intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm phối hợp công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Kinh nghiệm phối hợp công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tácbảo vệ sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh tại trường mầm non; Tìm ra hệ thống các biện phápchỉ đạo để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh tại trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm phối hợp công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non

  1.               ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ                TRƯỜNG MẦM NON C TỨ HIỆP                                                                     KINH NGHIỆM PHỐI HỢP CÔNG ĐOÀN  TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỐT  PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO TRẺ  TẠI TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực:  Quản lý Cấp học:  Mầm non Tên tác giả:  Nguyễn Thị Hải Yến Đơn vị công tác:  Trường mầm non C xã Tứ Hiệp Chức vụ:  Phó hiệu trưởng ­ Chủ tịch công đoàn
  2. 2 NĂM HỌC: 2021­2022 2
  3. MỤC LỤC 2. Khuyến nghị………………………………………………………………………15
  4. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Danh ngôn có câu:“Chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay cho tôi hy vọng   tươi sáng hơn vào ngày mai”. Trong đời sống xã hội, sức khỏe luôn giữ vai trò  quan trọng. Nó là cơ sở không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc   cho con người, sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính  vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định:  “Sức khỏe là tài sản quý giá  nhất của mỗi người và của toàn xã hội”. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khẳng  định: Có một sức khỏe tốt là một trong những quyền cơbản của con người không  phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị hay điều kiện kinh tế. Để có một sức khỏe tốt thì những năm tháng đầu đời là giai đoạn vô cùng   quan trọng đối với mỗi người. Trẻ  từ  0 ­ 6 tuổi là lứa tuổi đang phát triển rất   nhanh về thể chất và trí tuệ nhưng đây cũng là giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm các loại   bệnh dịch nhất do sức đề  kháng của trẻ còn non nớt. Chính vì vậy chăm sóc và  bảo vệ  tốt sức khỏe cho trẻ  là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã  hội. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu  của mỗi nhà trường trong đó chú trọng vấn đề  phòng chống các loại dịch bệnh  nhằm bảo vệ trẻ tránh không để trẻ nhiễm bệnh và có nguy cơ lây truyền cho trẻ  khác. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,   y tế đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng được hiện đại, sung sướng   hơn, nhưng bên cạnh đó có mặt trái là tình hình ô nhiễm môi trường, biến đổi   khí hậu khiến cho dịch bệnh ngày càng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp.   Hàng năm trên thế giới và tại Việt Nam xảy ra rất nhiều các dịch bệnh đặc biệt   là vào thời gian chuyển mùa, khí hậu có nhiều thay đổi đột ngột là điều kiện cho  nhiều dịch bệnh bùng phát mạnh như: Sởi, thủy đậu, tay ­ chân ­ miệng, tiêu  chảy, cúm A, đau mắt đỏ, hô hấp, sốt xuất huyết.Đặc biệt,từ  năm 2019 đến nay  đã xuất hiện Virus Covid­19, đây là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh  viêm đường hô hấp cấp  ở người và cho thấy có sự  lây lan từ người sang người.   Loại virut này có tốc độ  lây lan chóng mặt và được WHO công bố  là đại dịch  toàn cầu.Tính đến thời điểm tháng 3/2022 trên toàn thế giới đã có 510.648.529ca  nhiễm bệnh và 6.248.520 người tử vong.Riêng ở Việt Nam đã có 10.571.772 ca  nhiễm, trong đó 9.092.760 ca đã chữa khỏi và 1.435.991 ca đang được điều trị,  43.021 ca tử vong. Chúng ta có thể  thấy được mức độ  nguy hiểm của loại dịch   bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng  cũng như dời sống xã hội như  nào. Với đặc điểm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên nguy cơ  lây bệnh   cao đối với các môi trường sinh hoạt tập thể trong đó có trường học.
  5. Là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cùng với  đó là công tác phối hợp trong công tác công đoàn của nhà trường về quản lý chỉ  đạo thực hiện tốt việc bảo vệ sức khỏe trẻ để  phòng chống các loại dịch bệnh tại  trường mầm non. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ tốt   được sức khỏe của trẻ, làm thế  nào để  các loại dịch bệnh không có cơ  hội thâm  nhập vào ngôi trường của mình, để  trẻ  không bị nhiễm các loại dịch bệnh? Làm  thế nào để trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để đáp ứng  lòng mong mỏi, tin yêu của phụ huynh, và hơn hết sau này sẽ là những công dân  khỏe mạnh góp phần xây dựng đất nước như  Bác Hồ  kính yêu hằng mơ   ước.   Chính vì vậy năm học 2021 ­ 2022 tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề  tài:   “Kinh nghiệm phối hợp công đoàn trong công tác quản lý, chỉ  đạo thực hiện   tốt phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non”.  Để  đánh giá được thực trạng về  đề  tài đang nghiên cứu tôi đã tiến hành  các bước khảo sát đối với phụ huynh có con học tại trường. Cụ thể như sau: ­ Khảo sát 500 phụ  huynh học sinh toàn trường thông qua các biểu mẫu  trắc nghiệm trên nhóm zalo lớp. Phụ huynh   Phụ huynh   Nội dung khảo sát Trẻ đã mắc Trẻ chưa mắc chưa biết cách   biết cách xử lý xử lý 1. Dịch bệnh cúm  182/500 318/500 216/500 284/500 mùa 2. Sốt xuất huyết 226/500 274/500 238/500 262/500 3. Các dịch bệnh  273/500 227/500 198/500 302/500 theo mùa * Mục đích của đề tài: ­  Đánh giá thực trạng công tácbảo vệ  sức khỏe cho trẻ  và phòng chống   các dịch bệnh tại trường mầm non. ­ Tìm ra hệ  thống các biện phápchỉ  đạo để  tăng cường bảo vệ  sức khỏe   cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh tại trường mầm non. *  Thời gian nghiên cứu đề  tài: Từ  tháng 8 năm 2021 đến tháng 3năm  2022. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ­ Trẻđang học tập tại trường mầm non C xã Tứ Hiệp.
  6. * Phạm vi nghiên cứu đề  tài: Tại trường mầm non C xã Tứ  Hiệp năm  học 2021 ­ 2022. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Các loại dịch bệnh là những bệnh truyền nhiễm (hay còn gọi là bệnh lây)   là bệnh thường gặp  ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt ở  các nước có khí hậu  nóng  ẩm nhiệt đới. Căn nguyên bệnh truyền nhễm do các vi sinh vật gây ra gọi   là mầm bệnh, bệnh có khả  năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường   khác nhau và có khi thành đại dịch với số  lượng người mắc rất lớn. Dịch bệnh   ngày càng có xu hướng diễn biến khó lường, điều đó yêu cầu các cơ  quan quản  lý cũng như các cơ quan chuyên môn cần những biện pháp ứng phó phù hợp.  Tại nhiều nước trên thế giới đang có tình trạng phát sinh, gia tăng những  dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm như: Ebola, sởi, cúm A (H7N9), MERS­CoV,   COVID ­ 19... Bên cạnh đó, các bệnh dịch: bại liệt, dịch hạch cũng có nguy cơ  bùng phát trở lại sau một thời gian tạm lắng xuống. Ở Việt Nam trong những năm gần đây liên tục xảy ra rất nhiều dịch bệnh,   đặc biệt là các loại dịch bệnh liên quan đến trẻ  nhỏ  dưới 6 tuổi như: Sởi, tay ­   chân ­ miệng, cúm A, sốt xuất huyết…  ảnh hưởng lớn  đến sức khỏe và tính  mạng của trẻ. Vào tháng 1/2014 bệnh dịch Sởi đã bùng phát  ở  24 tỉnh thành   trong đó có thủ đô Hà Nội. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng đầu năm 2014 đã có 108  trẻ tử vong do Sởi trong đó 31 trẻ tử vong trực tiếp do bệnh Sởi và 78 trẻ tử vong   do các biến chứng từ sởi như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tủy, viêm ruột… Theo báo cáo của Bộ  y tế, từ  đầu năm 2021 đến nay, cả  nước ghi nhận hơn   50.400 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong. Dịch bệnh có diễn biến phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến   tính mạng và sức khỏe của trẻ  nhưng chúng hoàn toàn có thể  ngăn chặn và  khống chế được khi cộng đồng, cha mẹ  và cô giáo biết cách chăm sóc trẻ  đúng  cách, biết giữ  gìn vệ  sinh ăn uống, vệ  sinh thân thể, ăn uống đủ  chất và tiêm  phòng đầy đủ  cho trẻ, tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn và trong lành ­  một môi trường không có các nguy cơ  gây bệnh. Trường mầm non là nơi tập   trung rất đông trẻ  học tập, vui chơi và sinh hoạt vì vậy chỉ  cần một vài trẻ  mắc   bệnh sẽ  có nguy cơ  lây lan sang các trẻ  khác và tạo thành dịch bệnh trong  trường. Trên địa bàn xãTứ Hiệp từ năm 2009 đến nay đều có người mắc một số  bệnh như: sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, sởi.. Chính vì vậy, làm sao để  đảm bảo   sức khỏe, xây dựng được môi trường học tập vui chơi an toàn, phòng chống các 
  7. dịch bệnh cho trẻ  trong là một nhiệm vụ  quan trọng của mỗi trường mầm non   nói chung và của trường mầm non C xã Tứ Hiệp nói riêng.
  8. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1. Mô tả thực trạng: ­ Trườngmầm non C xã Tứ Hiệp được được thành lập theo Quyết định số  1777/QĐ­UBND ngày 16/6/2021 trên cơ sở chia tách từ trường mầm non B xã Tứ  Hiệp. Trường có 01 điểm trườngvới tổng diện tích đất sử dụng là 6895,7 m2trong  đó, diện tích sân chơi là: 2.092,3 m2. Trường được trang bị đồ dùng hiện đại, đồ  chơi ngoài trời; các lớp được trang bị  các đồ  dùng, các trang thiết bị  đảm bảo  yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác chăm sóc trẻ. ­ Năm học 2021­2022, trường có 16 lớp với tổng số cháu là 539 cháu . Trong đó  Nhà trẻ: 48 trẻ, MG: 491 trẻ. ­ Toàn trường có 47 đồng chí CB ­ GV ­ NV, trong đó: Ban giám hiệu có  03 đồng chí, giáo viên có 32 đồng chí, cô nuôi có 8 đồng chí, nhân viên bảo vệ  có 02 đồng chí, 01 đồng chí kế toán, 01 nhân viên văn thư. 2.2. Thuận lợi: ­ Được sự  quan tâm của lãnh đạo  Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo  dục và Đào tạo huyện xây dựng cho trường cơ  ngơi khang trang, sạch  đẹp,  thoáng mát đảm bảo đủ tiêu chuẩn trường Quốc gia mức độ 2. ­ Đội ngũ Ban giám hiệu đoàn kết thống nhất trong mọi công việc, nhiệt  tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, được đào tạo cơ  bản, được tham gia các lớp tập huấn về  chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Luôn chú   trọng mục đích bồi dưỡng đội ngũ duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ trong nhà trường. ­ Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tìnhyêu nghề  mến trẻ, đều đạt trình  độ  chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc chăm  sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. ­   Có   sự   ủng   hộ   nhiệt   tình   của   các   bậc   phụ   huynh   học   sinh   trong   trường.Đa số  phụ  huynh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc   chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. ­ Trường có phòng y tế riêng biệt với tổng diện tích 34  m2với trang thiết  bị y tế đầy đủ theo đúng danh mục quy định.  2.3. Khó khăn: ­ 01 CBQL kiêm nhiệm công tác y tế  trường học nên còn gặp khó khăn   trong công tác quản lý, giám sát và việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. ­ Địa bàn xã trong những năm gần đây đều có người mắc 1 số dịch bệnh   như: sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, sởi…
  9. 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Biện pháp 1: Xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo giáo viên, nhân viên tăng   cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh Lập kế  hoạch là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi nhà  quản lý nhằm xác định mục tiêu cần phải đạt được là gì? Qua đó xác định việc   phải làm, làm như thế nào, làm khi nào và ai sẽ làm. Lập kế hoạch khoa học, cụ  thể giúp tôi chủ động trong công việc, biết làm việc gì trước, việc gì sau, không  bỏ  sót công việc vàđảm bảocho công việc thực hiện không bị  chồng chéo. Kế  hoạch còn làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi hoạt động và chất   lượng công việc của giáo viên, nhân viên trong trường. Căn cứvào tình hình thực tế  của nhà trường cũng như  vấn đề  dịch bệnh  luôn có diễn biến phức tạp, tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những  điểm còn hạn chế  trong vấn đề  phòng chống dịch bệnh cho trẻ  trong trường  mình. Ngay từ  đầu năm học tôi đã xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo giáo viên, nhân  viên tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh năm học  2021­ 2022 một cách cụ thể như sau (Phụ lục 1). Từ  tháng 4/2021do tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng phát nên UBND  thành phố  Hà Nội và Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã liên tục ra các thông  báo, công văn, quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ  học phòng chống dịch.   Chính vì vậy, trong thời gian cô và trò nghỉ phòng, chống dịch tôi đã xây dựng   Kế hoạch điều chỉnh bổ sung công tác Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong thời gian   trẻ nghỉ học phòng chống dịch Covid 19 tại nhà.(Phụ lục 2) Với   bảnkế   hoạch   được   xây   dựng   một   cáchkhoa   học,   đầy   đủ,   rõ  ràngcácnội dung và đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn, phù  hợp với tình hình thực tế của nhà trườngtôi đã thực hiện công tác chỉ đạo giáo   viên, nhân viên tăng cường bảo vệ  sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch   bệnh một cách khoa học, có hiệu quả trong năm học 2021­2022. Biện pháp 2: Tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư, bổ sung, sửa chữa cơ   sở  vật chất để  tăng cường công tác bảo vệ  sức khỏe của trẻ  và phòng chống   các dịch bệnh. Cơ  sở  vật chất là một trong những điều kiện quan trọng góp phần bảo vệ  sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh trong trường. Trang bị cơ sở vật   chất, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc bán trú càng đầy đủ, hiện đại thì chất  lượng chăm sóc, bảo vệ  sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ  càng tốt.   Nắm được tầm quan trọng đó nên ngay từ  cuối dịp hè năm 2021tôi đã chỉ  đạo  giáo viên và cô nuôi tiến hành rà soát lại toàn bộ cơ  sở  vật chất trong lớp, bếp, 
  10. sân chơi để bổ sung thay thế những đồ dùng đồ chơi đã cũ hỏng và trang bị thêm  các đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. * Đối với các lớp học: ­ Thay thế, bổ  sung kịp thời các loại đồ  dùng đồ  chơi đã cũ hỏng không   đảm bảo vệ sinh và mất an toàn cho trẻ. ­ Bổ sung chăn, chiếu, gối, cốc đủ cho số trẻ đảm bảo giữ ấm cho trẻ vào  mùa đông, mát về mùa hè. ­ Nhà vệ  sinh: phát nước tẩy rửa, xà phòng thơm và găng tay theo đúng  định kỳ. Loại bỏ  hoàn toàn các cây dây leo trồng bằng lọ  nước treo trong lớp,   nhà vệ sinh, góc thiên nhiên để tránh muỗi bọ gậy có nơi trú ẩn và sinh sản. ­ Sửa chữa, cải tạo các đồ dùng, trang thiết bị ở nhà vệ sinh các lớp * Đối với khu vực vui chơi ngoài trời của trẻ: ­ Rà soát, loại bỏ  và bổ  sung thay thế  các đồ  chơi cũ, hỏng, xuống cấp  không đảm bảo an toàn cho trẻ  và là nơi trú ngụ  của bọ  gậy, muỗi, không còn  nước đọng và vệ  sinh môi trường cho trẻ  hoạt động. Sơn lại toàn bộ  đồ  chơi  ngoài sân trường. ­ Sửa chữa, trát lại những chỗ sân trường bị bong, trũng nước, cải tạo lại   hệ  thống cống rãnh thoát nước tại khu lẻ  đảm bảo an toàn, vệ  sinh cho trẻ  khi   vui chơi. ­ Tham mưu chặt bỏ các cành cây to, um tùm trong sân trường để tạo môi  trường thoáng mát, tránh muỗi phát sinh do cây cối rậm rạp và có nguy cơ  gãy  đổ mỗi khi trời mưa to gây nguy hiểm cho cô và trẻ. * Đối vớibếpăn:  ­ Tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư, trang bị  đầy đủ  các đồ  dùng trang   thiết bị hiện đại phục vụ công tác chăm sóc bán trú của trẻ. ­ Bể nước, bình chứa nước phải được đậy nắp, có khóa và vệ sinh thường   xuyên định kỳ theo đúng lịch. * Đối với phòng y tế:  ­ Sưu tầm, trang bị  các loại tranh  ảnh, bài viết tuyên truyền của các cơ  quan ban ngành chuyên môn về  các loại dịch bệnh trẻ  thường hay mắc phải   theo từng mùa và những lúc dịch cao điểm.  ­ Tham mưu với Hiệu trưởngtrang bị phòng y tế có đủ các phương tiện cho   phòng chống dịch bệnh: Bông, băng, cồn sát trùng, khẩu trang, kẹp nhiệt độ, dung  dịch cloraminB, đủ cơ số thuốc theo quy định và một số đồ dùng y tế khác… ­ Trang bị đồ dùng, thiết bị, danh mục thuốc cần thiết đối với khu cách ly  Covid­19. * Kết quả:
  11. Sau khi đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng, năm học 2021 ­ 2022 trường  đã lên kế  hoạch đầu tư, bổ  sung mua sắm được một số  đồ  dùng trang thiết bị  phục vụ  công tác chăm sóc, bảo vệ  sức khỏe, góp phần phòng chống được các  loại dịch bệnh.  Từ  việc đầu tư  bổ  sung cơ  sở  vật chất hiện đại đã đảm bảo tốt hơn cho   công tác chăm sóc và bảo vệ  tốt sức khỏe cho trẻ, công tác phòng chống dịch  bệnh cũng được thuận lợi và hiệu quả hơn. Ngoài việc tham mưu bổ sung cơ sở vật chất tôi còn tham mưu trong Ban  giám hiệu tổ chức phòng dịch cho trẻ: ­ Phun thuốc diệt muỗi vào trước các đợt dịch sốt xuất huyết, đặc biệt sau   các trận mưa rào. ­ Tổ chức vệ sinh: khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rửa bể nước   định kỳ 2 tuần/lần... ­ Lập kế  hoạch vệ  sinh hàng tuần, hàng ngày cho các lớp và bếp ăn: vệ  sinh chăn, chiếu, gối, khăn mặt trẻ, vệ sinh đồ  dùng đồ  chơi trong lớp và ngoài   trời. Xét nghiệm nước và thau bể nước định kỳ theo lịch. Biện pháp 3: Phối hợp công đoàn trong công tác bồi dưỡng cho đội   ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao hiểu biết về kiến thức bảo vệ sức khỏe cho   trẻ và phòng chống các dịch bệnh. Phối hợp là quá trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của các  cán bộ giáo viên, viên chức, người lao động nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ  cụ  thể  trong công tác. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự  thống nhất,   đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả  trong quản lý. Nói cách khác, phối  hợp là bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch để đạt một mục đích chung. Thông   qua phối hợp, các bộ  phận và cá nhân trong đơn vị  được trao đổi hoạt động và  thông tin với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm   vụ của tập thể và cá nhân, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.  Trong quản lý chỉ đạo, nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề  phối   hợp với công đoàn động viên đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt quy  chế chuyên môn, tham gia vào các lớp tập huấn đạo tạo, bồi dưỡng đội ngũ để  nâng cao kỹ năng sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ nói chung và để hiểu biết về  kiến thức bảo vệ  sức khỏe cho trẻ  và phòng chống các dịch bệnh tại trường  mầm non nói riêng.  Như  chúng ta đã biết, giáo viên, nhân viên là những người hàng ngày  trực tiếp làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng, nấu ăn cho trẻ  suốt 8 tiếng tại   trường. Chính vì vậy trẻ có được an toàn, được chăm sóc sức khỏe tốt và phòng  chống được dịch bệnh hay không là nhờ vào đội ngũ giáo viên, nhân viên trong 
  12. trường. Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong  công tác bảo vệ  sức khỏe và phòng chống các loại dịch bệnh cho trẻ, ngay từ  đầu năm học tôi đã tham mưu trong Ban giám hiệu phối hợp với công đoàn xây  dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên nhân viên  với mục đích cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ  năng về  chăm sóc và  phòng chống các loại dịch bệnh cho trẻ. Giúp giáo viên, nhân viên có được ý  thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh một cách thường   xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả. Với biện pháp này tôi  đã thực hiện như sau: ­ Sưu tầm và trang bị sách, báo, tài liệu có liên quan đến công tác chăm  sóc sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh của Sở y tế, trung tâm y tế  huyện, xã. ­ Động viên tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia đầy   đủ  các buổi tập huấn về: Phòng, chống dịch bệnh cho trẻ  trong trường học,   công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác y tế, vệ sinh học đường, công tác  chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm y tế và Ủy   ban nhân dân huyện, xã tổ  chức. Tổ chức cho 100% giáo viên, nhân viên thực  hành ngay sau buổi tập huấn để rút kinh nghiệm. ­ Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ lý thuyết vừa thực hành một   lần/năm.  Quy chế  chuyên môn của từng năm học là văn bản có tính chất hướng  dẫn, chỉ  đạo các đơn vị  nhà trường, cán bộ  quản lý, giáo viên nhân viên thực  hiện xuyên suốt trong năm học để đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và   giáo dục trẻ. Vì vậy, ngay từ  đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã thông  qua và triển khai quy chế  chuyên môn của Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong   nhà trường và yêu cầu thực hiện nghiêm túc. Trong đó, để  đảm bảo sức khỏe  cho trẻ và làm tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh, tôi đã chỉ đạo giáo   viên, nhân viên chú trọng đến một số việc cần làm khi thực hiện quy chế chuyên   môn như sau: * Đối với giáo viên: ­ Giáo viên phải linh hoạt trong tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt khi  thời tiết thay đổi, khi có dịch bệnh xảy ra. Các hoạt động đảm bảo tính vừa sức   để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.  ­ Phòng học luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa  đông. Lưu ý đến các đợt có dịch bệnh bùng phát bên ngoài để có những bao quát 
  13. kịp thời phát hiện trẻ mắc dịch bệnh và cách ly kịp thời tránh dịch bệnh lây lan  trong trường. ­ Tổ  chức tốt giờ  ăn, giờ  ngủ  cho trẻ. Đảm bảo nước mát về  mùa hè, ấm  về mùa đông. ­ Chú trọng các cháu cá biệt, trẻ có biểu hiện ốm mệt đột xuất để  có biện   pháp chăm sóc phù hợp. ­ Chú trọng rèn nền nếp và kỹ năng vệ sinh cho trẻ. ­ Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký đón, trả trẻ. Đặc biệt chú trọng đến tình  hình sức khỏe của trẻ hơn nữa trong những đợt cao điểm dịch. ­ Thực hiện nghiêm túc lịchvệ sinh hàng ngày, hàng tuần tại lớp mình ­ Thực hiện nghiêm túc lịchgiặt chăn, gối và lịchhấp khăn cho trẻ. * Đối với cô nuôi: ­ Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến bếp 1 chiều tại bếp ăn 2 khu. ­ Sơ  chế, chế  biến các món ăn phải đeo khẩu trang, đảm bảo vệ  sinh an  toàn thực phẩm. ­ Trước khi chia thức ăn chín cho trẻ  phải rửa tay bằng xà phòng diệt  trùngvà đeo găng tay nilong, bịt khẩu trang. ­ Thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh trong và ngoài khu vực bếp theo định  kỳ. Sấy bát thìa 2 lần/ ngày. * Đối với cán bộ phụ trách y tế: ­ Thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến mới nhất của các loại dịch  bệnh trên cả nước nói chung và địa bàn nói riêng. Có kế hoạch tập huấn cho giáo   viên trên lớp, tuyên truyền với các bậc phụ  huynh về  cách phòng, chống dịch  bệnh. ­ Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ ốm, mệt đột xuất (nếu có) tại phòng y  tế. ­ Thực hiện lịch hấp khăn cho trẻ  theo lịch đúng theo nhiệm vụ  được  phân công. * Kết quả:  ­ Việc phối hợp công đoàn động viên đội ngũ giáo viên, nhân viên thực   hiện tốt quy chế chuyên môn và thực hiện một cách linh hoạt đã giúp giáo viên   và nhân viên đạt được kết quả cao trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ và   phòng chống dịch bệnh. ­ 100% giáo viên, nhân viên được tham gia bồi dưỡng và đã có những   kiến thức, hiểu biết, kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe và phòng chống, xử  lý các loại dịch bệnh thường gặp ở trẻ đạt hiệu quả.
  14. Biện pháp 4:  Tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ qua việc xây dựng thực   đơn ăn hợp lý và đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Là một hiệu phó phụ  trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  trong nhà  trường, bản thân tôi luôn trăn trở  làm sao trẻ  đến trường ngoài được vui chơi,  học tập để  phát triển tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ  thì trẻ  còn được thưởng thức   những bữa ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ  sinh an toàn thực   phẩm để trẻ phát triển toàn diện về thể chất. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với đồng chí kế toán  và bếp trưởng, thăm dò ý kiến của giáo viên và phụ  huynh để  xây dựng thực   đơn ăn tiêu chuẩn cho trẻ đảm bảo đúng theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào  tạo Hà Nội, tính khẩu phần ăn cho trẻ  trên phần mềm dinh dưỡng.Bữa chính   tiêu chuẩn là bữa ăn có tối thiểu 10 loại thực phẩm và ngoài các món như cơm,  canh, món mặn, tráng miệng sẽ  có thêm món xào. Căn cứ  vào tình hình thực  phẩm của địa phương theo mùa và mức tiền ăn 1 ngày của trẻ, dựa trên kết quả  khảo sát, tôi đã xây dựng thực đơn ăn cho trẻ đảm bảo cân đối tỷ lệ các chất, đa   dạng các loại thực phẩm theo hướng dẫn năm học của SGD&DDT Hà Nội. Đặc biệt, năm học 2021­2022 trẻ  nghỉ  học thời gian khá dài, hiệu phó   nuôi dưỡng và tổ  nuôi xây dựng các món ăn dinh dưỡng với thực đơn theo   tháng để  cùng phối kết giáo viên gửi bài phụ  huynh chăm sóc dinh dưỡng và  bảo vệ sức khỏe của trẻ tại nhà để phòng chống dịch đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, công tác đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm luôn được nhà  trường coi là nhiệm vụ  trọng tâm, hàng đầu trong công tác chăm sóc, nuôi  dưỡng trẻ bởi chúng ta ai cũng biết “Bệnh từ miệng mà vào”, cơ  thể trẻ mầm  non đang trong quá trình phát triển, còn rất non nớt, chỉ cần trẻ bị ngộ độc thực   phẩm hoặc thường xuyên sử dụng các thực phẩm không an toàn thì hậu quả sẽ  khôn lường. ­ Hằng năm, Ban giám hiệu nhà trường đã xem xét, lựa chọn các công ty  cung  ứng thực phẩm có đủ  tư  cách pháp nhân, được UBND huyện phê duyệt   cho phép cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể. ­ Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. ­ Thực hiện tốt các yêu cầu trong việc sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm. * Kết quả: ­ Trong thời gian nghỉ  phòng chống dịch, nhà trường đã xây dựng thực   đơn theo tháng  (Tuần chẵn/tuần lẻ  ­ Phụ  lục 3)  và quay các video hướng dẫn  cách sơ chế, chế biến món ăn giầu chất dinh dưỡng gửi phụ huynh chăm sóc sức  khỏe cho trẻ tại nhàtổng số  video nuôi dưỡng nhà trường đã gửi tới phụ  huynh  
  15. là: 29 video, số bài tuyên truyền về nuôi dưỡng: 28 bài, bài tuyên truyền về y tế,   sức khỏe: 41 bài, được đăng tải trên trang website: mamnonctuhiep.edu.vn.  ­ Khi trẻ đi học trở lại, nhà trường đã xây dựng và áp dụng thực đơn bữa   chính tiêu chuẩn theo 2 mùa với các thực phẩm đa dạng và phong phú: mùa  đông và mùa hè. Hằng năm, qua thăm dò và thường xuyên dự giờ ăn các lớp tôi  nhận thấy trẻ ăn ngon miệng, hết suất, ăn được nhiều rau hơn nhờ có món xào  và rất hào hứng khi đến giờ ăn cơm. ­ Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì vậy trong năm   học trường không để xảy ra bất kỳ trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với   trẻ. Biện pháp 5: Phối kết hợp với trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và phụ   huynh trong công tác bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để  trẻ  an toàn tránh được dịch bệnh thì vai trò của trung tâm y tế  huyện  và trạm y tế xã sở  tại là rất quan trọng, đây là những cánh tay đắc lực giúp nhà   trường trong việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Nếu không có sự giúp đỡ  của  trung tâm y tế  huyện và trạm y tế  xã thì việc tìm tòi tài liệu và kiến thức về  phòng chống dịch bệnh sẽ có nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó để chăm sóc tốt sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ  thì sự  phối kết hợp với các bậc cha mẹ  học sinh là nhiệm vụ  quan trọng bởi   ngoài thời gian ở trường được sự chăm sóc tận tình của cô giáo thì hết giờ trẻ lại   trở  về  với vòng tay của cha mẹ, cộng đồng.Vì vậy để  công tác phối hợp cùng   trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và phụ  huynh trong việc chăm sóc sức khỏe   và phòng chống các dịch bệnh cho trẻ được tốt tôi đã thực hiện 1 số việc sau: * Với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã: ­ Đề  xuất cung cấp cho nhà trường những tư  liệu về  phòng, chống các  dịch bệnh cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ bị bệnh. ­ Mời trạm y tế  xã trực tiếp trao đổi và bồi dưỡng những kiến thức, kỹ  năng về phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên. ­ Đề  xuất cung cấp cho nhà trường một số  dung dịch khử  khuẩn như:   CloraminB, Javen...để  vệ  sinh môi trường giúp phòng chống dịch bệnh có hiệu  quả trong các đợt cao điểm của dịch. * Với phụ huynh: ­ Tuyên truyền tới 100% các bậc phụ  huynh về  phương pháp chăm sóc  sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, nhận biết các triệu chứng và phòng chống các   loại dịch bệnh cho trẻ. Đa phần phụ huynh trong trường là công nhân viên chức,   kinh doanh buôn bán nên thời gian đưa đón con rất hạn chế, thường nhờ ông bà,  người nhà đưa đón vì vậy Ban giám hiệu đã chỉ  đạo các lớp lập trang zalo của 
  16. lớp mình để  tiện trao đổi các hoạt động và tình hình sức khỏe của các con đến  các bậc phụ  huynh, đồng thời tuyên truyền kịp thời cách phòng chống các loại   dịch bệnh mới bùng phát. Nhà trường có trang web và facebook riêng để  cập  nhật kịp thời các hoạt động của giáo viên và trẻ, đồng thời kịp thời tuyên truyền   đến các bậc phụ huynh khi có dịch bệnh xảy ra. Phương pháp tuyên truyền này   đã mang lại rất nhiều hiệu quả  mà không tốn kém về  kinh phí. Ngoài ra nhà   trường còn tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác như: thông qua các  buổi họp phụ  huynh, tại bảng tuyên truyền các lớp và sân trường, tuyên truyền   trên loa phát thanh của nhà trường vào các giờ đón và trả trẻ, phát tờ rơi,… ­ Tuyên truyền các bậc phụ  huynh cho con tiêm phòng đầy đủ  các mũi  tiêm chủng mở rộng như: Sởi, thủy đậu, cúm A,... ­ Chỉ đạo giáo viên kết hợp trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe  của trẻ, nắm bắt được tình hình diễn biến của các loại dịch bệnh, tuyệt đối   không cho trẻ đến gần những nơi đang có nguy cơ dịch bệnh xảy ra. Chú ý vệ  sinh thân thể  hàng ngày cho trẻ, vệ  sinh môi trường xung quanh trẻ  và chú ý  đến dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Nếu có trẻ mắc bệnh cần yêu cầu phụ huynh  cho trẻ nghỉ đúng đủ số ngày theo quy định của Bộ y tế với từng loại bệnh, đến  khi trẻ khỏi hoàn toàn mới cho trẻ đi học lại để tránh lây lan sang các bạn khác.  Khi trẻ mắc bệnh cha mẹ tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự  ý dùng các bài thuốc dân gian để chữa trị, tắm cho trẻ dễ dẫn đến viêm nhiễm   và những biến chứng khó lường. * Kết quả:  Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong năm học đã cung cấp cho nhà  trường rất nhiều các tranh ảnh, áp phích, bài tuyên truyền về cách phòng chống,  triệu chứng và cách chăm sóc khi trẻ bị mắc một số dịch bệnh như: tay ­ chân ­  miệng, sốt xuất huyết, sởi, cúm A, Ebola, thủy đậu,.. Đặc biệt, từ  đầu tháng 2  năm 2020 cho đến nay, khi dịch bệnh Covid­19 bùng phát tại nhiều quốc gia  trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Trung tâm y tế huyện đã thường xuyên tập   huấn cho các nhà trường lý thuyết và thực hành về công tác phòngchống dịch,   cũng như hướng dẫn làm các loại sổ sách theo dõi sức khỏe của trẻ khi trẻ quay   lại trường học. Thông qua việc trao đổi, tuyên truyền 100% các bậc phụ  huynh trong  trường đã nâng cao được kiến thức và kỹ  năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có   được những kiến thức cơ  bản về  triệu chứng, cách phòng chống và chăm sóc  khi trẻ mắc bệnh. Các bậc phụ huynh đã tích cực kết hợp cùng nhà trường, giáo  viên trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, quan tâm, ủng hộ mọi hoạt   động của nhà trường.
  17. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, được sự ủng hộ của tập thể cán   bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường, công tác chỉ đạo tăng  cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ và phòng chống các dịch bệnh tại trường đã thu  được một số kết quả sau: ­ 100% trẻ  được tuyệt đối an toàn cả  về  thể  chất lẫn tinh thần. Qua một   năm trong trường không có trường hợp trẻ  mắc bất kỳ  loại bệnh dịch nguy   hiểm nào. ­ Trẻ khoẻ mạnh, mạnh dạn, tự tin, có nề nếp trong mọi hoạt động, có kỹ  năng hành vi văn minh.  ­ Điều kiện cơ  sở  vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ  được  cải thiện đạt chất lượng tốt hơn nhiều so với đầu năm học. - Khung cảnh trong và ngoài lớp học được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý, khu vui chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh tuyệt đối cho trẻ khi tham gia các hoạt động. ­ 100% giáo viên, nhân viên nắm được và thực hiện nghiêm túc quy chế  chuyên môn, có kiến thức, kỹ năngchăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phòng và  xử lý các loại dịch bệnh. ­ Phụ huynh phấn khởi, tin yêu và tín nhiệm đội ngũ giáo viên, tín nhiệm nhà  trường. Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong việc chăm sóc trẻ và đảm bảo an toàn về  vệ sinh cho trẻ cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất, góp phần nâng cao sức đề  kháng cho trẻ để phòng tránh dịch bệnh. Do đó nhà trường có nhiều thuận lợi trong  việc xã hội hoá giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường, lớp ngày   càng khang trang, sạch đẹp, nề nếp ngày càng quy mô hơn, hiện đại hơn.          ­ Công tác kiểm tra y tế hàng năm của trường luôn đạt kết quả tốt và được   các đoàn kiểm tra đánh giá cao, đặc biệt trong năm học 2021­ 2022 nhà trường  không để xảy ra bất kể dịch bệnh nào đối với trẻ. ­ Kết quả khảo sát cuối năm: Phụ huynh   Phụ huynh   Nội dung khảo sát Trẻ đã mắc Trẻ chưa mắc chưa biết cách   biết cách xử lý xử lý 1. Dịch bệnh cúm  26/500 474/500 500/500 0/500 mùa (5,2%) (94.8%) (100%) (0%) 0/500 500/500 500/500 0/500 2. Sốt xuất huyết (0%) (100%) (100%) (0%)
  18. 3. Các dịch bệnh  18/500 482/500 500/500 0/500 theo mùa (3,6%) (96,4%) (100%) (0%) III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua một năm thực hiện các biện pháp  “Kinh nghiệm phối hợp công   đoàn trong công tác quản lý, chỉ  đạo thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh,   bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non”, tôi nhận thấy: ­ Việc chỉ đạo tăng cường bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh  cho   trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong những năm gần đây. Nó góp phần nâng   cao sức đề  kháng và giảm thiểu nguy cơ  mắc dịch bệnh  ở  trẻ, giúp giáo viên,  nhân viên và phụ huynh có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc  nuôi dưỡng phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Qua đó, giúp cho trẻ có được những   kiến thức cần thiết trong việc tự giác vệ sinh cá nhân cho chính bản thân mình.  ­ Trong năm học vừa qua nhà trường đón đoàn kiểm tra y tế học đường về  kiểm tra và được đánh giá rất cao môi trường sư  phạm, khâu vệ  sinh phòng   chống dịch bệnh của nhà trường và kết quả đạt 100/100 điểm.   ­ Đạt được những kết quả  trên là nhờ  sự  chỉ  đạo sát sao của Phòng Giáo  dục và Đào tạo huyện, sự  đầu tư  cơ  sở  vật chất của các cấp lãnh đạo, sự  đoàn  kết nhất trí cao trong Ban giám hiệu, sự   ủng hộ  nhiệt tình của tập thể  cán bộ  ­  giáo viên ­ nhân viên, sự quan tâm hợp tác của Trung tâm y tế huyện và Trạm y  tế xã, sự phối hợp của các bậc phụ huynh trong nhà trường. BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẦU NĂM ­ CUỐI NĂM * Đối với trẻ: Nội dung  Đầu năm  Cuối năm (Tháng 5) khảo sát (Tháng 9)
  19. Trẻ đã mắc Trẻ chưa mắc Trẻ đã mắc Trẻ chưa mắc 1. Dịch bệnh  182/500 318/500 26/500 474/500 cúm mùa (36.4%) (63,6%) (5,2%) (94.8%) 2. Sốt xuất  226/500 274/500 0/500 500/500 huyết (45,2%) (54,8%) (0%) (100%) 3. Các dịch  273/500 227/500 18/500 482/500 bệnh theo mùa (54,6%) (45,4%) (3,6%) (96,4%) * Đối với phụ huynh: Đầu năm  Cuối năm (Tháng 5) (Tháng 9) Nội dung  Phụ huynh   Phụ huynh   Phụ huynh   Phụ huynh   khảo sát chưa biết   biết cách xử   chưa biết   biết cách xử   cách xử lý lý cách xử lý lý 1. Dịch bệnh  216/500 284/500 500/500 0/500 cúm mùa (43,2%) (56,8%) (100%) (0%) 2. Sốt xuất  238/500 262/500 500/500 0/500 huyết (47,6%) (52,4%) (100%) (0%) 3. Các dịch  198/500 302/500 500/500 0/500 bệnh theo mùa (39,6%) (60,4%) (100%) (0%) 2. Khuyến nghị ­ đề xuất: ­ Đề  xuất Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo   huyện tổ  chức nhiều lớp tập huấn về  kỹ  năng thực hành chăm sóc sức khỏe,  phòng chống các dịch bệnh thường gặp ở trẻ. ­  Đề  xuất  Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện   phối hợp với Trung tâm Y tế  huyện tiến hành tổ  chức những đợt phun thuốc  muỗi các khu vực công cộng trên địa bàn để đảm bảo môi trường trong sạch cho   nhân dân và đảm bảo an toàn khu vực vui chơi của trẻ. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong các cấp lãnh đạo  cũng như hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp góp ý, bổ sung cho 
  20. tôi để tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý và chỉ đạo giáo viên, nhân viên   làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh   cho trẻ  trong  trường mầm non vào những năm tiếp theo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,   không sao chép nội dung của người khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022. Người viết Nguyễn Thị Hải Yến PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO TRẺ VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC DỊCH BỆNH NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian Người Nội dung Biện pháp thực hiện thực hiện - Xây dựng môi - Chỉ đạo giáo viên kiểm - Ban giám trường an toàn tra, rà soát, loại bỏ những hiệu, giáo cho trẻ đồ dùng đồ chơi không an viên 16 nhóm toàn đối với trẻ lớp - Xây dựng - Phối hợp với nhân viên kế - Hiệu phó thực đơn ăn tiêu toán và bếp trưởng xây nuôi, kế toán, Tháng 9,10, chuẩn cho trẻ dựng thực đơn ăn tiêu bếp trưởng 11/2021 chuẩn cho trẻ theo đúng hướng dẫn của SGD&ĐT Hà Nội - Triển khai, áp - Tham mưu với Hiệu - Hiệu phó dụng tính khẩu trưởng mua phần mềm dinh nuôi phần ăn cho trẻ dưỡng, áp dụng tính khẩu trên phần mềm phần ăn và xây dựng thực dinh dưỡng đơn ăn cho trẻ trên phần mềm dinh dưỡng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2