáp  ứng nhu cầu phát triển của xã hội nhằm đảm bảo cho trẻ  phát  triển toàn diện đồng thời góp phần hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con  người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Ngày từ khi bắt đầu giảng dạy lớp nhà trẻ 24­36 tháng  tuổi nói chung và bộ môn làm quen  thể chất nói riêng. Tôi đã tìm hiểu thực trạng trẻ tiếp thu môn học này như thế nào và thấy  được thực trạng như sau: ­ Trẻ không tập trung chú ý trong giờ học. ­ Trẻ nhút nhát ít trao đổi, phát biểu ý kiến. ­ Trẻ không thực sự hứng thú trong giờ học. ­ Lớp học chưa đồng đều về tháng  tuổi nên việc dạy học cũng có nhiều khó khăn. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng là: ­ Chưa có đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn ­ Giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành kỹ năng. ­ Giáo viên chưa có khả năng tích hợp nhiều môn học vào bài dạy. ­ Trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học. Sau khi tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trẻ tiếp thu bộ môn làm   quen với thể chất chưa tốt. Tôi đã chọn đề  tài “Giáo dục phát triển thể chất(thể dục ) cho   19
  2. trẻ  24­36 tháng tuổi”.bằng sử dụng đồ  dùng trực quan và tích hợp các môn học ở  lớp mẫu   giáo chương trình đổi mới   để  giúp trẻ  yêu thích lĩnh vực giáo dục phát triển thể  chất có  hứng thú trong giờ học và bài dạy đạt kết quả cao hơn. 2.Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài.       Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các nhiệm vụ như giáo   dục thể lực( Giáo dục thể chất), trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ.        Giáo dục thể  chất bao gồm nhiều nội dung như: Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển   chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. Những nội dung này rất đa dạng đòi hỏi người  giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy.   Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề “ Biện pháp dạy vận động cơ   bản ( VĐCB) cho trẻ  24­36 tháng  tuổi” nhằm giúp cho giáo viên có những biện pháp phù  hợp, chủ động, linh hoạt, giúp trẻ hứng thú khi dạy VĐCB cho trẻ từ đó giúp trẻ có kỹ năng   kỹ xảo vận động đồng thời phát triển các tố  chất thể lực cho trẻ. Đây là mục tiêu đầu tiên   khi dạy VĐCB cho trẻ.      Trên thực tế những biện pháp dạy VĐCB cho trẻ 24­36 tháng tuổi của GV đã được quan  tâm một cách thích đáng nhưng do một số GV chưa dành thời gian hợp lí cho giờ dậy, chưa  đi sâu nghiên cứu đề ra những biện pháp phù hợp mà chỉ dạy đúng phương pháp bộ môn và   chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc dạy VĐCB trẻ   24­36 tháng  tuổi… nên hiệu  quả chưa cao.       Là một giáo viên tôi nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của việc đề  ra những   biện pháp phù hợp khi dạy VĐCB cho trẻ  đạt hiệu quả  cao nên tôi đã tìm hiểu thực trạng  vấn đề này ở một số lớp. Từ thực trạng tôi đã điều tra được hy vọng sẽ đóng góp một phần   nhỏ bé kinh nghiệm của bản thân trong việc hạn chế được những tồn tại khi dạy VĐCB cho   trẻ  đồng thời giúp cho giáo viên trong trường nắm được một số  biện pháp dạy VĐCB cho   trẻ 24­36 tháng tuổi mà tôi đã áp dụng đạt hiệu quả trong quá trình điều tra.        Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục phát triển thể chất(thể dục )   cho trẻ 24­36 tháng tuổi”. 3.Đối tượng nghiên cứu   Trẻ mầm non từ 24­36 tháng tuổi 2
  3. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu    Tại lớp D3 ( nhóm trẻ 24­ 36 tháng) trường Mầm Non Hồng Thái Tây  5.Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu lí luận. ­ Phương pháp nghiên cứu thực trạng. ­ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ­ Nhóm phương pháp quan sát. ­ Nhpms phương pháp thực hành ,trải nghiệm.    II.PHẦN NỘI DUNG 1– Cơ sở lý luận:          Giáo dục thể  chất(GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà   trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong  phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.          Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn thành bằng   các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC  ở  trường mầm non là sự  tổng hợp giáo dục về  những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ  bản là tính tích cực vận động của  chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế  độ  vận động nhất định, cần thiết  cho sự  phát triển đầy đủ  về  thể  chất và củng cố  sức khỏe cho trẻ.  Ở trường mầm non sử  dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục Thể  dục sáng và các tiết thể  dục được tiến hành với tất cả  các lớp mẫu giáo Trong   thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương  đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ  bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế  hệ  trẻ  có thể  vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự  bồi dưỡng và tiếp thu các quá  trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuôc đời . Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho  19
  4. các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.,  nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và  phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến  việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động  ở  trẻ, giúp trẻ  hiểu được ý   nghĩa của nhiệm vụ  do giáo viên đề  ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt   động của mình. 2. Thực trạng a. Thuận lợi: ­ Nhà trường rất quan tâm đến chất lượng của khối nhà trẻ 24­36 tháng tuổi .Giáo viên trong  lớp nhiệt tình, tích cực học tập năng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ.   Hoàn thành các  công việc được giao.  Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm đồng   nghiệp tìm ra những giải pháp cơ bản như sau: Ví dụ: Bài tập vận động cơ  bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển   chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ  dưới lên cao và tập động tác này số  lần   nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính  là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng   lên ngồi xuống nhiều hơn. Khi tập, nên cho trẻ  cầm các dụng cụ  như  cờ, nơ, gậy thể  dục,…nhưng các dụng cụ  đó  phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ  lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ.   Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian  và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử  dụng dụng cụ  và tập tay không   cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. b. Khó khăn: ­ CSVC cũng như dụng cụ thể dục phục vụ cho trẻ thực hiện các bài tập vận động cơ  bản   còn thiếu, chưa hợp lý, đồng bộ. ­ Giáo viên và phụ huynh chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình dạy trẻ. 4
  5. ­ Giáo viên còn phụ  thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, chưa dành nhiều thời gian trong   việc lựa chọn đề tài cho phù hợp chủ điểm. ­ Khả năng tiếp thu bài của các cháu không đồng đều. Mặc dù nhà tr ường rất quan tâm đến  việc dạy và học, cơ sở vật chất song so với nhu cầu thực hiên đổi mới hình thức tổ chức và   phương pháp dạy học hiện nay thì còn thiếu thốn rất nhiều.  *  Trong ch   ương trình cải cách:  * Ưu điểm: Trong chương trình cải cách thì các bài tập dạy vận động cơ bản cho trẻ  24­36  tháng tuổi đã được sắp xếp theo một chương trình khung, theo từng bài, từng giai đoạn cụ  thể. Trên các nội dung đó giáo viên chỉ việc lựa chọn các biện pháp sao cho phù hợp với nội   dung từng bài, giáo viên thực hiện được rõ các bước khi dạy trẻ các kỹ năng động tác. Giáo  viên vẫn là người hướng dẫn, là trung tâm của quá tình giáo dục. Nội dung chăm sóc giáo   dục  đã bám sát mục tiêu kế hoạch đào tạo theo quyết định 55/QĐ của Bộ Giáo dục và Đào  tạo ký ngày 3/2/1990. ­ Nội dung chương trình được đưa vào từ  dễ  đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp, phù hợp   với sự  phát triển của trẻ. Nội dung giáo dục ngoài yêu cầu và nội dung chung còn có phân  phối chương trình cụ thể theo từng giai đoạn, từng tháng và phần hướng dẫn thực hiện trình  bày rõ ràng. Giáo viên dễ dàng lựa chọn biện pháp. Giáo viên ít phải thay đổi điều kiện, khi  dạy còn mang tính hình thức nên tiết học đó đơn giản, ít tạo được sự hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Biện pháp dạy trẻ phối hợp với âm nhạc, giáo viên chỉ  cần chọn bất kỳ  bài hát nào  và chọn tốc độ nhanh hay chậm mà không cần theo một chủ điểm nào. Bài: Bò chui qua cổng. Giáo viên chỉ cần chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc to – nhỏ rồi cho trẻ thi   đua vận động theo nhạc. Khi dừng 1 đoạn nhạc bạn nào về  trước không làm đổ  cổng là  thắng… * Khó khăn trong việc thực hiện theo chương trình cải cách:  ­ Giáo viên vẫn thường sử dụng những biện pháp để dạy trẻ theo kiểu truyền thống với đặc   trưng chủ yếu coi cô giáo là trung tâm của quá  trình giáo dục, cô chủ yếu hướng dẫn sau đó   lần lượt trẻ  làm, trẻ  làm theo mẫu, mang tính đồng loạt, chưa phát huy được tính tích cực  của cá nhân từng trẻ, trẻ còn thụ động, cá nhân trẻ ít được vận động, không được rèn ở mọi  lúc mọi nơi mà chủ  yếu trên tiết học thể  dục. Cô giáo phụ  thuộc nhiều vào tài liệu hướng  19
  6. dẫn và các bài soạn có sẵn, các động tác  mang tính áp đặt cho trẻ, hình thức biện pháp cô  đưa ra còn đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu nặng về tiết học, trẻ ít có điều kiện vận động. ­ Nội dung giáo dục chưa chú trọng đến những nội dung nhằm hình thành những cơ  sở  ban  đầu các phẩm chất mới của nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá  ­ hiện đại hoá. ­ Nội dung giáo dục chưa tạo nên sự  tác động sư  phạm mang tính tổng hợp, các mặt giáo   dục chưa được tích hợp hài hoà trong từng môn học, từng hoạt động còn rời rạc, không gắn   với cuộc sống thật của trẻ. Kỹ năng động tác còn mang tính áp đặt, chưa chú ý tới vốn kinh  nghiệm và nhu cầu của trẻ. b. Trong chương trình đổi mới *  Ưu điểm:  Nội dung chương trình đổi mới được phân ra theo các chủ  điểm rõ ràng, nội  dung phong phú nên giáo viên dễ dàng lựa chọn các biện pháp phù hợp với từng chủ điểm,   nội dung từng bài. Ngoài ra giáo viên có thể  tự  sưu tầm hoặc sáng tác thêm bài hát mới lạ  giúp trẻ  hào hứng sao cho phù hợp với chủ  điểm, lôi cuốn trẻ  tham gia tích cực vào vận  động một cách chủ động, hứng thú để trẻ phát triển theo đúng khả năng và nhu cầu  của bản   thân trẻ. Nội dung chương trình được lồng ghép tích hợp, nhiều hình thức phong phú giúp  cho trẻ được chủ động sáng tạo và tích cực tham gia vận động. Giáo viên linh hoạt phối hợp  sử  dụng các biện pháp dạy VĐCB cho trẻ, thay đổi điều hình thức học tập của trẻ, có thể  chia trẻ  học theo nhóm nhỏ  giúp cho trẻ  tập luyện  kỹ  năng, động tác chính xác hơn, chú ý  đến nhiều cá nhân trẻ  tham gia vận động, trẻ  được bộc lộ  khả  năng cá nhân, được tự  lựa   chọn giải pháp, trong khi vận động trẻ trở nên năng động hơn, tự tin hơn. Ví dụ: Vẫn là bài bò chui qua cổng Chủ điểm: Thế giới thực vật Giáo viên sử dụng các biện pháp như: dạy trẻ vận động kết hợp với âm nhạc, thay đổi điều  kiện học tập như  giáo viên cho trẻ  học dưới hình thức vào “Vườn cổ  tích” hái nhiều hoa  thơm trái ngọt trong vườn cổ tích, cổng cô cuộn những chiếc lá và tạo ra tình huống nếu bạn  nào bò khéo, không làm đổ  cổng thì không những hái được nhiều quả  mà lại tìm được cô  công chúa nữa, còn bạn nào chạm vào cổng làm đổ  sẽ  không tìm được gì mà còn bị  lá che   vào người nữa. Trẻ rất tò mò hào hứng bò cho khéo, thi đua. Trong lúc trẻ bò cô đánh đàn bài   hát: “Vườn cổ tích”, “Quả” các bài hát có nội dung về thế giới thực vật. Trẻ vừa bò rèn kỹ  năng khéo lại vừa nghe nhạc, giáo dục tích hợp cả  “ Hái được quả gì” trẻ học một cách nhẹ  6
  7. nhàng, vận động thấy thoải mái, không mệt mỏi hay đối với những bài tập tổng hợp bao  gồm từ 2 – 3 động tác mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi phối hợp nhiều, trẻ phải thực hiện liên  hoàn các động tác mà không bị gián đoạn giáo viên sử dụng hình thức biện pháp tổ chức hội  thi “Bé nhanh trí”, “ Bé khoẻ  – Bé ngoan”, “ Hội khoẻ  măng non” theo một chủ  điểm  Thế  giới động vật chẳng hạn. Ví dụ: Bài ném xa, giáo viên cho trẻ ném. Trong khi trẻ thực hiện các VĐCB cô kết hợp bật   nhạc các bài hát về thế giới động vật, trẻ rất hứng thú và chủ động chạy nhanh để  lên gắn  được nhiều con vật theo yêu cầu của cô trong thời gian 1 bản nhạc. Khi giáo viên biết phối   hợp nhiều biện pháp, linh hoạt, gợi mở  một cách nhẹ  nhàng làm trẻ  hào hứng, vận động  không nhàm chán. Nội dung phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất,   giúp cho quá trình giáo dục phù hợp với  quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ.   Trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi – chơi mà học. * Khó khăn trong việc thực hiện theo chương trình đổi mới :      Tôi đã tìm hiểu thực trạng trẻ tiếp thu môn học này như thế nào và thấy được thực trạng   như sau: ­ Trẻ không tập trung chú ý trong giờ học. ­ Trẻ nhút nhát ít trao đổi, phát biểu ý kiến. ­ Trẻ không thực sự hứng thú trong giờ học. ­ Lớp học ghép 3 độ tuổi nên việc dạy học cũng có nhiều khó khăn. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng là: ­ Chưa có đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn ­ Giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành kỹ năng. ­ Giáo viên chưa có khả năng tích hợp nhiều môn học vào bài dạy. ­ Trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học.        Sau khi tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trẻ  tiếp thu bộ  môn   làm quen với thể chất chưa tốt. Tôi đã chọn đề tài  “Giáo dục phát triển thể chất(thể dục )   cho trẻ 24­36 tháng tuổi”. 19
  8.     Bằng sử  dụng đồ  dùng trực quan và tích hợp các môn học ở  lớp mẫu giáo chương trình   đổi mới  để  giúp trẻ  yêu thích lĩnh vực giáo dục phát triển thể  chất có hứng thú trong giờ  học và bài dạy đạt kết quả cao hơn. ­ Một số  đồ  dùng, dụng cụ  thể  dục để  dạy theo chủ  điểm còn thiếu do trường mới thành   lập. ­ GV phải dành nhiều thời gian, phải luôn sáng tạo, tìm tòi, sưu tầm các nội dung, hình thức,  biện pháp phong phú để thu hút trẻ. GV phải lựa chọn đề tài, đưa ra yêu cầu phù hợp điều   kiện riêng của lớp, phù hợp với trẻ của mình. GV phải thiết kế đồ dùng, dụng cụ giảng dạy   đảm bảo kiến thức, kỹ năng vận động của trẻ. ­ Sự  phối hợp giữa giáo viên và phụ  huynh chưa được chặt chẽ  làm cho một số  bài tập  VĐCB khi trẻ thực hiện chưa đạt như mong muốn của giáo viên. 3.Giải pháp, biện pháp   3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp     Vấn đề vị  trí của giaó dục mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người”   đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm.     Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ  lớn lên hàng ngày bởi vì cơ  thể  trẻ  em là cơ  thể  đang lớn,đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn.Sự phát triển thể chất của trẻ em  được đánh giá vào một số  chỉ  số  thông thường như: chiều cao,cân nặng,vòng ngực,vòng  đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.    Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật đơn giản   của sinh học,trình độ và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố di truyền ,môi  trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể  một cách có ý  thức.    Tron vài thập kỉ đặc biệt là trog những năm gần đây,cùng với sự chuyển biến về mọi mặt   của xã hội và đặc biệt là sự  phát triển mạnh mẽ về  kinh tế  xã hội trẻ  em đã có điều kiện   được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều.Trên thực tế  có nhiều yếu tố  ảnh hưởng không tôt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế ,xã hội,chất lượng môi  trường sống,song yếu tố chính vẫn là hình thức phát triển thể chất cho trẻ. 8
  9.    Như vậy việc tìm hiểu các hình thức giáo dục thể chất từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm  nâng cao chất lượng giáo dục thể  chất cho trẻ  là một việc làm rất quan trọng trong việc   chăm sóc bảo vệ sức khỏe của trẻ. * Kết quả điều tra của đầu năm như sau:    Khi có điều kiện thăm dự các lớp trong trường, tôi cố gắng quan sát và trò chuyện với giáo  viên, với trẻ. Trong quá trình điều tra tôi thu được kết quả sau. Bảng 1: Kết quả thăm dò ý kiến GV khi dạy vận động cơ bản cho  trẻ để đạt được kết quả  tốt. Số   giáo  Tỷ  TT  Ý kiến GV viên   đánh  lệ % giá 1 ­ Giáo viên giúp trẻ được thể hiện tính chủ động và tích cực trong vận  7/8 87.5 động 2 ­ Giáo viên gây hứng thú cho trẻ. 6/8 75.0 3 ­ Giáo viên giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng. 5/8 62.5            *Nhận xét chung: Nhìn trên Bảng 1 ta thấy đa số GV có nhận thức  đúng đắn về các biện pháp dạy VĐCB cho   trẻ 24­36 tháng tuổi. Chính nhờ có sự linh hoạt, lồng ghép các biện pháp dạy vận động cho   trẻ  mà các bài tập VĐCB đều đạt được kết quả  tốt và có một số   ảnh hưởng lớn đến giờ  học. Qua phiếu điều tra tôi thấy việc GV  giúp trẻ được thể hiện tính chủ động và tích cực   trong vận động chiếm tỷ lệ cao (7/8 GV) đạt tới 87,5%. Vì sao được kết quả cao như vậy,  bởi lẽ  theo chương trình đổi mới hiện nay lấy trẻ  làm trung tâm, trẻ  được hoạt động một   cách tích cực, thoải mái, không gò bó. Đồng thời GV phát huy được hết khả năng nghệ thuật  sư phạm , chú ý đến cá nhân trẻ, bên cạnh đó có sử dụng tích cực các biện pháp nên trẻ tham  gia vận động một cách chủ  động hơn. Còn việc GV giúp trẻ  thực hiện tốt kỹ năng mới chỉ  đạt tỷ lệ 75% (6/8 GV) là do một số cháu còn quá nhút nhát, chưa tích cực vận động nên kết   quả đạt được chưa cao. Với những cháu này GV phải có biện pháp riêng với trẻ như rèn cho   cháu ở mọi lúc mọi nơi. 19
  10. Bảng 2: Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng các biện pháp khi dạy VĐCB để đạt   kết quả vận động tốt. Mức độ Thường  Thỉnh  Không   bao  T Hiếm khi Các biện pháp xuyên thoảng giờ T SL SL SL SL % % % % GV GV GV GV 1 Nêu gương 6/8 75 2/8 25 0 0 0 0 2 Dạy   trẻ   thể   dục   phối  4/8 50 2/8 25 1/8 12, 1/8 12,5 hợp với âm nhạc 5 3 Thay đổi điều kiện  3/8 37.5 3/8 37.5 2/8 25 0 0 4 Tạo tình huống bất ngờ 1/8 12.5 3/8 37.5 4/8 50 0 0 * Các biện pháp khác 10
  11. 1. Trò chơi vận động 3/8 37.5   2. Hội thi 2/8 25          * Nhận xét chung: Tôi vui mừng với kết quả  thể hiện trên phiếu, nhìn chung GV đều biết sử  dụng phối hợp   các biện pháp, phù hợp với nội dung từng bài. Trên thực tế  GV đã sử  dụng biện pháp nêu   gương nhiều bởi vì đặc điểm tâm lý trẻ là rất thích được khen. Khi trẻ tham gia vào bài tập   VĐCB nếu trẻ  thực hiện đúng kỹ  năng động tác GV động viên khen ngợi kịp thời ngay trẻ  càng hào hứng tham gia và càng làm cho những bạn khác cũng có ý thức thi đua theo. Tuy  nhiên, còn 1/8 GV chiếm tỉ lệ 12.5% chưa sử dụng biện pháp dạy thể dục phối hợp với âm  nhạc để dạy trẻ VĐCB là do GV sử dụng đàn còn hạn chế hoặc GV đó chưa hiểu được tác   dụng tích cực khi dạy trẻ VĐCB  có kết hợp với âm nhạc. Bên cạnh đó có 1 số GV ngoài việc sử dụng 4 biện pháp nêu trên thỉnh thoảng còn sử dụng   biện pháp dạy VĐCB dưới hình trò chơi vận động, hội thi như “ Bé nhanh trí”, Bé khoẻ bé  ngoan”, “ Hội khoẻ măng non”. Đây cũng là biện pháp tốt giúp trẻ học bằng chơi ­ chơi mà   học. Bảng 3: Kết quả thăm dò ý kiến GV về những khó khăn thường gặp khi dạy VĐCB cho trẻ. SL Những khó  SL TT Những khó khăn % % GV khăn khác GV 1.   Trẻ   chưa   tích   cực  1. Số trẻ trong lớp quá đông 5/8 62.5 2 25 vận động 2 Lớp học chật hẹp 0 0 2. Trẻ nhút nhát 4 50 3 Việc phối hợp với PH 3 37.5 4 Cô chưa thực sự gây hứng thú cho trẻ,  2 25 19
  12. tạo ra các tình huống bất ngờ. 5 Thiếu phương tiện GD  trẻ 4 50       * Nhận xét chung: Qua thăm dự các lớp trong trường tôi thấy rằng hiện nay GV các lớp đều gặp khó khăn chung   là số trẻ trong lớp khá đông do nhu cầu gửi con của PH cao, số lượng trẻ lứa tuổi  24­36 tháng  quá đông. Mặc dù GV đã có sự linh hoạt chia lớp thành 2 nhóm  để dạy VĐCB cho trẻ nhưng  số trẻ trên tiết học vẫn vượt quá so với quy định.  ­ Khó khăn thiếu phương tiện giáo dục là 4/8 GV chiếm tỷ lệ 50% là do trường mới thành lập  đồ dùng phục vụ cho các giờ dạy VĐCB, cho các chủ điểm còn thiếu như chủ điểm “ PTGT  “khi cần các loại đèn tín hiệu giao thông thì trường chưa có, đồ dùng chưa đáp ứng được nhu  cầu sử dụng, dụng cụ dạy thể dục  chưa đồng bộ, đồng phục của cô và trẻ còn chưa có khi tổ  chức các giờ vận động cơ bản dưới hình thức hội thi. ­ Khó khăn khác khi GV gặp là do 1 số trẻ lười vận động, không thích vận động, nhút nhát,   chưa tích cực hay khả  năng vận động của trẻ  còn hạn chế   cô cần phải tìm biện pháp để  động viên trẻ tập cùng cô, cùng bạn. Bảng 4: Kết quả thăm dò ý kiến GV về sự cần thiết của việc dạy VĐCB cho trẻ. TT Sự cần thiết của việc VĐCB SLGV Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 7/8 87.5 2 Cần thiết  1/8 12.5 3 Bình thường 0 0 4 Không cần thiết 0 0            * Nhận xét chung: Thực tế cho thấy có tới 7/8 GV đạt 87.5% cho rằng việc dạy các VĐCB cho trẻ MG Nhỡ là   rất cần thiết. Để  thoã mãn nhu cầu VĐCB cho trẻ, GV phải luôn đề  cao việc rèn luyện cơ  12
  13. thể cho trẻ một cách hợp lý. Trẻ nào tích cực chủ động tham gia vận động thì trẻ đó sẽ khoẻ  mạnh, nhanh nhẹn, có kỹ năng vận động tốt. Khi trẻ tham gia vận động thì tất cả các hệ cơ  xương, tuần hoàn,   hô hấp, tiêu hoá… đều phát triển tốt, phát triển một cách toàn diện.   Ngược lại nếu trẻ ít tham gia vận động, chưa tích cực vận động thì sẽ  chậm chạp, cơ  thể  sẽ yếu ớt điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn  diện của trẻ sau này. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Trẻ hứng thú tham gia giờ học , thực hiện được các kỹ năng vận động  Trẻ tập trung chú ý trong giờ học  * Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ : + Thể dục sáng:          Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ  em hàng ngày có ý  nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm   non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái  cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan   của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ,   hình thành tư thế đúng đắn. Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn sáng. Thời  gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ  vận động , Trang bị dụng cụ như gậy , nơ , vòng , hoa tua , cờ …thể dục phù hợp với động   tác để tạo hứng thú cho trẻ tập . Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai,   mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả  đều, không lên gân, tay  cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy   và làm các cử động khác. Số  lần lặp lại mỗi bài tập phụ  thuộc vào tính chất mỗi động tác,  cũng như trình độ  thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ  nên   lặp lại 2­ 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ  4­ 6 lần. Chọn   động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù   hợp và hấp dẫn đối với trẻ  em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo,  ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp,   19
  14. tuần hoàn, các nhóm cơ…Sẽ  rất tốt nếu tổ  chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận   động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ  vai, cơ  chân, tay lưng, bụng, chạy 10­ 15giây và đi bộ  kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều  hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể  dục sáng cần thay đổi chủ  đề  trò chơi. Sự  đa dạng đó phụ  thuộc vào óc tưởng tượng của   mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm bay, chim bay… * Thể dục giờ học : + Khởi động:  Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô, …Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử  dụng tín hiệu âm thanh­ âm nhạc, đó là tín hiệu  dễ  thu hút sự  chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử  dụng một loại  dụng cụ tín hiệu thống nhất để  khỏi ảnh hưởng đến sự  chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín   hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh.  Có thể tiến hành phần khởi động như sau: Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược  chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi:   đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như  vậy khoảng 2­ 3lần. Sau đó, cho trẻ  chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm­ nhanh­ chậm. Hoặc cuối   phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng   gọi của ai?”, “Chuông reo  ở  đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ  phấn khởi, thích thú trước khi  chuyển sang phần trọng động. + Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ. ­ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực. Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. ­Thực hiện bài tập phát triển chung: ­ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ  chính; cơ  bả  vai, cơ  chân, cơ  mình, những động tác   phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. 14
  15.   Ví dụ: Bài tập vận động cơ  bản là “ném xa”thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển   chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ  dưới lên cao và tập động tác này số  lần   nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính  là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng   lên ngồi xuống nhiều hơn. Khi tập, nên cho trẻ  cầm các dụng cụ  như  cờ, nơ, gậy thể  dục,…nhưng các dụng cụ  đó  phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ  lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ.   Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian  và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử  dụng dụng cụ  và tập tay không   cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. +Vận động cơ bản Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo   các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức   tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ.      Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ ném xa , chạy nhanh 10m “ cô giáo có thể gợi ý : ­Đố các cháu cô có biển báo gì đây ? ­Khi gặp biển báo này những người đi bộ ,chạy bộ như thế nào ? ­Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa ,chạy nhanh 10 m. ­Lớp đồng thanh . ­Cô làm mẫu lần 1. ­Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư  thế  chuẩn bị  đứng chân trước chân sau , tay cầm túi cát  cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh túi   cát thẳng về phía trước .Khi nghe hiệu lệnh còi các cháu chạy nhanh về đích , chạy tự nhiên  phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. ­Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai ) ­ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát và sửa sai ) * Trò chơi vận động 19
  16. Củng cố  rèn luyện và hỗ  trợ  cho bài tập vận động cơ  bản. Giáo viên lựa chọn những trò  chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng ,cáo và  thỏ …      Ví dụ  1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tính hiệu”;  ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném quai dây”. Mục đích nhằm rèn luyện   những kỉ năng của các vận động cơ bản.    Ví dụ 2     Với đề tài :  “ Trèo lên xuống thang “  cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy nâng cao đùi  sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ  * Hồi tỉnh:  Đưa cơ  thể  về  trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm  cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến  hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay   xanh”, “Tìm đồ chơi”. Ví dụ : Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu .  * Nhận xét tiết học Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen chê trẻ  kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính.).  3. 3   . Đi   ều kiện thực hiện giải pháp       *    Để  trẻ phát triển thể chất tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp của gia đình.  Việc giáo dục trẻ   ở gia đình là rất cần  thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ  với phụ  huynh trao  đổi thống nhất về  cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  và kế  hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho   từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được.      *    Vì đây là trẻ nhà trẻ, trẻ bắt đầu tập nói tôi trao đổi với phụ  huynh về ý nghĩa phát   triển thể chất cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển   thể chất cho trẻ.  16
  17.      *    Đối với những cháu mới đi học còn nhút nhát ,cô động viên khích lệ trẻ tham gia vào  các hoạt động giáo dục thể chất.      *    Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh cho trẻ tập thể dục ở nhà. 3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu      Khi mới vào học và tiến hành tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ tôi thấy các cháu rất lười   vận động,không hứng thú tham gia vận động.Nhưng qua một thời gian thực hiện áp dụng  các phương pháp phát triển thể  chất như  trên,tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham  gia hoạt động một cách tích cực,say mê và sôi nổi hơn,các cháu không còn rụt rè và nhút nhát  như lúc đầu.      Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp trong việc giáo dục thể  chất cho   trẻ,giúp trẻ  phát triển một cách rõ rệt về  nhiều mặt,trẻ  tham gia học tập một cách tích  cực,hứng thú hơn,dẫn đến trẻ sẽ thành thục một số kĩ năng,kỹ xảo,kết quả cuối cùng là trẻ  phát triển mạnh về mặt thể hình và sức khỏe.      Đối với phụ  huynh thấy được tầm quan trọng của việc giao dục thể  chất cho trẻ,luôn  quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình.Cùng cô giáo phát huy tiến bộ ngày càng  cao hơn. *Kết quả trên trẻ: Các cháu rất hứng thú tham gia giờ  học , các kỹ  năng luyện tập đối với  trẻ nhẹ  nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ  năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả  nhận thức   trên trẻ  đạt chất lượng hơn , 94% trẻ  thực hiện thành thạo kỹ  năng vận động  ở  từng lứa   tuổi . đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như Ném xa – chạy nhanh , Nhảy   dang khép chân – tung bắt bóng ….trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và  kỹ năng  *Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:   Phụ huynh có sự  thay đổi suy nghĩ về  vấn đề  giáo dục  của giáo viên đối với trẻ. * Về phía giáo viên và nhà trường: 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ  môn  dạy thể  dục . Tập chính xác các động tác , hướng dẫn kỹ  năng cho trẻ  rõ ràng , biết  chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với  kỹ năng vận động , đặc biệt là biết khéo léo trong việc   19
  18. chọn lựa các hình thức tổ  chức gây hấp dẫn trẻ  tham gia tích cực vào giờ  học tạo cho bộ  môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. .  * Bài học kinh nghiệm: Qua việc thực hiện đề tài đã giúp cho việc dạy và học có hiệu quả cao.  Bản thân cần tích cực nghiên cứu, học tập qua nhiều tài liệu có liên quan, qua các phương   tiện thông tin đại chúng, đồng thời tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học   hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đã có nhiều năm công tác và có nhiều thành tích trong  giảng dạy.                                          III : PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  1.      K  ết luận  Thông qua kết quả  thể  hiện trên phiếu điều tra cũng như  quan sát trò chuyện, thông qua   những buổi dự  giờ, tổ  chức cho trẻ   24­ 36 tháng  tuổi bài tập VĐCB tại một số  lớp trong  trường nơi tôi công tác, tôi nhận thấy rằng GV đưa nội dung VĐCB rất phù hợp với nội   dung chương trình đổi mới. Giáo viên đã biết phối kết hợp, lựa chọn lồng ghép các biện pháp dạy vận động cơ bản cho   trẻ 24­36 tháng tuổi vào từng đề tài, từng chủ điểm một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với  đặc điểm của lớp mình. Bên cạnh đó vẫn còn một số  giáo viên chưa quan tâm đến hoạt  động này. Khi giáo viên linh hoạt trong việc sử  dụng phối kết hợp các biện pháp để  dạy trẻ  bài tập  VĐCB thì trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động. Giáo viên đã quan tâm phối hợp chặt chẽ  với phụ  huynh, có biện pháp phù hợp dạy trẻ  VĐCB sao cho đạt hiệu cao nhất và có tác động thực sự đến trẻ. GV đã khéo léo dẫn dắt, lôi   cuốn trẻ  tích cực tham gia vận động. Mặt khác, một số  GV đã biết tạo tình huống và mở  rộng kiến thức cho trẻ.  Khi tổ chức dạy VĐCB cho trẻ,GV cần phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Mỗi GV cần   phải có niềm say mê với nghề nghiệp, hết lòng vì trẻ thơ, luôn luôn tìm tòi, tiếp cận những   cái mới để thu hút trẻ vận động một cách tích cực nhất. Giáo viên phải nghiêm túc thực hiện   tốt những biện pháp đã đề ra. 18
  19. GV cần có kiến nghị  với BGH bổ  sung thêm phương tiện, đồ  dùng cho các bài tập VĐCB  cho đầy đủ, phong phú. Những biện pháp trên đây về tổ chức, hướng dẫn trẻ bài tập VĐCB mà  tôi đã áp dụng đã  đem lại kết quả  tốt đối với trẻ. Qua quá trình điều tra tôi rút ra được một số  kinh nghiệm   sau: ­ Cần phải có sự  đầu tư  thích đáng về  cơ  sở  vật chất cũng như  trang thiết bị  phục vụ  cho   trẻ thực hiện bài tập VĐCB. ­ Giáo viên cần nghiên cứu để  tìm ra những biện pháp dạy phong phú, đảm bảo tính sư  phạm, tính vừa sức, giúp cho trẻ hứng thú học tập. ­ Tạo điều kiện để giáo viên tự học hỏi bồi dưỡng thông qua các buổi dự giờ, kiến tập trong   trường và trường bạn. ­ Có nhiều hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những GV có những biện pháp  hay, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. ­ Phụ huynh cần quan tâm hơn đến dạy VĐCB cho trẻ, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để  cùng nhau đề ra biện pháp dạy VĐCB tích cực hơn nữa nhất là với những cháu lười, chưa   tích cực vận động, hay nhõng nhẽo, được bố  mẹ  quá chiều chuộng. Phụ  huynh phải coi  trọng việc dạy VĐCB cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, điều tra thực trạng về biện pháp dạy VĐCB cho trẻ  24­36 tháng  tuổi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được được sự  quan tâm, đóng góp ý kiến   của các cô, các bác và các chị em đồng nghiệp để cho tôi cũng như các GV lớp nhà trẻ 24­36  tháng có những biện pháp hay giúp cho việc dạy VĐCB của trẻ  đạt kết quả  ngày càng cao  và để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn.      2. Kiến nghị        Các cấp quản lí giáo dục,sở giáo dục nên thường xuyên mở các chuyên đề các cấp đặc  biệt là cấp cụm, để các giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình   tiếp cận và thực hiện chương trình đổi mới và phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm   non.Tăng cường kinh phí cho giáo dục mầm non để mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ  thiết thực cho việc đổi mới phương pháp tăng hiệu quả chất lượng giáo dục như:  ­ Phòng học rộng rãi có khu vui chơi râm mát phục vụ cho việc dạy mọi lúc mọi nơi.  ­ Các đồ dùng dạy học cần đạt chất lượng chuẩn hơn và đầy đủ hơn 19
  20. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC                                      NGƯỜI VIẾT ĐỀ  NHẬN, ĐỀ NGHỊ TÀI (Ký tên, đóng dấu)                                    (Ký, ghi rõ họ tên)                                       Ngô Thị Lương IV.PHỤ LỤC Nội dung Trang I.PHẦN MỞ ĐẦU: 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2