intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng" được hoàn thành với các biện pháp như: Hƣớng dẫn trẻ sƣu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi; Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu khác nhau trong giờ hoạt động học; Dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo ở các hoạt động khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng

  1. BIỆN PHÁP “HƢỚNG DẨN TRẺ 5-6 TUỔI LÀM ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TẠI TRƢỜNG MẦM NON HẢI THƢỢNG” Giáo viên trình bày: Lê Thị Thanh Vân Dạy lớp: MG 5 - 6 tuổi B PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn biện pháp: Như chúng ta đã biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống”của trẻ mầm non và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đồ chơi đem lại cho trẻ niềm vui và là khởi nguồn của những cảm xúc tích cực ở trẻ. Đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Hiện nay trẻ không chỉ được sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi mua sẵn mà còn được sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm của cô và trẻ. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỷ năng về hoạt động tạo hình đã phát triển khá thuần thục, đa số trẻ đã biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra một sản phẩm theo ý thích. Một số trẻ có năng khiếu về tạo hình sẽ tạo ra sản phẩm ngộ nghỉnh đáng yêu mang tính sáng tạo. .Vì vậy giáo viên cần quan tâm hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau để tạo cơ hội cho trẻ trãi nghiệm, khám phá đồ vật và nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó, năm học 2024 – 2025, khi được nhà trường phân công nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại điểm trường Thượng Xá, tôi đã chọn biện pháp“Hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên”. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng 1.1. Thuận lợi: Nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. Xây dựng môi trường học tập theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Hằng năm có tổ chức hội thi đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm cho giáo viên nên bản thân học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Bản thân có trình độ chuyên môn, luôn ý thức tìm tòi nghiên cứu học hỏi, sáng tạo trong việc làm và hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Đa số trẻ đã qua các mẫu giáo 3-4 tuổi và 4-5 nên kỷ năng về tạo hình khá tốt. 1.2 Khó khăn: Kiến thức, kỹ năng tạo hình, khả năng sáng tạo của một số trẻ trong lớp còn hạn chế, không đồng đều. Kỷ năng lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm của trẻ chưa cao.
  2. Đa số trẻ chưa biết cách tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. Phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm ở gia đình. * Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: (Áp dụng cho 30 trẻ) Đạt Chƣa đạt TT Nội dung TST Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ hứng thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm để 1 nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố 30 18 60.0 12 35,7 cục…) của các tác phẩm tạo hình. Trẻ biết lựa chọn , phối hợp các nguyên vật liệu tạo 2 hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các 30 15 50.0 15 50.0 sản phẩm. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, xếp 3 hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình 30 19 63.3 11 36.7 dáng,/ đường nét và bố cục. Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình 4 dáng/đường nét và bố cục. 30 20 66.6 10 30.4 Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù 5 hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. 30 16 53,3 14 46,7 Trên cơ sở đánh giá tình hình thực trạng với mong muốn khắc phục khó khăn và tận dụng những thuận lợi sẵn có, tôi đã đi sâu nghiên cứu đồng thời áp dụng biện pháp “Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu khác nhau”. 2. Trình bày biện pháp 2. 1. Hƣớng dẫn trẻ sƣu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, dễ tìm. Những vật liệu chủ yếu được lấy từ thiên nhiên và các phế liệu tìm thấy trong các gia đình, ngoài cửa hàng, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở lớp… Nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Vỏ ốc, vỏ sò, rơm, gỗ, tre, trúc, lá cây, hột hạt, bẹ dừa, gọng sắn, … Những nguyên vật liệu này dễ tìm thấy và gần gũi với trẻ ở vùng nông thôn. Phế liệu : Chai nhựa, giấy bìa, tạp chí, thùng giấy carton… là nguồn nguyên liệu phong phú để làm những món đồ dùng, đồ chơi đa dạng và hấp dẫn đây là nguồn nguyên vật liệu dễ tìm thường có trong các gia đình trẻ. Nguyên vật liệu tạo hình: Giấy màu, nỉ, xốp, … phong phú về chủng loại luôn sẵn có ở các nhà sách. Hàng ngày tôi thường hướng dẫn trẻ sưu tầm nguyên vật liệu bằng cách chuẩn bị sọt nhựa để ở góc lớp, khi trẻ ăn quà bánh có hộp, chai nhựa, muỗng nhựa…thì bỏ vào sau đó tôi cùng trẻ rửa sạch, phơi khô để làm đồ dùng, đồ chơi. Khi hướng dẫn trẻ sưu tầm nguyên vật liệu, tôi nhắc trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, có tính thẩm mỹ, dễ bảo quản và cất giữ... Khi cùng trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, nhặt lá cây, hoa rơi, các viên sỏi, cành cây...tôi gợi ý cho trẻ: Các con quan sát xem viên đá này có dạng giống con vật, đồ chơi gì? hay với những chiếc lá này các con nghĩ xem mình sẽ dùng làm gì? Việc này vừa khơi gợi ở trẻ ý tưởng tạo ra sản phẩm tạo hình vừa tạo cho trẻ có thói quen sưu tầm các nguyên vật liệu ở mọi lúc mọi nơi trong hoạt động hằng ngày.
  3. Khi trò chuyện với trẻ về chủ đề chủ điểm hay cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động ngày hôm sau tôi thường nhắc trẻ sưu tầm nguyên vật liệu ở gia đình như: Một số hột hạt lá cây... và vệ sinh phơi khô cho hoạt động ngày hôm sau. 2. 2. Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu khác nhau trong giờ hoạt động học. Có rất nhiều hình thức dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu trong một ngày hoạt động của trẻ, nhưng tổ chức cho trẻ làm đồ chơi trong hoạt động học có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi thông qua giờ hoạt động học, giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, củng cố kỹ năng cũ và cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Trong quá trình trẻ được quan sát, trò chuyện về các mẫu của cô, được xem cô hướng dẫn cách làm trẻ sẽ tiếp thu các kỹ năng tạo hình một cách có hệ thống, từ đó trẻ sẽ vận dụng những kiến thức kỹ năng đó một cách sáng tạo vào cách tạo ra các sản phẩm khác nhau Khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu bản thân tôi xác định làm đối tượng gì, nhóm đối tượng hay là đơn lẻ, dùng vào chủ đề gì, hiệu quả ra sao…Đồ chơi cũng có thể là các đối tượng, nhân vật trong một câu chuyện nhất định. Sau đó sẽ lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để hướng dẫn trẻ làm.
  4. Với hoạt động này, tôi suy nghỉ tổ chức một cách hấp dẫn, dùng thủ thuật để kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động, khơi gợi ở trẻ sự đam mê và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đẹp. Ví dụ: * Chủ đề “Trƣờng mầm non” Đề tài: Làm đèn trung thu Chuẩn bị: Bìa màu các loại, kéo, hồ dán, chai nhựa, dây ru băng.... Tiến hành: Cho trẻ xem các hoạt động về ngày trung thu như múa lân, phá cô, rước đèn trung thu .... Cho trẻ xem những chiếc đèn lồng cô vừa làm được Tôi hướng dẩn trẻ cắt những tấm bìa, chai nhựa, để làm đèn trung thu, cắt những ngôi sao. Dây rubăng làm viền, thắt nơ để dán trang trí chiếc lồng đèn cho đẹp * Chủ đề “Thực vật”: Đề tài: Làm hoa từ các nguyên vật liệu + Chuẩn bị: Giấy bìa màu, giấy trắng A4, giấy báo...Cành cây khô, lá cây, các loại hạt: đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng, nắp chai, hồ dán, keo 2 mặt, bút chì, bút màu. + Tiến hành: Làm chậu hoa từ giấy màu Tôi hướng dẫn trẻ cắt đôi giấy màu ra, rồi dùng kéo cắt tờ giấy màu thành sợi nhỏ từ ngoài vào trong, sau đó dùng kéo vuốt tờ giấy màu lại, dùng cành cây khô làm cành, xốp làm nhụy hoa, cho trẻ cuốn giấy màu vừa cắt vào nhụy hoa, dùng keo để dán lại thành những cành hoa. Trang trí ống tre thành chậu hoa để cắm các cành hoa vào làm thành những chậu hoa xinh sắn để chơi ở góc toán, xây dựng … Ví dụ: Làm tranh hoa từ hột hạt Với nguyên vật liệu đậu đỏ, đậu xanh tôi chuẩn bị sẳn bìa cát tông, giấy A4 cho trẻ vẽ cây hoa rồi dùng keo 2 mặt dán lên rồi cho trẻ lấy đậu rắc vào cánh hoa, lá để tạo thành cây hoa thật đẹp mắt. Thông qua các hoạt động này rèn cho trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố
  5. cục hài hòa, đẹp, sáng tạo. Sau mỗi hoạt động cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục từ đó nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật cho trẻ qua sản phẩm tạo hình. 3. 1. Dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo ở các hoạt động khác. * Hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, trò chuyện cùng cô và bạn về các xự vật hiện tượng xung quanh như một số đặc điểm của cây cối, con vật, thời tiết, hoạt động của con người…hoạt động này cũng là cơ hội để hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẳn có ở thiên nhiên xung quanh trẻ trẻ như: Trong giờ dạo chơi ngoài sân trường tôi cho trẻ nhặt những chiếc lá rụng và hướng dẫn trẻ từ những chiếc lá đó có thể làm được rất nhiều đồ chơi, các con cuộn lá lại để làm những chiếc kèn thổi rất hay, sử dụng lá dừa tạo hình đồng hồ, chong chóng, từ những cọng sắn làm nhà lầu, tên lửa... Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động dạo chơi, lao động lại vừa góp phần làm sạch sân trường và đặc biệt trẻ làm được một đồ chơi do chính tay mình làm ra, trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách rất tích cực.
  6. Khi dạo quanh sân trường tôi cho trẻ nhặt những lá đa rụng trên sân trường để tạo thành những đồ chơi mà trẻ thích. Mà còn cho trẻ tham gia những trò chơi dân gian như kéo mo cau, chơi ô ăn quan.... + Chuẩn bị: Mo cau, ô ăn quan, sỏi, đá + Tiến hành: - Cho trẻ chọn đồ dùng, đồ chơi để chơi theo nhóm, với nhiều nhóm chơi, hình thức chơi khác nhau tạo tâm thế thỏa mái cho trẻ sau giờ HĐC * Hoạt động góc: Hoạt động góc có thể coi là thời điểm thoải mái nhất để trẻ được rèn luyện các kĩ năng cũng như phát huy tính sáng tạo theo trí tưởng tượng. Để thực hiện được điều này tôi cũngphải thay đổi nhiều hình thức, môi trường học tập khác nhau để cung cấp kiến thức, tạo hứng thú cho trẻ như: chú trọng hơn về mặt hình ảnh, đồ dùng đồ chơi, sự phong phú về nguyên vật liệu nhằm lôi cuốn ánh nhìn đối với trẻ… Ví dụ : Góc trưng bày sản phẩm của trẻ giáo viên cần chú ý cân đối chiều cao, màu sắc nổi bật, hình ảnh ngộ nghĩnh...để trẻ thích thú, dễ dàng khi chưng bày sản phẩm, làm cho sản phẩm của trẻ thêm đẹp và giá trị hơn. Từ đó, hình thành cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết giữ gìn, trân trọng sản phẩm của mình và của bạn hơn. Ở góc chơi này, trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình những sản phẩm tạo hình, những đồ chơi thật đẹp. Trẻ khám phá tích cực hơn, được sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau,như bìa catong, lõi giấy vệ sinh, xốp màu các loại để tạo nhiều đồ chơi phong phú hơn phong phú hơn. Khuyến khích trẻ hoạt động theo nhóm, cùng nhau thảo luận, lựa chọn nguyên vật liệu để tạo thành những sản phẩm sáng tạo theo ý tưởng của trẻ như: những chiếc mũ xinh xắn từ hộp ván sữa, sữa chua, vải nỉ,..để trẻ trưng bày bán ở góc phân vai hay tạo hình khuôn mặt trên đá sỏi, tạo hình con bướm từ lá cây, đồng hồ treo tường từ
  7. nắp chai nhựa. * Hoạt động chiều Tôi thường tổ chức cho trẻ tự làm một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu sưu tầm, tuy đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với trẻ, sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng cùa mình, lại vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi và học của trẻ. Ví dụ: Từ những hạt bắp (Ngô) trẻ xếp thành những chữ cái đã học, nhằm ôn luyện những kiến thức củ, 3.2. Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu ở gia đình. Để thực hiện tốt hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu phải kể đến sự tham gia của các bậc phụ huynh trong đóng góp nguyên vật liệu sẵn có trong gia đình: hột, hạt, tre trúc, gỗ vụn, một số loại lá... phù hợp với yêu cầu của mỗi bài học, mỗi chủ đề để cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Với sự đa dạng, phong phú nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở gia đình bản thân tôi đã vận dụng nhiều hình thức để phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi sáng tạo khi ở nhà như: Thành lập nhóm Facebook để trao đổi thông tin, nhờ phụ huynh sưu tầm hay hướng dẫn các cách làm đồ dùng đồ chơi để phụ huynh có thể cùng làm với trẻ ở nhà.
  8. Hướng dẫn phụ huynh truy cập vào trang thư viện trực tuyến của trường để tìm các video hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi, hoặc phụ huynh có thể trao đổi chia sẻ một số kinh nghiệm của mình giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu sẵn có ở gia đình. Phối hợp với phụ huynh tham gia làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu cùng cô và trẻ trong các hoạt động tập thể tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm lớp và sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ các phụ huynh, giáo viên. PHẦN III: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy ở lớp, tôi đã thu được kết quả như sau: Đa số trẻ đều biết cách sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo. Trẻ có sự tiến bộ rõ nét, trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động và hoàn thành sản phẩm. Có một số trẻ thể hiện sự sáng tạo và năng khiếu tạo hình cao. Nhiều trẻ nhận biết thành thạo các nguyên vật liệu tái tạo và chủ động tạo hình theo ý tưởng riêng của trẻ. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm, chủ động, linh hoạt, sáng tạo... trong việc tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu tái tạo. Tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh từ nguyên vật liệu nhằm phục vụ công tác dạy học. Phụ huynh thấy được sản phẩm của trẻ, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm nguyên vật liệu, giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn. * Kết quả cụ thể (Đƣợc áp dụng cho 30 trẻ) Đạt Chƣa đạt TT Nội dung TST Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ hứng thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm để 1 nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố 30 18 60.0 12 35,7 cục…) của các tác phẩm tạo hình. Trẻ biết lựa chọn , phối hợp các nguyên vật liệu tạo 2 hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các 30 15 50.0 15 50.0 sản phẩm. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, xếp 3 hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình 30 19 63.3 11 36.7 dáng,/ đường nét và bố cục. Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình 4 dáng/đường nét và bố cục. 30 20 66.6 10 30.4 Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù 5 hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. 30 16 53,3 14 46,7
  9. PHẦN IV: KẾT LUẬN 1.Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình ở trường mầm non là một hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu và có thể lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ một cách linh hoạt.Vì thế để giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua hoạt động tạo hình tôi đã đưa ra biện pháp “Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển kĩ năng tạo hình ở trường Mầm non Hải Thượng”. Biện pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, vừa giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo vừa tiết kiệm được kinh phí, góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp, mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ. Qua việc thực hiện đề tài “hướng dẫn trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu” công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn trong các hoạt động. Đa số phụ huynh đồng tình hưởng ứng, tham gia tích cực vào một số hoạt động ngày hội ngày lễ của cô và trẻ… Ngoài ra, với biện pháp này còn giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động, khơi dậy và phát triển năng khiếu, chuẩn bị tốt các kĩ năng cho trẻ vào lớp một. Đồng thời, giúp cho phụ huynh thấy rõ khả năng của trẻ để kịp thời bồi dưỡng và phát triển thêm. 2. Kiến nghị, đề xuất Có thể nói việc phát triển kĩ năng tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thực sự cần thiết và quan trọng. Thông qua đó, trẻ được phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển thẫm mỹ. Tuy nhiên, việc phát triển kĩ năng trong hoạt động tạo hình hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định. Vì vậy, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: * Đối với tổ chuyên môn Nâng cao chất lượng công tác làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, đễ tìm kiếm, gần gủi với trẻ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Đẩy mạnh bồi dưỡng kĩ năng giáo dục để giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. * Đối với nhà trƣờng Đầu tư nhiều hơn nữa các góc chơi ngoài trời như khu vui chơi cát nước, khu vận động, gian hàng sản phẩm của trẻ,...góp phần làm đẹp thiên nhiên, làm đẹp môi trường, phát triển thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ. Trên đây là những chia sẻ của tôi về biện pháp:“Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển kĩ năng tạo hình ở trường Mầm non Hải Thượng” mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng trên trẻ và bước đầu mang lại hiệu quả. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2