intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nêu ra những biện pháp xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa: Xây dựng các góc hoạt động phong phú; có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau; có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể: chủ động, vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Môt sô biên phap xây d ̣ ́ ̣ ́ ựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung   tâm trong lớp cho trẻ 4­5 tuổi tại trường mầm non” 1. Phần mở đầu 1. 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non thường xuyên có những đổi  mới để cùng với toàn ngành thực hiện thành công nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,  Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29­NQ/TW) về đổi mới   căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện   đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội  nhập quốc tế. Một trong những điểm mới nổi bật của bậc học mầm non trong   những năm qua đó là tiếp tục thực hiện ngày càng có chất lượng chương trình  giáo dục mầm non  theo định hướng  “Xây dựng trường MN lấy trẻ  làm trung   tâm”.         Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và   khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn   diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn,   phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Như  vậy, lấy trẻ  làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm  tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng   cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo   dục, lập kế  hoạch giáo dục và tổ  chức các hoạt động giáo dục cho trẻ  trong  trường mầm non.  Là một giáo viên dạy lớp 4­5 tuổi tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường   trong lớp cho trẻ mầm non là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ  lâu,  nhưng nhìn chung việc xây dựng môi trường mới chỉ mang tính hình thức, chưa  triệt để, chủ yếu trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó   chưa xuất phát từ  trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Do đó, khi  học và chơi trẻ đang còn rất thụ động. Vì vậy, tôi nhận thấy muốn giúp trẻ chơi  mà học, học bằng chơi, đảm bảo tính cá biệt thì đòi hỏi giáo viên phải xây dựng  được môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp sao cho: Hứng thú, nhu cầu, khả  năng, thế  mạnh của mỗi trẻ  đều được hiểu, được đánh giá đúng và được tôn   trọng; mỗi trẻ đều có cơ  hội tốt nhất có thể  để  thành công; mỗi trẻ  đều có cơ  hội để  học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui chơi, để  trẻ  phát triển hết khả năng, năng lực của mình. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường  1
  2. học tập phù hợp cũng là một trong những nội dung tuyên truyền các bậc phụ  huynh nuôi dạy trẻ theo khoa học.   ̉ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ̉  Ban thân tôi đa tim hiêu tai liêu, hoc hoi kinh nghiêm, suy nghi va tim toi đê ̃ ̀ ̃ ̀ ̀ lam sao tim ra nhiêu bi ̀ ̀ ̀ ện pháp sang tao, đôi m ́ ̣ ̉ ơi hình th ́ ức trong viêc xây d ̣ ựng  và sử dụng môi trường trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.   Từ đó, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động; tư duy, sáng tạo, thích thú   tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục  ở  trường,  ở  lớp. Qua trinh th ́ ̀ ực hiên áp d ̣ ụng việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp  theo phương pháp lấy trẻ  là trung tâm giúp tôi đa đuc rut đ ̃ ́ ́ ược môt sô kinh ̣ ́   ̣ nghiêm va l ̣ ̀ ̀ Môt sô biên phap xây d ̀ ựa chon đê tai: “ ̣ ́ ̣ ́ ựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4­5 tuổi tại trường mầm non ”. Mong  ̀ ừ nhưng bi răng t ̃ ện pháp nho nay co thê gop phân vao viêc xây d ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ựng, tổ  chức,  hương dân tre hoat đông môt cach tich c ́ ̃ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ực va đat đ ̀ ̣ ược hiêu qua h ̣ ̉ ơn. 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài: 1.2.1. Điểm mới của đề tài:  Đề tài nêu ra những biện pháp xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục trong  lớp cho trẻ 4­5 tuổi từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có   nghĩa: Xây dựng các góc hoạt động phong phú; có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng   theo nhiều cách sáng tạo khác nhau; có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và  hoạt động để  trẻ  có thể: chủ  động, vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải   nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến. Sử dụng môi  trường giáo dục hợp lý tức là: Tổ chức nhiều hoạt động trong lớp; chia thành các  nhóm và kiểm soát hoạt động của trẻ; phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các   giáo viên phụ trách lớp; sắp xếp lại các góc trong lớp để lấy không gian thuận tiện   cho trẻ chơi.     1.2.2. Phạm vi áp dụng:  Đề tài này có thể áp dụng đối với lớp mẫu giáo 4­5 tuổi trong nhà trường  trong năm học này và những năm tiếp theo. Đề  tài có thể  áp dụng rộng rãi đối  với các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các trường mầm non của   tỉnh Quảng Bình nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trên   toàn quốc nói chung. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng nội dung cần giải quyết: 2
  3. Năm học 2019­2020 bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 4­5 tuổi  với tổng số là 38 cháu.  Bước vào thực hiện đê tai nay l ̀ ̀ ̀ ớp chúng tôi có được  những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ  đạo chặt chẽ  của Phòng GD­ĐT  Lệ Thủy, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.         Lớp được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kha đ ́ ầy đủ  đam ̉   ̉ ̣ ̣ ̣ bao viêc hoc tâp va sinh hoat cua tre. ̀ ̣ ̉ ̉       Tre ̉ ở cung môt đô tuôi nên m ̀ ̣ ̣ ̉ ức đô nhân th ̣ ̣ ức tương đôi đông đêu vi vây ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ viêc day tre  ̣ ̉ ở  lơp rât thuân l ́ ́ ̣ ợi. Bản thân tôi cũng có nhiều cố  gắng trong quá   trình tự học, tự rèn luyện, tìm tòi những nội dung mới để xây dựng môi trường   và tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phê thai rôi x ́ ̉ ̀ ử lý  ̣ sach đ ể  có thể  biến chúng thành những dụng cụ  học tập và đồ  chơi đơn giản  giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.  Một số  phụ  huynh nhận thức được tâm quan trong đ ̀ ̣ ối với bậc học mâm ̀   non, tích cực hỗ trợ giáo viên, lớp về  tinh thần cũng như  vật chất đê xây d ̉ ựng   môi trương trong l ̀ ơp cho tre ho ́ ̉ ạt động.   2.1.2. Khó khăn:  Một số trẻ trong lớp con nhút nhát, không ch ̀ ủ động, mạnh dạn tham gia và   đưa ra các nội dung chơi cho các hoạt động tập thể. ́ ̣ ̣ ̣ ̃ ược đâu t Trang thiêt bi day hoc tuy đa đ ̀ ư mua săm qua hang năm kha đây đu ́ ̀ ́ ̀ ̉  ̣ ̉ song con thiêu tinh đông bô, anh h ̀ ́ ́ ̀ ưởng phân nao đên s ̀ ̀ ́ ắp xếp bố trí sử dụng cho   trẻ trong các hoạt động. Việc xây dựng môi trường giáo dục la môt vi ̀ ̣ ệc làm đoi hoi giáo viên ph ̀ ̉ ả i  sự  sáng tạo, khoa hoc, khéo léo, đ ̣ ảm bảo tính thẫm mỹ  cao mới kích thích sự  chú ý của trẻ cho nên cần có sự kỳ công lâu dài.   Phương pháp trang trí truyền thống đơn giản, không có độ mở không làm  trẻ hứng thú.   Kết quả trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực còn hạn chế, chưa hứng   thú vào môi trường trong lớp; cụ thể qua đợt khảo sát đầu năm như sau: Chưa  Thỉnh  T Ty lê ̉ ̣  Ty lê ̉ ̣  Thườn Ty lê ̉ ̣  Ghi  Tiêu chí có thoản T % % g xuyên % chú g 1 Trẻ   hoạt   động   tích  14/38 36,8 17/38 44,7 7/38 18,4 3
  4. cực vào môi trường đã  tạo trong lớp Kỹ  năng sử  dụng môi  2 13/38 34,2 17/38 44,7 8/38 21,1 trường trong lớp Hứng thú tham gia các  3 12/38 31,6 17/38 44,7 9/38 23,7 hoạt động Qua khảo sát thực tế nhân thây kêt qua t ̣ ́ ́ ̉ ương tác giữa môi trường và chât́  lượng hoạt động cua tre ch ̉ ̉ ưa cao, bản thân tôi luôn suy nghĩ để  tìm ra những   biện pháp, hình thức, đặc biệt là áp dụng quan điểm xây dựng môi trường giáo  dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm một  cách tích cực, qua đó kiến thức của trẻ  được bổ  sung và củng cố  phong phú,  giúp trẻ tham gia hoat đông tích c ̣ ̣ ực hiêu qua h ̣ ̉ ơn. 2.2. Các giải pháp thực hiện: 2.2.1. Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng nghề nghiệp là điều đặt lên hàng đầu cho mỗi giáo viên. Hiểu rõ   điều đó, bản thân tôi đã tranh thủ  mọi cơ  hội, điều kiện có thể  để  tìm tòi, học  hỏi, sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau: dự  giờ, tìm hiểu qua sách, báo, các  phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt mạng internet là một kênh thông tin   ̉ ̉ ̣ ̉ phong phú đê tôi kham pha tim hiêu, hoc hoi kinh nghi ́ ́ ̀ ệm cho bản thân.  Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý độ  tuổi của trẻ  để  có các phương  pháp tác động phù hợp, kích thích tính tò mò, hứng thú ở trẻ. Nghiên cứu chương trình GDMN mới để  nắm vững mục tiêu, nội dung,   phương pháp giáo dục nhằm xây dựng môi trương cho tre phu h ̀ ̉ ̀ ợp. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường, của phòng, của  sở, Tham gia lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn có ý thức học hỏi chị  em đồng nghiệp trong trường, trong cụm như  dự giờ, tham quan để  rút những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm  sóc giáo dục trẻ.  Bám sát tài liệu “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm trong trường mầm non” do bộ giáo dục đào tạo biên soạn.   Năm vừa qua Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy hướng dẫn tổ  chức hội thi “Xây  dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các đơn vị Mầm non” cấp   huyện. Đây được xem như là kim chỉ nam để  tôi mạnh dạn áp dụng trong việc   xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục trong lớp cho trẻ 4­5 tuổi tại trường. 4
  5. 2.2.2. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tích cực tham mưu với BGH nhà trường va phôi h ̀ ́ ợp vơi phu huynh đê mua ́ ̣ ̉   ́  trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ va cac săm ̀ ́  loại  đồ dùng đồ chơi phuc vu hoc tâp vui ch ̣ ̣ ̣ ̣ ơi cua tre. ̉ ̉ +Ngay từ đầu năm học, tôi ra soat ̀ ́ các loại thiêt bi ́ ̣ phục vụ giang day vê  ̉ ̣ ̀các  chủ  đề  trong năm học,  các loại tranh môi trường xung quanh, các tập tranh   truyện, các loại sách chương trình GDMN mới, các tuyển tập thơ ­ chuyện ­ bài  hát ­ bé tập làm nội trợ, sách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu   mở, bì đựng sản phẩm cho trẻ đê đê xuât nha tr ̉ ̀ ́ ̀ ương trang bi.  ̀ ̣ Ra soat ̀ ́ các hạng  mục đồ dùng, đồ chơi cần hoc cua tre  ̣ ̉ ̉ trong năm như: (bút màu, đất nặn, bút chì,  kéo, giấy tại hình, tranh lô  tô các loại, bộ  đồ  dùng học toán cho cô và trẻ, v ở  toán...), đồ dùng cá nhân như: (dép đi trong nhà, khăn lau mặt, bàn chải răng, ca  uống nước...) theo Thông tư  02 quy đinh đê phôi h ̣ ̉ ́ ợp vơi phu huynh mua săm ́ ̣ ́   ̉ ̉ ̉ ̣ ̣ . Trong quá trình thực hiện, còn thiếu những đồ  dùng gì  đam bao cho tre hoc tâp thì chúng tôi trực tiếp tham mưu đề xuât đê nha tr ́ ̉ ̀ ương co kê hoach mua bô sung ̀ ́ ́ ̣ ̉   cho lơp đam bao yêu câu chăm soc giao duc tre trong nhà tr ́ ̉ ̉ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ường. Vi vây, đên th ̀ ̣ ́ ời  ̉ điêm nay l ̀ ơp tôi đ ́ ược trang câp đây đu tai liêu giang day, thiêt bi day hoc nh ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ư: ti   vi, may tinh,   ́ ́ 2.2.3. Xây dựng  môi trường trong lớp.  Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự  thành công trong học tập của   trẻ  và  ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả  mong đợi có đạt hay không.  Đặc biệt môi trường bên trong lớp học rất quan trọng bởi chúng cung cấp nhiều  cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ.  * Trang trí môi trường xung quanh lớp học:  Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác   đầu tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự  gần gũi, thân thiện giống nhà của mình.   Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức  ảnh   trang trí phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy, để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã trang trí các góc hoạt động bằng  nội dung tranh ve phong phú vê ch ̃ ̀ ủ đề và hình thức hấp dẫn đẹp mắt nhăm lôi ̀   ́ ̉ ́ ực tham gia cac hoat đông. cuôn tre tich c ́ ̣ ̣  Ví dụ :   Chủ đề: “Thế giới động vật” Góc xây dựng: Tôi chỉ dán một tranh mẫu về gợi ý nội dung xây dựng theo  chủ đề tuần đó, phần tường còn lại tôi miếng dán âm dương dán sẵn và dán chữ  (Bé dùng nguyên vật liệu và dụng cụ gì để xây, công trình của bé) cùng với hình   5
  6. ảnh các nguyên vật liệu bằng bìa cứng do các cháu làm như xi măng, gạch, cây  xanh, xô, xẻng, bay, cào để   ở  rỗ  nhựa trong góc, các loại hình khối để  trẻ  lắp   ghép thành công trình; khi chơi trẻ không chỉ được biết nội dung trong góc xây gì   mà trẻ  phải chọn được các nguyên vật liệu và dụng cụ  để  xây nên công trình  đó, trẻ  chọn các hình để  gắn để  gắn lên tường nói lên ý định trẻ  sẽ  lắp ghép   công trình gì. Góc nghệ  thuật: Tôi dành khoảng trống cho trẻ  trưng bày các sản phẩm  của mình theo từng chủ   đề  nhánh như  các sản phẩm nặn, vẽ, xé dán, ghép  hình.Và đặc biệt hơn, tôi đã thiết kế cho trẻ một sân khấu biểu diễn âm nhạc có  các loại nhạc cụ  phong phú được bố  trí hợp lý như: đàn tơ  rưng, đàn đá, đàn  ogan, đàn  ống được để  hai bên sân khấu; những nhạc cụ  khác như  trống cơm,   trống lắc, đàn ghi ta, song loan, thanh gõ, trống vỗ  được gắn  ở  các móc trên   tường vừa tiết kiệm diện tích, vừa mang tính chất trang trí mà vẫn hấp dẫn  trẻ….Với cách bày trí như vậy trẻ sẽ dễ dàng lấy, sử dụng và cất sau khi chơi. Trang trí hình  ảnh theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ  đề  nhánh của   từng tuần tức là mỗi tuần phải trang trí làm nổi bật nội dung chủ đề tuần đó. Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, Các hình ảnh được dán vừa  tầm mắt của trẻ: Không quá cao, không quá thấp. Ở cửa đón trẻ, từ  đầu năm học tôi đã thay đổi các mảng tuyên truyền với   hình thức đẹp, nội dung phong phú cập nhật thông tin cần thiết gần gũi với trẻ,  với phụ huynh như, mảng dành cho bản tin của lớp về chương trình giảng dạy,  lịch sinh hoạt, mảng dành cho gia đình và bé; các thông tin về phòng tránh đuối  nước, an toàn trường học… * Xây dựng góc hoạt động trong lớp. Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ  mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở  thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm  nhận về  thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ  rèn luyện, củng cố  kiến   thức đã học, là nơi trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ  và trình bày ý kiến của mình  hay khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.  Trong giáo  dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên,  trẻ  không cần phải di chuyển hoặc đóng lại. Vi vây, tôi ̀ ̣  đã suy nghĩ cẩn trọng  về việc bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt phu h ̀ ợp. Trong lớp tôi đã xây dựng một số góc cố định như: góc xây dựng, góc nghệ  thuật, góc phân vai và một số góc di động có thể thay đổi cho nhau tùy từng chủ  đề như góc học tập, góc dân gian, góc vận động, góc kỹ  năng của bé, Cách bố  6
  7. trí như  vậy giúp tôi dễ  dàng làm mới môi trường trong lớp qua từng chủ  đề  nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú trẻ khám phá.  Ví dụ:  + Chủ  đề  “Bản thân” tôi đã xây dựng 3 góc cố  định (góc xây dựng, góc  nghệ thuật, góc phân vai) trong lớp và góc “Kỹ năng của bé” nhằm giúp trẻ trải  nghiệm các kỹ năng năng sống phục vụ bản thân như  chải tóc, tết tóc, cột tóc,  cải – mở cúc áo, xếp dép, cởi – mặc áo quần.  Như  vậy, sự  đa dạng các góc cho trẻ  hoạt động trong lớp rất có ý nghĩa  bởi: Trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”; tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thực   hành và học hỏi; trẻ  có nhiều sự  lựa chọn hơn để  có thể  thực hiện theo hứng   thú của mình. Hơn nữa, góc chơi còn giúp giáo viên có thể  sử  dụng để  hỗ  trợ  cho kế hoạch dạy và học, đặc biệt là hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ. Khi thiết kế các góc hoạt động, tôi luôn chú ý sắp xếp hợp lý sao cho: ́ yên tĩnh xa góc ồn ào (góc phân vai xa góc học tập, góc sách)   hoăc cac Goc  ̣ ́  ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ goc co thê săp xêp canh nhau  như góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự  liên kết các nhóm chơi  ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại; Góc thiên  nhiên tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho tre hoat đông thoai mai ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ự  ́ tranh s ôn ao cho cac goc khac ̀ ̀ ́ ́ ́. ̣ ̣ Bên canh viêc săp xêp phu h ́ ́ ̀ ợp, tôi con t ̀ ạo ranh giới giữa các góc hoạt động  như: Tận dụng các giá đồ  chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng  ở  các  góc  cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Ranh   giới  ở  các góc không che tầm nhìn của trẻ  và không cản trở  việc quan sát của   giáo viên.                     Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực   hiện        VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện  của bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích”  * Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động: Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động có vai trò hỗ trợ giáo viên lập   kế hoạch học tập cho trẻ; kích thích trẻ tham gia, làm phong phú hoạt động chơi   và học của trẻ. Vì thế  khi sử  dụng học liệu và phương tiện trong góc hoạt   động, tôi luôn chú ý: Đồ  dùng, học liệu  trong các góc tôi không bày quá nhiều, tràn lan các chủ  đề  mà ý định tôi muốn trẻ  làm được gì, học được gì, ôn luyện kỹ  năng gì hay  khám phá điều gì thông qua chủ  đề đó tôi mới bày ra. Trong góc luôn có nhiều   7
  8. loại đồ  dùng, học liệu khác nhau: vật thật, tranh  ảnh, sơ đồ, mô hình, ký hiệu   bao gồm cả nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế, đồ  dùng thường ngày;  có thể dùng theo nhiều cách khác nhau và cung cấp những kiểu học khác nhau. Ví dụ:  Chủ đề “Tết mùa xuân”. Ở góc phân vai: Tôi vẫn để các đồ chơi nhóm bán hàng và nấu ăn nhưng tôi chuẩn bị nhiều hơn các đồ dùng đồ chơi về các loại bánh, mứt, hoa, quả và các   món ăn mang đậm tính đặc trưng của dân tộc, tính địa phương. Qua đó, giáo dục  trẻ biết về cách chế biến các món ăn đặc trưng trong tết cổ truyền dân tộc. Góc nghệ  thuật: Ngoài các loại nhạc cụ  như: đàn đá, đàn tơ  rưng, đàn   ocgan, đàn ống; các loại trống và các loại nhạc cụ khác...thì ở đó luôn có sắn các  nguyên vật liệu tự kiếm từ thiên nhiên và tái chế: các loại hạt, vỏ sò, vở  thạch  dừa, các loại lá khô, rơm rạ, mo cau, chiếu lác, cát nhuộm màu....để  cho trẻ có   nhiều học liệu sử  dụng cho nhiều cách sáng tạo khác nhau, trẻ  chủ  động lựa   chọn học liệu để sáng tạo theo ý tưởng của mình. Góc học tập: Ngoài những loại tranh ảnh lô tô, sách truyện...thì còn có các   loại họa báo, lịch treo tường với các hình ảnh đẹp mắt, phong phú về nội dung  cho phép trẻ cắt dán thành các bộ sưu tập về các chủ đề động vật, thực vật, sản   phẩm các nghề, các lễ hội, các danh lam thắng cảnh... Những đồ chơi nặng đặt ở dưới đất, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải   để rời đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ. Đồ  dùng đồ  chơi để   ở  dạng mở, để  theo từng loại, có ký hiệu riêng, vừa  tầm với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn và dễ cất sau khi chơi xong. Ví dụ: Nơi để  xếp gạch xây dựng tôi vẽ  hình viên gạch, dưới có chữ, ép   plactic dán ở kệ gỗ đó. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh minh họa trẻ sẽ dễ dàng cất  đồ chơi đúng nơi trẻ đã lấy ra. ­ Màu sắc, hình dáng các đồ  dùng đồ  chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an   toàn. ­ Thường xuyên vệ  sinh các giá đồ  cùng, đồ  chơi sạch sẽ  bằng cách huy   động cùng làm vào thời điểm cuối ngày. ­ Các đồ dùng cá nhân của trẻ có nhãn, có ký hiệu riêng đã được tôi lam ky ̀ ́  hiêụ  từ đầu năm học, giúp trẻ làm quen với số đồng thời giúp trẻ tự lấy, cất đồ  dùng mà không cần sự  trợ  giúp của cô. Qua đó giáo dục trẻ  có ý thức tự  bảo  quản đồ dùng của mình. 8
  9. Ví dụ: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ mỗi bì hồ sơ, bên ngoài có dán ký hiệu của  trẻ để trẻ để sản phẩm vẽ, vở toán, bút chì, bút màu. Đến khi học trẻ sẽ tự lấy   đồ dùng cần học và cất theo đúng vị trí của mình. ­ Huy động sự tham gia của trẻ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh  từ  các nguồn nguyên vật liệu mở  (ưu tiên các nguyên vật liệu từ  thiên nhiên,  sẵn có  ở địa phương và tái sử dụng) phù hợp với từng chủ đề  nhưng có thể  sử  dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau. 2.2.4. Hướng dẫn trẻ hoạt động: * Ở hoạt động góc. Hoạt động góc là hình thức tổ chức cho trẻ học hoặc chơi theo sở thích và  cá nhân hoặc nhóm nhỏ  để  trẻ  thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục. Tại các   góc hoạt động trẻ  được trải nghiệm, củng cố, rèn luyện những kiến thức, kỹ  năng đã được học trong hoạt  động chung; được khám phá tìm tòi phát hiện   những cái mới ở xung quanh. Vậy muốn trẻ chơi hiệu qua, tích c ̉ ực, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi thì   ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu cho trẻ làm quen các góc chơi; quản lý  tốt trẻ chơi trong các góc và hoạt động mọi lúc mọi nơi. Biện pháp này giúp trẻ  tự tin khi lựa chọn hoạt động, chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò  chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi qui định. Việc giới thiệu cho trẻ  làm quen với các góc chơi tiến hành chủ  yếu vào  đầu năm học, khi trẻ  còn bỡ  ngỡ, chưa quen với đồ  dùng đồ  chơi trong lớp,  chưa biết tên, vị trí đồ chơi và các khu vực để chơi cụ thể: Cho trẻ lựa chọn góc  mà trẻ  muốn chơi hoặc thu hút trẻ  vào các góc khác nhau; giúp trẻ   ổn định tại   các góc; nói chuyện với trẻ tại các góc và giúp trẻ tham gia các hoạt động trong   góc như  một người bạn­ giúp hỗ  trợ  việc học bằng chơi của trẻ; cùng với trẻ  xây dựng những quy tắc đơn giản, rõ ràng và tôn trọn lẫn nhau. Vì vậy , tôi phải  giúp trẻ biết nơi để các để đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Khi trẻ quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ  chơi thì đầu giờ chơi tôi  giới thiệu nội dung chơi của chủ đề nhánh. Khi chơi, tôi chu y  ́ ́bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ triển khai nội dung  chơi, chú ý những trẻ  rụt rè nhút nhát. Có thể  nhập vai cùng trẻ  để  gợi ý nội   dung chơi khi trẻ  lúng túng hay gợi ý trẻ  sáng tạo nên các nội dung chơi mới   dựa trên ý tưởng của trẻ. 9
  10. Ví dụ: Chủ đề: “Côn trùng” Góc nghệ thuật: Các nguyên vật liệu tôi chuẩn bị sẵn như cánh hoa, vo sò,̉   lá cây, cỏ, vo th ̉ ạch dừa, keo dán, keo hai mặt, bìa đã phun màu nền.  Khi chơi,  trẻ đến góc đa chon ̃ ̣  nhưng con  ̀ lúng túng chưa biết làm gì với những nguyên vật  liệu cô đã chuẩn bị sẵn. Tôi đến và hỏi trẻ: Những cánh hoa hồng này con thấy   giống cánh con côn trùng nào mà cháu từng thấy. Nếu lấy cánh hoa làm  cánh  (bướm, chuồn chuồn..) thì cháu sẽ chọn gì để làm mình? Cháu sẽ ghép và dán ở  đâu? (trên giấy). Cô nghĩ chắc chắn những con côn trùng cháu làm sẽ  rất đẹp,  rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Trong giờ  chơi, tôi luôn giáo dục trẻ  chơi cùng bạn, không giành đồ  chơi  của bạn, cất dọn đồ chơi gọn gàng vào chỗ cũ sau khi chơi xong. ­ Muốn quản lý trẻ tốt, tôi đã làm kí hiệu ở các góc hoạt động để theo dõi  trẻ  nhằm giúp trẻ  chơi  ở  tất cả  các góc trong năm học. Kí hiệu của trẻ   ở  cać   góc trùng với các ký hiệu của trẻ ở đồ dùng cá nhân trẻ. * Ở hoạt động mọi lúc mọi nơi. Song song với việc tổ  chức hoạt động học, hoạt động  ở  các góc chơi tôi   luôn chú ý để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong các ngày lễ, ngày hội tôi tổ  chức các hoạt động chiều, hoạt động  theo ý thích...cho trẻ  tham gia, qua đó giáo dục trẻ  biết chia sẽ  quan tâm và chăm sóc  người thân. (Ví dụ: Ngày 8/3 tổ  chức cho trẻ làm thiệp tặng mẹ, tặng bà, tặng   cô giáo khơi gợi ở trẻ lòng biết ơn và kính trọng mẹ, bà, cô giáo qua những sản  phẩm  trẻ tự làm). Tổ chức các lễ hội có nội dung phong phú, gẫn gũi đời sống trẻ: “Giai điệu  mùa xuân”, “Ngày hè”, “Mừng sinh nhật”. Các buổi đó trẻ  không chỉ  múa hát,   đọc  thơ, kể  chuyện  mà còn  được  chơi các  trò  chơi dân gian: ném còn,  đua  thuyền, đua vịt, đi chợ  quê với quang gánh,  rau, củ, quả,  những đặc sản quê  hương như  bánh đúc, bánh tráng...Tất cả  được trang trí trong một khung cảnh  quê hương có cây tre, bụi chuối, trẻ được mặc áo quần bà ba, tứ thân, váy yếm,   khăn đóng áo dài.... Qua đó, trẻ được tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ  với trẻ, trẻ và cô, trẻ với người lớn....Điều này giúp trẻ tự tin khẳng định mình,  biết cùng nhau hoạt động trong nhóm, biết chia sẽ  ý tưởng để  hoàn thành sản  phẩm.  Ở  các ngày lễ  hội tổ  chức trong lớp, trẻ  không còn “chơi” chỉ  để  chơi  nữa mà chơi thật trong cuộc sống. 10
  11. 2.2.5.  Phối kết hợp với phụ huynh. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình   thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương   lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng   nhân tài. Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tích cực, tự giác và có hiệu   quả. Vaò  buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua chương trình giảng  dạy của lớp, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu   của công tác xây dựng môi trường học tập trong lớp đối với trẻ mầm non, thực   trạng môi trường của lớp để  phụ  huynh có ý kiến đóng góp về  ý tưởng, công  sức, tiền của. Vi vây ma ̀ ̣ ̀ phụ huynh đã rất đồng thuận nhất trí ung hô kinh phí ̉ ̣   để trang trí các góc hoạt động trong lớp và  mua các loại xốp màu, giấy đề can,   bìa mika, giấy rô ki để trang trí tao  ̣ môi trường trong lớp hoc hâp dân tre ̣ ́ ̃ ̉. Ở  bảng tuyên truyền của lớp,  tôi thông báo rõ thời gian biểu, kế  hoạch  giảng dạy chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các  giờ  đón và trả  trẻ, mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển làm đồ  dùng  đồ  chơi tự làm, dự giờ một số tiết dạy để phụ  huynh hiểu rõ sự  cần thiết của   việc trang trí môi trường và việc làm đồ  dùng đồ  chơi trong công tác chăm sóc  giáo dục trẻ  ở  trương mâm non ̀ ̀ . Từ  đó, phụ  huynh tự  nguyện đóng góp nhiều  loại sách báo, tranh  ảnh, cây xanh  ở  góc thiên nhiên, các loại nguyên vật liệu  trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa các loại lon...  Trong từng  chủ  đề, nhiều phụ  huynh còn sưu tầm trên mạng nhiều cách làm đồ  dùng cho   trẻ cho giáo viên tham khaỏ . Trong các phiên họp phụ huynh giữa năm, tôi thường nêu gương những phụ huynh có ý tưởng sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ  dùng đồ  chơi, sưu tầm   nguyên vật liệu để  tạo thêm động lực cho phụ  huynh trong việc phối kết hợp   với giáo viên  nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu. * Kết quả đạt được.   Qua quá trình thực hiện  vơi nh ́ ưng biên phap va cach lam trên, viêc ̃ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ̣   xây  dựng môi trương  ̀ ở lơp tôi đat đ ́ ̣ ược nhưng kêt qua đang ph ̃ ́ ̉ ́ ấn khởi, trong hội thi  “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm” cấp trường lớp tôi đạt   giải nhất; hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm” cấp   huyện lớp tôi cũng tham gia cùng với toàn trường và đạt giải khuyến khích. ­ Đối với giáo viên:    Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt  11
  12. Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ  hội  cho trẻ  phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ  năng sống cho trẻ; có  kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ  theo quan điểm  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt. Sự  quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với quá trình chịu khó học  hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc   xây dựng môi trường và làm đồ  dùng, đồ  chơi nên các cháu được học tập, vui  chơi trong môi truờng an toàn, thân thiện, cởi mở  giúp trẻ  chủ  động khám phá,  trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà   chơi, chơi mà học; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng. Kết quả làm đồ, dùng đồ chơi theo các chủ đề trong năm như sau: + Chủ đề “Trường mầm non” có 5 cây đàn, 20 trống lắc, 1 đàn tơ  rưng, 1  đàn đá, trống vỗ  3 cái, 10 cái mũ, 10 cái cặp, 15 trống cơm một mô hình xây  dựng trường mầm non. Bộ thảm ngồi ở góc cho trẻ ở góc học tập bằng lốp xe. + Chủ đề  “Bản thân” 40 bộ  áo quần cho trẻ  học toán xếp tương  ứng 1­1,   học đếm, 5 bộ sưu tập tranh trang phục cho bé trai bé gái, 15 bộ áo quần để trẻ  học kỹ năng sống mở, cài cúc áo, giá siêu thị của bé.  Và một số chủ đề khác cũng đã làm một số đồ dùng đồ chơi khác cho trẻ. ­ Đối với trẻ: Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và  xã hội; phát triển kiến thức về  môi trường xung quanh và những kinh nghiệm  trong đời sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ. Trẻ  hứng thú tích cực tham gia hoạt động; kiến thức, kỹ  năng được c ủng  cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc  lộ rõ rệt, thể hiện rõ trong bản điều tra trẻ cuối  học kỳ 1 vừa qua: T Tiêu chí Chưa  Ty lê ̉ ̣  Thỉnh  Ty lê ̉ ̣  Thườn Ty lê ̉ ̣  Ghi  T có % thoản % g xuyên % chú g 1 Trẻ  hoạt động tích  0 0 5/38 13,2 33/38 86,8 1 cực vào môi trường  đã tạo trong lớp 2 Kỹ   năng   sử   dụng  0 0 6/38 15,8 32/38 84,2 2 môi   trường   trong  lớ p 12
  13. 3 Hứng   thú   tham   gia  0 0 0 0 38/38 100 3 các hoạt động ­ Đối với phụ huynh:  Đa số phụ huynh hưởng  ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường ­ giáo viên ­ phụ  huynh có sự  hợp tác tích cực. Nhiều phụ  huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo  hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi và các   nguyên vật liệu, trang thiết bị trong lớp.   Kết quả: Phu huynh ung hô kinh phi trang trí m ̣ ̉ ̣ ́ ới 5 góc hoạt động trong  lớp. Phụ huynh đóng góp 10 xe ô tô bằng nhựa, 7 cách làm đồ dùng học tập, 40  chai nhựa như  chai dầu gội, chai nước rửa chén, 30 quyển truyện tranh, 35 tờ  lịch củ, 5 chậu góc thiên nhiên, 10 can nhựa, 60 vo lon bia, 40 vo chai n ̉ ̉ ước ngọt   các loại, 10 can nhựa, 30 m bạt trắng để dán tường xung quanh lớp.. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ  mầm non là thực sự  cần thiết và quan trọng. Nó được ví như  người giáo viên   thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu  vui chơi và hoạt động của trẻ. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường giáo dục phù  hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù  hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Thông qua đó, nhân cách của trẻ  được hình  thành và phát triển toàn diện, qua 1 năm học thực hiện các biện pháp trên trong   việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm trong lớp cho trẻ  4­5   tuổi ở lớp tôi, bước đầu gặt hái được những kêt qua đang phân kh ́ ̉ ́ ́ ởi. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp  phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ  đối với sự  phát triển thể  chất   của trẻ  mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở  rộng hiểu biết của trẻ, kích  thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện   giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ  với môi trường xung quanh đã tạo   cơ  hội cho trẻ  được chia se, gi ̃ ải bày tâm tư  nguyện vọng, mong  ước của trẻ  với cô, với bạn. Nhờ  vậy mà cô hiểu trẻ  hơn, trẻ  hiểu nhau hơn, hoạt động   phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường,  yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Không chỉ có vậy, việc xây dựng môi trường  hoạt động cho trẻ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía  phụ  huynh cả vật chất lẫn tinh thần để  thỏa mãn mong đợi của họ  đối với sự  13
  14. phát triển của trẻ. Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong   lớp cho trẻ 4­5 tuổi, tôi đã tìm tòi, học hỏi nhằm chuẩn bị môi trường giáo dục   linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa  dạng, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tòi, giải quyết vấn đề  một cách sáng tạo, học mà chơi, chơi mà học một cách vui vẻ; qua đó trẻ  trực   tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ  phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể  chất,  nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Nhờ đó, bản thân đã rút được những bài học kinh nghiệm quý sau: ­ Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà truờng trong việc mua   sắm các trang thiết bị, các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học. ­ Tăng cường công tác tự  bồi dưỡng  để  nâng cao trình độ  chuyên môn  nghiệp vụ va tay nghê cho ban thân. ̀ ̀ ̉          ­ Tích cực chủ  động tìm tòi, học hỏi, sưu tầm các nguyên vật liệu khác   nhau  để  xây dựng môi trường học tập cho trẻ  sạch, đẹp, an toàn, thân thiện   nhăm th ̀ ực hiên tôt ch ̣ ́ ương trình giáo dục mầm non mới  theo định hướng “Xây  dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. ­ Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động với môi trường học tập trong lớp. ­ Xây dựng được mối quan hệ  thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo   viên và trẻ; đoàn kết, gắn bó với phụ  huynh trong việc tuyên truyền phối hợp   nâng cao chất lượng CS­GD trẻ và hỗ  trợ  lớp về  vật chất cũng như  tinh thần   trong các hoạt động CS ­ GD trẻ. ­ Tổ chức các hoạt động tập thể gần gũi vui tươi lành mạnh  cho trẻ. Kết quả  của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm  trong lớp cho trẻ hoạt động ở lớp mẫu giáo 4­5 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy   trong năm học 2018 ­2019 bước đầu có những hiệu quả  tích cực đối với giáo  viên, đối với trẻ và phụ huynh nhưng bản thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề  cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn  để  làm thế  nào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm trong lớp  cho trẻ  4­5 tuổi nói riêng và trẻ  mẫu giáo trong trường nói chung nhằm hướng   tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ  được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển hài hòa ở tất cả  các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ  năng xã  hội. 3.2. Kiến nghị, đề xuất:    * Đối với nhà trường: 14
  15. ­ Tham mưu với cac c ́ ấp để  có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ  dùng,   đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp. ­ Tổ  chức cho giáo viên được đi tham quan trường bạn để  học tập kinh   nghiệm trong việc xây dựng môi trường học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. * Đối với địa phương ­ Tạo điều kiện về  nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ  sở  vâṭ   chât, tu s ́ ửa nâng câp tr ́ ường lớp, tao điêu kiên thu ̣ ̀ ̣ ận tiên cho giáo viên trong việc  trang trí, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học. Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi khi áp dụng quan điểm giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ được  rút ra từ thực tế giảng dạy  ở lớp tôi. Bản thân tôi sẽ  cố gắng học hỏi hơn nữa   để  tìm ra những giải pháp tối  ưu nhằm đáp  ứng nhu cầu hoạt động, khám phá   của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Rât mong nhân đ ́ ̣ ược sự gop y ́ ́  ̉ ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̉ cua lanh đao câp trên, cua cac đông chi, đông nghiêp đê sang kiên cua tôi th ̃ ́ ́ ̀ ́ ̀ ực  ̣ ́ ̣ hiên co hiêu qua h ̉ ơn trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung   tâm tại trường. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2