intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình" nhằm giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng, hình thành kỹ xảo, sự khéo léo và thể hiện được ngôn ngữ tạo hình của riêng trẻ trong sản phẩm. Thực hiện tốt kỹ năng xé dán giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình

  1. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ em ngay từ những năm đầu cuộc sống. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình bao gồm các loại hình như: cắt, vẽ, nặn, xếp, gấp xé dán…Trong đó, hoạt động xé dán giúp trẻ phát triển khả năng ước lượng bằng mắt; định hướng về hình dạng, biểu tượng; phát triển sự linh hoạt của các nhóm cơ ngón tay, sự phối hợp giữa tay và mắt; sự khéo léo, tỉ mỉ; tập cho trẻ tính kiên nhẫn, cẩn thận. Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm xé dán không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ được rèn luyện các kỹ năng về xé-dán mà còn đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội được kỹ năng sử dụng các học cụ, phát hiện tính chất của các loại vật liệu, khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng. Đây là điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển trí tuệ và nhân cách. Là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình” để thực hiện tại lớp mình. Tôi cho rằng, khi trẻ có kỹ năng xé-dán tốt sẽ giúp trẻ hào hứng, tích cực, tự tin, sáng tạo hơn khi thực hiện sản phẩm của mình. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1
  2. Xé dán tranh là một loại hình hoạt động tạo hình mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách xé các chất liệu ra thành từng mảng, thành hình dạng hay mảnh nhỏ hoặc thành từng dải rồi dán chúng lên một mặt phẳng (mặt giấy, mặt gỗ…) theo một ý tưởng hoặc yêu cầu nào đó. Hiện nay, trong các hoạt động xé dán tranh tại trường mầm non, giáo viên có thể mở rộng phương thức thể hiện của loại hình hoạt động dán bằng cách phối hợp nhiều loại chất liệu phong phú cho một sản phẩm tạo hình. Hoạt động xé dán tranh tạo điều kiện trẻ học hỏi nhiều điều về kích thước, hình dạng, cách sắp xếp bố cục đơn giản; tăng cường phát triển các kỹ năng và rèn luyện sự khéo léo của các kỹ xảo: xé - dán; đồng thời trẻ biết phối hợp các kỹ năng trên tạo thành sản phẩm. Thông qua các buổi dự giờ hoạt động, dự thao giảng, dự chuyên đề, chúng ta thấy được, hoạt động xé dán tranh rất ít được giáo viên mầm non lựa chọn thực hiện vì nhiều nguyên nhân như: Nguyên vật liện thiếu đa dạng, không thu hút, trẻ khuyết thiếu các kỹ năng xé-dán, trẻ chưa sáng tạo và thể hiện ý tưởng cá nhân… Trên thực tế, trẻ mầm non rất yêu thích hoạt động xé dán tranh. Bởi sự phong phú về hình dạng, chất liệu, màu sắc của nguyên vật liệu rất dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác xé dán gây cho trẻ hứng thú đặt biệt. Và trên hết, việc được tự do thể hiện ý tưởng của mình trên sản phẩm mang đến cho trẻ sự thỏa mãn vì được sáng tạo và lao động. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Hoạt động xé dán tranh là một nội dung khá quen thuộc bởi nội dung này rất sớm đã được đưa vào Chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động xé dán được tích hợp khá nhiều trong các hoạt động tại trường mầm non (Khám phá môi trường xung quanh, làm quen toán, trẻ cùng cô và bạn thực hiện trang trí trường lớp theo chủ đề…) Trên thực tế, các hoạt động xé dán tại các lớp chưa thật sự thu hút và gây hứng thú cho trẻ. Đa phần, hoạt động xé dán được tiến hành rập khuôn, buồn tẻ, 2
  3. nghèo nàn về chất liệu, ý tưởng, trẻ thiếu không gian sáng tạo, ít được thể hiện ý tưởng cá nhân. Bản thân tôi khi thực hiện đề tài này cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, đặc biệt là về công nghệ thông tin. - Bản thân được tham gia các buổi chuyên đề, thảo luận về đổi mới các phương pháp giáo dục tại trường mầm non; được tham quan, dự giờ học tập các mô hình ở các lớp bạn, trường bạn. - Nhận được sự tín nhiệm từ phía phụ huynh học sinh, có sự phối hợp tốt của giáo viên cùng lớp trong việc giảng dạy cháu 2. Khó khăn: - Trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động, chưa sáng tạo và thể hiện ý tưởng của bản thân, còn bắt chước bạn khi tham gia các hoạt động có đề tài tự chọn. - Kỹ năng xé-dán của trẻ chưa hoàn thiện, thuần thục. - Còn một số trẻ mới đi học lần đầu chưa có kỹ năng tạo hình IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Khảo sát kỹ năng của trẻ: Để lập được kế hoạch nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ một cách hoàn chỉnh nhất, từ đầu năm học, tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ tại chính lớp mình. Thông qua quan sát và phiếu khảo sát từ phía phụ huynh, kết quả khảo sát cho thấy: 3
  4. Khả năng Một số kỹ năng tạo hình của trẻ Biết cách Biết phối Hứng thú sử dụng hợp các kỹ tham gia các loại Sắp xếp bố Phối hợp năng xé hoạt động keo dán cục màu sắc dán để tạo xé dán phù hợp sản phẩm chất liệu Thực hiện 20/41 trẻ 17/41 trẻ 23/41 trẻ 15/41 trẻ 24/41 trẻ tốt yêu cầu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 48.8% 41.5% 56.1% 36.6% 58.5% 13/41 trẻ 16/41 trẻ 13/41 trẻ 17/41 trẻ 12/41 trẻ Đạt yêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ cầu 31.7 % 39% 31.7% 41.5% 29.3% Chưa đạt 8/41 trẻ 8/41 trẻ 5/41 trẻ 9/41 trẻ 5/41 trẻ yêu cầu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 19.5% 19.5% 12.2% 22% 12.2% Qua khảo sát, có thể thấy một số trẻ còn thiếu hứng thú khi tham gia hoạt động xé-dán, chưa biết sắp xếp bố cục sản phẩm, chưa biết phối hợp các kỹ năng xé để sáng tạo sản phẩm và chưa mạnh dạn phối hợp màu sắc cho sản phẩm thêm sinh động. 2. Sưu tầm kho tàng ý tưởng, sản phẩm mẫu từ nhiều nguồn, cho trẻ tiếp xúc với nhiều mẫu mới, chất liệu mới Trăn trở lớn nhất của tôi khi thực hiện đề tài là việc trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động, khuyết thiếu sự sáng tạo, chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng của bản thân khi tạo sản phẩm. Vậy nguyên nhân từ đâu? Tôi cho rằng, nguyên nhân rất lớn là do trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với các sản phẩm nghệ thuật. Trẻ chưa được hình thành biểu tượng nghệ thuật, trẻ chưa có nhiều hiểu biết về quá trình thực hiện một sản phẩm, cũng như cách sắp xếp bố 4
  5. cục cho sản phẩm. Do đó, trẻ nghèo nàn về ý tưởng, không gian sáng tạo còn hạn hẹp, trẻ thường rập khuôn theo mẫu hoặc bắt chước sản phẩm của cô hoặc bạn. Một nguyên nhân khác, là do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu ý tưởng tổ chức hoạt động, chưa khơi gợi được sự hứng thú và ham thích sáng tạo của trẻ. Chính vì thế, tôi đã sưu tầm kho tàng ý tưởng, sản phẩm mẫu, học hỏi cách thức tổ chức hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau như: Tạp chí giáo dục, internet, mạng xã hội, các diễn đàn giáo dục mầm non, từ đồng nghiệp. Sưu tầm ý tưởng, cách thực hiện, sản phẩm mẫu trên Pinterest, các ứng dụng 5
  6. Bản thân tôi luôn tích cực trau dồi, học hỏi, tìm kiếm các ý tưởng từ các bạn đồng nghiệp thông qua dự giờ hoạt động, dự chuyên đề,… Tham khảo ý tưởng từ hoạt động dự giờ giảng dạy của đồng nghiệp Sau khi sưu tầm được các mẫu hay sinh động, tôi sẽ đơn giản hóa cách làm để phù hợp với trẻ lớp tôi, và cho trẻ cùng tiếp xúc, tham khảo với mẫu thật, vật thật và cho trẻ tham gia xé dán với các nguyên vật liệu mới lạ (như bìa carton, bông gòn, vỏ cây, sơ dừa..). Từ đó trẻ sẽ nảy sinh ý tưởng mới thông qua hoạt động Ví dụ: Với bìa carton rất dai và cứng, tôi hướng dẫn trẻ tách từng lớp bìa mỏng ra lấy lõi bên trong (như để làm bánh răng xe tăng), và trẻ sẽ dễ dàng xé theo ý muốn. 3. Xây dựng môi trường lớp học tạo cơ hội cho trẻ học thông qua vui chơi, rèn luyện: Trong giáo dục thẩm mỹ, không gian học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc sáng tạo của trẻ. Việc tạo dựng cho trẻ được một môi trường nghệ thuật tốt là điều rất cần thiết. Đây phải là một “môi trường mở”, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thực tiễn, tăng tính sáng tạo ở trẻ. 6
  7. Góc tạo hình được sắp xếp gần các góc học tập, tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho trẻ tập trung sáng tạo sản phẩm Các mảng tường lớp học treo các sản phẩm của trẻ, tạo sự gần gũi với trẻ. Góc trưng bày sản phẩm của trẻ phải được phụ huynh trực tiếp nhìn thấy, qua đó họ thấy được sản phẩm của con mình dần nhận thức được và tạo điều kiện cho con mình thực hành thêm ở nhà từ đó trẻ sẽ có kỹ năng xé dán tốt hơn. Những sản phẩm xé dán mẫu đẹp được giáo viên sựu tầm, bày trí và sử dụng như là món ăn tinh thần thu hút lòng yêu thích của trẻ, khơi dậy trong tâm hồn trẻ những xúc cảm thẩm mỹ, nuôi dưỡng trong trẻ tình yêu nghệ thuật, thúc đẩy trẻ tích cực, sáng tạo khi tham gia các hoạt động. Giáo viên cần thiết kế riêng một góc bao gồm các bảng treo, giá đỡ hoặc các loại kệ để trẻ trưng bày sản phẩm, điều này giúp trẻ được tiếp xúc gần với sản phẩm do chính tay trẻ làm ra và dễ dàng quan sát, đánh giá chúng. 7
  8. Thiết kế góc trưng bày sản phẩm của trẻ Chuẩn bị các vật liệu, học liệu đầy đủ, đa dạng và phong phú để trẻ làm việc. Bố trí, sắp xếp các kệ, khay để các loại vật liệu. Mỗi kệ bao gồm nhiều loại khay đựng các loại vật liệu khác nhau. Các kệ, khay đựng các vật liệu này nên đặt ở vị trí cố định, ngang tẩm với trẻ để trẻ có thể tự lấy và cất đúng chỗ một cách dễ dàng. Đây cũng là điều cần thiết để hình thành thói quen ngăn nắp cho trẻ. Các nguyên vật liệu đựng riêng trong từng khay, lọ 4. Phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động xé dán: Để tránh sự bó hẹp, bài bản và cứng nhắc trong việc tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ, giáo viên cần biết linh hoạt luân chuyển, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động xé dán như: 8
  9. Phối hợp các kỹ năng xé như: xé dải, xé nhỏ, xé theo đường cong, xé theo hình có sẵn... khi tổ chức hoạt động xé dán theo đề tài tự chọn, để tạo nên sự hài hòa, toàn diện và phong phú cho sản phẩm, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Trẻ thực hiện nhiều kỹ năng xé trong 1 sản phẩm Phối hợp các hình thức hoạt động theo nhóm và cá nhân, tạo điều kiện giúp trẻ vừa phát huy tính độc lập, tích cực của mỗi cá nhân vừa phát triển cho trẻ khả năng giao tiếp, khả năng tương tác, hòa nhập với cộng đồng. Trẻ cùng bạn thực hiện sản phẩm chung Phối hợp các hình thức hoạt động trong lớp với hoạt động ngoài thiên nhiên là điều kiện gắn cuộc sống của trẻ ở trường lớp với môi trường xung quanh, gắn nội dung giáo dục dạy học với thực tiễn, giúp trẻ không chỉ biết tiếp thu những kinh nghiệm do người lớn truyền thụ cho mà còn có cơ hội đối mặt, tìm kiếm và tự 9
  10. khám phá những điều chưa biết từ thế giới xung quanh, biết độc lập tổ chức hoạt động trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Đưa các vật liệu từ thiên nhiên vào hoạt động xé dán, làm phong phú thêm về chất liệu. 5. Tích hợp hoạt động xé dán vào nhiều hoạt động khác để tạo hứng thú cho trẻ, đồng thời giúp trẻ mở rộng cơ hội học tập: Ngoài các giờ học tạo hình, giáo viên nên đưa hoạt động xé dán vào hoạt động góc, giờ sinh hoạt chung…nhằm rèn luyện các kỹ năng cho trẻ như:  Kỹ năng xé: xé theo hình vẽ sẵn, xé theo hình dạng hình học như: hình tròn, ngôi sao… Rèn kỹ năng xé dải dài cho trẻ trong giờ sinh hoạt chiều 10
  11. Trẻ thực hiện bài tập xé dán trong hoạt động góc  Kỹ năng dán: làm quen nhiều loại keo, hồ dán, biết sử dụng loại keo phù hợp với từng chất liệu khác nhau. Ví dụ: giấy thì dùng hồ dán, que kem, que cây nhỏ thì dùng keo sữa hoặc keo hai mặt có độ bám chắc… Trẻ sử dụng loại keo phù hợp cho các chất liệu khác nhau  Sắp xếp bố cục: biết sắp xếp cân đối, đối xứng. Ví dụ: Hình thức đối xứng: trẻ sử dụng các họa tiết, màu sắc hình dạng giống nhau dán đối xứng nhau qua một trục cố định (con bướm..)  Phối màu: Sử dụng màu sắc đa dạng để tạo nên sản phẩm có sự hấp dẫn riêng thu hút người xem  Sử dụng đa dạng chất liệu, vật liệu: Mạnh dạn sử dụng các chất liệu mới lạ để tạo nên sản phẩm. Như: giấy ăn, vỉ đựng trứng bằng giấy cứng, bìa carton… 11
  12. Trẻ tạo sản phẩm xé dán bằng nhiều loại giấy trong hoạt động góc Bên cạnh những cháu khá giỏi, cô khuyến khích sự sáng tạọ và cô cần hướng dẫn thêm cho những cháu kỹ năng còn yếu, những cháu mới đi học lần đầu. Trong giờ hoạt động góc, giờ trả trẻ cô cùng làm với trẻ, chỉ cho trẻ cách làm, cách xé dán…từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để trẻ dần tiếp thu và sẽ thực hiện được kỹ năng xé dán. Giáo viên có thể tổ chức các cuộc thi “thiết kế sản phẩm đẹp” với các chủ đề gắn với các ngày lễ hội, các hoạt động nổi bật trong năm để tạo sự hứng thú và thu hút trẻ tham gia. Các cuộc thi này cần có giải thưởng để động viên, khích lệ trẻ cố gắng. 12
  13. Trẻ tự thiết kế sản phẩm xé dán theo ý thích 6. Tuyên truyền về hoạt động xé dán để gây chú ý của phụ huynh học sinh. Tuyên truyền nhiều hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán đến với phụ huynh qua góc sản phẩm của trẻ, qua group lớp, cho phụ huynh tham quan góc sản phẩm của trẻ... vì không phải phụ huynh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nhất là hoạt động xé dán. Đa số phụ huynh chỉ quan tâm nhiều vào các hoạt động nhận thức. Qua đó phụ huynh thấy được hình ảnh, sản phẩm của con mình dần tạo điều kiện cho con mình thực hành thêm ở nhà từ đó trẻ sẽ có kỹ năng xé dán tốt hơn. Vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ thêm các nguyên vật liệu tạo hình để cho góc tạo hình thêm phong phú và đa dạng V. KẾT QUẢ: 1. Về phía trẻ: - 87.8% (36/41 trẻ) trẻ thực hiện tốt các kỹ năng như: xé, dán, sắp xếp bố cục…được rèn luyện tốt, nhiều trẻ đã có kỹ xảo trong hoạt động xé dán. - 92.7% (38/41 trẻ) trẻ hào hứng, tích cực hơn trong các hoạt động xé dán tranh, biết phối hợp cùng bạn và cô khi thực hiện sản phẩm tập thể. - 82.9% (34/41 trẻ) trẻ sáng tạo, tự tin thể hiện ý tưởng, biết kết hợp đa dạng các nguyên vật liệu, màu sắc để thể hiện sản phẩm của mình. 2. Về phía giáo viên: 13
  14. - Bản thân tôi sưu tầm được một kho tàng ý tưởng, cách tổ chức giờ học, sản phẩm mẫu từ nhiều nguồn. Đây là nguồn tư liệu quý giá để tôi tiếp tục tổ chức các hoạt động xé dán nói riêng và hoạt động tạo hình nói chung. - Tôi rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích qua việc tổ chức hoạt động xé dán tại lớp, dự giờ, cũng như qua trao đổi, thảo luận trong các cuộc họp, chia sẻ với các đồng nghiệp. VI. KẾT LUẬN: Xé dán tranh là một loại hình hoạt động tạo hình tạo điều kiện cho trẻ học hỏi, tư duy và sáng tạo, đồng thời giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng, hình thành kỹ xảo, sự khéo léo và thể hiện được ngôn ngữ tạo hình của riêng trẻ trong sản phẩm. Thực hiện tốt kỹ năng xé dán giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân. Trẻ không còn e dè, rập khuôn nữa mà thay vào đó là sự thích thú, hào hứng, say mê tạo ra sản phẩm và bộc lộ được các khả năng tiềm ẩn bên trong trẻ./. Bộ phận/ Đơn vị áp dụng Người viết Nguyễn Lưu Vân 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1