intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình" được hoàn thành với các biện pháp như: Kiểm tra về cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị CNTT của giáo viên; Tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ CNTT của bản thân; Xây dựng kế hoạch, mục tiêu; Tổ chức bồi dưỡng Công nghệ thông tin;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên để xây dựng video, audio hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà khi nghỉ dịch” THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý (01 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 30 tháng 8 năm 2021 đến ngày 10 tháng 5 năm 2022 4. Tên tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: Xã Trực Thắng – Trực Ninh -Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Thắng Điện thoại: 0946193855 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả nếu có: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Thắng Địa chỉ: Xóm 13 xã Trực Thắng huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503930291 MỤC LỤC
  3. TT NỘI DUNG TRANG PhầnI Đặt vấn đề 3 1 Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 3 PhầnII Nội dung sáng kiến 3 1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 4 2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 7 Biện pháp 1: Kiểm tra về cơ sở vật chất nhà trường, 2.1 7 trang thiết bị CNTT của giáo viên Biện pháp 2: Tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng 2.2 8 cao trình độ CNTT của bản thân. 2.3 Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu 9 2.4 Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng Công nghệ thông tin 10 2.5 Biện pháp 5: Triển khai áp dụng thực tế 13 Biện pháp 6: Áp dụng, vận dụng công nghệ thông tin 2.6 tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong 15 mùa dịch. 3 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơnvị 18 3.1 Về giáo viên 18 3.2 Về cơ sở vật chất 18 4 Hiệu quả của sáng kiến 19 4.1 Hiệu quả về khoa học 19 4.2 Hiệu quả về kinh tế 19 4.3 Hiệu quả về xã hội 20 5 Tính khả thi 20 6 Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến 20 Phần III Kiến nghị đề xuất 21 1 Đối với phòng giáo dục 21 2 Đối với Nhà trường 21 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Danh từ viêt tắt 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 BGH Ban giám hiệu 3 TCM Tổ chuyên môn 4 GV Giáo viên 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
  4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO VỀ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CHO GIÁO VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VIDEO HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TẠI GIA ĐÌNH I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: CNTT đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục. Trong xu thế toàn cầu hoá, công nghệ giáo dục thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc. Nhằm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa bảo đảm việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì yêu cầu cấp thiết nhất là thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoat, thích ứng với tình hình diễn biến của dịch bệnh và khi trẻ nghỉ dịch, phải chuyển từ dạy học trực tiếp truyền thống sang phương pháp dạy học trực tuyến bằng cách quay video, audio... hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Tuy nhiên khi chuyển đổi phương pháp dạy học để thích ứng mùa dịch thì bắt đầu bộc lộ ra nhiều bất cập, khó khăn đó chính là khả năng Ứng dụng CNTT của từng giáo viên bởi vì thời gian nàygiáo viên không làm việc theo nhóm tại trường mà phải làm việc cá nhân tại nhà thì lúc này những giáo viên chưa thành thạo về CNTT sẽ gặp khó khăn rất là nhiều. Chính vì vậy trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các nhà trường đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động xây dựng các hoạt động tuyên truyền và chăm sóc trẻ tại gia đình. CNTT giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy của mình. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid đang có những diễn biến phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc chuyển đối số, ứng dụng CNTT càng cấp thiết và phát huy hơn bao giờ hết. Đó là sợi dây liên kết giữa phụ huynh, học sinh, nhà trường trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong công tác chuyên môn cũng như trong việc xây dựng các hoạt động tuyên truyền và chăm sóc trẻ tại gia đình mùa dịch, bản thân với trách nhiệm của một người quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao. Tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải bồi dưỡng cho các giáo viên trong nhà trường những kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm hỗ trợ dạy học mùa dịch một cách hiệu quả nhất. Nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài:“Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình” với mong muốn là đề tài sẽ góp phần củng cố và hoàn thiện hơn việc ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn nói chung và trong việc xây dựng các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mùa dịch nói riêng. II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Từ thực tiễn các năm học trước đến nay tại nhà trường tôi nhận thấy: BGH nhà trường là những người đi đầu trong viêc đổi mới tư duy giáo dục theo hướng mở và luôn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với quan điểm và
  5. phương pháp giáo dục tiên tiến như: Montessori, Steam, Thiết kế bài giảng Powerpoint, các phần mềm hỗ trợ dạy học. Đặc biệt nhà trường luôn chú ý mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho dạy và học. Nhà trường có 02 máy chiếu (Máy projecter), 02 màn chiếu, 15/15 nhóm lớp có laptop (Máy tính xách tay). Các máy tính cá nhân đều có kết nối Internet Tất cả cán bộ, giáo viên biết sử dụng internet, thư điện tử. Toàn trường có: 25/25 giáo viên bằng 100% có trình độ tin học văn phòng và biết sử dụng phần mềm Microsoft trong việc soạn bài. Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết trong công tác dạy học; có tinh thần ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Tập thể giáo viên đoàn kết, tôn trọng, thẳng thắn góp ý, cùng nhau tiến bộ. Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, hình thức xây dựng tổ chức hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mùa dịch. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều những hạn chế và khuyết điểm như: Một số máy tính có tình trạng xuống cấp và hư hỏng, đời thấp nên không hỗ trợ cài đặt các phần mềm biên tập. Trang thiết bị điện tử như tivi, đầu đĩa đã cũ hỏng, lạc hậu. Một số giáo viên còn ngại khó trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; khả năng CNTT chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bản thân tôi là quản lý phụ trách chuyên môn, CNTT trong nhà trường tôi nhận thấy giáo viên tuy đã chủ động trong mọi hoạt động song cho đến nay vẫn còn một số bộ phận tuy không nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế về cả nhận thức và trình độ tin học, chứng chỉ CNTT của giáo viên đã đầy đủ tuy nhiên khả năng sử dụng, khai thác các phần mềm xây dựng bài giảng, thiết kế các bài giảng còn đơn điệu, trẻ không hứng thú; chưa nắm vững thể thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CPdẫn đến chưa có hiệu quả cao trong việc tương tác bài giảng cũng như trong công việc. Ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học: cũng do khả năng của đội ngũ mà việc thực hiện ứng dụng trong dạy học còn nhiều bất cập như: việc thiết kế các bài giảng trình chiếu, video gửi về cho phụ huynh mùa dịch, việc sử dụng, khai thác các tư liệu sẵn có làm minh họa trong bài giảng… còn nhiều vụng về trong kỹ thuật sử dụng các phần mềm công cụ thiết kế bài giảng E-learning, lạm dụng các hiệu ứng, thiếu hợp lý về tính logic của bài giảng, chưa khoa học. Bên cạnh đó trẻ em ở nhà xem tivi, điện thoại nhiều. Phụ huynh thì đi làm, không có thời gian chơi với các con và điều đáng quan tâm hơn cả đó chính là cấp học mầm non chưa được chú trọng. Chính vì vậy đã gây áp lực cũng như những khó khăn nhất định cho giáo viên đó chính là phải làm như thế nào mới có thể thu hút trẻ, làm những video chất lượng, hiệu quả. Năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho việc trẻ đến trường để tham gia vào các hoạt động bị gián đoạn. Trong thời gian trẻ nghỉ dịch, việc học của trẻ chủ yếu là qua các video giáo viên gửi về, giao lưu kết nối qua zoom, zalo nhóm lớp. Chính vì lẽ đó giáo viên phải xây dựng các hoạt động để hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Việc tiếp cận này đối với giáo viên mầm non còn mới mẻ, phương tiên, đồ dùng phục vụ còn khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện.
  6. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Từ những lý do đó tôi đã khảo sát trực tiếp trên các giáo viên trong nhà trường một số nội dung CNTT để có những giải pháp phù hợp giúp đỡ, cũng như bồi dưỡng cho giáo viên một số kỹ năng CNTT (Soạn thảo văn bản, chỉnh sửa, căn chỉnh, làm bài giảng powerpoint, kiểm tra việc xây dựng video như cắt ghép, lồng tiếng,…) Tổng số giáo viên được khảo sát: 25/25 giáo viên. * Bảng thống kê thực trạng đầu năm về cơ sở vật Kết quả trước khi thực hiện đề tài STT Tiêu chí Đã có Chưa có 1 Máy in nhà trường trang bị cho các khu 4 0 2 Máy projecter và màn chiếu 2 0 3 Máy laptop , điện thoại thông minh giáo viên tự trang bị 25 0 4 Chứng chỉ CNTT 25 0 * Bảng khảo sát thực trạng đầu năm về trình độ CNTT của giáo viên trong nhà trường. Tổng số GV: 25/25 (Biếu tổng hợp điều tra trước khi thực hiện giải pháp, sáng kiến - phụ lục 1 kèm theo.) NỘI DUNG1: - Biết thao tác cơ bản vận hành máy vi tính sử dụng hệ điều hành (Windows) và các thiết bị điện tử. - Giáo viên biết kết nối internet, tìm kiêm thông tin có trong máy tính, trên internet (Các diễn đàn, trang xã hội, trang web,…), sử dụng gmail để trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. NỘI DUNG 2: - Biết sử dụng phần mềm soạn thảo, chỉnh sửa văn bản, phần mềm trình chiếu - Giáo viên sử dụng phần mềm thích hợp để soạn thảo văn bản, tạo các dữ liệu điện tử và lưu giữ, sao chép hay chỉnh sửa các tập tin này NỘI DUNG 3: - Biết khai thác mạng, xử lí hỉnh ảnh đa phương tiện NỘI DUNG 4: - Biết quản lí, chia sẻ dữ liệu qua mạng internet - Biết xử lí các sự cố về phần mềm máy tính có thể xảy ra khi sử dụng NỘI DUNG 5: - Giáo viên biết sử dụng phần mềm Powerpoint (Chèn hình ảnh, chèn video, tạo hiệu ứng, chèn âm thanh,…) tạo thành bài giảng NỘI DUNG 6: - Giáo viên biết sử dụng phần mềm Capcut (thiết kế video bài giảng điện tử, thay nền, cắt ghép nhạc, tách hình ảnh và âm thanh,…). NỘI DUNG 7: Giáo viên biết sử dụng một số phần mềm nâng cao: + Phần mềm Canva,…. chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh. STT Nội Kết quả trước khi thực hiện đề tài dung khảo sát Thành Chưa Chưa biết
  7. thành thạo thạo giáo Số Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ viên lượng 1 NỘI DUNG 1 20/25 80% 5/25 20% 0/25 0% 2 NỘI DUNG 2 12/25 48% 13/25 52% 0/31 0% 3 NỘI DUNG 3 10/25 40% 9/25 36% 6/25 24% 4 NỘI DUNG 4 8/25 32% 7/25 28% 10/25 40% 5 NỘI DUNG 5 4/25 16% 7/25 28% 14/25 56% 6 NỘI DUNG 6 0/25 0% 2/25 8% 23/25 92% 7 NỘI DUNG 7 0/25 0% 0/25 0% 25/25 100% Từ bảng điều tra trên cho thấy một số bộ phận GV vẫn còn rất yếu về kỹ năng sử dụng CNTT, mới chỉ đơn thuần là sử dụng để soạn thảo văn bản chưa bám sát vào nghị định 30/2020/NĐ-CP, chưa đi sâu khai thác cũng như chưa thường xuyênsử dụng các tính năng của phần mềm. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Dựa vào những hiểu biết của bản thân và bằng tâm huyết của mình đồng thời dựa trên những tiếp thu học hỏi từ những nghiên cứu thành công khác cùng với việc được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 2.1. Biện pháp 1: Kiểm tra về cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị CNTT của giáo viên Do ảnh hưởng của đại dịch trẻ em không đến trường học được nên việc học tập của trẻ chủ yếu là học online gửi các video hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại nhà và xây dựng các hoạt động giao lưu kết nối với trẻ trên nhóm zalo của lớp. Chính vì vậy giáo viên phải sử dụng đến CNTT là chủ yếu. Thực trạng các đồng chí giáo viên ở mỗi nhóm lớp đã đều có máy tính laptop, điện thoại thông minh. Tuy nhiên sau khi rà soát tình hình thực tế về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên, thì nhiều chiếc máy tính đã hỏng một số các bộ phận (hỏng ổ cứng, liệt bàn phím, hỏng loa, chết bin,…), máy tính đời thấp nên khó thích ứng với các phần mềm hiện đại,… Sau khi nắm bắt được tình hình tôi đã mạnh dạn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng lên kế hoạch sửa chữa các thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng CNTT. Hiểu được sự cấp thiết của việc ứng dụng CNTT và mong muốn cho giáo viên được bồi dưỡng kịp thời nhất nên đồng chí Hieuj trưởng đã đồng ý sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ máy tính, máy in trong toàn trường và hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng một số máy tính cá nhân, liên hệ với Công ty sửa chữa máy tính Vạn Phát Computer bảo dưỡng, sửa chữa máy tính của các lớp để kịp thời thực hiện tốt các công tác của nhà trường.
  8. (Chuyên viên máy tính Vạn Phát kiểm tra, bảo dưỡng máy tính) Ngoài ra với những GV gia đình có điều kiện có thể trang bị thêm điện thoại thông minh thế hệ cao hoặc máy ảnh cá nhân sẽ phục vụ tốt hơn cho việc lấy nguồn tư liệu tại chỗ cho bài giảng. Kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp này: toàn bộ máy tính của nhà trường đã được bảo dưỡng. GV đã hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong thời đại cộng nghệ 4.0 cũng như trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước những biến chuyển lớn như vậy, các GV cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại. Tôi rất vui mừng vì cơ sở vật chất đáp ứng, đã có đủ máy tính chogiáo viên bồi dưỡng ứng dụng CNTT theo dự định. Và điều quan trọng hơn hết là nhà trường đã đủ điều kiện để tổ chức lớp CNTT bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời . 2.2. Biện pháp 2: Tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ CNTT của bản thân. Qua nhiều năm học tích luỹ các kiến thức về CNTT, thường xuyên đi tập huấn CNTT, phụ trách Website của nhà trường, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi qua ứng dụng, và nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0.
  9. (Bản thân tham gia vào các khóa học Công nghệ thông tin chuyên sâu để nâng cao trình độ) Trong thời gian vừa qua nhìn thấy giáo viên của nhà trường rất vất vả trong việc tiếp cận với các phần mềm mới, trình bày văn bản, xây dựng video các hoạt động.... Chính vì vậy bản thân tôi phải là người đi đầu trong việc nâng cao trình độ về CNTT để chia sẻ, giúp đỡ các giáo viên trong nhà trường bồi dưỡng thêm về trình độ CNTT, tự xây dựng các bài giảng điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ như: Powerpoint,…hoặc chia sẻ cách sử dụng sử dụng phần mềm cupcut, Canva ...để các giáo viên có thể thao tác trên chính chiếc điện thoại thông minh mà mình đang sử dụng để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao được khả năng tin học của giáo viên. 2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu Xây dựng kế hoạch là việc làm không thể thiếu trước khi chuẩn bị tập huấn cho giáo viên. Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách lĩnh vực CNTT nên tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT. Từ đó giúp đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đem lại hiệu quả cao cho nhà trường. trước khi xây dựng kế hoạch đầu tiên tôi phải khảo sát thực tế nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên hạn chế việc Ứng dụng CNTT như:khai thác các phần mềm hỗ trợ biên tập các video tuyên truyền hướng dẫn các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình mùa dịch, xây dựng các bài giảng điện tử cũng như việc sử dụng word. Tôi đã rất trăn trở để xây dựng kế hoạch, lên nội dung, lựa chọn các phần mềm hỗ trợ như thế nào để phù hợp với giáo viên, với thực tế, áp dụng phù hợp với trường mình và đặc biệt là hạn chế tối đa kinh phí hỗ trợ mà lại đạt hiệu quả cao. Trước tình hình đó tôi đ đã lên ý tưởng xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng cho giáo viên, lựa chọn một số phần mềm phù hợp, dễ sử dụng và đặc biệt là giúp cho giáo viên giảm tải công việc cũng như sẽ có những bài giảng điện tử, video chất lượng, hấp dẫn trẻ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt nhất cho công tác bồi dưỡng cho giáo viên tôi đã chia sẻ cho giáo viên khai thác các phần mềm hỗ trợ biên tập các video tuyên truyền hướng dẫn các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình mùa dịch đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
  10. Chu trình hướng dẫn Xem xét lạ Thực hiện Đặt mục tiêu Chuẩn bị Căn cứ vào thực tế phân loại đối tượng, vào đặc điểm của công việc và điều kiện gia đình của giáo viên. Tôi xây dựng nội dung giảng dạy và một số phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng như sau: Thành Lớp Thời gian Địa điểm Nội dung bồi dưỡng phần Lớp số 1 Từ 2-9/10/2021 Trực tiếp 18/25 - Soạn thảo văn bản(cách chỉnh sửa, căn chỉnh) trên word, Powerpoint - Cách khai thác kho tư liệu hình ảnh, âm thanh…từ mạng Internet - Cách thiết kế giáo án Powerpoint đơn Lớp số 2 Từ 11-16/10/2021 Trực tiếp 18/25 giản - Nâng cao các kỹ năng thiết kế giáo án Powerpoint , xuất file Powerpoint sang video. - Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần Lớp Từ 25-30/10/2021 Trực tiếp 18/25 mềm thiết kế bài giảng, video Cupcut, chuyên Canva (trên điện thoại thông minh) sâu 2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng Công nghệ thông tin Song song với việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để bồi dưỡng CNTT cho GV thì việc tổ chức bồi dưỡng cho GV lại là vấn đề cần phải cân nhắc. Bởi vì: Thứ nhất: Về trình độ CNTT của giáo viên là không đồng đều, một số giáo viên còn ngại khó trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy do đó chưa ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả vậy phải có thời gian để kiểm tra về khả năng của từng giáo viên. Thứ hai: Về thời gian học bồi dưỡng như thế nào cho phù hợp? Học vào ngày thứ bảy, chủ nhật hay các ngày trong tuần. Vì 50% giáo viên có con nhỏ ở độ tuổi mầm non và tiểu học nhất là trong thời gian dịch bệnh covid 19 diễn ra các con lại phải học trực tuyến tại nhà, máy tính, điện thoại dành cho các con tham gia học trực tuyến. Điều quan trọng nhất là tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp
  11. nên phải đảm bảo giãn cách theo chỉ thị không được tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi trường học và tuân thủ hướng dẫn 5k của Bộ y tế. Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện phương tiện để hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm đạt hiệu quả thì việc hướng dẫn giáo viên của mình khai thác nguồn tư liệu trên mạng Internet, nguồn dữ liệu khổng lồ như việc tìm những video của sở, tìm hình ảnh, âm thanh, video chất lượng (hình ảnh động, hình ảnh hoạt hình, cách lựa chọn dowload âm thanh mà không lấy hình ảnh từ một video có sẵn,…) cũng vô cùng quan trọng để thuận lợi hơn trong quá trình biên tập, thu hút học sinh cả về mặt nội dung lẫn hình ảnh. Chính vì những lý do trên nên tất cả phải tính toán, cân nhắc để làm sao cho lớp bồi dưỡng đảm bảo đúng tiến độ và sau khi hoàn thành tất cả các giáo viên đều có kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học và hạn chế kinh phí cho nhà trường một cách thấp nhất. Với phương châm tận dụng nguồn lực sẵn có, người biết dạy cho người không biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít và tôi đã thành công. * Tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên Tôi luôn tâm niệm rằng trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi và bản thân luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy lên hàng đầu. Thầy cô giỏi chính là tiền đề cho học sinh giỏi. Căn cứ vào điều lệ trường mầm non quy định về vai trò nhiệm vụ của GV Với vai trò là quản lý phụ trách giáo dục cũng như là người phụ trách ứng dụng CNTT trong nhà trường. Ý thức được điều này tôi đã đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng, kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho giáo viên. Sau khi được đồng chí Hiệu trưởng chỉ định tôi và một đồng chí giáo viên nữa là báo cáo viên phụ trách tập huấn cho giáo viên trong nhà trường. Chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc việc bố trí thời gian dạy và phân lớp làm sao cho phù hợp vì trình độ CNTT của giáo viên là không đồng đều. Việc sắp lớp làm sao cho phù hợp, sắp xếp giáo viên trẻ, giáo viên nhiều tuổi như thế nào? Đặc biệt là phải đảm bảo giãn cách theo chỉ thị không được tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi trường học và tuân thủ hướng dẫn 5k của Bộ y tế. (Bản thân làm báo cáo viên lớp bồi dưỡng CNTT cho giáo viên) Qua khảo sát những tiêu chí đầu năm làm căn cứ, cân nhắc làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế, không ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình giáo viên và đảm bảo giãn cách đúng theo chỉ thị. Trong thời gian này dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trẻ phải ở nhà để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, cho nên nhà trường sẽ tận dụng luôn các ngày nghỉ ở nhà để tổ chức lớp bồi dưỡng
  12. CNTT cho giáo viên. Chúng tôi đã mở 03 lớp cho 25 giáo viên. Thời gian bồi dưỡng cho lớp số 01 là 10 buổi 4/10-13/10/2021, Lớp số 02 là 10 buổi: từ 18/10- 27/10/2021. Lớp chuyên sâu từ ngày 28/10-31/10/2021. Buổi sáng: từ 8h00-11h00, buổi chiều: từ 14h00-17h00. Việc sắp xếp các lớp bồi dưỡng CNTT rất đúng với tình hình thực tế và được giáo viên trong nhà trường rất đồng tình ủng hộ. Trong quá trình bồi dưỡng CNTT cho giáo viên tôi đã nhìn thấy được rằng giáo viên của mình rất ham học hỏi với tinh thần học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng rất cao. Trong các buổi tập huấn với tinh thần trách nhiệm cao các giáo viên tham gia học và trao đổi rất say sưa. Các giáo viên còn tỉ mỉ ghi chép lại các kiến thức mà báo cáo viên hướng dẫn. Sau buổi học giáo viên rất có ý thức ôn lại những kiến thức đã được học trong ngày, có những đồng chí còn say sưa thiết kế các bài giảng, có hôm làm quên cả giờ giấc hoặc là đến nhà nhau cùng ôn luyện có gì không hiểu thì hỏi nhau. Quan trọng hơn tôi nhận thấy được sự chia sẻ chuyên môn của đồng nghiệp trong nhà trường với nhau, sự học hỏi lẫn nhau như vậy không những đem lại hiệu quả cho buổi học mà nó còn gắn kết tình cảm giữa các giáo viên với nhau. Bên cạnh đó nó còn góp phần không nhỏ vào thành công của buổi học. Trong quá trình chúng tôi tham gia tập huấn cho giáo viên. Chúng tôi cũng kiểm tra và đánh giá rất cao về sự tiến bộ của các giáo viên và tinh thần học tập nghiêm túc. Trong những buổi tập huấn CNTT cho giáo viên để nâng cao tinh thần học. Chúng tôi những báo cáo viên chia sẻ rất thoải mái, mọi người có thể trao đổi thoải mái với nhau làm cho giờ học bớt căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó để nắm bắt tình hình, sư tiến bộ và khả năng ứng dụng CNTT đến mức độ nào chúng tôi đi đến từng giáo viên để kiểm tra. Như các đồng chí đã biết một lớp học bao giờ cũng phân ra thứ bậc nhận thức khác nhau có người tiếp thu nhanh; tốt, có những giáo viên khả năng CNTT còn yếu hơn và trong 2 lớp bồi dưỡng mà tôi trực tiếp phụ trách cũng có những trường hợp như vậy. Chính vì vậy đội ngũ báo cáo viên luôn theo sát giúp đỡ và chỉ dạy chi tiết để cho các giáo viên đó theo kịp những giáo viên khác, những giáo viên biết rồi lại chỉ dạy lại cho những giáo viên chưa nắm bắt kịp. Trên tinh thần là hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau người biết nhiều dạy cho người biết ít để buổi tập huấn đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó trong quá trình bồi dưỡng nhận thấy sự thích thú và ham học hỏi của giáo viên và sự hữu ích của vô vàn các phần mềm. Tôi có ý tưởng là chọn ra những phần mềm hữu ích nhất đối với giáo viên mầm non. Tổ chức thêm một lớp chuyên sâu nữa để tiếp tục bồi dưỡng những kỹ năng sử dụng cao hơn, những phần mềm chuyên sâu hơn. Giúp cho giáo viên có thể thiết kế những video, truyện tranh sinh động, những bài giảng chuyên nghiệp hơn. Để giúp cho các giáo viên tham gia tiếp vào khóa chuyên sâu bồi dưỡng thêm phần mềm thiết kế các bài giảng chuyên nghiệp hơn như: thiết kế bài giảng E- Learning, thiết kế video hoạt hình, các slide thuyết trình qua phần mềm Canva, bên cạnh đó giới thiệu thêm cho giáo viên phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp có sẵn trên điện thoại thông minh mà ai cũng có thể tận dụng qua phần mềm Cupcut (trên điện thoại thông minh). Phần mềm Canva là một phần mềm mới, với rất nhiều tính năng thiết kế, tạo hình ảnh… giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều video ấn tượng hay những câu chuyện tranh sinh động, kích thích sự hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó, tạo sự kết nối giữa các GV qua việc chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng tích hợp các phần mềm hỗ trợ và tận dụng những điểm mạnh của các phần mềm khác nhau tạo hiệu quả tối ưu trong ứng dụng CNTT.
  13. Tôi đã chia sẻ các tính năng hữu ích mà giáo viên có thể sử dụng ở phần mềm Canva, có một số tính năng rất là hay mà các phần mềm khác không có đó là giáo viên có thể tự thiết kế nền thuyết trình phù hợp với nội dung của bài giảng, bên cạnh đó phần mềm còn giúp giaó viên tự thiết kế video, biểu bảng, phiếu bài tập, lựa chọn và ghép hình ảnh động, thiết kế logo, … Đây là một phần mềm với giao diện bắt mắt, hình ảnh sinh động, hấp dẫn, đa dạng về chủ đề giúp cho giáo viên dễ dàng sử dụng và sáng tạo ra những video chất lượng và hỗ trợ nhanh chóng quá trình thiết kế bài giảng cho trẻ. Ngoài ra, phần mềm Canva còn có thêm một tính năng đặc biệt giúp giáo viên thiết kế truyện tranh cho trẻ. Tôi nhận thấy giáo viên rất hứng thú với phần mềm thiết kế này, buổi học thực sự rất sôi động, hiệu quả nó thể hiện qua việc các giáo viên thiết kế ngay các video trong buổi học, trong các video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch. Thể hiện những kỹ năng đã học, sự tiếp thu thông minh của từng giáo viên. Được bồi dưỡng những kỹ năng ứng dụng CNTT hữu ích này giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương tiện sẵn có: Máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng. Sau khi được hướng dẫn giáo viên không bị phụ thuộc quá nhiều vào máy tính mà còn biết sử dụng thành thạo các ứng dụng: Canva, cupcut ngay trên chính chiếc điện thoại thông minh của mình vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà có thể biên tập 1 video, bài thuyết trình mọi lúc, mọi nơi với hình ảnh, âm thanh chuyên nghiệp, hiệu ứng bắt mắt, hấp dẫn cho trẻ. 2.5. Biện pháp 5: Triển khai áp dụng thực tế * Giáo viên sử dụng CNTT vào các hoạt động Sau khi giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT, để giúp giáo viên khắc sâu hơn nữa về những nội dung đã được học. BGH cũng như TCM đã đề nghị giáo viên tự xây dựng những video tuyên truyền, bài giảng điện tử về các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ tại gia đình, ứng dụng CNTT vào các hoạt động giảng dạy mà không cần sử dụng nguồn học liệu sẵn có. Bên cạnh đó BGH cũng yêu cầu mỗi giáo viên vận dụng CNTT vào trong các hoạt động giao lưu kết nối với phụ huynh và trẻ. BGH cũng như Ban phụ trách CNTT nhà trường sẽ kiểm tra và nắm bắt tình hình thực tế, khả năng của mỗi GVnhằm khắc phục những tồn tại. Nhiều GV vận dụng rất sáng tạo, nội dung bài giảng hấp dẫn, tự tin, hiệu quả, khi gửi video về cho phụ huynh lượng tương tác đã tăng lên đáng kể.
  14. (Giáo viên xây dựng video gửi tới phụ huynh để dạy trẻ) * Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng, nhằm đánh giá kết quả đạt được của giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện. Là khâu cuối cùng để đánh giá chất lượng của việc tập huấn, là cơ sở để xây dựng đội ngũ giáo viên để kịp thời phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế và quan trọng hơn hết đó là để xây dựng đội ngũ giáo viên thích ứng nhanh nhạy trong thời đại công nghệ 4.0. Để thực hiện việc kiểm tra đánh giá Ban giám hiệu cũng như những báo cáo viên đã tiến hành kiểm tra như sau: Sau khi kết thúc khóa tập huấn các giáo viên sẽ thực hiện các nội dung được học: Soạn thảo 1 văn bản, 1 bài thuyết trình Powerpoint, 1 video bài giảng và gửi bài về cho đội phụ trách CNTT. Nhà trường còn xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi “Kỹ năng CNTT, thiết kế bài giảng E-learning cấp trường” năm học 2021-2022. Có 2 nội dung kiểm tra: + Nội dung 1: Yêu cầu giáo viên soạn thảo một văn bản có thực hiện các nội dung đã được tập huấn: căn chỉnh lề, định dạng văn bản, đánh số tự động, chèn symbol, kẻ bảng tạo viền màu nền,...trong thời gian là 30 phút. + Nội dung 2: Mỗi giáo viên thiết kế một video nội dung giới thiệu theo chủ đề yêu cầu và thực hiện một số nội dung cơ bản có áp dụng những nội dung theo yêu cầu bằng các phần mềm đã tập huấn. Qua đợt kiểm tra BGH và TCM đã có những nhận xét chi tiết về những ưu, khuyết điểm của các giáo viên. Từ những nhận xét của BGH và TCM ta có thể nhận thấy được rằng giáo viên đã tiến bộ hơn rất nhiều trong việc Ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy cũng như trong công tác chuyên môn. Bên cạnh đó phụ huynh còn có rất nhiều các phản hồi tích cực đối với các giáo viên như: trẻ hứng thú hơn với các bài học của cô, thu hút trẻ. Từ đó xây dựng được sự tin yêu của trẻ và phụ huynh đối với các cô cũng như trường lớp. * Giúp đỡ giải đáp thắc mắc những vướng mắc khó khăn GV còn gặp phải Trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT giáo viên đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhưng thực tế cho thấy, dù đã được hướng dẫn CNTT và có một
  15. thời gian làm quen với việc xây dựng các bài giảng để gửi về cho phụ huynh, tuy nhiên bên cạnh đó giáo viên cũng gặp phải một số vướng mắc và khó khăn nhất định. Đặc biệt là những giáo viên đã lớn tuổi, ít được tiếp xúc với công nghệ, giáo viên chưa thể làm chủ được công cụ giảng dạy nên không thể tự khắc phục các vấn đề kỹ thuật, các phần mềm đòi hỏi kỹ thuật cao, chi tiết, tỉ mỉ và các sự cố xảy ra trong quá trình ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Chính vì vậy tôi luôn đồng hành và giúp đỡ giải đáp những vướng mắc mà giáo viên gặp phải để kịp thời tháo gỡ những khó khăn. Với những gì trong khả năng hiểu biết của mình thì tôi sẽ giảng giải, chỉ cho giáo viên thực hiện, cònvới những lỗi, khó khăn mà khả năng của giáo viên chưa thể khắc phục được thì tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ để các giáo viên kịp thời hoàn thiện bài giảng của mình.Ngoài ra những nội dung ngoài tầm hiểu biết thì tôi sẽ học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách báo, mạng enternet ...để giải đáp lại cho giáo viên kịp thời nhất. (Hỗ trợ giáo viên tháo gỡ, giải đáp những khó khăn mà trong quá trình thực hiện gặp phải) Khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều phải làm quen với việc dạy học online trực tuyến, làm việc trên các phần mềm. Hơn ai hết, các thầy cô phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực. Tuy nhiên, những "người lái đò" vẫn đang miệt mài học hỏi, tự hoàn thiện, cố gắng từng ngày để việc mang kiến thức đến cho học sinh không bị cản trở trong mọi hoàn cảnh. Sự nỗ lực của các cô giáo thật đáng quý, đáng trân trọng. 2.6. Biện pháp 6: Áp dụng, vận dụng công nghệ thông tin tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong mùa dịch. Đối diện với việc trẻ không được đến trường vì dịch bệnh nhà trường đã chỉ đạo và khuyến khích giáo viên xây dựng các video, clip hướng dẫn trẻ chơi và học tại nhà. Cách làm này của giáo viên và nhà trường mang lợi ích kép vừa giúp giáo viên tích cực sáng tạo hơn trong nghiên cứu, sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, vừa giúp trẻ có những bài học online do chính cô giáo của mình thực hiện. Chính vì thế tôi đã tìm hiểu và kết hợp cùng tổ chuyên môn của nhà trường lựa chọn những mục tiêu cốt lõi trong mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi của mỗi khối lóp để xây dựng được rất nhiều các clip video với nhiều đề tài khác nhau. Sau khi giáo viên xây dựng xong, tổ thẩm định video của nhà trường tiến hành thẩm định, góp ý, bổ sung, chỉnh sửa và gửi lên zalo nhóm lớp, đăng tải lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, lựa chọn những video có nội dung phù hợp, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kỹ năng chăm sóc sức khỏe, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng tham gia các hoạt động giáo dục...có kỹ thuật ghi hình, không bị lẫn tạp âm...để gửi tham gia vào kho học liệu chung của cấp huyện, Sở. Ví dụ:+ Hoạt động âm nhạc: Dạy hát: “Niềm vui của em”, dạy trẻ vận động bài aeerobic “Đánh bay corona”... Với các hoạt động âm nhạc tôi thường
  16. hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm Capcut quay từng đoạn video ngắn sau đó ghép lại với nhau rồi gửi cho phụ huynh trên nhóm lớp. Sau khi phụ huynh cho trẻ xem trẻ sẽ tập theo cô sau 1-2 buổi phụ huynh sẽ gửi riêng kết quả của các con cho cô giáo. Qúa trình cho trẻ được học tập tại nhà GV cũng thường sưu tầm rất nhiều các trò chơi âm nhạc, ứng dụng âm nhạc hay và gửi lên cho phụ huynh cùng tham gia với con. Nhờ vậy mà trẻ mặc dù không được đến trường nhưng vẫn rất thích và hứng thú với hoạt động âm nhạc, phát triển ở trẻ thẩm mỹ và ngôn ngữ rất hiệu quả. + Hoạt động tạo hình: Hướng dẫn trẻ làm đàn cá xinh từ lá cây, làm đám mây và mưa từ bông và tăm bông, làm ô tô các loại từ vỏ hộp sữa, vo giấy báo cũ thành đồ chơi tại nhà cho trẻ, hướng dẫn trẻ in bông hoa bằng vân tay, in hình bàn tay và trang trí theo ý thích... Với hoạt động tạo hình khi làm các clip tôi chú trọng hơn đến việc chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên dễ tìm, kiếm, an toàn trong quá trình hoạt động . Vì khi trẻ ở nhà trẻ thích thú với những món đồ chơi trẻ tự tạo ra sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ chạy đi chơi, hay làm những việc không có ích. Hướng dẫn các hoạt động nói trên cho trẻ thực hiện tại nhà trong thời gian nghỉ dịch để giúp cho trẻ không quên đi các kỹ năng thao tác với đồ dùng. Qua các hoạt động đó, còn giúp trẻ có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Thể hiện được cảm xúc và sự ngẫu hứng tự nhiên, sáng tạo trong khi thực hiện các hoạt động tạo hình. + Hoạt động khám phá khoa học: Đối với hoạt động này GV sử dụng cả hình thức gửi link trên kênh youtube và sử dụng phần mềm chỉnh video “capcut” bởi lẽ hoạt động khám phá khoa học rất rộng lớn và bao la như: Thí nghiệm vòi nước chảy tự động, thí nghiệm cơn mưa sắc màu, vật chìm vật nổi, tìm hiểu về nước, vòng tuần hoàn của nước, một số loại cây…Sua khi nhận video do cô giáo gửi, phụ huynh tích cực hướng dẫn cho con được tự khám phá và trải nghiệm tại nhà, cùng nhau chụp ảnh và chia sẻ lên nhóm lớp. Nhiều trẻ đã gọi video cho cô giáo và khoe về quá trình và thành quả mà chúng làm được ở nhà. Điều đó chứng tỏ thấy biện pháp và cách dạy trẻ trong mùa dịch của GV trường tôi là hiệu quả. + Hoạt động giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng sống đối với trẻ độ tuổi mầm non là vô cùng cần thiết nhất là trong thời điểm trẻ nghỉ học và diễn biến dịch bệnh rất phức tạp. Việc cung cấp các kỹ năng sống cho trẻ được bản thân tôi rất chú trọng. Tôi đã hướng dẫn GV xây dựng một số video clip, chia sẻ một số link giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: Dạy trẻ rửa tay, hướng dẫn trẻ sát khuẩn, cách đeo khẩu trang đúng cách, dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng tự phục vụ bản thân tại nhà, cách phòng chống xâm hại, cách phòng chống thất lạc và đảm bảo an toàn tại nhà. + Hoạt động làm quen với toán: Hoạt động làm quen với toán GV thiết kế một số trò chơi trên powerpoint và kết hợp với các phần mềm và sử dụng đồ vật thật thường có trong mọi gia đình để thực hành quay video gửi lên nhóm lớp cho trẻ học như: So sánh chiều cao, chiều dài, chiều rộng của hai, ba đối tượng. Nhận biết số lượng, nhận biết chữ số, nhận biết, phân biệt các hình, khối... ngoài ra giáo viên cũng có chia sẻ một số ứng dụng học toán cho bé rất hữu ích hiệu quả lại miễn phí như: Kid up, dạy bé học toán số, hình, trò chơi “toán của bé Gấu”,...
  17. + Hoạt động làm quen với văn học: Các tác phẩm văn học luôn gây cho trẻ nhưng cảm hứng nhất định. Trẻ thường bị cuốn hút vào những vần thơ, câu chuyện.Đến với những câu truyện kể ở trường mầm non chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ, ngôn ngữ và phát huy trí tưởng tượng, đồng thời giúp chúng tìm tòi lẽ sống, làm phong phú tình cảm, đem đến cho ta niềm vui, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn . Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Giáo viên kể cho trẻ nghe truyện qua các hình ảnh, video và gửi lên cho phụ huynh cùng các con nghe. Bên cạnh đó GV cũng khuyến khích các bậc phụ huỵnh tải một số ứng dụng thông minh trên điện thoại để cho trẻ nghe các câu truyện phù hợp với độ tuổi mầm non, hoạt động sẽ giúp trẻ tránh xa được một số trò chơi vô bổ trên điện thoại thay vào đó với giao diện bắt mắt của các ứng dụng văn học trẻ bị cuốn hút một cách dễ dàng như: “ Chuyện cổ tích cho bé”, “ Đọc truyện cổ tích và sách nói cho bé”, Audio Văn học của bé”, “kho truyện tranh, sách VMonkey”… Ngoài những ứng dụng nêu trên còn có rất nhiều các ứng dụng để bé học Toán, Văn học, Các trò chơi thông minh nhằm phát triển về thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và các kỹ năng xã hội cho trẻ tại nhà khác như: Monkey stori, Bé vui học Toán,…. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non “ Học mà chơi- chơi mà học” do vậy phương pháp hiệu quả để cho trẻ được vui chơi học tập tại nhà vào mùa dịch đó là việc trẻ được học được trải nghiệm thông qua một số hoạt động hàng ngày tại nhà, được tham gia một số trò chơi thú vị trên các video cô xây dựng, các ứng dụng cô chia sẻ. Tất cả các hoạt động đều dựa trên nguyên tắc trẻ được thoải mái tự do, không mang tính gò bó, áp đặt cô giáo chỉ đóng vai là người hướng dẫn hay định hướng cho trẻ ở các hoạt động. Chính những yếu tố tự nhiên trẻ sẽ vô cùng thích thú, thúc đẩy sự tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động sẽ hình thành ở trẻ khả năng nhận biết, ghi nhớ các kiến thức cô truyền tải một cách đầy hứng thú, dễ dàng và lâu dài. Thông qua hoạt động này GV nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ. Điều đó càng tiếp thêm động lực giúp GV trường tôi có thể tiếp tục cố gắng làm được nhiều video kết hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà hơn 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại nhà trường. Sau quá trình 9 tháng thực hiện đề tài với các biện pháp đã được áp dụng kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt như sau: 3.1.Về giáo viên: Giáo viên đã làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình (cha mẹ/người chăm sóc trẻ em), cộng đồng để thực hiện một số nội dung, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Trình độ CNTT của Giáo viên được nâng lên rõ rệt. Giáo viên biết cách lấy và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Giáo viên biết thiết kế bài dạy, ứng dụng phần mềm CNTT vào các hoạt động dạy trẻ một cách sáng tạo, tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao, phù hợp cho từng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo từng chủ đề, độ tuổi và một số video của nhà trường đã được thẩm định và được lựa chọn sử dụng làm kho học liệu chung của cấp huyện, sở.
  18. Phát triển tinh thần tự học, tự sáng tạo của giáo viên. Giáo viên sử dụng CNTT sẽ tiết kiệm rất nhiều về chi phí, thời gian, sức lực. 3.2. Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được nâng lên rõ rệt các thiết bị sử dụng CNTT được bổ sung đáng kể: Máy chiếu, Máy tính xách tay, máy in, …phục vụ cho CNTT đảm bảo công tác chuyên môn và đặc biệt là việc thiết kế các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà mùa dịch nói riêng, các hoạt động khác trong nhà trường nói chung. * Kết quả cụ thể như sau: Bảng so sánh và đối chứng kết quả trước và sau thực hiện đề tài về trình độ CNTT của giáo viên trong nhà trường - Tổng số GV: 25/25 (Biểu tổng hợp điều tra sau khi thực hiện giải pháp, sáng kiến - phụ lục 2kèm theo) Kết Kết quả sau thực nghiệm quả trướ c Nội thực dung nghi TT khảo ệm sát TT CTT CB TT CTT CB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL NỘI 1 DUNG 20/25 80% 5/25 20% 0/25 0% 25/25 0/31 0 0/25 100% 1 % NỘI DUNG 13/2 2 12/25 48% 5 52% 0/31 0% 22/25 88% 3/25 12 0/25 2 % NỘI 3 DUNG 10/25 40% 9/25 36% 6/25 24% 24/25 96% 1/25 4 0/25 3 % NỘI 4 DUNG 8/25 32% 7/25 28% 10/25 40% 19/25 76% 6/25 24 0/25 4 % NỘI 5 DUNG 4/25 16% 7/25 28% 14/25 56% 22/25 88% 3/25 12 0/25 5 % NỘI 6 DUNG 0/25 0% 2/25 8% 23/25 92% 20/25 80% 5/25 20 0/25 6 % NỘI 100 7 DUNG 0/25 0% 0/25 0% 25/25 % 4/25 16% 18/25 72 3/25 7 %
  19. 4. Hiệu quả của sáng kiến. 4.1. Hiệu quả về khoa học Đề tài “Môt số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên để xây dựng video khi trẻ nghỉ dịch tại nhà” mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch Covid-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, nơi ươm mầm những hạt giống đầu tiên thì đây là một trong những biện pháp hết sức ý nghĩa giúp cho giáo viên thích ứngứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo; tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Đồng thời thực hiện tốt một trong nhiệm vụ trọng tâm của GDMN trong năm học mới là đảm bảo an toàn trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay. 4.2. Hiệu quả về kinh tế: Với đề tài này tôi đã thực hiện với tất cả sự tâm huyết đối với nghề và đặc biệt là muốn lan tỏa, chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Bản thân tôi tự học hỏi, tư mày mò tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và qua ứng dụng, và nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0,nên tiết kiệm được nhiều kinh phí. Đề tài này đã được áp dụng vào thực tế giáo viên ở trường Mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác và mang lại hiệu quả cao trong việcứng dụng CNTT vào chăm sóc, giáo dục trẻ. 4.3. Hiệu quả về xã hội: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT đã giúp giáo viên tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ trên mạng Internet. …Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,…Học sinh cũng không ngoại lệ. Bài giảng trên Powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động luôn thu hút sự hứng thú của trẻ. Nhờ phần mềm Canva, Capcut… việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, giúp giáo viên tự tin hơn vào bản thân mình trong mắt cán bộ quản lý, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Mặt khác sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp các đồng nghiệp tháo gỡ được những khó khăn, bế tắc trong các hoạt động giáo dục,các giáo viên trở nên nhanh nhạy hơn với mọi thay đổi xung quanh. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn
  20. biến phức tạp đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên với trẻ, giúp cho trẻ lại gần với giáo viên hơn. Làm cho mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ.Có thể thấy, việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị. 5. Tính khả thi: Quá trình xây dựng nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận ra rằng việc quan trọng nhất là mỗi giáo viên phải cố gắng để thay đổi bản thân đểthể hiện trí tuệ, tài năng, ý tưởng sáng tạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề cho học viên giỏi. Chúng ta đặt mục tiêu cho sự thay đổi trong từng giai đoạn, suy nghĩ và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Sáng kiến kinh nghiệm này có tính ứng dụng thực tiễn cao, dễ ứng dụng thực hiện tại trường học và có thể được nhân rộng và phát triển ở tất cả các tổ nhóm trong trường Mầm non nơi tôi công tác. Đồng thời còn có khả năng ứng dụng được trong tất cả các trường Mầm non trên địa bàn huyện Trực Ninh để góp phần nâng cao chất lượng giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 6. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến. Khi thực hiện đề tài này tôi luôn dành nhiều sự tâm huyết và đặc biệt là muốn lan tỏa, chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Đồng thời bản thân tôi tự học hỏi, tư mày mò tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn (Mất phí, không mất phí) cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và qua ứng dụng và nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0, nên kinh phí dành cho đề tài không nhiều. PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Mặc dù trong những năm vừa qua các cấp lãnh đạo đã quan tâm đến cấp học mầm non trên địa bàn nói chung và trường mầm non chúng tôi nói riêng xong để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, để chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi xin có một số kiến nghị như sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục: Tôi kính mong Phòng Giáo dục thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội và thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập và các hoạt động thực tế về chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy”cho giáo viên trong toàn huyện có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nắm bắt kịp thời những phương pháp giáo dục đổi mới, tiên tiến. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về CNTT trong cấp học mầm non. Từ đó thầy cô sẽ có động lực, hứng thú và tâm huyết hơn. 2. Đối với nhà trường: Nhà trường luôn quan tâm và đồng bộ về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động động CNTT để công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2