intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng" nhằm khắc phục những hạn chế khó khăn và phát huy tối đa những lợi ích mà các biện pháp mang lại trong quá trình áp dụng các biện phápnày vào dạy trẻ từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4-5 TUỐI HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non Tác giả: Vũ Thị Nhài Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác:Trường mầm non Trực Thắng Nam Định, ngày 14 tháng 4 năm 2023
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên biện pháp: Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng 2. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ 3. Thời gian áp dụng biện pháp:Từ ngày 06 tháng 09 năm 2022 đến ngày 19 tháng 05 năm 2023 4. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Nhài Năm ngày: 12/08/1979 Nơi thường trú: Xóm 13, Thôn Toàn Thắng, xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Thắng Điện thoại: 0383155332 5. Đơn vị áp dụng biện pháp: Tên đơn vị:Trường mầm non Trực Thắng Địa chỉ: Xóm 13, xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định Điện thoại: ........................
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4 -5 TUỔI HỨNG THÚ THAM HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy cần phải giúp trẻ phát triển toàn diện hơn nữa cả về đức, trí, thể, mỹ đặc biệt giúp trẻphát huy tính tích cực, chủ động hơn phát triển tư duy, trí tưởng tưởng sáng tạo phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng giúp hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc đời giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẫm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và là phương tiện để trẻ thể hiện mình. Thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được khám phá tiếp thu, mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác về hình ảnh, màu sắc, kích thước, tỉ lệ, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình, cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên trong cuộc sống, ngoài ra trẻ còn được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình, sáng tạo riêng theo cách tư duy tưởng tượng của trẻ. Khi thực hiện hoạt động tạo hình vẽ, nặn, xé dán, thiết kế chắp ghép đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúngđồng thời giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ và tính kiên trì tích cực trong công việc; thái độ làm việc nghiêm túc, lĩnh hội nhiều kinh nghiệm sáng tạo khoa học từ đó phát huy vốn thẩm mỹ, hình thành và phát triển khả năng hoạt động trí tuệ, khả năng tư duy trừu tượng ở trẻ như: óc quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo.... từ đó sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung đông, xúc cảm thẩm mỹ. Quá trình tạo ra các sản phẩm tạo hình không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứng thú nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Được sự chỉ đạo của BGH trường Mầm non Trực Thắng tổ chức thực hiện chuyên đề “Đổi mới tổ chức hoạt động tạo hình trong trường Mầm non” với mong muốn được “Chắp cánh ước mơ cho trí tưởng tượng của bé”, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện ngoài những lợi ích mà hoạt động này mang lại như tăng cường, kích
  4. thích nhu cầu mong muốn và thỏa mãn được ý thích qua kỹ năng tạo hình, giúp trẻ thể hiện cảm xúc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo đối với sản phẩm của bé bằng chính đôi tay của mình thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn chọn đề tài: “Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng” để nghiên cứu với mong muốn khắc phục những hạn chế khó khăn và phát huy tối đa những lợi ích mà các biện pháp mang lại trong quá trình áp dụng các biện phápnày vào dạy trẻ từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. II. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 1.Thực trạng của trường lớp Trường mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác là môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, chuẩn xanh sạch đẹp an toàn. Trường thực hiện có chiều sâu chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, luôn đi đầu trong thực hiện phong trào thi đua giảng dạy và học tập. Được công tác trong môi trường đó, bản thân tôi đặt cho mình mục tiêu phấn đấu phải tìm hiểu nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022 – 2023, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Tôi đang công tác tại trường chuẩn quốc gia mức độ 2, có đầy đủ cơ sở vật chất và điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ. - Lớp có diện tích đảm bảo, sạch sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết. - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí trong tổ chuyên môn tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao về năng lực chuyên môn; thường xuyên tham gia các hoạt động như chuyên đề,thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm. - Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ hoạt động môn tạo hình - Bản thân tôi là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần ham muốn học hỏi cao để nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn của bản thân. - Trẻ đa phần đến lớp đều khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đúng độ tuổi. - Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ. b. Khó khăn - Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động, nhanh nhàm chán. - Khả năng giải quyết vấn đề của trẻ còn thấp. - Trẻ sáng tạo trong các hoạt động còn ít.
  5. - Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động chưa mạnh dạn tự tin, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm của mình. * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra nhứng biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp, với từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về khả năng tạo hình của trẻ trong lớp. Qua những giờ học tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế ở các mặt sau: Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau: Nội dung khảo sát Tổng số số lượng và tỉ lệ số lượng và tỉ lệ trẻ khảo đạt chưa đạt sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ đoàn kết, phối hợp với nhau, tích cực tham gia trong 30 15 50 15 50 giờ hoạt động tạo hình 2. Kỹ năng tự tin làm việc 30 13 43,3 17 56,7 nhóm và hợp tác, chia sẻ 3. Trẻ có kiến thức, kỹ năng 30 18 60 12 40 tạo hình 4. Khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong 30 14 46,7 16 53,3 hoạt động 6. Nhận xét sản phẩm và nói 30 15 50 15 50 đươ ̣c mu ̣c đich ý nghia, tá c ́ ̃ du ̣ng củ a sả n phẩ m 7. Đặt tên cho sản phẩm, tích cực tham gia hoa ̣t đô ̣ng trả i 30 14 46,7 16 53,3 nghiê ̣m vớ i sả n phẩ m củ a minh là m ra. ̀ Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau: 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
  6. * Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Bản thân tôi thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm dạy tốt môn tạo hình cho trẻ. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hìnhcho trẻ. Tôi luôn tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn hoạt động tạo hình, tham khảo thông tin trên internet về các nội dung có liên quan đến các hoạt động tạo hình để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn vềnội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non vàđể tìm ra và áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến để tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình. Ví dụ: Với đề tài “Vẽ một số con vật nuôi trong gia đình” Tôi không cần cung cấp những kiến thức về con vật đó mà khơi gợi sáng tạo để trẻ tạo ra sản phẩm hấp dẫn, vì hằng ngày trẻ đã được tiếp xúc các con vật này khi ở nhà. Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả. * Biện pháp 2:Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện kích thích trẻ thể hiện cảm xúc và trí tưởng tượng sáng tạo trong họat động tạo hình. Môi trường giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Xác định tầm quan trọng của việc xây dựngmôi trường, tôi đã xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học như sau:
  7. Môi trường ngoài lớp học: là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học là phải an toàn cả về thể chất và tâm lý. Tận dụng mọi không gian, khoảng chống để trẻ được chơi, thực hành và trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Với giờ "Hoạt động ngoài trời" tôi cho trẻ chơi với phấn, giấy hay cho trẻ nhặt các lá cây, hột hạt, sỏi đá màu để xếp, vẽ… tạo ra sản phẩm các loại cây, hoa, quả... ngôi nhà, các con vật làm con trâu, con bọ ngựa...thoả sức cho trẻ sáng tạo theo ý thích của trẻ
  8. Môi trường trong lớp học: Tôi chú trọng xây dựng góc nghệ thuật phù hợp với diện tích và điều kiện thực tế của lớp; khi sắp xếp thiết kế góc nghệ thuật trong lớp từ cách trang trí đến vị trí đều phù hợp và hấp dẫn với trẻ. + Góc nghệ thuật tôi đặt ở vị trí đầu lớp + Góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ chơi, có tính kích thích, gợi mở, cuốn hút trẻ tò mò khám phá để tạo ra sản phẩm. + Nguyên liệu sử dụng vật tự nhiên gần gũi với trẻ và các phế liệu tái sử dụng đảm bảo an toàn. + Có khu vực để trẻ hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn các đồ dùng khác nhau. + Góc chơi được trang trí theo hướng mở, là nơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với tầm tay để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí, tự tạo ra các sản phẩm bằng chính bàn tay của mình.
  9. Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. * Biện pháp 3 : Sử dụng các nguyên vật liệu Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Cho nên, để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như: Lá cây, phế liệu, vỏ hộp, bìa cattong, bông , vải vụn, len, cúc áo…Hay những đồ dùng, dụng cụ được sản xuất như: Giấy màu, giấy báo, kéo, hồ án, băng dính…Chính sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình đã tạo cho trẻ cơ hội được lựa chọn, khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ thể hiện sản phẩm của mình qua các kỹ năng: Vẽ, tô màu, cắt, xé dán, nặn… Đặc biệt khi lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, tôi luôn chú ý đến đặc điểm của chúng đảm bảo: Sự an toàn, không độc hại, không có cạnh sắc nhọn…Nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm dễ bảo quản lại sẵn có như: Vỏ hộp, bìa cát tông, hạt các loại quả, lõi giấy vệ sinh, lắp chai nhựa len, vải vụn…
  10. Biện pháp 4: Thay đổi và tổ chức đa dạng các hình thức vào bài gây hứng thú và cảm xúc cho trẻ trong hoạt động tạo hình: Để tổ chức giờ hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cao: + Tôi luôn thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ, thay đổ i không gian lớ p để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.
  11. (Ảnh trẻ cùng cô khám phá chiếc hộp bí ẩn) + Tôi luônsử dụng các thủ thuật vào bài khác nhau phù hợp với từng tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học sao cho nhẹ nhàng thoải mái, không gò bó áp đặt,mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng với nhận thức của trẻ,phải có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.Trẻ được học thông qua chơi, thăm quan trải nghiệm và thực hành để trẻ quan sát sử dụng trí tưởng tượng hoàn thành bức tranh của mình. Ví dụ 1: Trang trí bưu thiếp Tết Tôi trang trí lớp học theo không gian của ngày Tết, có cây quất, có mâm ngũ quả… trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài “Tết tết tết đến rồi’, cho trẻ quan sát các bưu thiếp có sẵn để nhận xét về các biểu tượng, nội dung, màu sắc, bố cục của bưu thiếp. Sau đó hỏi trẻ có ý tưởng trang trí bưu thiếp như thế nào và tặng bưu thiếp đó cho ai ?
  12. Kết thúc giờ học, tôi cho trẻ nhận xét những bưu thiếp của mình và của bạn, trẻ rất vui và phấn khích. Ví dụ 2:“Vẽ biển” chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên
  13. Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ... từ chiều hôm trước, và chuẩn bị 3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1 bến vẽ ca nô, 1 bến vẽ tàu thuỷ. Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé. Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi: “Các con thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã được đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? ” Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ. Và cho trẻ xem các bức tranh vẽ về biển được cô xắp xếp nội dung bố cục vào thời gian khác nhau. Để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức tranh qua nội dung, mầu sắc, bố cục xắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống… Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao giúp trẻ tái tạo, hình dung một cách sinh động. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ biển vào thời điểm nào, có những gì ở biển, rồi gợi ý cho trẻ cách vẽ bãi cát, sắc xanh của mây trời, của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải âu bay lượn. Kết quả không những trẻ khá vẽ được mà những trẻ yếu cũng tạo ra sản phẩm có nội dung và mầu sắc bức tranh thật sinh động.
  14. Ví dụ3: Với chủ đề thực vật tôi cho trẻ thực hiện “Tạo hình vườn cây ăn quả”từ nguyên liệu khác nhau. Trước giờ hoạt động “Tạo hình vườn cây ăn quả” tôi cho trẻ đi thăm quan và trải nghiệm vườn cây ăn quả của nhà trường, trẻ được quan sát cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên của các loại cây ăn quả, cho trẻ nghe cảm nhận qua bài hát…từ đó giúp trẻ hình thành các biểu tượng về cây ăn quả. Để thực hiện được ý tưởng này tôi cho thực hiện theo nhóm với các nguyên liệu đã có sẵn và tôi bao quát gợi mở khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên liệu đó để tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình đem trang trí lớp học. https://youtu.be/9jdKY8A5tBM Khi được chuẩn bị chu đáo trước cho các hoạt động tôi thấy trẻ rất tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ cũng luôn phong phú. Ngoài ra tôi còn cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm xúc tốt. Trên cơ sở đó, bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo bằng các đường nét đơn giản có tính khái quát cao, mầu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi vào đó các ấn tượng của mình về thế giới xung quanh. Ví dụ: Những giờ học cho trẻ học ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên như: Vẽ hoa mùa xuân, vẽ trường mầm non, vẽ theo ý thích, tạo những bức tranh từ lá cây,,, Với cách thay đổi các hình thức dạy trẻ các tiết học tôi thấy trẻ có cảm giác sảng khoái, hứng thú và bài học có kết quả cao. Để luôn tạo cảm giác mới, gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tạo hình, tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hình thức hay cùng một đề tài tôi đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các loại sản phẩm tạo hình khác nhau với các hình thức hoạt động khác nhau như: Tạo hình các con vật từ lá cây, hột hạt…trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động.
  15. Ngay cả trong những hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng thêm nội dung, hình thức để thu hút trẻ.Tôi cho trẻ lựa chọn vật liệu hình ảnh để trang trí đồ dùng: mũ, đồng hồ, con trâu ... bằng các nguyên liệu thiên nhiên và hơn cả là tự tay trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chính hoạt động hàng ngày của trẻ. Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học, tôi còn tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ. Ngoài vẽ, nặn …, tôi còn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở hoạt động góc. Trẻ tự làm búp bê, sau đó vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để “trình diễn thời trang’’ ...
  16. Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rất thích thú tự hào, kích thích trẻ niềm say mê với môn học. Chính những giờ chơi này, tôi thấy trẻ càng ngày càng thuần thục, đôi bàn tay khéo léo hơn. Biện pháp 5: Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn tạo hình với các hoạt động khác: Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp tạo hình vào các môn học khác như: Làm quen vớ i văn học, khám phá khoa học- tìm hiểu môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời... Khi trẻ tham gia các hoạt động hằng ngày bất kể lúc nào có thể khơi gợi ý tưởng để trẻ thực hiện không nhất thiết phải ngay lúc đó mà khi nào có điệu kiện cho trẻ thực hiện. Ví dụ:Trong tiết dạy làm quen với văn học, khi kết thúc tiết học, tôi cho trẻ vẽ hoặc tô màu các nhân vật trong truyện. Khi trẻ tô màu trẻ được củng cố kỹ năng tô màu hơn nữa được quan sát kỹ tranh giúp trẻ có nhiều sang tạo hơn khi kể chuyện hay làm nhà cho chú heo con trong câu chuyện “Ba chú heo con”
  17. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở góc tạo hình, tôi giao trách nhiệm cho trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho góc xây dựng (nặn cây hoa, nặn cây xanh, nặn các con vật để các bác xây dựng trồng trong khu công viên, đưa các con vật về nuôi trong trang trại...) hay nặn, các loại rau, quả, các con vật, xé giấy thành dải làm bánh đa, bún, để làm thực phẩm... Bởi lẽ tạo hình là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ mônkhác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học,…để giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ một cách nhẹ nhàng hơn. Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng.
  18. Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được bố mẹ khen là trẻ thấy rất tự hào và có những cố gắng cho lần hoạt động sau. Những trẻ chưa được lựa chọn cũng có vẻ hơi buồn hơn một chút, trẻ cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có ý thức cho con luyện tập ở nhà. Mỗi tuần tôi thường cố gắng tổ chức cho trẻ thi đua vẽ tranh một lần để luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con mình sau mỗi tuần học. * Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ. Để trẻ yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ gìn lớp học của mình thì ngay cả ở nhà hay ở những nơi vui chơi trẻ cũng phải có được ý thức đó. Trẻ biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, trẻ biết thu gọn đồ chơi của mình sau khi chơi, không bầy bừa ra nhà. Trẻ biết cảm nhận những hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không tự ý sử dụng. Ở lứa tuổi này ý thức tự lập, tự chủ trong công việc của mình cũng cần được hình thành ở trẻ. Trẻ dễ nhớ, chóng quên, với những trẻ chưa biết tập trung chú ý còn ngại tham gia hoạt động tôi cũng trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh kết hợp rèn thêm trẻ ở nhà. Một điều tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề lớn đối với việc hình thành ý thức con trẻ, đó là việc phụ huynh quan tâm giúp đỡ con trẻ tìm kiếm vật liệu chuẩn bị cho các hoạt động của lớp. Hoạt động này giúp cho con trẻ có ý thức quan tâm đến các hoạt động của mình ở lớp và tạo cho trẻ háo hức mỗi khi chuẩn bị cho hoạt động mới . III. Hiệu quả của biện pháp:
  19. Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng. Và đây là bảng tổng hợp kết quả của lớp tôi sau khi áp dụng biện pháp. Bảng tổng hợp kết quả Nội dung khảo sát Tổng số số lượng và tỉ lệ số lượng và tỉ lệ trẻ khảo đạt chưa đạt sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ đoàn kết, phối hợp với nhau, tích cực tham gia trong 30 28 93,3 2 6,7 giờ hoạt động tạo hình 2. Kỹ năng tự tin làm việc 30 nhóm và hợp tác, chia sẻ 28 93,3 2 6,7 3. Trẻ có kiến thức, kỹ năng 30 tạo hình 28 93,3 2 6,7 4. Khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong 30 25 83,3 5 16,7 hoạt động 6. Nhận xét sản phẩm và nói đươ ̣c mu ̣c đich ý nghia, tá c ́ ̃ 30 28 93,3 2 6,7 du ̣ng củ a sả n phẩ m 7. Đặt tên cho sản phẩm Tich ́ cực tham gia hoa ̣t đô ̣ng trả i 30 28 93,3 2 6,7 nghiê ̣m vớ i sả n phẩ m củ a minh là m ra ̀ 1. Đối với trẻ - Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học. - Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình. - Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề. - Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản phẩm của mình ở lớp.
  20. - Có ý thức về bảo vệ môi trường, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết lựa chọn những phế liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi. - Thích tham gia các hoạt động, các trò chơi có liên quan đến đồ dùng đồ chơi mình tự làm và có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp 2. Đối với giáo viên. - Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế, tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ sáng tạo hơn, tích cực hơn trong việc tìm kiếm, sưu tầm lựa chọn học liệu phục vụ cho các hoạt động. - Đồ dùng, đồ chơi dạy học phục vụ cho các hoạt động phong phú và hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động của trẻ. - Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tin tưởng quý mến của phụ huynh 3. Đối với phụ huynh. -Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp. - Khi có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trẻ cảm nhận được sự gần gũi về cách thức giáo dục của cô giáo như mẹ hiền. - Nhận thức được tính tích cực của việc áp dụng các biện pháp trong quá trình giáo dục trẻ từ đó thường xuyên kết hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục các con, ngày càng tin tưởng cô giáo, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, sẵn lòng ủng hộ về mọi mặt trong các phong trào của lớp cũng như của trường. Với tâm huyết của một giáo viên mầm non, tôi vẫn mong muốn một điều là được phụ huynh tin yêu, tin tưởng. Thấy được những gương mặt rạng rỡ của phụ huynh khi đón con được cảm nhận những sản phẩm, kết quả học tập của con mình tại lớp tại lớp. Những lời bi bô của con trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình với bố mẹ nó luôn động viên tôi, khích lệ tinh thần làm việc của tôi, khiến tôi luôn suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp giúp trẻ yêu thích lĩnh vực nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự chia sẻ, động viên, ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, của chính những đồng nghiệp trong lớp và của nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt động lực chính giúp tôi thêm phấn khởi thực hiện đề tài chính là sự yêu thích của trẻ mỗi khi trẻ tới lớp và nhất là những khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên rất hứng thú khi say mê tham gia vào hoạt động tạo hình Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng nhằm khuyến khích trẻ yêu thích lĩnh vực thẩm mỹ, yêu trường lớp. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng manh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Vũ Thị Nhài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2