Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng" được hoàn thành với các biện pháp như: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng
- PHỤ LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy 1 tính tích cực, chủ động, Sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm " Một số 2 biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, Sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. 3 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và 3 học " nghiệm " Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, Sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương I: Thực trạng của Trường Mầm non Nhân Thắng 4 1 Thuận lợi 6 2 Khó Khăn 7 Chương II: Những biện pháp thực hiện đề tài nghiệm " Một số biện 7 pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. 1 Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ thông 7 qua việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động. 2 Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ qua 11 việc chú ý đến từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. 3 Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.Tạo ra các tình 12 huống kích thích trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết, tăng cường sử dụng yếu tố trò chơi trong các hoạt động. 1
- 4 Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua 12 việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu. 5 Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chương III: Kiểm chứng các Biện pháp “Một số biện pháp phát huy 14 tính tích cực, chủ động, Sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. PHẦN III: KẾT LUẬN 18 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi 18 A4 phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tốt các hoạt động học trong trường mầm non Nhân Thắng 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai 18 3 Kiến nghị với các cấp quản lý 19 PHẦN IV: PHỤ LỤC 21 1 Tài liệu tham khảo 21 2 Phiếu đánh giá sáng kiến của hội đồng sáng kiến PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, Sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”. 2
- Như chúng ta đã biết, mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo là giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về, Đức- Trí- Thể - Mỹ - Lao. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, biết phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh. Trong chương trình Chăm sóc - giáo dục mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Mà tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường giáo dục mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và nó có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt. Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Nên tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và áp dụng vào thực tế lớp mình phụ trách và tôi đã nghiên cứu và thực hành “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi” 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng” 3
- Trước đây việc hướng dẫn cho trẻ hoạt động khám phá khoa học ở các cơ sở giáo dục mầm non chỉ được giới hạn ở một góc lớp. Trong đó có nhiều đồ vật tranh ảnh, mô hình, nhưng chủ yếu là để trưng bày cho đep. Chỉ đến giờ hoạt đông khám phá khoa học trẻ mới được tới đó để quan sát trong vài phút. Như thế không thể đủ cho trẻ hoat động khám phá khoa học vì đối với trẻ hoat động khám phá khoa học không chỉ là quan sát bằng mắt mà còn là sờ, nếm, ngửi. Trong nhiều năm gần đây với sự chỉ đạo sát sao của Bộ giáo dục và đào tạo, ngành học mầm non, cụ thể Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức tốt các chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Trong quá trình thực hiện giáo dục mầm non đã thu được một số kết quả khả quan đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Từ thực tế giảng dạy tôi thấy việc cung cấp tri thức cho trẻ mầm non về các sự vật, hiện tượng không chỉ nên dừng lại ở mức độ biểu tượng, cần tăng cường yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn. Việc tổ chức và hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là cho trẻ được nói, được làm, giáo viên không nên nói và làm thay trẻ. Bên cạnh đó tôi còn tham khảo một số tài liệu về cách sử dụng những thí nghiệm trong giờ học khám phá và lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với lứa tuổi. Cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm cùng chơi và cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học và tiết học vô cùng sinh động. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng” 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học " “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng” Khi chọn đề tài : : “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng” 4
- Tôi hy vọng đề tài này sẽ phát huy tính tích cực của trẻ 5-6 tuổi A4 trong các hoạt động học. Giúp trẻ vừa nắm được kiến thức, hình thành, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của hoạt động khám, tìm tòi, khám phá, sáng tạo lại vừa phát huy được tính độc lập ở trẻ và chất lượng giáo dục của trẻ cũng được nâng cao một cách rõ rệt. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A4 với tổng số trẻ là 21 cháu trong đó có 13 cháu nam và 8 cháu nữ. Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, những mục tiêu và nội dung của chương trình, thì tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT huyện Gia Bình cùng nhà trường mua sắm, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ cho trẻ, CSVC của nhà trường khang trang, sạch đẹp. - Lớp học rộng rãi, thoáng mát. 5
- - Phụ huynh đã có sự hiểu biết sẵn sàng đóng góp tiền để mua đồ dùng phục vụ các hoạt động của trẻ. - Nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt đầu tư đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học và lắp mạng internet toàn trường. 2. Khó Khăn - Một số trẻ còn nhút nhát, rụt rè. - Một số phụ huynh đi làm ăn xa, thời gian chủ yếu trẻ ở với ông bà nên việc phối hợp gia đình và nhà trường chưa hiệu quả. - Do lớp học có diện tích khá nhỏ, ít không gian để trẻ thỏa sức sáng tạo - Nhận thức của các bậc cha mẹ đối với ngành học mầm non còn hạn chế. CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng” Ngay từ thời xưa các nhà giáo dục học đã cho rằng: "Khám phá khoa học là phương tiện giáo dục trẻ em". Là giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện mọi mặt. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục mầm non đóng vai trò là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, biết phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. 6
- 1. Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động. - Để lớp học thêm thu hút trẻ, tôi tạo môi trương lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh. Một môi trường tốt sẽ có tác dụng làm tăng cường củng cố và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân. Ngược lại nếu trong một môi trường xấu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân và kìm hãm hoạt động sáng tạo của trẻ. Trẻ em là đối tượng nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài và các em cần nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Chính vì vậy, cô giáo cần xây dựng một môi trường trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. - Môi trường giáo dục ngoài lớp học phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong khi trẻ chơi. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáo dục có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. - Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì thế, các trường mầm non cần tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, có thể xây khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini…) khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng…) khu vực chơi “giao thông” khu vực chơi trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi… khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi, khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích” khu “sân khấu ngoài trời” khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường, khu tạo sân cỏ… hệ thống đường đi lối lại trên sân, độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường. Khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ… Đặc biệt, với yếu 7
- tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái vòm góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ. ( Sân khấu ngoài trời) - Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ nhỏ. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh. Môi trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả về hình dáng và màu sắc; mua, sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề... - Môi trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các góc chơi và nội dung chơi luôn thay đổi đặc biệt là góc mở để tạo ra sự mới lạ đối với trẻ. Sử dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí và đưa vào phục vụ các góc chơi. 8
- (Trang trí và sắp xếp góc chơi) ( Trang trí và sắp xếp góc xây dựng ) - Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái, đầy tình thương yêu lẫn nhau giữa cô và cháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp 9
- nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường yêu lớp yêu cô giáo các bạn hơn. ( Cô và trẻ cùng trò chuyện ) 2. Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. - Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù 10
- hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm. - Để phát triển ở trẻ tính tích cực, chủ động, sáng tạo thì chúng ta cần cho trẻ tự nêu ý kiến của mình, tự mình nêu ý tưởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức là để cá nhân trẻ được tham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a dua” theo bạn, theo lớp. Ðó là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh. Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu, tạo tính ỷ lại, thủ động ở trẻ. Trong bất cứ hoạt động nào, giáo viên cũng cần cho nhiều trẻ được đóng góp ý kiến, ý tưởng, đặc biệt chú ý nhiều hơn và thường xuyên khuyến khích những trẻ rụt rè, nhút nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của cô giáo. thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. Chú ý đến từng cá nhân trẻ, hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiện bằng phương pháp hoạt động theo nhóm. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khi thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm sẽ cử ra một đại diện hoặc mỗi 11
- thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khó. Từ đó, trẻ sẽ trở lên năng động tích cực và sáng tạo hơn. (Trẻ hoạt động theo nhóm) 3. Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.Tạo ra các tình huống kích thích trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết, tăng cường sử dụng yếu tố trò chơi trong các hoạt động. - Để trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn và tích lũy kinh nghiệm cho riêng bản thân mình tôi đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết. Từ đó, khi gặp một vấn đề mới nhưng có những điểm tương đồng với vấn đề đã từng gặp, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra và dùng kinh nghiệm đã biết để làm hướng phát triển tìm cách giải quyết nhanh hơn. Ví dụ: Hoạt động “Thiết kế ngôi nhà trước bão” ở hoạt động “Thiết kế ngôi nhà” các bé đã biết dùng giấy bìa gấp nhà và dùng hồ dán để nối các miếng bìa làm thành mô hình ngôi nhà nhưng vấn đề mới được đặt ra trong hoạt động lần này là “Liệu hồ dán có làm mô hình ngôi nhà chắc chắn trước sức gió và không bị thổi bay?. Từ ý tưởng dùng một chất liệu có thể kết dính và để ngôi nhà có thể 12
- trụ vững, các bé đã nghĩ tới việc dùng đất nặn như nguyên liệu xi măng khi xây nhà ở thực tế để nặn mô hình nhà vừa cứng mà lại có thể kết dính xuống mặt phẳng bên dưới. ( Trẻ thiết kế ngôi nhà ) Khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, khi chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, trẻ phải biết được thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân, biết dùng tai nghe để khám bệnh cho bệnh nhân, biết được cách khám bệnh, các dụng cụ cần thiết cho các bác sĩ, biết 1 số bệnh thường gặp, biết sức khoẻ quan trọng với con người như thế nào và từ đó đòi hỏi trẻ phải tích cực, chủ động thì mới đảm nhận được vai chơi của mình. 13
- ( Bé chơi ở góc phân vai) Tạo môi trường trò chơi thích hợp, không gian chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, đồ chơi phù hợp với từng loại hoạt động của trẻ và gợi ý cho trẻ chơi. Thiết lập không khí tự do, thoải mái không gò bó ép buộc trong quá trình chơi, phát huy tính chủ động, độc lập của trẻ, luôn đảm bảo vai trò chủ đạo của trẻ trong khi chơi. Tăng cường sử dụng yếu tố thi đua giữa hai nhóm lớp, hai độ tuổi. (( 14
- C, Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu. - Những đồ dùng giáo viên cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như rơm, lá cây, chai nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, ống hút, vỏ sò, ốc, hến…Với những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi rất sáng tạo sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Để có thể làm được những đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, bắt buộc và đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ, chủ động và sáng tạo để có thể tìm ra cách làm hiệu quả nhất và đẹp nhất dựa trên sự hướng dẫn cơ bản của cô giáo. Có thể cùng một nguyên vật liệu mà trẻ có thể làm được nhiều đồ dùng đồ chơi khác nhau, hay một đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. Từ đó, tạo cơ hội để phát huy tính tích tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ. - Ở mỗi chủ đề, tôi cho trẻ thực hành làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau phù hợp với từng chủ đề: Ví dụ: Chủ đề gia đình: Trong hoạt động chiều tôi cho trẻ làm đồ dùng gia đình như bát, đĩa, ấm chén, bàn ghế từ chai nước đã qua sử dụng. Cô giúp trẻ cắt tạo hình, sau đó trẻ chắp ghép và trang trí để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Hay trẻ cùng cô tận dụng những miếng vải nỉ vụn để tạo thành những loại quả xinh xắn. - Chủ đề động vật: Trong hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ ra sau vườn trường nhặt lá mít và làm con trâu. Khi trẻ tạo ra được sản phẩm của mình trẻ đã biết dùng lá to để làm trâu, lá bé làm chú nghé con để tạo nên gia đình nhà trâu rất nghộ nghĩnh. - Chủ đề trường tiểu học trẻ được sang tham quan ngôi trường tiểu học, trò chuyện với cô giáo và các anh chị tại trường tiểu học, được quan sát hoạt động giữa giờ của các anh chị. - Chủ đề thế giới thực vật: Trẻ được cùng cô làm các loại rau, củ, quả…. - Tôi cùng trẻ chăm sóc cây xanh, tưới cây, nhặt cỏ cho cây 15
- Hình ảnh 6: Cô và trẻ làm đồ dùng và chăm sóc vườn rau. * Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Môi trường xã hội, con người là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫu giáo hình thành, củng cố, mở mang trí óc cũng như tình cảm, đạo đức và tính cách của trẻ. Nhiệm vụ của cô giáo là phải tuyên truyền với phụ huynh tích cực tham ra vào hoạt động giáo dục trẻ cùng phụ huynh khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong việc giáo dục trẻ ở gia đình. - Việc hình thành tích tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi là chưa thực sự đầy đủ bởi muốn hình thành hay giáo dục trẻ bất kì điều gì, luôn cần phải cố sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc tuyên truyền và hướng dẫn các bậc phụ huynh một số biện pháp để cùng với giáo viên hình thành tính tích cực, chủ động, sáng tạo là vô cùng cần thiết và hiệu quả. 16
- ( Phối kết hợp với phụ huynh học sinh) - Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật thông tin về sự phát triển hay tiến bộ của trẻ tới phụ huynh qua góc tuyên truyền, họp phụ huynh và zalo để phụ huynh chia sẻ phối hợp cùng giáo dục trẻ để thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong lớp. Góc tuyên truyền, họp phụ huynh đầu năm học. 17
- CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng’’ Nhờ việc áp dụng thực hiện “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng’’ như đã nêu ở trên, tôi đã đạt được những kết quả sau: Bảng khảo sát trẻ sau khi thực hiện: TT Nội dung khảo Sau khi thực hiện sát Số lượng Tỷ lệ % đạt 1 Khả năng tập trung chú ý trong giờ học 20/21 95% 2 Trẻ mạnh dạn, tích cực sáng tạo khi 19/21 90% tham các hoạt động 3 Trẻ biết cách giải quyết các tình huống 16/21 76% - Từ bảng khảo sát trên tôi cảm thấy mình đã có một kết quả đáng khích lệ về việc giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, trẻ tham gia các hoạt động một cách tự tin hơn, tự chủ hơn và tích cực hơn và chất lượng giáo dục của trẻ được nâng lên rõ rệt. - Giúp giáo viên linh hoạt tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động sáng tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng khoa học cho trẻ làm quen, khám phá có hiệu quả. Tạo ra khuôn viên trường lớp với môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, thoáng mát. - Bản thân tôi thấy tự tin khi tiến hành các hoạt động khám phá khoa học, phát triển tính linh hoạt, sáng tạo cho trẻ. Bên cạnh đó, bản thân tôi còn trau dồi kiến thức, kỹ năng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 18
- - Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học với trẻ 5-6 tuổi A4. Thường xuyên trao đổi với cô giáo để cùng có biện pháp rèn luyện nền nếp cho con em mình. Từ đó có biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh còn hiểu rõ hơn nội dung, cách thức cô giáo dạy trẻ học nên yên tâm hơn khi cho các cháu đến lớp và quan tâm đến việc học của các con hơn. PHẦN 3 : KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong giú p trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong trường mầm non Nhân Thắng” - Thông qua việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-64tuổi A4 trong trường mầm non Nhân Thắng”, tôi nhận thấy rằng : Sau khi thực hiện hoạt động khám phá khoa học có kết hợp một số biện pháp hình thức trong giảng dạy tôi rút ra một vấn đề quan trọng sau: - Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nhiệt tình có ý thức học hỏi vươn lên trong chuyên môn. - Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc phương pháp hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo . Thường xuyên nghiên cứu chuyên đề, các tập san, tham dự chuyên đề hội giảng. - Nắm bắt khả năng tiếp thu của từng trẻ để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiếp thu kiến thức phát triển khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ yêu thích hoạt động học. - Cô cần hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, có biện pháp, phương pháp thích hợp để hoạt động phát huy sự tích cực, sáng tạo cho trẻ đạt kết quả cao. 19
- - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho hoạt động, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học một cách hợp lý, hiệu quả. - Sưu tầm thêm các loại tranh ảnh, tìm trên mạng internet, tạo các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh trong trình chiếu Powerpoint để hấp dẫn, kích thích sự hứng thú hoạt động cho trẻ. - Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với nhận thức của trẻ, tránh gò bó, áp đặt. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai -Trẻ em được khám phá khoa học là góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước và có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường sống xung quanh. Cho trẻ khám phá, phát huy sáng tạo góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy ngôn ngữ và chú ý. Trong quá trình khám phá sử dụng tích cực các giác quan nhờ vậy mà các cơ quan cảm giác phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn. -Hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ để phát triển các mặt toàn diện ở trẻ mà nó còn là phương tiện để giáo dục trẻ em. Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước, ông bà cha mẹ, yêu những người lao động, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. -Với lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp Phát huy tính tích cực, chủ động ,sáng tạo cho trẻ 5-6 tuối A4 tại trường mầm non Nhân Thắng” hoàn toàn có khả năng giúp trẻ nhận thức, phát triển ngôn ngữ, kích thích và phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết của trẻ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1794 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 24 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 25 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 44 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn