Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non để lượng chất dinh dưỡng trong món ăn của trẻ luôn được đảm bảo, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa về thể chất chiều cao và cân nặng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời trong bài nói chuyện với lớp Đào tạo cán bộ Mẫu Giáo năm 1959 Bác Hồ đã căn dặn: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non, Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt". Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là chúng ta đã tạo dựng được một nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước sau này. Tuy nhiên thực tế hiện nay tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, béo phì luôn là nỗi băn khoăn của toàn xã hội nói chung và của các trường mầm non và gia đình nói riêng. Đặc điểm của trẻ mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu, nên cần có một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại ngày nay bận rộn khiến nhiều cha mẹ không đủ thời gian để chăm lo cho con cái ăn uống lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các món ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh khiến trẻ chán ăn, biếng ăn...hoặc trẻ ăn uống vô độ, dẫn tới bị suy dinh dưỡng hay thừa cân so với độ tuổi. Đây chính là hệ quả của việc ăn uống không điều độ cùng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, từ đó gây ra nhiều căn bệnh đáng tiếc sau này. Trường mầm non được coi là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nhất là lứa tuổi nhà trẻ. Bởi khi đến lớp trẻ bắt đầu được hoạt động theo chế độ sinh hoạt ở trường và làm quen với thực đơn ở trường mầm non, trẻ sẽ có sự thay đổi về sức khỏe, về nhu cầu ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng. Chính vì vậy việc đảm bảo dinh dưỡng các bữa ăn cho trẻ là vô cùng cần thiết. Các nhà trường cần chú trọng, quan tâm, sắp xếp, chia nhỏ các bữa thật hợp lý để đảm bảo tỷ lệ sáng chiều và tỷ lệ các chất P - L - G. Thực tế hiện nay, nhiều trường mầm non mới chỉ chú ý đến bữa chính sáng mà chưa quan tâm tới bữa chính chiều cho trẻ. Dẫn tới việc trẻ khó ăn, ăn không hết suất, ảnh hưởng tới sức khỏe vui chơi, học tập và tới buổi chiều ra về thì uể oải, không nhanh nhẹn vì bữa chính chiều không đáp ứng nhu cầu năng lượng. Bản thân là một nhân viên nuôi dưỡng đã công tác được 15 năm 7 tháng, Tôi luôn đặt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ hàng đầu. Đặc biệt đầu năm học 2022 -2023 nhà trường tiếp nhận 90 trẻ lứa tuổi nhà trẻ 18 - 24 tháng và 24 -36 tháng, lứa tuổi còn vô cùng non nớt, đòi hỏi cách chăm sóc, nuôi dưỡng thật chu đáo và khoa học cho các bữa ăn. Ngoài bữa chính sáng và bữa phụ chiều, tôi luôn chú trọng đến bữa chính chiều của lứa tuổi nhà trẻ. Bởi bữa chính chiều có tác dụng giúp trẻ củng cố năng lượng sau giờ vui chơi buổi chiều, để về nhà cùng bố mẹ mà cơ thể không bị đói cho tới bữa tối. Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi đã tìm hiểu nghiên cứu cách chế biến bữa chính chiều hợp lý cho trẻ nhà trẻ tại trường mầm non và tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non” .
- 2 2. Mục đích của đề tài: Đề xuất “Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non” để lượng chất dinh dưỡng trong món ăn của trẻ luôn được đảm bảo, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa về thể chất chiều cao và cân nặng. 3. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ lứa tuổi nhà trẻ 18-24 tháng và 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua thời gian công tác tại trường mầm non tôi nhận thấy ngoài việc chế biến bữa chính chiều, bữa phụ chiều thì việc chế biến bữa chính chiều đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhà trẻ trong trường mầm non cũng rất quan trọng, khẩu phần ăn hàng ngày quyết định đến sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Chế biến món ăn trong bữa chính chiều cần đa dạng, sử dụng thực phẩm sạch - tươi, rau củ quả theo mùa để lượng vitamin và khoáng chất không bị hao hụt do chất bảo quản; Sử dụng những thực phẩm giàu Can xi, sắt và Vitamin B1, A vào thực đơn bữa chính chiều của trẻ; Phối hợp nhiều loại thực phẩm để có nhiều món ăn đa dạng, đủ Vitamin và Khoáng chất là rất cần thiết đối với trẻ nhà trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu trực tiếp qua việc thực hiện các biện pháp cụ thể: bằng quan sát, ghi chép và kiểm định hiệu quả. - Phương pháp tích lũy kinh nghiệm: Bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy kinh nghiệm cho mình qua thực tế. - Phương pháp tìm tòi sáng tạo và học hỏi các bạn đồng nghiệp bằng cách trao đổi, thảo luận trong các buổi họp tổ. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Chế biến bữa chính chiều của trẻ nhà trẻ được áp dụng tại trường mầm non. - Thời gian nghiên cứu đề tài trong 1 năm học, bắt đầu từ 1/8/2022 và kết thúc vào ngày 30/5/2023.
- 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh trẻ em lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày là rất cao. Bởi đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của cơ thể. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi. Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, khi bắt đầu bước vào môi trường mầm non, thời gian ở trường chiếm 2/3 thời gian trong ngày. Vì vậy nếu một trong các bữa ăn tại trường thiếu các chất dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, dẫn đến trẻ sẽ chậm phát triển, mắc bệnh còi xương và suy dinh dưỡng, và nếu trẻ ăn thừa chất dinh dưỡng thì dễ mắc các bệnh béo phì. Giai đoạn phát triển của trẻ 18-24 tháng và 24-36 tháng, cơ thể trẻ phát triển nhanh, bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Mỗi quý, trẻ tăng 200-300g, chiều cao tăng 2-3cm. Mặt khác, trẻ hoạt động nhiều hơn nên cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng khá lớn. Đến 24 tháng trẻ không bú sữa mẹ nữa và đã có 20 răng sữa nên đã có thể ăn được cơm thường như người lớn song phải mềm dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên khẩu phần ăn hàng ngày không hợp lí về số lượng cũng như khâu chế biến chưa tốt sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Chính vì vậy ngoài bữa chính sáng, bữa phụ chiều thì bữa chính chiều của trẻ nhà trẻ tại các trường mầm non cần được chú trọng ngay từ khi xây dựng thực đơn, cách sơ chế, chế biến và thường xuyên thay đổi những biện pháp thực hiện để giúp trẻ dễ ăn, ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng giúp trẻ có một cơ thể rắn rỏi, tự tin, nhanh nhẹn, phát triển tốt về chiều cao, cân nặng tại trường mầm non. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non A thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn Khu Chợ Thị trấn Văn Điển. Trường có bề dầy thành tích cao như: đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu Thành Phố năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2018, Bằng khen của Bộ Giáo dục&Đào tạo năm 2019, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2021, nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc. Trường nhiều năm làm điểm cấp huyện chuyên đề hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đạt giải Nhất về “Xây dựng thực đơn dinh dưỡng”, giải Nhì hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp huyện, giải nhất hội thi “Bếp ăn
- 4 an toàn” do Phòng GD&ĐT phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện tổ chức. Năm học 2022-2023 trường có tổng số 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Toàn trường có 15 lớp với 536 trẻ. Độ tuổi nhà trẻ có 3 lớp, 01 lớp 18-24 tháng và 02 lớp 24-36 tháng. 2. Thuận lợi - Ban giám hiệu luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện. - Đối với giáo viên phụ trách khối nhà trẻ, nhân viên nuôi dưỡng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng đủ định biên số cô/trẻ theo quy định. - 6/10 nhân viên nuôi dưỡng có trình độ cao đẳng nấu ăn, bản thân với kinh nghiệm 15 năm 7 tháng trong nghề. - Có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng. - Thực đơn của nhà trường theo mùa, theo tuần, món ăn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm. - Với mức ăn30.000đ/trẻ/ngày. 3. Khó khăn - Trẻ nhà trẻ mới đi học còn chưa quen với trường mới và chế độ ăn uống tại trường mầm non. - Thể lực của trẻ còn rất non nớt nên sức đề kháng chưa cao, hay ốm nên đi học chưa đều ảnh hưởng tới việc chăm sóc hàng ngày. Cơ nhai của trẻ so với độ tuổi còn yếu, chưa được cứng cáp nên cách chế biến cần lưu ý trong từng món ăn. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1. Phối hợp các bộ phận khảo sát, chăm sóc sức khỏe của trẻ đầu vào của lứa tuổi nhà trẻ khi đến trường mầm non Năm học 2022-2023 nhà trường có 3 lớp nhà trẻ với tổng số là 99 trẻ ở độ tuổi 18-24 tháng và 24 -36 tháng. Qua khảo sát sức khỏe đầu năm vào tháng 9, tôi đã phối hợp cùng cán bộ y tế của trường lấy số liệu sau khi cân nặng, đo chiều cao. Kết quả: Trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thấp còi Trẻ béo phì Lớp Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Nhà trẻ D1 2 8,7% 2 8,7% 0 0% Nhà trẻ D2 2 7,4% 2 7,4% 0 0% Nhà trẻ D3 1 5,3% 1 5,3% 0 0% Khảo sát 99 phụ huynh học sinh tầm quan trọng của bữa chính chiều đối với trẻ nhà trẻ bằng phiếu khảo sát. (Phụ lục 1)
- 5 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Lớp Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ D1 60 61% 25 25% 10 10% 4 4% D2 58 59% 27 27% 12 12% 2 2% D3 62 63% 30 30% 5 6% 2 2% Khảo sát tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ bé ngoan vào tháng 9 đầu năm học như sau: Tỷ lệ Tháng 9 Nhà trẻ D1 Nhà trẻ D2 Nhà trẻ D3 Chuyên cần 86% 80% 85% Bé ngoan 90% 87% 88% Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ, tôi đã trao đổi chị em trong tổ nghiên cứu xây dựng thực đơn ăn cho trẻ, đặc biệt quan tâm tới thực đơn bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ, kết hợp cùng tay nghề chế biến của bản thân tôi nói riêng và tổ nuôi nói chung để cải thiện hiệu quả sức khỏe của trẻ nhà trẻ 18-24 tháng và 24- 36 tháng tuổi tại trường mầm non. Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non sự phối hợp giữa cô nuôi và giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn đặc điểm tâm sinh lý, chế độ ăn của từng trẻ hàng ngày, tôi và chị em trong tổ đã luân phiên phụ giờ ăn trên các nhóm lớp. Đặc biệt quan tâm hơn tới các con nhà trẻ để đồng hành cùng giáo viên phụ cho trẻ ăn. Bên cạnh đó bao quát xem trẻ ăn có ngon miệng không, món ăn có phù hợp khẩu vị của trẻ và lượng cơm, canh, thức ăn có đảm bảo cho trẻ ăn đủ và hết suất hay không để có biện pháp thay đổi hiệu quả hơn. Thời gian đầu vào lớp, khi trẻ chưa quen, trẻ thường hay sợ sệt và khóc. Tôi cùng các chị em trong tổ nuôi cố gắng sắp xếp thời gian vào phụ, khi tiếp xúc nhiều với trẻ các con sẽ quen dần với sự có mặt của các cô. Việc này rất cấn thiết và quan trọng nhằm tạo không khí gần gũi, thân thiện giúp trẻ vui tươi, phấn khởi khi có các cô vào lớp. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh đối với trẻ mầm non thì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì đưa trẻ tới trường, còn không chỉ hơi sổ mũi, mệt chút là cho trẻ nghỉ học ở nhà. Và đặc biệt vào buổi chiều đón trẻ ông bà bố mẹ thường chú ý tới sức khỏe, thái độ của trẻ khi ra về ra sao, có nhanh nhẹn, vui vẻ, hoạt bát hay không? Chính vì vậy bữa chính chiều rất quan trọng đối với trẻ nhà trẻ. Bởi bữa chính chiều giúp trẻ nạp năng lượng sau giờ hoạt động vui chơi giúp cơ thể khỏe khoắn, vui vẻ khi ra về. Hiểu được tâm lý chung của phụ huynh, và rất nhiều chị em đồng nghiệp cũng là phụ huynh có con học tại trường nên tôi cùng tổ nuôi cùng phối hợp thật tốt với giáo viên lớp nhà trẻ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong các
- 6 bữa ăn. Đồng thời tham mưu cùng ban giám hiệu về tình hình ăn của trẻ để có biện pháp thay đổi hợp lý hơn về thực đơn, cách chăm sóc trẻ phù hợp với tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao, giúp trẻ có một sức khỏe thật tốt tham gia học tập, vui chơi, nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng tháng cho lớp nhà trẻ. Kết quả sau khi thực hiện: Cuối năm tổ nuôi và giáo viên thường xuyên trao đổi, phối hợp ăn ý trong việc chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích tới trường, lớp. Nắm bắt được tình hình, đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ theo độ tuổi từng lớp. Vì vậy thuận lợi trong việc phối hợp chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ béo phì phù hợp với thể trạng của trẻ. Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học, giúp phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con tới trường. 2. Biện pháp 2. Tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được đảm bảo giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối, trẻ có thể lực, có sức khỏe để tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục khác đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy ở trường mầm non, việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ thường xuyên được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua Trường mầm non A Thị trấn Văn Điển luôn chú trọng đế chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng thực đơn theo từng độ tuổi, phù hợp từng mùa, cân đối năng lượng khẩu phần cần cung cấp cho trẻ trong một ngày để đảm bảo về chất, cân đối về lượng và đảm bảo 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm; chất béo; tinh bột; vitamin và khoáng chất. Đối với mỗi cá nhân muốn làm tốt mọi công việc thì phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các cô nuôi, những người trực tiếp chế biến ra các món ăn. Để chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì vấn đề cập nhật thông tin nâng cao hiểu biết và trình độ lại càng quan trọng, nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại, có như vậy các cô nuôi mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng năm. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn có ý thức trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức về dinh dưỡng, cách chế biến món ăn cho trẻ. Cụ thể bằng những việc làm sau: Tháng 8 hàng năm, trước khi vào năm học mới trong các buổi sinh hoạt bản thân tôi và tổ nuôi đã thảo luận lên kế hoạch làm việc, học tập để thực hiện nhiệm
- 7 vụ được tốt nhất. Bắt đầu từ từng cá nhân trong tổ, phân ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 thành viên, các thành viên được phân công nhiệm vụ khác nhau, một người thu thập thông tin trên internet, một người thu thập thông tin từ sách vở, và thành viên thứ 3 qua thực tế. Mỗi một tuần là 1 món ăn khác nhau. Cuối tuần họp tổ 3 nhóm sẽ đưa ra những kiến thức mình học được sau đó thảo luận, đưa ra cách làm hợp lý, thống nhất. Các tháng sẽ thay đổi kế hoạch khác nhau, sẽ chế biến theo công thức cho gia vị và sẽ cân định lượng sau đó so sánh 3 nhóm với nhau để đưa ra công thức chuẩn nhất cho món ăn ngon nhất. trong những buổi sinh hoạt tổ các nhóm đã tự chấm điểm cho nhau, và cùng nhau xây dựng những thực đơn mới, những món ăn mới phù hợp với các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi các bé mới đến trường. Đây là cách học tập qua thực tiễn và cũng rất khoa học, vừa nâng cao trình độ, bổ sung những kiến thức còn yếu, vừa học tập kinh nghiệm đồng nghiệp. Qua những kế hoạch học tập đó nêu cao tinh thần học tập của mỗi cá nhân, phát huy tinh thần làm việc nhóm. (Ảnh minh họa phụ lục 2) KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG THÁNG Stt Thời gian bồi Nội dung bồi dưỡng Triển khai nội dung dưỡng - Tự bồi dưỡng công Tham khảo hướng dẫn sử dụng nghệ thông tin: Cách Word trên Youtube, học hỏi soạn thảo văn bản đồng nghiệp thành thạo Word, Word. triển khai tập soạn thảo các đoạn văn bản đúng quy định. - Lên kế hoạch làm - Phối hợp chị em trong tổ nuôi “Vườn rau trải nghiệm dưỡng nghiên cứu 1 số loại rau cho trẻ” tại 2 điểm gia vị, 1 số loại củ dễ trồng theo trường. mùa, phù hợp tại địa phương và 1 08/2022 nhà trường. - Lên kế hoạch phối - Tự nghiên cứu, tham khảo qua hợp xây dựng thực đơn mạng internet, sách báo các mùa hè tháng 9/2022. món ăn phù hợp cho trẻ trong mùa hè. - Phối hợp đồng nghiệp, tham mưu ban giám hiệu xây dựng thực đơn mùa hè tháng 9 cho trẻ mẫu giáo và trẻ nhà trẻ.
- 8 - Lên kế hoạch tìm đề - Tìm tài liệu tham khảo liên tài sáng kiến kinh quan tới đề tài sáng kiến và triển nghiệm. khai kế hoạch. - Tiến hành khảo sát - Phối hợp các bộ phận khảo sát phụ huynh và sức khỏe phụ huynh trẻ nhà trẻ đầu năm đầu vào của trẻ nhà trẻ. và cân nặng, chiều cao của trẻ. - Tiếp tục tự bồi dưỡng Tham khảo hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin: Word trên Youtube, học hỏi Cách soạn thảo văn đồng nghiệp thành thạo Word, bản Word triển khai tập soạn thảo các đoạn văn bản đúng quy định. - Triển khai kế hoạch - Tham mưu Ban giám hiệu làm “Vườn rau trải trồng 1 số loại rau, củ phù hợp. 2 9/2022 nghiệm cho trẻ” tại 2 - Mua hạt, phối hợp cùng đồng điểm trường. nghiệp làm đất và gieo hạt, chăm sóc vườn rau hàng ngày. - Triển khai thực hiện - Phối hợp tổ nuôi chế biến món thực đơn mùa hè năm ăn theo thực đơn mới ngon, phù học 2022-2023. hợp với trẻ. Đặc biệt quan tâm thực đơn trẻ nhà trẻ mới đi học. - Tham khảo tự bồi - Tự nghiên cứu tìm hiểu qua dưỡng cách chế biến sách báo, mạng internet món ăn bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ. - Chuẩn bị kế hoạch - Tìm hiểu, nghiên cứu một số tham gia hội thi nhân món ăn tự chọn tham gia hội thi viên nuôi dưỡng giỏi - Cách chế biến món ăn theo cấp trường năm học thực đơn hấp dẫn, phù hợp với 3 10/2022 2022- 2023. từng độ tuổi. - Xây dựng nội dung thuyết trình trong hội thi theo chủ đề về ngày 20/11. - Lên kế hoạch phối - Tự nghiên cứu, tham khảo qua hợp xây dựng thực đơn mạng internet, sách báo các mùa Đông tháng món ăn phù hợp cho trẻ trong 11/2022. mùa đông
- 9 - Phối hợp đồng nghiệp, tham mưu ban giám hiệu xây dựng thực đơn mùa đông tháng 11 cho trẻ mẫu giáo và trẻ nhà trẻ - Tiếp tục kế hoạch viết - Căn cứ các điều kiện, cơ sở sáng kiến kinh nghiệm triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. - Tiếp tục kế hoạch - Căn cứ điều kiện thực tế, phối chăm sóc “Vườn rau hợp giáo viên trên lớp để có trải nghiệm”. phương án cho trẻ tham gia trải nghiệm, chăm sóc phù hợp từng loại rau, củ. - Triển khai thực hiện - Phối hợp tổ nuôi chế biến món thực đơn mùa Đông ăn theo thực đơn mùa đông mới, năm học 2022-2023 ngon, phù hợp với trẻ. - Tham gia hội thi nhân - Phối hợp đồng nghiệp chuẩn bị 4 11/2022 viên nuôi dưỡng giỏi đầy đủ các nội dung tham gia thi cấp trường năm học nhân viên giỏi cấp trường. 2022- 2023. - Tiếp tục kế hoạch viết - Căn cứ các điều kiện, cơ sở sáng kiến kinh nghiệm triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. - Lên kế hoạch tham dự - Phối hợp chuẩn bị hồ sơ, các giờ chấm chiến sĩ thi điều kiện chuẩn bị đón đoàn đua cấp huyện. kiểm tra thi đua, dự chiến sĩ thi đua cấp huyện. - Tự bồi dưỡng công - Tham khảo hướng dẫn sử nghệ thông tin: Cách dụng cách chèn hình ảnh, học chèn ảnh trên Word và hỏi đồng nghiệp thành thạo sử sử dụng phần mềm dụng Powerpoint. Powerpoint. - Tham gia dự thi chấm - Thực hiện quy trình chế biến Dây chuyền chế biến thực phẩm theo đúng quy định đăng ký danh hiệu: 5 12/2022 chiến sĩ thi đua cấp huyện năm học 2022- 2023.
- 10 - Tiếp tục kế hoạch - Phối hợp giáo viên, nhân cho chăm sóc “Vườn rau trẻ thu hoạch 1 số loại rau, củ để trải nghiệm” chế biến bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ - Tiếp tục kế hoạch viết - Căn cứ các điều kiện, cơ sở sáng kiến kinh nghiệm triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. - Tự bồi dưỡng công - Tham khảo hướng dẫn sử dụng nghệ thông tin: Cách cách chèn hình ảnh, học hỏi chèn ảnh trên Word và đồng nghiệp thành thạo sử dụng sử dụng phần mềm Powerpoint. Powerpoint. 6 01/2023 - Lên kế hoạch chăm - Tiếp tục trao đổi, tìm hiểu gieo sóc “Vườn rau trải 1 số loại rau, củ phù hợp thời nghiệm”. tiết. - Tiếp tục kế hoạch viết - Căn cứ các điều kiện, cơ sở sáng kiến kinh nghiệm. triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. - Tiếp tục kế hoạch viết - Căn cứ tình hình thực tế, chèn sáng kiến kinh nghiệm. hình ảnh minh chứng cho sáng kiến kinh nghiệm. - Tiếp tục nghiên cứu 1 - Đọc sách, báo và lên mạng tìm số món ăn và cách chế thông tin phù hợp. biến bữa chính chiều 7 02/2023 cho trẻ nhà trẻ. - Tự bồi dưỡng công - Tự học trên các kênh youtube, nghệ thông tin: Cách google và triển khai thực hành kẻ bảng số liệu trên thường xuyên. Word, đánh bàn phím thành thạo. - Lên kế hoạch phối Tự nghiên cứu, tham khảo qua hợp xây dựng thực đơn mạng internet, sách báo các mùa hè tháng 4/2022. món ăn phù hợp cho trẻ trong 8 03/2023 mùa hè tháng 4/2023. - Hoàn thiện và nộp - Phối hợp đồng nghiệp, tham SKKN cấp trường vào mưu ban giám hiệu xây dựng đầu tháng 4.
- 11 thực đơn mùa hè tháng 4 cho trẻ mẫu giáo và trẻ nhà trẻ - Triển khai thực hiện - Phối hợp tổ nuôi chế biến món thực đơn mùa hè tháng ăn theo thực đơn mùa đông mới, 4 năm học 2022-2023 ngon, phù hợp với trẻ. 9 04/2023 - Tiếp tục tự học tập, - Tự học hỏi, nghiên cứu làm 1 bồi dưỡng 1 số cách số món ăn tại nhà và triển khai chế biến món ăn ngon, thảo luận trong các buổi sinh hấp dẫn đối với trẻ. hoạt tổ nuôi dưỡng. - Triển khai thực hiện - Phối hợp tổ nuôi chế biến món thực đơn mùa hè. ăn theo thực đơn mùa đông mới, ngon, phù hợp với trẻ. - Tiếp tục tự học tập, - Đọc sách, báo và lên mạng tìm bồi dưỡng 1 số cách thông tin phù hợp 10 05/2023 chế biến món ăn ngon, hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ. - Tự học trên các kênh youtube, - Tự bồi dưỡng công google và triển khai thực hành nghệ thông tin: Cách thường xuyên. sử dụng Excel. Ngoài thời gian trong giờ làm việc bản thân mỗi nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia dinh dưỡng trên các phương tiện internet, qua các kênh học tập trực tuyến, qua đó nhìn nhận lại những món ăn, cách chế biến tưởng là đơn giản dễ thực hiện xem đã làm đúng hay chưa? Những cách làm khác để hiệu quả món ăn, chế biến nhanh hơn, ngon hơn. Và sau những buổi tự học tập đó, mọi người trong tổ cùng đưa ra ý kiến trao đổi, thảo luận và rút ra kinh nghiệm để cách chế biến món ăn cho những lần sau được ngon hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Đối với thực đơn ăn của lứa tuổi nhà trẻ để các món ăn hấp dẫn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp trẻ nhà trẻ dễ ăn, ăn hết xuất thì tổ nuôi thường xuyên học hỏi, nghiên cứu kỹ sau đó tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường xây dựng thay đổi các món ăn, cách chế biến đưa ra có tính thuyết phục để các món ăn được áp dụng hàng ngày cho trẻ sao cho đạt kết quả cao nhất. Năm học 2022-2023 nhà trường tổ chức hội thi giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường với yêu cầu chế biến các món ăn của bữa chính sáng, bữa phụ chiều, bữa chính chiều trong một ngày và món ăn tự chọn, sau đó thuyết trình theo chủ đề tự chọn. Tôi đã vận dụng những kiến thức học được và nghiên
- 12 cứu, tìm hiểu một số món ăn tự chọn cùng tổ nuôi lên thực đơn để tham dự hội thi đạt hiệu quả cao. Món ăn chính - phụ cho trẻ được ban giám khảo đánh giá hiệu quả, thiết thực, đảm bảo dinh dưỡng, cảm quan màu sắc đẹp mắt, phong phú thực phẩm. Món ăn tự chọn ngon, lạ miệng, hấp dẫn và phần thuyết trình nhóm tôi đã đạt điểm tối đa. Năm học 2022-2023 nhà trường thực hiện chuyên đề “Trường mầm non xanh”, chính vì vậy khi triển khai kế hoạch làm “Vườn rau trải nghiệm cho trẻ” tôi và chị em trong tổ nuôi dưỡng đã nghiên cứu 1 số loại rau gia vị, 1 số loại củ dễ trồng theo mùa, phù hợp tại địa phương. Vì lượng rau trong vườn không thể cung cấp đủ cho toàn trường, nên tôi đã mạnh dạn đề xuất ban giám hiệu trồng để cung cấp thêm cho bữa chính chiều của trẻ nhà trẻ. Nhằm giúp các con có những món canh ngon, phù hợp với tình hình theo thực tế một cách hiệu quả. Tự học tập, nghiên cứu các món ăn ngon, lạ miệng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, để đóng góp vào các ngày hội, lễ, tổ chức cho các con liên hoan đạt hiệu quả cao. Kết quả đạt được: - Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản, hướng dẫn, quy định của ngành, nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ năm học. - Xây dựng được kế hoạch tự bồi dưỡng cá nhân theo từng tháng trong năm học, rõ ràng, cụ thể và thực hiện hiệu quả. - Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng được thực đơn mùa đông và mùa hè cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo và thực đơn dành riêng cho lứa tuổi nhà trẻ được ban giám hiệu phê duyệt và thực hiện hiệu quả trong nhà trường. - Phụ huynh yên tâm khi gửi con tại trường, phấn khởi khi trẻ ngày càng phát triển cân đối, hài hòa về chiều cao, cân nặng, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. - Bản thân có kiến thức trong việc xây dựng thực đơn, chế biến bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ phù hợp lứa tuổi trẻ 18-24 tháng và 24-36 tháng. - Bản thân nâng cao được một số kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Trình độ chuyên môn, kỹ thuật chế biến các món ăn ngon cho trẻ ngày càng được nâng cao. Sử dụng máy tính soạn thảo văn bản, chèn ảnh thành thạo. - Tổ nuôi thống nhất, đoàn kết trong mọi công việc, nắm bắt chế độ, tình hình ăn uống của trẻ hàng ngày và báo cáo Ban giám hiệu điều chỉnh kịp thời - Đạt giải Nhất phần thi chế biến, giải Nhất phần thi thuyết trình trong “Hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường năm học 2022-2023”. - Kết hợp với giáo viên trên lớp tham gia buổi tiệc Buffet của nhà trường vào các dịp tết trung thu, tết nguyên đán, tết hàn thực với nhiều món ăn ngon,
- 13 phù hợp với trẻ và được Ban giám hiệu đánh giá cao. 3. Biện pháp 3. Xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhà trẻ Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Nhiệm vụ hàng đầu và có tầm quan trọng nhất đối với giáo dục mầm non đó là phát triển thể chất cho trẻ em. Trẻ muốn học tập tốt, tự tin tham gia vào các hoạt động khác nhau của cuộc sống thì cần có cơ thể khỏe mạnh và một trí óc minh mẫn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong thời đại mới. Để đạt được kết quả cao như mong đợi, đòi hỏi các bộ phận cần đoàn kết, thống nhất phối hợp cùng nhau hành động, thực hiện mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao. Năm học 2022-2023 nhà trường có tổng 3 lớp nhà trẻ với 2 lứa tuổi 18-24 tháng và 24-36 tháng, trẻ mới bước vào môi trường mới thay đổi cả về tâm sinh lý, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống, chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp cùng tổ nuôi tìm hiểu cách chế biến các món ăn, đặc biệt là bữa chính chiều của nhà trẻ sao cho hợp khẩu vị ăn của trẻ, hấp dẫn về màu sắc, phong phú về thực phẩm, đảm bảo tiền ăn và tỷ lệ dinh dưỡng cho trẻ. Ở biện pháp này tôi đã triển khai phối hợp thực hiện như sau: Trong các buổi sinh hoạt tổ nuôi từ tháng 8, đồng chí tổ trưởng thường trao đổi và nhống nhất mỗi đồng chí lựa chọn các món ăn phù hợp để xây dựng thực đơn. Khi đã thống nhất về các món ăn thì tổ nuôi tham mưu cùng ban giám hiệu chọn một thực đơn tuần cho trẻ theo lịch tuần chẵn, lẻ để thay đổi thực đơn phong phú, hấp dẫn kích thích các giác quan giúp trẻ hứng thú hơn với giờ ăn. * Phối hợp xây dựng thực đơn cho trẻ Ngay từ đầu năm học khi xây dựng thực đơn tôi đã phối hợp cùng tổ nuôi, tổ hành chính và theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu đảm bảo thực đơn phải đầy đủ các nguyên tắc sau: Thực hiện nguyên tắc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch Cho trẻ ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị trong Tháp dinh dưỡng. Đảm bảo cung cấp năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu từng độ tuổi cho trẻ. Lựa chọn mức năng lượng và tỷ lệ các chất phù hợp độ tuổi
- 14 - Chương trình Giáo dục mầm non đã quy định mức năng lượng khuyến nghị cho từng độ tuổi. Vì vậy cần căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường để lựa chọn mức năng lượng phù hợp. Lên thực đơn cho trẻ - Lên thực đơn từng ngày và cho cả tuần Thực đơn một ngày của trẻ ở trường mầm non bao gồm món ăn của các bữa chính và bữa phụ. - Chọn thực phẩm ngon nhất, thực phẩm giàu đạm động vật, thực vật. - Chọn thực phẩm, nguyên liệu sử dụng. Ưu tiên thực phẩm theo mùa và sẵn có của địa phương. + Xây dựng thực đơn ( tên món ăn, cách chế biến) cho bữa ăn chính, bữa phụ phù hợp với mức tiền ăn trong ngày quy định. + Bữa chính cần đảm bảo tối thiểu có cơm, món mặn, món canh. Tuy nhiên ở những nơi có điều kiện, bữa chính bao gồm: cơm, món mặn, món canh, món xào, tráng miệng để đảm bảo đa dạng thực phẩm. + Cách chế biến cần phù hợp với độ tuổi và tạo màu cho các món ăn bằng các thực phẩm lành tính có màu sắc khác nhau làm tăng tính hấp dẫn, kích thích trẻ hứng thú với món ăn, đồng thời đem lại giá trị dinh dưỡng. - Thực đơn sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, gà, thủy hải sản, trứng, đậu ( 2- 3 loại). - Thực đơn đa dạng về các loại rau, củ: tối thiểu có 3 - 5 loại rau, củ - Để tăng thêm khẩu phần canxi, bữa phụ cho trẻ sử dụng thêm sữa và chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai… Chọn và tính thực phẩm cần có để đạt khẩu phần dự tính - Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để tính lượng thực phẩm cần có cho khẩu phần ăn. + Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho 1 suất ăn + Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các loại rau + Bổ sung cho đạt năng lượng với dầu, mỡ và đường Tính toán cân đối các thực phẩm sao cho khẩu phần đạt tiêu chuẩn về năng lượng, cân đối giữa các chất cung cấp năng lượng, giữa thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, phù hợp với mức tiền ăn của trẻ. Bên cạnh đó thực đơn cần đảm bảo 1 số yếu tố sau: + Đặt chữ tâm vào từng món ăn hàng ngày khi chế biến cho trẻ. + Thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo công tác vệ sinh ATTP.
- 15 + Nắm vững vai trò và giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. + Lựa chọn thực phẩm phong phú theo mùa và các loại thực phẩm mà trẻ ưa thích. Nhưng cần lưu ý đến 10 cặp thực phẩm xung khắc. + Cải tiến các món ăn ngon, chế biến vệ sinh phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi các món ăn thường xuyên. Món ăn hấp dẫn, trẻ ăn ngon miệng, hết khẩu phần ăn, tăng cường chế biến món ăn không mua thức ăn sẵn. + Hàng ngày lên định lượng thực phẩm sống - Chín kịp thời để nhà bếp chia đúng, đủ, chính xác với từng trẻ. + Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp sáng tạo trong công việc một cách khoa học. + Ăn thức ăn giàu đạm, tăng cường bổ xung dinh dưỡng: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành), hoa quả tươi. + Các món ăn có tên gọi, hình thức và màu sắc gây hấp dẫn đối với trẻ. + Điều chỉnh lượng tiền ăn không để thừa hoặc thiếu quá nhiều so với mức quy định. Ví dụ: Trước đây món thịt xốt cà chua nguyên liệu chỉ có thịt lợn xay, cà chua, để cải thiện món ăn thực tế hiện tại món thịt lợn xốt cà chua còn có nguyên liệu gồm: thịt lợn với đậu phụ, nấm hương với tôm lớp sốt dầu hào, tạo nên món ăn vừa hấp dẫn vừa giàu chất dinh dưỡng với các hàm lượng dinh dưỡng, thịt lợn giàu chất đạm, cà chua nhiều vitamin và khoáng chất, đậu phụ tươi giàu chất béo…… Vì mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, món ăn chế biến được sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và chất nọ bổ sung chất kia, có được một bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng tăng lên. Trẻ được ăn đầy đủ sẽ mau lớn khỏe mạnh và phát triển cân đối. Với trẻ mầm non bữa ăn không chỉ có ăn no đủ, mà đòi hỏi phải ngon, hấp dẫn trẻ. Ngoài bữa chính sáng thì bữa chính chiều cũng rất quan trọng. Bữa chính chiều có ngon miệng, có hấp dẫn thì trẻ sẽ ăn hết suất của mình và cung cấp năng lượng sau giờ vui chơi hoạt động buổi chiều, đảm bảo sức khỏe để trẻ ra về không bị đói cho tới bữa tối. Để đảm bảo việc chế biến các loại thực phẩm sao cho ngon miệng, chính vì vậy tôi cùng với tổ nuôi đã nghiên cứu chế biến rất nhiều cách khác nhau như: Thịt lợn ngoài những cách làm cũ tôi đã chế biến kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để chế biến cho các cháu các món dễ ăn, màu sắc đẹp như: cá, thịt lợn sốt cà chua, thịt lợn thịt bò xào khoai tây. Qua thời gian thử nghiệm những món ăn mới, cùng với việc thường xuyên phụ giờ ăn các cháu, tôi đã thấy các cháu trường mầm non rất thích thú và ăn hết xuất. Đối với trường mầm non thực đơn một tuần của trẻ ăn rất đa dạng và phong
- 16 phú, đảm bảo đủ lượng và chất cho sự phát triển của trẻ bao gồm những loại thực phẩm đa dạng và phong phú như sau: Cá, tôm, thịt lợn, thịt gà, thịt bò... - Trong chế biến món ăn, kỹ thuật làm chín là khâu cuối cùng của việc chế biến , nó kết hợp các nguyên liệu và gia vị để tạo nên món ăn hoàn chỉnh. - Món ăn chín phải có mùi vị thơm ngon, giữ nguyên được màu sắc, hấp dẫn giúp cho cơ thể trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ dễ dàng. - Để đảm bảo được các yêu cầu trên ta phải biết về kỹ thuật chế biến món ăn tuỳ theo thời gian chế biến, khi chế biến những tính chất của gia vị mà nguyên liệu non hay già, cứng hay mềm mà quyết định làm chín và cho gia vị lúc nào thích hợp. VD: + Khoai tây: Đối với khoai tây trước kia chế biến thái nhỏ nhưng trẻ vẫn khó ăn, sau đó tôi đã dùng phương pháp cho khoai tây vào xay nhỏ và trẻ dễ ăn hơn. + Su su, cà rốt: thái mỏng và nhỏ khi nấu sẽ mềm trẻ dễ ăn, ngon miệng. Kết quả đạt được: + Thực đơn xây dựng đảm bảo các nguyên tắc theo quy định. + Thực đơn bữa chính chiều của trẻ phong phú, hấp dẫn, đa dạng các loại thực phẩm phù hợp theo mùa và theo độ tuổi. + Các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối. + Bản thân và đồng nghiệp có kiến thức về xây dựng thực đơn cho trẻ theo độ tuổi. 4. Biện pháp 4: Phối kết hợp chế biến thực đơn bữa chính chiều ngon, hấp dẫn cho trẻ nhà trẻ tại trường Ở lứa tuổi nhà trẻ chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng cho sự phát triển chung của trẻ về sau. Việc chế biến món ăn hàng ngày đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non. Sau đây là một số cách chế biến tôi đã phối kết hợp cùng các bộ phận tìm hiểu và triển khai trong năm học 2022-2023: ( Theo thực đơn + các món ăn) * Thịt gà, thịt lợn rim gừng - Canh rau ngót nấu thịt lợn - Sữa Grow Plus A+ - Thịt gà, thịt lợn rim gừng: + Nguyên liệu: Thịt gà, thịt sấn mông, nước mắm, gừng, hành khô, hành hoa. + Sơ chế: Thịt gà, thịt sấn mông rửa sạch thái mỏng rồi xay nhỏ. Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ. Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ. Gừng cạo vỏ, xay lọc lấy nước
- 17 + Cách làm: Phi thơm hành khô, cho thịt lợn, thịt gà đã xay nhỏ vào đảo đều cho thịt săn lại, tơi đều. Sau đó cho nước mắm vào nêm vừa miệng, cho nước gừng và ít nước vào đun thịt chín mềm rồi cho hành hoa vào.Chia theo định xuất. + Trạng thái: thịt chín mềm. thơm mùi mắm, gừng vị vừa ăn. - Canh rau ngót nấu thịt lợn + Nguyên liệu: rau ngót, thịt lợn + Sơ chế: Rau ngót tuốt bỏ cuộng , sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ. Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ. + Cách làm:. Cho dầu vào xào thịt lợn sau đó cho nước đủ dùng đun sôi cho thịt chín cho rau ngót vào đun chín rau nêm gia vị vừa ăn. Chia theo định xuất. + Trạng thái: Vị ngọt, canh trong, rau không bị vàng. - Sữa bột Growplus A+ + Nguyên liệu : Sữa bột Growplus A+, nước ấm 40 độ + Cách làm : Pha nước đủ định lượng, công thức sau đó cho sữa vào khuấy tan sữa chia theo định xuất. * Thịt Đà Điểu, thịt Lợn sốt chua ngọt - Rau cải nấu thịt lợn - Nước ép quýt. - Thịt Đà điểu sốt chua ngọt + Nguyên liệu : Thịt Đà điểu, thịt lợn, tỏi, đường, gia vị, nước mắm, chanh tương cà. + Sơ chế : Thịt Đà điểu, thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ ướp một chút nước mắm, gia vị. Tỏi bóc bỏ vỏ rửa sạch băm nhỏ Chanh rửa sạch vắt lọc lấy nước cốt Pha nước sốt chua ngọt vị vừa ăn + Cách làm : Phi thơm tỏi cho thịt đà điểu và thịt lợn xào săn đến khi thịt chín mềm cho nước sốt chua ngọt, tương cà đảo đều nêm lại gia vị cho vừa ăn tắt bếp chia theo định xuất. +Trạng thái : thịt chín mềm, màu sốt hồng, nổi vị chua ngọt cân đối. - Canh rau cải nấu thịt lợn: + Nguyên liệu : Thịt lợn, rau cải, dầu ăn, gia vị. + Sơ chế : Thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ. Rau cải sơ chế rửa sạch thái nhỏ. + Cách làm : Cho dầu vào xào thịt lợn sau đó cho nước đủ dùng đun sôi cho thịt chín, thả rau cải vào khuấy đều đến khi rau chín nêm lại gia vị cho vừa ăn chia theo định suất + Trạng thái : Vị ngọt, canh trong, không bị vàng - Nước ép quýt: Quýt rửa sạch vắt lọc Lấy nước cốt. Pha siro đường theo tỉ lệ rồi
- 18 đổ nước quýt vào thêm nước ấm đủ dùng chia theo định suất. * Cá hồi thịt lợn sốt chanh leo - Canh khoai tây cà rốt nấu thịt lợn - Sữa bột Grow Plus A+ - Cá hồi thịt lợn sốt chanh leo + Nguyên liệu : Cá hồi, thịt lợn, chanh leo, tỏi, dầu ăn. + Sơ chế : Cá hồi cho vào nước đun sôi với một chút muối, ngâm 10 đến 15 phút rửa sạch để ráo (việc này sẽ giảm bớt mùi tanh) sau đó lọc lấy phần thịt đem xay nhỏ. Chanh leo rửa sạch bổ đôi lấy phần ruột cho máy xay sinh tố xay ở chế độ nhỏ lọc lấy nước cốt. Thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ. + Cách làm sốt chanh leo : Cho một chút dầu và chảo đun nóng cho nước cốt chanh leo vào thêm một chút đường, hạt nêm, đun nhỏ lửa cho sánh cho một ít kem béo rồi đảo đều tay chút ra xoong Thịt lợn xào săn đến khi thịt chín mềm chút ra xoong Cá hồi xào nhẹ tay đến khi cá chín, cho thịt lợn, nước sốt chanh leo đảo đều nêm gia vị vừa ăn tắt bếp chia theo định suất. + Trạng thái : Nổi mùi thơm của thịt cá, không tanh,vị vừa ăn độ ngọt cao. - Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt lợn + Nguyên liệu : Thịt lợn, khoai tây, cà rốt, gia vị, hành lá, hành khô, dầu ăn. + Sơ chế : Thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ. Khoai tây, cà rốt bỏ vỏ rửa sạch thái hạt lựu Hành khô bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ. Hành lá cắt bỏ rễ rửa sạch thái nhỏ. + Cách làm : Phi thơm hành khô cho thịt lợn vào xào săn, sau đó cho nước vào ninh thịt chín mềm, cho khoai tây cà rốt vào ninh cùng cho chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn cho hành hoa đảo đều tắt bếp chia theo định xuất. + Trạng thái : Màu sắc biến đổi tự nhiên của nguyên liệu, vị ngọt vừa ăn. * Tôm thịt lợn sốt cà chua - Canh cải thảo nấu thịt bò - sữa bột Grow Plus A+ - Tôm thịt lợn sốt cà chua + Nguyên liệu : tôm lớp, thịt lợn, cà chua, hành khô, hành hoa, gia vị, nước mắm, đường. + Sơ chế: Tôm lớp rửa sạch luộc sơ bóc vỏ, xay nhỏ. Thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ.Cà chua bỏ núm rửa sạch thái hạt lựu. Hành khô bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ, hành hoa cát gốc rửa sạch thái nhỏ. + Cách làm : Phi thơm hành khô cho thịt lợn vào xào mềm sau đó cho tôm vào xào cùng đến khi chín chút ra xoong.
- 19 Phi thơm hành cho cà chua vào đun sền sệt nêm gia vị, đường, rồi khuấy đều thành nước sốt . Sau đó cho tôm thịt lợn đã xào vào đảo đều. Nêm lại gia vị vừa ăn cho hành hoa tắt bếp chia theo định xuất. + Trạng thái : sốt màu hồng của cà chua, mùi thơm của tôm, vị vừa ăn và ngọt. - Canh cải thảo nấu thịt bò + Nguyên liệu : Thịt bò, cải thảo, hành khô. hành hoa. + Sơ chế : Thịt bò rửa sạch thái mỏng xay nhỏ .Cải thảo sơ chế và rửa sạch thái nhỏ Hành khô bóc vỏ sau đó rửa sạch băm nhỏ, hành hoa cắt gốc rửa sạch thái nhỏ. + Cách làm : Phi thơm hành khô cho thịt bò vào xào săn cho nước vừa ăn đun thịt chín mềm, hớt bỏ bọt sau đó cho cải thảo vào đun chín. nên gia vị vừa ăn cho hành hoa vào tắt bếp chia theo định lượng. + Trạng thái : Màu sắc đặc trưng của rau cải, vị ngọt thanh. * Cháo thịt gà, thịt lợn, nấu củ dền, phô mai. + Nguyên liệu : Thịt gà, thịt lợn, củ dền, phô mai, gạo Bắc Hương + Sơ chế : Thịt gà xát muối rửa sạch lọc lấy thịt rồi xay nhỏ còn xương ninh lấy nước để nấu. Thịt lợn thái mỏng xay nhỏ, củ dền gọt vỏ luộc chín xay nhỏ, phô mai bóc bỏ vỏ nghiền nát. + Cách làm : Cho gạo vào nước xương gà ninh cho gạo chín nhừ mềm sau đó cho thịt gà thịt lợn vào, đun chín thịt cho tiếp củ dền phô mai khuấy đều nêm lại gia vị vừa ăn tắt bếp chia theo định suất. + Trạng thái : Cháo sánh mượt, màu đặc trưng của nguyên liệu thơm vị ngọt. * Bún thịt lợn nấu chua thả giá đỗ + sữa bột Grow Plus A+. + Nguyên liệu : Bún, thịt lợn, cà chua, giá đỗ, hành khô, hành hoa, gia vị, nước mắm. + Sơ chế : Thịt lợn rửa sạch thái mỏng xay nhỏ, giá đỗ rửa sạch băm nhỏ, cà chua bỏ núm rửa sạch thái hạt lựu. Hành khô rửa sạch băm nhỏ, hành hoa rửa sạch thái nhỏ. + Cách làm : Phi thơm hành khô cho thịt lợn xào săn rồi cho nước vào ninh làm nước dùng đến khi thịt chín mềm, thả giá đỗ cà chua đã chưng và nêm gia vị vừa ăn, cho hành hoa tắt bếp chia theo định suất. Bún trần nước sôi cho nóng và bớt vị chua để ráo rồi chia theo định suất. * Cháo chim bồ câu, đậu xanh, cà rốt + Sữa Grow Plus A+ - Cháo chim bồ câu, thịt lợn: + Nguyên liệu: Chim bồ câu, thịt lợn, cà rốt, đậu xanh gạo Bắc Hương. + Sơ chế: Chim bồ câu sau khi làm sạch để luộc chín gỡ lấy thịt, còn xương đem xay nhỏ lọc lấy nước dùng.Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ. Cà rốt nạo bỏ vỏ rửa sạch, xay nhỏ. Đậu xanh ninh nhừ Gạo Bắc Hương đem vo sạch để ráo nước. + Cách làm: Đun sôi nước dùng cho gạo đã để ráo nước vào đun. Ninh gạo cho
- 20 nhừ mềm, sau đó ta cho thịt lợn, chim bồ câu vào, đun chín thịt thì cho tiếp cà rốt, đậu xanh vào đun tất cả nguyên liệu chín ta nêm vừa gia vị vừa ăn, cho 1 ít dầu ăn vào đun sôi cho hành hoa rồi tắt bếp. Chia theo định xuất. + Trạng thái: Cháo sánh mượt, màu sắc đặc trưng của nguyên liệu, thơm, vị ngọt. * Thịt bò, thịt lợn nướng BBQ - Canh bí xanh nấu cua đồng - Sữa Grow Plus - Thịt bò, thịt lợn nướng BBQ + Nguyên liệu : Thịt bò, thịt lợn sấn mông, thịt nạc vai sốt ướp thịt nước mắm dầu hành, sốt ướp thịt nướng BBQ. + Sơ chế : Thịt bò thịt lợn rửa sạch thái mỏng rồi xay nhỏ + Cách làm : Hành khô phi thơm để lấy dầu hành Cho thịt bò thịt lợn đã xay nhỏ ướp với sốt BBQ cho dầu hành và thêm 1 chút nước mắm trộn đều ướp khoảng 45 phút sau đó cho vào khay nướng bật lò ở nhiệt độ 300°C. Đặt thời gian 45 phút khi thấy thịt chín vàng đều là được cho ra chia theo định suất . + Trạng thái : Thịt chín vàng mềm không khô xác , màu nâu xém cạnh nổi mùi thơm của mắm nướng - Canh bí xanh nấu cua đồng + Nguyên liệu : Cua đồng, bí xanh, hành khô, hành hoa, gia vị, nước mắm + Sơ chế : Cua sơ chế sạch ( ngâm rửa sạch đất ,bóc bỏ yếm cua, xé cua thân để riêng mai để riêng ) Mai cua khêu lấy gạch thêm chút nước lã ngập gạch cua, sau đó gạn bỏ nước nhằm loại bỏ nước hôi tanh của cua. Thân cua xé xong dội nước rửa sạch để loại bỏ nước tanh rồi để ráo nước cho thêm chút muối vào cua xóc đều để thịt cua đông chắc hơn. Sau đó say nhỏ hòa với nước bóp mạnh khuấy đều lọc bỏ bã. Bí xanh gọt vỏ bỏ ruột thái nhỏ Hành khô, hành hoa sơ chế rửa sạch thái nhỏ + Cách làm : Phi thơm hành đỏ gạch cua vào chưng để riêng Cho nồi nước cua lên bếp khuấy đều, đun sôi gạt nhẹ thịt cua đã kết mảng sang bên sau đó cho bí xanh vào đun sôi khoảng 5 phút nêm nước mắm gia vị vùa ăn cho hành hoa tắt bếp chia theo định xuất. + Trạng thái: thịt cua đông tụ không nát, bí chín mềm nước canh trong, thơm mùi cua vị vừa ăn ngọt mát. * Phở bò, thịt lợn + Bánh bông lan + Sữa bột Grow Plus A+ - Phở bò thịt lợn + Nguyên liệu: Bánh phở, thịt bò, thịt lợn, hoa hồi, thảo quả, quế chi, gừng, hành khô, hành hoa, nước mắm, gia vị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn