intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non" nhằm giúp trẻ có chủ động tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ nắm bắt được kiến thức của hoạt động, tuy nhiên hầu hết các sáng kiến này chú trọng đến thay đổi hình thức tổ chức tiết học nhưng nội dung các bài hát, các trò chơi âm nhạc vẫn đơn điệu, nghèo làn trẻ không thực sự hứng thú với các bài hát trẻ đã được làm quen thậm chí đã thuộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2024 Kính gửi: Hội đồng thẩm định Sáng kiến kinh nghiệm. Họ và tên: Nguyễn Thị Quyên. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Trung Lập Tên sáng kiến: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ. 2. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập. Địa chỉ: Áng Dương – Trung Lập – Vĩnh Bảo- Hải Phòng. I. Mô tả giải pháp đã biết: (Ưu, khuyết điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khắc phục…). Trong quá trình thực hiện tôi đã tìm hiểu và tham khảo nhiều sáng kiến kinh nghiệm về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non của đồng nghiệp như: Sáng kiến “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Phạm Thùy Trang trường mầm non Cát Bi – Hải Phòng. Sáng kiến “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Hồng Huệ trường mầm non Yên Lãng – Tiên Lãng. Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn âm nhạc trong trường lớp mầm non” của tác giả Lê Thị Hằng trường mầm non Dư Hàng Kênh - Hải Phòng. Những sáng kiến này cơ bản đã giúp trẻ có chủ động tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ nắm bắt được kiến thức của hoạt động, tuy nhiên hầu hết các sáng kiến này chú trọng đến thay đổi hình thức tổ chức tiết học nhưng nội dung các bài hát, các trò chơi âm nhạc vẫn đơn điệu, nghèo làn trẻ không thực sự hứng thú với các bài hát trẻ đã được làm quen thậm chí đã thuộc. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay một số giáo viên còn xem nhẹ việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, khi dạy trẻ còn dạy qua loa, đại khái, cốt sao cho trẻ nhớ được bài hát mà không quan tâm đến việc trẻ có hứng thú tham gia không. Một số giáo viên còn có suy nghĩ tìm những bài hát mà trẻ đã thuộc để đỡ vất vả trong quá trình dạy hay tổ chức chơi những trò chơi có sẵn đồ dùng mà chưa dành thời thời gian khai thác tìm tòi
  2. những bài hát hay, mới lạ, những trò chơi hấp dẫn dạy trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Biện pháp 1: Sưu tầm bài hát Biện Pháp 2: Sáng tạo trò chơi âm nhạc. II.2.Tính mới, tính sáng tạo Đã sưu tầm tìm tòi được các bài hát mới lạ hay, hấp dẫn phù hợp với chủ đề, chủ điểm phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục quy định trong chương trình, phù hợp với tính chất nhịp điệu âm nhạc và phù hợp với trẻ. Sử dụng biện pháp đã sáng tạo được nhiều trò chơi độc đáo, hấp dẫn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc. Sáng kiến giúp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc thông qua sưu tầm bài hát và sáng tạo các trò chơi giúp trẻ tạo hưng phấn, phát triển trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ phát triển thẩm mĩ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Các bài hát và trò chơi âm nhạc mang đến cho trẻ đều được khai tìm tòi tham khảo qua sách báo, tài liệu hướng dẫn, qua mạng internet và thông qua các đường link: https://youtu.be/f\Wypwi9UBc; https://youtu.be/FTVbag6Wd5Y; https://youtu.be/M7RbRiZC3d8; https://youtu.be/lxRkWryCSXU;https://youtu.be/yqsux6Y1D1M; https://youtu.be/T6blC8viX24.... Hay xem các chương trình âm nhạc trên tivi để tìm ra những bài hát hay phù hợp với chủ đề, hấp dẫn thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Bản thân đã tích luỹ được một số kinh nghiệm thông qua việc khai thác các chương trình âm nhạc trên sách báo, tivi liệu hướng dẫn và thông qua mạng internet. Đặc biệt là sau khi áp dụng sáng kiến trẻ lớp tôi rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Trẻ luôn mạnh dạn, tự tin không còn nhút nhát khi biểu diễn. Chất lượng âm nhạc của lớp tôi được nhà trường cũng như tổ chuyên môn đánh giá rất cao. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. a. Hiệu quả về mặt kinh tế. Sáng kiến: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” không tốn kém về mặt kinh phí do khi thực hiện sáng kiến tôi tận dụng những điều kiện sẵn có của nhà trường, địa phương. Sáng kiến này không yêu cầu cao về sự đầu tư kinh phí, các biện pháp thực hiện áp dụng trong sáng kiến không quá khó đối với giáo viên mà chủ yếu là việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, khai thác trên mạng internet và giáo viên cần có lòng nhiệt huyết là có thể thực hiện đạt hiệu quả. Thông qua các trò chơi tạo được nhiều các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo tận dụng từ các nguyên liệu, phế liệu trong cuộc sống hàng ngày.
  3. Việc áp dụng các giải pháp ít tốn kém về kinh tế song đã giúp trẻ được tham gia các hoạt động thực sự đạt hiệu quả. b. Hiệu quả về mặt xã hội. Việc sưu tầm các bài hát và sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc là một biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện phát triển thị hiếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. Giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái cả ngày, nhanh nhẹn mạnh dạn tự tin thể hiện mình trước mọi người ở mọi lúc mọi nơi. Những bài hát mới sưu tầm được theo từng chủ đề, những trò chơi âm nhạc được hướng dẫn một cách tỉ mỉ rõ ràng sẽ giúp ích cho giáo viên rất nhiều để tổ chức hoạt động âm nhạc cho các con một cách hiệu quả, hấp dẫn và vui nhộn. c. Giá trị làm lợi khác. Tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh với cô giáo, nhà trường. Giúp trẻ yêu quý cô giáo và bạn bè, thích được đến trường, hăng hái và tự tin khi tham gia các hoạt động. II.4 Khả năng nhân rộng. Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. II.5 Phạm vi ảnh hưởng. Sáng kiến “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. Đã được áp dụng tại lớp 4 Tuổi B2 do tôi phụ trách và các nhóm lớp khác trong trường mầm non Trung Lập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non Trung Lập. Trung Lập, ngày 30 tháng 01 năm 2024 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Người viết đơn ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu) …………………………………………… …………………………………………… Nguyễn Thị Quyên …………………………………………… ……………………………………………
  4. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ 3. Tác giả: Họ tên: Nguyễn Thị Quyên Ngày tháng năm sinh: 07/08/1986 Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Trung Lập Điện thoại: Di động: 0363818549 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Áng Dương - Trung Lập - Vĩnh Bảo - Hải Phòng II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đối với trẻ mầm non nói riêng, âm nhạc là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nó như là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Âm nhạc chính là phương tiện giúp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp, âm nhạc còn giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, đặc biệt là có sự tác động rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp lời ca, thông qua vận động của cơ thể sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai. Đặc biệt trò chơi âm nhạc là một trong những hoạt động góp phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Năm học 2023– 2024 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi phụ trách chủ nhiệm lớp nhà trẻ 4 Tuổi B2. Hiểu được vai trò của âm nhạc đối với trẻ nên tôi cùng các đồng nghiệp đã áp dụng một số Sáng kiến đang được triển khai tại một số trường mầm non trong thành phố như. Sáng kiến “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Phạm Thùy Trang trường mầm non Cát Bi – Hải Phòng. Sáng kiến “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Hồng Huệ trường mầm non Yên Lãng – Tiên Lãng. Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn âm nhạc trong trường lớp mầm non” của tác giả Lê Thị Hằng trường mầm non Dư Hàng Kênh - Hải Phòng. Những sáng kiến này cơ bản đã giúp trẻ có chủ động tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ nắm bắt được kiến thức của hoạt động, tuy nhiên hầu hết các sáng kiến này chú trọng đến thay đổi hình thức tổ chức tiết học nhưng nội dung các bài hát, các trò chơi âm nhạc vẫn đơn điệu, nghèo làn trẻ không thực sự hứng thú với các bài hát trẻ đã được làm quen thậm chí đã thuộc.
  5. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay một số giáo viên còn xem nhẹ việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, khi dạy trẻ còn dạy qua loa, đại khái, cốt sao cho trẻ nhớ được bài hát mà không quan tâm đến việc trẻ có hứng thú tham gia không. Một số giáo viên còn có suy nghĩ tìm những bài hát mà trẻ đã thuộc để đỡ vất vả trong quá trình dạy hay tổ chức chơi những trò chơi có sẵn đồ dùng mà chưa dành thời thời gian khai thác tìm tòi những bài hát hay, mới lạ, những trò chơi hấp dẫn dạy trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Để chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ được nâng lên thì tôi đã đi sâu vào tìm tòi, sáng tạo và tìm ra biện pháp “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Biện pháp 1. Sưu tầm bài hát. Việc lựa chọn, sưu tầm bài hát là một khâu quan trọng trong các bước chuẩn bị của giáo viên trước khi dạy trẻ. Để trẻ hứng thú vào hoạt động âm nhạc thì giáo viên phải lựa chọn bài hát sao cho phù hợp với chủ đề, nội dung giáo dục, phù hợp với tính chất nhịp điệu âm nhạc và phù hợp với trẻ. Chính vì thế mà ngoài các bài hát được quy định trong chương trình, tôi còn tìm tòi tham khảo qua sách báo, tài liệu hướng dẫn, qua mạng internet và thông qua các đường link: https://youtu.be/fWypwi9UBc;https://youtu.be/FTVbag6Wd5Y;https://youtu.be/M 7RbRiZC3d8;https://youtu.be/lxRkWryCSXU;https://youtu.be/yqsux6Y1D1M;https://yo utu.be/T6blC8viX24.... Xem các chương trình âm nhạc trên tivi để tìm ra những bài hát hay phù hợp với chủ đề, hấp dẫn thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Sau khi lựa chọn được bài hát tôi lên kế hoạch phân bổ các bài hát phù hợp với chủ đề. Ví dụ cho một số chủ đề sau: STT CHỦ ĐỀ CÁC BÀI HÁT “Hộp bút chì màu”; “Bé học chữ o, ô, ơ”; “Nào cùng đếm 1, 2, 3, Trường 4, 5”; “Ông tiên vui”. - Chương trình “Lớp học mầm chồi lá”. 1 mầm non - “Chào người bạn mới đến”- Chương trình ca nhạc thiều nhi - “Mình làm bạn nhé” - Chương trình “Lớp học mầm chồi lá”. - “Bé tập đánh răng”; “Bé vui học vần”; - Chương trình “Thần 2 Bản thân đồng âm nhạc Việt Nam”. -“Baby shark”; “Thiên đàng Búp bê”; “Bé học chữ a, ă, â”, “Nhong nhong nhong”; “Gia đình là tuyệt vời” – Chương trình 3 Gia đình lớp học mầm chồi lá. -“Anh hai”; “Mẹ ơi tại sao”– Chương trình ca nhạc thiếu nhi. - “Chú công an tí hon” - Chương trình “Lớp học cầu vồng” - “Anh nông dân và cây rau” - CT giọng hát Việt nhí. Nghề 4 -“Chi chành chành”; “Úp lá khoai” – Chương trình lớp học mầm nghiệp chồi lá.
  6. - “Cún con và mèo mi” – Chương trình “Đồ rê mí” - “Hai con thằn lằn con”- CT “Lớp học mầm chồi lá”. - “Five litter duck”; “Bingo song” - Chương trình nhạc thiếu nhi Thế giới nước ngoài. 5 động vật - “Anh cá bảy màu”; “Hai chú cún con” Tốp100 nhạc thiếu nhi. -“Những người bạn nhỏ”; “Bé heo xinh tròn”- Chương trình “Nhảy cùng Bibi”... Ngoài ra tôi còn sưu tầm những bản nhạc không lời để mở rộng khả năng cảm thụ các tác phẩm âm nhạc giúp các con được thư giãn, vui vẻ, hạnh phúc hơn, giúp tinh thần của các con được cải thiện. Một số bản nhạc tôi đã sưu tầm: Beethoven – Piano Concerto 5 (The Emperor Concerto), phần 2. Brahms – Symphony số 3, phần 2. Vivaldi Flute Concerto – The Four Seasons. Massenet – Meditation from. Thais Bach – Jesu, Joy of Man’s Desiring. Haydn – Cello Concerto, phần 2. Tchaikovsky – Symphony số 6, phần 2….. Sau khi tìm kiếm sưu tầm được các bài hát mới lạ hấp dẫn để dạy trẻ thì cũng rất cần có người trình bày tốt tác phẩm đó thì mới truyền cảm tới người nghe khi được biểu diễn. Chính vì vậy mà sau khi lựa chọn được các bài hát tôi luyện giọng và tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác phẩm dưới các hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của các con, lôi cuốn các con mong muốn được thể hiện mình. Qua đó tôi đã giúp cho các con được tri giác trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát đặc biệt là tính chất và đặc điểm cơ bản của những ca từ gần gũi, hấp dẫn với các con. Qua việc sưu tầm các bài hát mới lạ, hấp dẫn phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục tôi thấy các con rất vui vẻ, hứng thú, tự tin tham gia các hoạt động. Điều đó càng giúp tôi càng tích cực hơn trong việc nghiên cứu và tìm tòi, khai thác nhiều bài hát có nội dung mới lạ để mang đến cho các con. Biện pháp 2. Sáng tạo trò chơi âm nhạc. Đối với trẻ mầm non, việc cho trẻ làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”. Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong những hình thức vận động trong nhà trường. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Các trò chơi âm nhạc sáng tạo có tác dụng rất lớn trong việc tạo hưng phấn, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển thẩm mĩ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Tham gia trò chơi âm nhạc trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, tự do thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sự sáng tạo và thử nghiệm. Để tổ chức tốt trò chơi âm nhạc cho trẻ, tôi đã căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, dựa vào trình độ nhận thức và khả năng tiếp nhận của trẻ mà xây dựng kế hoạch cho lớp mình. Và đặc biệt là tôi đã vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và nghỉ ngơi, tôi đã lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc kế hoạch đề ra để giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong mọi hoạt động.
  7. Trò chơi âm nhạc được xây dựng với sự tham gia của mọi trẻ và giáo viên đó là một hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, quan tâm đến nhau. Những nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình, phân biệt điều xấu – tốt, nếp sống văn minh…được lồng ghép một cách tế nhị, uyển chuyển vào các trò chơi có tác động mạnh mẽ nhưng hết sức thu hút tới tâm hồn, tình cảm trí tuệ của trẻ. Không khí hào hứng sôi động của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ, sung sướng. Niềm vui hay sự say mê tích cực tham gia trò chơi còn giúp cho những trẻ rụt rè, nhút nhát thêm tự tin, mạnh dạn hơn, hòa nhập cùng các bạn. Qua quá trình dạy thực tế trên lớp tôi đã tìm tòi và sáng tạo ra một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng cho hầu hết các tiết dạy âm nhạc làm tăng thêm sự phong phú trong giờ học âm nhạc cho trẻ. Trò chơi: “Vẽ theo giai điệu bài hát”. Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bảng hoặc một tờ giấy, bút. Cách chơi: Khi nhạc to trẻ vẽ các đường lên xuống cao, nhạc nhỏ vẽ các đường lên xuống thấp. Hoặc nhạc nhanh trẻ vẽ các đường lên xuống dày vào nhau, nhạc chậm trẻ vẽ các đường lên xuống thưa từng quãng. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Vẽ theo giai điệu bài hát” Trò chơi “Hóa đá” (Nhảy theo nhạc). Cách chơi: Cô giáo sẽ chọn ra một nhóm các bạn. Sau đó, yêu cầu trẻ nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng các con cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế trò chơi tiếp tục nếu nhạc dừng mà bạn nào vẫn còn nhảy hoặc dừng không giữ nguyên tư thế thì bị thua cuộc. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Hóa đá” Trò chơi “Xúc xắc vui nhộn” Chuẩn bị: Quân xúc xắc. Ở mỗi mặt của xúc xắc tôi gắn tranh mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát. VD: “Gà trống thổi kèn” (con gà trống và chiếc kèn), “Hai chú cún con” (2 chú chó nhỏ). “Chú voi con” (con voi). “Con cào cào”... Cách chơi: Cô tung xúc xắc, mặt nào của xúc xắc hướng lên trên thì trẻ sẽ lựa chọn hát 1 bài hát về con vật đó hoặc bắt chước hành động của con vật có trong tranh (tiếng kêu, cách vận động, hoặc hát bài hát về con vật đó...) Tùy thuộc vào từng đề tài, thì tôi sẽ chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát và luật của trò chơi. Khi trẻ không nhận ra được bài hát, thì tôi gợi ý hoặc giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên các con hát bài hát đó. Các lần tiếp theo cô cho trẻ tung xúc xắc. Trò chơi: “Khiêu vũ với bóng” Chuẩn bị: Bóng đủ cho trẻ, các bản nhạc. Cách chơi: 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, đan tay vào nhau như khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu các con nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi. Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại. Trò chơi này giúp luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng khéo léo phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ.
  8. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Khiêu vũ với bóng” Trò chơi “Có/không” Mục đích: Dùng để khởi động khi học nhạc. Chuẩn bị: Một đoạn nhạc ngắn có lời hát bất kỳ. Cách chơi: Cô sẽ hát một đoạn nhạc ngắn để trẻ lặp lại đến khi thuộc lòng. Sau đó, thay thế lời của đoạn nhạc bằng từ “có/không” và trẻ sẽ phải nói ngược lại gì cô nói. Ví dụ: Nếu cô sửa lời là “không, không, không, có, không, có, không, không” thì trẻ sẽ phải hát là “Có, có, có, không, có, không, có, có”. Cô có thể chỉ sử dụng 1 từ hoặc trộn lẫn 2 từ để tăng độ khó và làm trò chơi trở nên vui nhộn hơn. Trò chơi “Chiếc ghế âm nhạc” Chuẩn bị: Số ghế ít hơn số bạn chơi, các bản nhạc. Cách chơi: Trẻ đi vòng tròn quanh những chiếc ghế. Khi nhạc tắt, trẻ phải nhanh chóng chạy đến chiếc ghế gần nhất và ngồi xuống. Nếu trẻ nào chưa tìm được ghế thì trẻ sẽ bị thua cuộc và phải làm theo hoạt động của cô và các bạn thắng cuộc đưa ra. Trò chơi “Quay micro” Chuẩn bị: 1 chiếc micrô không dây, danh sách những hoạt động mà cô muốn trẻ làm như hát một bài, múa, đọc thơ,… Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn và đặt micrô vào giữa. Cô chỉ định ngẫu nhiên một trẻ để quay micro. Khi ngừng quay, micrô chỉ vào trẻ nào thì trẻ đó phải đứng lên để thực hiện hoạt động đã đề ra trước đó. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Quay micro” Trò chơi “Chuyền tay” Chuẩn bị: Nhạc bài hát bất kì, một phần quà, giấy gói, kẹo mút hoặc đồ chơi. Cách chơi: Gói món quà càng nhiều lớp càng tốt, giữa mỗi lớp gói đặt một chiếc kẹo chocolate hoặc một món đồ chơi nho nhỏ. Cho cả nhóm ngồi thành vòng tròn. Khi nhạc bắt đầu phát, phần quà sẽ được chuyền tay nhau. Khi nhạc tắt, món quà chuyền đến tay trẻ nào thì đứa trẻ đó sẽ có quyền bóc một lớp giấy gói quà để nhận quà. Sau đó, trẻ sẽ ra khỏi vòng tròn và những đứa trẻ khác tiếp tục. Trò chơi kết thúc khi tất cả các lớp gói đã được tháo hết hoặc cho đến khi chỉ còn lại 1 ng người. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Chuyền tay” Trò chơi “Nhảy với đạo cụ” Chuẩn bị: Máy phát nhạc, các đạo cụ như mũ, bóng, ruy băng, tóc giả, gấu bông, hoa, không gian để nhảy. Cách chơi: Tạo ra một sàn nhảy đủ rộng để các con có thể thoái mái hoạt động. Đặt các đạo cụ lên một chiếc bàn được kê ở góc lớp. Khi nhạc vang lên, các con phải chạy nhanh đến bàn và chọn 1 đạo cụ nào đó. Sau đó, các con nhảy theo ý thích kết hợp với đạo cụ mà con đã lấy. Khi nhạc tắt, con phải quay lại chỗ chiếc bàn và chọn 1 đạo cụ khác. Khi nhạc vang lên trở lại, con sẽ tiếp tục nhảy (Nếu trẻ không thực hiện được yêu cầu đó thì trẻ đã thua cuộc). Trò chơi: “Nhảy với giấy” Chuẩn bị: Một hộp khăn giấy bất kỳ, không gian để nhảy, máy phát nhạc. Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ đặt lên đầu. Khi nhạc vang lên, trẻ sẽ bắt đầu di chuyển và nhảy sao cho tờ khăn giấy không rơi xuống. Nếu giấy rơi
  9. xuống nhưng trẻ bắt được kịp thời, trẻ có thể đặt nó lên lại và tiếp tục nhảy. Nếu rơi xuống đất, trẻ sẽ bị loại. Người cuối cùng còn lại sẽ là người chiến thắng. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Nhảy với giấy” Trò chơi “Âm nhạc và cảm xúc” Chuẩn bị: Bộ sưu tập các bài hát mô tả cảm xúc như tức giận, hạnh phúc, buồn bã…, Máy phát nhạc, không gian để nhảy. Cách chơi: Chọn bài hát phù hợp với trẻ, hỏi xem trẻ sẽ có thái độ như thế nào khi tức giận, vui, buồn… Yêu cầu trẻ nhảy theo nhịp điệu của bài hát mà bạn đã định ra trước đó. Ví dụ, nếu là bài hát vui thì trẻ phải chuyển động nhanh và mạnh, trong khi bài buồn, trẻ chỉ di chuyển nhẹ nhàng. Trò chơi “Nhảy trên báo” Đây là một trò chơi yêu cầu trẻ phải sử dụng trí thông minh và khả năng giữ thăng bằng thì mới có thể giành chiến thắng. Chuẩn bị: Máy phát nhạc, một không gian rộng để nhảy. Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 tờ báo và chỉ định không gian nhảy của từng con để các con không làm đau nhau nếu vận động mạnh. Khi nhạc vang lên, trẻ sẽ để tờ báo xuống sàn và bắt đầu nhảy trên đó. Các con không được bước ra ngoài khi nhạc đang bật. Sau vài phút, cô tắt nhạc và nhờ trẻ gấp đôi giấy lại rồi đặt lên sàn. Bật nhạc để bé lại tiếp tục thực hiện điều trên. Cứ như vậy, giấy càng nhỏ thì độ khó càng tăng. Trẻ nào ở lại sau cùng sẽ là người dành chiến thắng. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Nhảy trên báo” Trò chơi: Bịt mắt đánh trống Chuẩn bị: Trống đặt giữa lớp Cách chơi: Mỗi đội sẽ cử 1 thành viên lên tham gia trò chơi. Người chơi đứng trước vạch xuất phát. Khi nghe tiếng hát của các bạn, người chơi chính sẽ đi thẳng hướng lên chiếc trống và đánh trống, nếu thấy bên tay phải của mình không hát thì đi sang bên trái và ngược lại. Các bạn ở 2 bên sẽ hát điều chỉnh hướng cho người chơi chính. Khi tất cả đã dừng hát thì người chơi chính sẽ đánh trống. Nếu trong một bản nhạc mà không đánh được trống thì bạn đó bị phạt nhảy lò cò. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Bịt mắt đánh trống” Trò chơi: Tìm đồ vật theo tiếng vỗ tay Mục đích: Giúp trẻ phát triển thính giác âm nhạc, trẻ phản ứng nhanh với các tiếng vỗ tay phát ra. Chuẩn bị: Với chủ đề thế giới động vật giáo viên chuẩn bị một số con vật sống dưới nước, mũ chóp, các bài nhạc. Cách chơi: Cô có một rổ các con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá...Cô mời một trẻ lên chơi đội mũ chóp che kín mặt, cô vừa đi vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm và giấu các con vật sống dưới nước vào phía sau các bạn ngồi ở phía dưới. Khi cô giấu xong trẻ sẽ bỏ mũ chóp ra và đi tìm xem cô giấu vật ở đâu. Các bạn ở dưới giúp bạn tìm bằng cách, khi bạn ở xa vật thì trẻ sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, khi trẻ đến gần vật thì chúng mình sẽ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp để báo hiệu cho bạn. Bạn nào tìm được vật sẽ giành chiến thắng và nhận được một phần quà, bạn nào không tìm được vật sẽ phải hát tặng lớp một bài hát. Với mỗi một đề tài thì tôi lại chọn một trò chơi âm nhạc khác nhau để gây hứng thú kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Trẻ lớp tôi các con rất thích thú sau những hoạt động, các con luôn mong chờ đến những giờ hoạt động âm nhạc để được
  10. tham gia chơi với những trò chơi âm nhạc thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Từ đó chất lượng âm nhạc của lớp tôi được nâng lên rõ rệt và được nhà trường đánh giá rất cao sau mỗi lần thăm lớp dự giờ, mỗi lần kiểm tra chất lượng các học kỳ. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: III.2.1. Tính mới. Đã sưu tầm tìm tòi được các bài hát mới lạ hay, hấp dẫn phù hợp với chủ đề, chủ điểm phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục quy định trong chương trình, phù hợp với tính chất nhịp điệu âm nhạc và phù hợp với trẻ. Sử dụng biện pháp đã sáng tạo được nhiều trò chơi độc đáo, hấp dẫn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc. III.2.2. Tính sáng tạo Sáng kiến giúp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc thông qua sưu tầm bài hát và sáng tạo các trò chơi giúp trẻ tạo hưng phấn, phát triển trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ phát triển thẩm mĩ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Các bài hát và trò chơi âm nhạc mang đến cho trẻ đều được khai tìm tòi tham khảo qua sách báo, tài liệu hướng dẫn, qua mạng internet và thông qua các đường link: https://youtu.be/f\Wypwi9UBc; https://youtu.be/FTVbag6Wd5Y; https://youtu.be/M7RbRiZC3d8; https://youtu.be/lxRkWryCSXU;https://youtu.be/yqsux6Y1D1M; https://youtu.be/T6blC8viX24.... Hay xem các chương trình âm nhạc trên tivi để tìm ra những bài hát hay phù hợp với chủ đề, hấp dẫn thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Bản thân đã tích luỹ được một số kinh nghiệm thông qua việc khai thác các chương trình âm nhạc trên sách báo, tivi liệu hướng dẫn và thông qua mạng internet. Đặc biệt là sau khi áp dụng sáng kiến trẻ lớp tôi rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Trẻ luôn mạnh dạn, tự tin không còn nhút nhát khi biểu diễn. Chất lượng âm nhạc của lớp tôi được nhà trường cũng như tổ chuyên môn đánh giá rất cao. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Đề tài: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. Đã được áp dụng tại lớp 4 Tuổi B2 do tôi phụ trách và có khả năng nhân rộng trong trường mầm non Trung lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non Trung Lập. Đồng thời đề tài này có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non trong huyện Vĩnh bảo. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến. III.4.1 Hiệu quả về mặt kinh tế Đề tài: Đề tài: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” không tốn kém về mặt kinh phí do khi thực hiện sáng kiến tôi tận dụng những điều kiện sẵn có của nhà trường, địa phương. Sáng kiến này không yêu cầu cao về sự đầu tư kinh phí, các biện pháp thực hiện áp dụng trong sáng kiến không quá khó đối với giáo viên mà chủ yếu là việc tìm tòi,
  11. nghiên cứu tài liệu, khai thác trên mạng internet và giáo viên cần có lòng nhiệt huyết là có thể thực hiện đạt hiệu quả. Thông qua các trò chơi tạo được nhiều các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo tận dụng từ các nguyên liệu, phế liệu trong cuộc sống hàng ngày. Việc áp dụng các giải pháp ít tốn kém về kinh tế song đã giúp trẻ được tham gia các hoạt động thực sự đạt hiệu quả. III.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội. Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. Bản thân giáo viên trong quá trình thực hiện đã tích lũy và làm phong phú thêm được vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ về giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non. Những bài hát, trò chơi âm nhạc mới sưu tầm được theo từng chủ đề, những trò chơi âm nhạc được hướng dẫn một cách tỉ mỉ rõ ràng sẽ giúp ích cho giáo viên rất nhiều để tổ chức hoạt động âm nhạc cũng như các môn học , các hoạt động khác cho các con một cách hấp dẫn, vui nhộn và hiệu quả. Hơn thế tiếp xúc nhiều với âm nhạc, tâm trạng chúng ta luôn vui vẻ, thoải mái, tạo bầu không khí đầm ấm, vui tươi khi đến lớp từ đó giáo viên thêm yêu trường, yêu lớp hơn. Đồng thời cũng góp phần lan tỏa sự vui vẻ, trẻ trung, tự tin, hòa đồng, thân thiện hơn tới học sinh của mình, bạn bè đồng nghiệp, tới phụ huynh học sinh góp phần xây dựng lớp học thật sự hạnh phúc, trường học thật sự hạnh phúc. Việc sưu tầm các bài hát và sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc là một biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện phát triển thị hiếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. Giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái hàng ngày, nhanh nhẹ hơn, mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước mọi người ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ thích đi học hơn, yêu cô, yêu trường yêu lớp giúp cho phụ huynh yên tâm công tác, tin tưởng nhà trường. Việc sưu tầm các bài hát và sáng tạo ra các trò chơi âm nhạc mới mẻ, không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của giáo viên mà còn tạo thành phong trào sôi nổi lôi kéo được sự tham gia vào cuộc của các bậc phụ huynh tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh ngày càng thêm thân thiện. Phụ huynh thật sự tin tưởng và luôn ủng hộ mọi phong trào của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. III.4.3. Giá trị làm lợi khác Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non, không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội mà đề tài còn mang lại giá trị làm lợi khác như: Giúp trẻ sớm hình thành, phát triển năng khiếu bản thân, ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt... Qua đó, giúp các cháu có ý thức của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các cháu hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các cháu vui vẻ, khỏe mạnh sẽ tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại. Hơn thế sự tin tưởng ủng hộ của các bậc phụ huynh luôn là tiền đề vững chắc cho công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường một cách bền vững. Sáng kiến không chỉ thực hiện trong năm học này mà còn được duy trì và phát triển trong những năm học tiếp theo.
  12. Trên đây là toàn bộ những thông tin chung về sáng kiến: “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” với những nội dung và giải pháp có sáng tạo, chọn lọc đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và các giá trị làm lợi khác. Rất mong dược sự quan tâm của hội đồng thẩm định sáng kiến để tôi hoàn thiện hơn nữa về sáng kiến của mình. Trung Lập, ngày 30 tháng 01 năm 2024 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ( Xác nhận) ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… Nguyễn Thị Quyên ………………………………………………… ………………………………………………… PHẦN PHỤ LỤC “Linh hoạt sưu tầm bài hát và sáng tạo trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”
  13. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Vẽ theo giai điệu bài hát” Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Hóa đá”
  14. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Khiêu vũ với bóng” Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Quay micro”
  15. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Chuyền tay” Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Nhảy trên báo”
  16. Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Bịt mắt đánh trống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2