intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chỉ đạo tổ nuôi dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ; Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và giao nhận lựa chọn thực phẩm sạch vào bếp ăn hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Kim Anh Đơn vị công tác : Trường Mầm non Yên Sơn. Chức vụ : Phó hiệu trưởng
  2. 2 Năm học: 2022 -2023
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng khoa học cơ sở Hội đồng khoa học cấp trên Trình Ngày Nơi Chức độ Họ và tên tháng công Tên SKKN danh chuyên năm sinh tác môn Một số biện pháp chỉ Phó đạo công tác chăm MN Cử hiệu sóc nuôi dưỡng và vệ Nguyễn Thị Kim Anh 27/5/1991 Yên nhân trưởn sinh an toàn thực Sơn GDMN g phẩm trong trường Mầm non. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toàn trường Mầm non. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/01/2023. Mô tả bản chất của sáng kiến: Để thực hiện hiệu quả đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non” tại trường tôi đã áp dụng 1 số biện pháp sau: Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chỉ đạo tổ nuôi dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và giao nhận lựa chọn thực phẩm sạch vào bếp ăn hàng ngày Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp với gia đình và cộng đồng.
  4. Các điều kiện cần để áp dụng sáng kiến: Về cơ sở vật chất, kinh phí, tài liệu, sự phối hợp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh trường Mầm non Yên Sơn. Đánh giá lợi ích thu được: Gần một năm thực hiện “Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non” cho thấy qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực hiện trong trường từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2023 có kết quả đạt được như sau: Tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thực đơn, cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng bữa ăn, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn cho trẻ. Các cô nuôi cũng như giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và được Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường đánh giá rất cao. Công tác kiểm tra y tế học đường - An toàn thực phẩm năm học này được đảm bảo tuyệt đối và được đánh giá cao với số điểm đạt: 96,6/100 điểm, xếp loại: Tốt Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cuối năm còn 1,3% giảm 2,7% so với đầu năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cuối năm còn 1,5 % giảm 2,9% so với đầu năm. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm tới trẻ và kết hợp với giáo viên, chăm sóc giáo dục trẻ nhằm mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Sơn ngày 12 tháng 4 năm 2023 Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Kim Anh
  5. MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI) 1 2 1. 1. Mục đích nghiên cứu 2 3 2. 2. Đối tượng nghiên cứu 3 4 3. Phương pháp nghiên cứu 3 5 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 6 3. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 7 4. 1. Nội dung lý luận 3 8 2.Thực trạng vấn đề 4 9 3.Các biện pháp đã tiến hành 5 3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chỉ đạo tổ nuôi dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch 10 5 nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi 11 6 dưỡng. 3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên 12 môn cho nhân viên và giao nhận lựa chọn thực phẩm sạch 9 vào bếp ăn hàng ngày 3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng thực đơn hợp lý, cân 13 đối các chất dinh dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc 11 nuôi dưỡng 3.5 Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng nâng cao chất lượng 14 14 chế biến món ăn cho trẻ. 3.6. Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp 15 15 với gia đình và cộng đồng. 16 4. Kết quả thực hiện 16 17 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 17 18 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
  6. 6
  7. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: (Lý do chọn đề tài). Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em đã nêu: “Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Đúng vậy, để có một cơ thể trẻ khoẻ mạnh, cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Đặc biệt là cấp học Mầm non, trẻ trong giai đoạn từ 0- 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển cao nhất cả về trí tuệ lẫn thể lực. Cơ thể trẻ nhỏ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Trẻ còn quá nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn, muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng. Thực hiện Công văn số 6141/BGDĐT-GDTC ngày 21/11/2022 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; công tác nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non cần bảo đảm đúng quy định tại Chương trình giáo dục mầm non về số bữa ăn đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, phân bổ bữa ăn phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Như chúng ta biết dinh dưỡng chiếm 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20%, môi trường 16% và tâm lý xã hội 10, dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất đây là yếu tố vô cùng quan trọng vào quá trình phát triển trẻ em, mọi sự thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này đều gây nên những ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến sự phát triển trí não của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, chất lượng bữa ăn vô cùng quan trọng hàng ngày trẻ được cung cấp năng lượng qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập, vui chơi. Ăn uống với nguồn thực phẩm sạch và lành mạnh ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Nhưng hiện nay, thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang ở mức “báo động đỏ” vô cùng nguy cấp do vấn nạn “thực phẩm bẩn” tràn lan khắp thị trường. Thực phẩm không đảm bảo về chất lượng có mặt ở khắp mọi nơi. Đối với người tiêu dùng, việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là vấn đề hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, không giống nhau là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi vì thực phẩm. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp: Trẻ nhẹ dối loạn tiêu hóa, nặng hơn chút có thể bị suy
  8. nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng là nguồn rau trồng vẫn hay sử dụng cồng kềnh các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ, hoa quả bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại… Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng, dịch tả lợn châu Phi, dịch sán lợn... xảy ra làm cho các gia đình, phụ huynh có con ăn bán trú rất lo lắng. Thực hiện nhiệm vụ năm học “ Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”. Để có món ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý. Vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường tôi phải được đặt lên hàng đầu, không để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là nhiệm vụ rất cần thiết. Vậy làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường và nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo tốt về chất lượng bữa ăn giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh. Là một cán bộ quản lý tôi đã suy nghĩ phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, cân đối các chất giúp trẻ phát triển tốt, cân đối, hài hòa, góp phần nuôi dưỡng những mầm xanh cho đất nước, để sau này có những con người thông minh, khỏe mạnh, đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Từ những lý do trên tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non”. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khoẻ và cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệc là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non. 1. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, trình độ dân trí ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì
  9. trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tại 20 nhóm lớp, Tổng số 524 học sinh, 42 giáo viên và 8 nhân viên nuôi dưỡng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra giám sát. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. - Phương pháp kết luận. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong năm học 2022 - 2023 tại Trường Mầm Non Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. (Từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 4 năm 2023) PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Nội dung lý luận: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Tại các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm do bị nhiểm độc thực phẩm (tiêu chảy), trong đó phần lớn là trẻ em. Theo ước tính của WHO, ở một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm chiếm 1/3 đến ½ tổng số trường hợp tử vong. Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động trong 12 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, 1.359 người bị ngộ độc, trong đó có 18 người tử vong . Nhưng tình trạng ngộ độc đang có chiều hướng tăng mạnh 4 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 25 vụ ngộ độc với 344 người bị ngộ độc, trong đó có 8 người tử vong. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm có thể đến ở mọi khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cho đến bảo quản, bày bán… Từ những số liệu trên cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cấp thiết đối với toàn dân nói chung và trẻ em nói riêng.Với nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 12 đến 72 tháng tuổi giúp trẻ có thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, hồn nhiên, vui tươi, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động. Do vậy mà chất lượng nuôi
  10. dưỡng trẻ và Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bậc học mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung. 2. Thực trạng vấn đề: Từ những thông tin về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và ở trường mầm non tổ chức bán trú nói riêng rất quan trọng và cấp bách. Khi thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường. Có đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn cao. Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. 100% nhân viên được khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm hàng năm. Cơ sở vật chất đầy đủ, 2 khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn , có tủ lưu mẫu thức ăn ... Trường đã ký kết với công ty thực phẩm Hoàng Anh và Nông sản Quốc Oai vì vậy việc giao nhận thực phẩm đảm bảo chất lượng cao. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể trong Xã và thôn, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bếp ăn được thiết kế theo bếp ăn 1 chiều. * Khó khăn: Trường có 3 điểm lẻ nên việc giao nhận thực phẩm chín đến các điểm lẻ gặp nhiều khó khăn nhất là trong những ngày mưa, ngày nắng to mùa hè. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tuy đã được đầu tư xong chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Nhà trường chưa được trang bị lưới chắn côn trùng theo dự án đã phê duyệt, trang thiết bị hiện đại chưa được đầu tư: Bếp từ, nồi ninh cháo, xoong nồi inox... Bếp ăn chưa được thiết kế bàn rửa thực phẩm trên cao. Nhận thức của một số phụ huynh về giáo dục mầm non nói chung và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non còn chưa cao. Từ những thuận lợi, khó khăn trên, khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn làm sáng tỏ vai trò của người quản lý trong việc nâng cao chất lượng
  11. chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ về nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Yên Sơn nơi tôi công tác. Cụ thể các biện pháp đó như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chỉ đạo tổ nuôi dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Việc lựa chọn sản phẩm sạch đưa vào bếp ăn bán trú và chất lượng chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, phát triển toàn diện, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong nhà trường hiện nay trường tôi lựa chọn các cơ sở cung cấp thực phẩm sạch uy tín có đầy đủ giấy phép để ký kết làm hợp đồng. Để có nguồn thực phẩm đảm bào hàng ngày tôi và nhân viên luôn sát sao trong việc kiểm tra khi giao nhận thực phẩm kiểm tra giấy tờ kiểm định và chất lượng nguồn thực phẩm. Trong công việc chúng ta luôn phải học hỏi tìm tòi cái sáng tạo để chỉ đạo giáo viên, nhân viên, đặc biệt chỉ đạo các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến món ăn cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi qua đồng nghiệp, những kênh truyền hình liên quan đến cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn. Đặc biệt những buổi đi kiến tập của Huyện tổ chức tôi tham gia dự và học tập đầy đủ. Ngoài ra tôi còn tham gia cac buổi tập huấn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện các tập huấn về cách lựa chọn thực phẩm sạch, phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Khi có một món ăn mới tôi thường nghiên cứu kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp các loại thực phẩm, các gia vị mới, cách chế biến giúp món ăn có màu sắc đẹp, phối hợp được nhiều lọai thực phẩm, tăng lượng chất dinh dưỡng. Ngoài ra tôi luôn sưu tầm các sách dạy chế biến các món ăn, món ăn dễ chế biến, các chất dinh dưỡng trong từng loại hoa quả … sau đó lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn theo từng loại. Điều đó giúp tôi trong công tác chỉ đạo, bồi dưỡng tổ nuôi cách lựa chọn thực phẩm sạch và chất lượng chế biến món ăn cho trẻ tại trường phong phú hơn. Chỉ đạo nhân viên kế toán cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, thịt, nguyên liệu để tạo ra hương vị mới hấp dẫn cho bữa ăn đối với trẻ Qua kinh nghiệm chỉ đạo của bản thân tôi đã hướng dẫn tổ nuôi lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với khẩu vị của trẻ và cùng đưa ra
  12. tham khảo trong buổi sinh hoạt tổ nuôi, tham mưu với hiệu trưởng để xây dựng thực đơn theo tuần chăn, tuần lẻ phù hợp với địa phương. (Hình ảnh thực đơn tuần chẵn tuần lẻ của trẻ theo mùa) 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ mầm non một trong những việc làm cần thiết là đổi mới công tác quản lý trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ, nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc. Nhận thức rõ được tầm quan trọng này trong thời gian thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên lớp tôi cũng luôn thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm như: nhắc trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn, đeo khẩu trang khi chia thực phẩm chín, kết hợp với nhà bếp trao đổi với các bậc phụ huynh về việc đảm bảo an toàn thực phẩm...vv. Sau khi nhận nhận nhiệm vụ về công tác quản lý nuôi dưỡng vào tháng 1/2023. Căn cứ vào Công văn số 274/PGDĐT-GDMN ngày 06/9/2022 của Phòng GD&ĐT Huyện Quốc Oai về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Giáo dục mầm non năm học 2022-2023 tôi đã trực tiếp trao đổi với Ban giám hiệu về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, mảng công việc mà tôi được phân công phụ trách, giúp bản thân nắm rõ được vấn đề và thực trạng tại nhà trường và để xây dựng, bổ sung kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng cho bản thân mình. Cụ thể kế hoạch như sau: KẾ HOẠCH THÁNG Nội dung Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Người thực hiện Thời gian Tháng - Thực hiện công tác - Thực hiện tốt quy trình chia - Giáo viên: 8/2022 chăm sóc nuôi dưỡng. cơm. Đeo khẩu trang, gang tay Nguyễn Thị Kim Anh khi chia thực phẩm chín. Phùng Thị Như Quỳnh - Nhắc nhở trẻ vệ sinh trước và - 28 trẻ. sau khi ăn. - Phụ huynh lớp 4TB1. - Trao đổi với nhà bếp về chất lượng bữa ăn hàng ngày. - Tuyên truyền với phụ huynh công tác chăm sóc nuôi dưỡng
  13. và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện công tác - Thực hiện tốt quy trình chia - Giáo viên: chăm sóc nuôi dưỡng. cơm. Đeo khẩu trang, gang tay Nguyễn Thị Kim Anh khi chia thực phẩm chín. Phùng Thị Như Quỳnh - Nhắc nhở trẻ vệ sinh trước và - 28 trẻ. sau khi ăn. - Phụ huynh lớp 4TB1. - Trao đổi với nhà bếp về chất lượng bữa ăn hàng ngày. Tháng - Trao với phụ huynh về tình 9/2022 hình sức khỏe, cân đo hàng tháng, nhắc nhở phụ huynh không cho con ăn quà vặt trên đường phố... - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn vè chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng. - Thực hiện công tác - Thực hiện tốt quy trình chia - Giáo viên: chăm sóc nuôi dưỡng. cơm. Đeo khẩu trang, gang tay Nguyễn Thị Kim Anh khi chia thực phẩm chín. Phùng Thị Như Quỳnh - Nhắc nhở trẻ vệ sinh trước và - 28 trẻ. sau khi ăn. - Phụ huynh lớp 4TB1. - Trao đổi với nhà bếp về chất lượng bữa ăn hàng ngày. Tháng - Trao với phụ huynh về tình 10/2022 hình sức khỏe, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì hàng tháng. - Trao đổi với phụ huynh về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tại nhà. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn vè chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng. - Thực hiện công tác - Thực hiện tốt quy trình chia - Giáo viên: chăm sóc nuôi dưỡng. cơm. Đeo khẩu trang, gang tay Nguyễn Thị Kim Anh khi chia thực phẩm chín. Phùng Thị Như Quỳnh - Nhắc nhở trẻ vệ sinh trước và - 28 trẻ. sau khi ăn. - Phụ huynh lớp 4TB1. - Trao đổi với nhà bếp về chất lượng bữa ăn hàng ngày. Tháng - Trao đổi với phụ huynh về việc 11/2022 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn tại nhà. tình hình sức khỏe, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì hàng tháng. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn vè chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng.
  14. - Thực hiện công tác - Thực hiện tốt quy trình chia - Giáo viên: chăm sóc nuôi dưỡng. cơm. Đeo khẩu trang, gang tay Nguyễn Thị Kim Anh khi chia thực phẩm chín. Phùng Thị Như Quỳnh - Nhắc nhở trẻ vệ sinh trước và - 28 trẻ. sau khi ăn. - Phụ huynh lớp 4TB1. - Trao đổi với nhà bếp về chất lượng bữa ăn hàng ngày. Tháng - Chia sẻ với phụ huynh việc 12/2022 đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, về tình hình sức khỏe, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì hàng tháng. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn vè chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng. - Chỉ đạo GV duy trì, - Tăng cường công tác kiểm tra - Phó hiệu trưởng phụ thực hiện tốt công tác đột xuất về công tác chăm sóc trách nuôi dưỡng. chăm sóc nuôi dưỡng. nuôi dưỡng đối với giáo viên, dự - Nhân viên nuôi dưỡng. giờ ăn của một số nhóm, lớp. - Giáo viên và trẻ các - Tiếp tục nâng cao chất - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhóm, lớp. lượng nuôi dưỡng trẻ. chuyên môn, kỹ năng thực hành Tháng cho nhân viên nuôi dưỡng. T1/2023 - Chỉ đạo NV thực hiện - Đôn đốc nhân viên nuôi dưỡng tốt dây chuyền nuôi thực hiện tốt dây chuyền, cập dưỡng. nhật HSSS, lưu mẫu thức ăn, ghi bảng tài chính công khai hàng ngày, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp, làm đâu gọn đấy. - Chỉ đạo GV duy trì, - Tăng cường công tác kiểm tra - Phó hiệu trưởng phụ thực hiện tốt công tác đột xuất về công tác chăm sóc trách nuôi dưỡng. chăm sóc nuôi dưỡng. nuôi dưỡng đối với giáo viên, dự - Nhân viên nuôi dưỡng. giờ ăn của một số nhóm, lớp. - Giáo viên và trẻ các - Tiếp tục nâng cao chất - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhóm, lớp. lượng nuôi dưỡng trẻ. chuyên môn, kỹ năng thực hành Tháng cho nhân viên nuôi dưỡng. T2/2023 - Chỉ đạo NV thực hiện - Đôn đốc nhân viên nuôi dưỡng tốt dây chuyền nuôi thực hiện tốt dây chuyền, cập dưỡng. nhật HSSS, lưu mẫu thức ăn, ghi bảng tài chính công khai hàng ngày, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp, làm đâu gọn đấy. - Chỉ đạo GV duy trì, - Tăng cường công tác kiểm tra - Phó hiệu trưởng phụ Tháng thực hiện tốt công tác đột xuất về công tác chăm sóc trách nuôi dưỡng. 3/2023 chăm sóc nuôi dưỡng. nuôi dưỡng đối với giáo viên, dự - Nhân viên nuôi dưỡng. giờ ăn của một số nhóm, lớp. - Giáo viên và trẻ các - Tiếp tục nâng cao chất - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhóm, lớp. lượng nuôi dưỡng trẻ. chuyên môn, kỹ năng thực hành cho nhân viên nuôi dưỡng.
  15. - Chỉ đạo NV thực hiện - Đôn đốc nhân viên nuôi dưỡng tốt dây chuyền nuôi thực hiện tốt dây chuyền, cập dưỡng. nhật HSSS, lưu mẫu thức ăn, ghi bảng tài chính công khai hàng ngày, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp, làm đâu gọn đấy. - Chỉ đạo GV duy trì, - Tăng cường công tác kiểm tra - Phó hiệu trưởng phụ thực hiện tốt công tác đột xuất về công tác chăm sóc trách nuôi dưỡng. chăm sóc nuôi dưỡng. nuôi dưỡng đối với giáo viên, dự - Nhân viên nuôi dưỡng. giờ ăn của một số nhóm, lớp. - Giáo viên và trẻ các - Tiếp tục nâng cao chất - Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhóm, lớp. lượng nuôi dưỡng trẻ. chuyên môn, kỹ năng thực hành Tháng cho nhân viên nuôi dưỡng. 4/2023 - Chỉ đạo NV thực hiện - Đôn đốc nhân viên nuôi dưỡng tốt dây chuyền nuôi thực hiện tốt dây chuyền, cập dưỡng. nhật HSSS, lưu mẫu thức ăn, ghi bảng tài chính công khai hàng ngày, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp, làm đâu gọn đấy. Dựa vào thực trạng của cá nhân tôi đã xây dựng kế hoạch phù hợp với công tác chăm sóc nuôi dưỡng và công tác quản lý, chỉ đạo rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nên khi thực hiện rất thuận lợi, giúp tôi không bị động trong công việc, giúp giáo viên, nhân viên tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn, thực hiện công tác nuôi dưỡng một cách nghiêm túc để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong năm học. 3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và giao nhận lựa chọn thực phẩm sạch vào bếp ăn hàng ngày Đối với cô nuôi nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% cô nuôi qua các đợt kiến tập do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại trường mầm non Cộng Hòa. Hướng dẫn cô nuôi khi giao nhận thực phẩm phải biết lựa chọn thực phẩm an toàn, tươi ngon, đảm bảo đúng thực đơn…, biết cách chế biến đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng bữa ăn, biết làm theo dây chuyền phân công cô nuôi, biết thế nào là bữa ăn cân đối: chế độ ăn của trẻ từng lứa tuổi, lượng thực phẩm cho trẻ ăn trong bữa chính, bữa phụ trong 1 ngày, tỉ lệ cân đối giữa các chất: Đối với trẻ nhà trẻ: P: 13-20% L: 30- 40%; G: 47-50%. Đối với trẻ mẫu giáo: P: 13-20% L: 25-35%; G: 52-60%. bữa chính đạt 70%, bữa phụ đạt 30%. Biết xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất cần thiết cho trẻ. Hướng dẫn cách thay thế thực phẩm phù hợp theo mùa. Hướng dẫn cách tính chi tiết khẩu phần ăn qua các buổi họp chuyên môn tổ nuôi, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế, nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, đảm bảo cân đối đủ chất.
  16. + Thường xuyên rút kinh nghiệm và bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ vào giữa tháng và cuối tháng. Sau khi được tiếp thu tại trường mầm non Cộng Hòa, nhà trường tổ chức chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng tại nhóm 24-36 tháng D1. 100% giáo viên được tiếp thu chuyên đề về chăm sóc nuôi dưỡng. (Hình ảnh bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên) Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại nhà trường đã được diễn ra hằng năm, nhà trường đã được các đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính vì vậy nhiều năm nay nhà trường luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không có trường hợp mất an toàn thực phẩm nào xảy ra. Trường tôi thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm nhất là rau củ đưa vào bếp ăn mới đảm bảo an toàn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và tránh được thất thoát thực phẩm và tiền ăn của trẻ. Chính vì đánh giá cao khâu giao nhận thực phẩm nên bản thân đã chỉ đạo tốt khâu giao nhận thực phẩm đúng quy định đủ các thành phần và có trách nhiệm cao trong thực hiện, tránh hời hợt hình thức. (Hình ảnh giao nhận thực phẩm) + Chỉ đạo kế toán, cô nuôi, giáo viên: Giao, nhận thực phẩm đúng qui định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng thực phẩm nhất là rau, củ xem tình trạng rau, củ qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? nếu không đảm bảo không cho nhập vào bếp. + Khi giao nhận thực phẩm phải có đầy đủ các thành phần như: đại diện ban giám hiệu, nhân viên kế toán, y tế, nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên, ban thanh tra nhân dân kiểm tra đột xuất và yêu cầu chỉ nhận thực phẩm rõ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm theo cảm quan phải đảm bảo tươi ngon, không bị dập nát + Người giao thực phẩm phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan đến thực phẩm như: Giấy giao hàng phải ghi rõ ngày, tháng, năm; tên mặt hàng cung cấp, nguồn gốc thực phẩm, số lượng, chất lượng, giá cả, thành tiền và có dấu, ký tên đầy đủ. + Khi giao nhận thực phẩm nhân viên nấu chính phải ghi chép đầy đủ số lượng và tình trạng thực phẩm vào sổ kiểm thực 3 bước, hai bên phải ký nhận cùng chứng kiến của ban giám hiệu nhà trường hoặc đại diện phụ huynh Trong quá trình giao nhận thực phẩm, các thành viên giao nhận thực phẩm phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng từng loại thực phẩm bằng kiểm tra cảm quan bên ngoài. Ví dụ: Rau củ quả: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước,
  17. không thâm nhũn ở núm cuống, có mầu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo, không có các vết lấm tấm hoặc vết trắng, không có mùi lạ. Rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường. Rau cải: Khi nhận thực phẩm cần kiểm tra kỹ, bằng cách bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì không nhập vào bếp ăn vì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, hàm lượng nitrat trong rau còn rất cao, nếu để thử quá 12 giờ thì thấy rau bị nẫu đen, ủng. Đối với củ, quả: không nhập những củ quá lớn, mà chọn những củ, quả có kích thước vừa phải, không chọn những trái da căng và có vết nứt, dọc theo thân, những trái da xanh bóng. Thịt lợn: Mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng, mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt. Lấy ngón tay ấn vào thịt, khi buông ra không để lại vết lõm tay.Thịt cầm chắc tay, không nhũn nhão, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi lạ Thịt gà: Thịt gà có màu sắc tự nhiên từ trắng ngà đến vàng tươi, da kín lành lặn, không có vết bẩn và vết lạ. Mùi vị bình thường, đặc trưng của mùi gia cầm, không có mùi lạ, không có phẩm màu. Trứng: Vỏ sáng màu, có một lớp màng mỏng nổi lên những hạt giống như bụi phấn (Vỏ không bóng). Cầm trứng soi vào đèn hoặc ánh sáng, mặt trời thấy lòng trắng, lòng đỏ không phân biệt được rõ ràng, khối lòng đỏ chỉ hiện lên như một bóng mờ nằm ở chính giữa. Nếu thả xuống chậu nước, trứng tươi sẽ chìm, nằm ngang dưới đáy chậu. Cá: Mình cứng, vẩy sáng, óng ánh, mắt cá sáng, trong, đầy và sạch, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, thịt cá có tính đàn hồi tốt. Sau khi đã giao nhận thực phẩm xong, giười giao hàng phải ký tên vào sổ giao nhận thực phẩm của nhà trường. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tuyệt đối không được nhận các thực phẩm không rõ nguồn gốc và không ghi đủ các thông tin trong giấy biên nhận, sau đó từng bộ phận ký vào sổ giao nhận. Với việc thực hiện nghiêm túc công tác giao nhận thực phẩm, nên nhà trường luôn có thực phẩm tươi, ngon, an toàn để chế biến món ăn cho trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng Tôi cùng đồng chí kế toán, tổ trưởng nuôi dưỡng xây dựng thực đơn chắn lẻ cho trẻ trên phần mềm quản lý nuôi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Khi xây dựng thực đơn điều quan trọng nhất là phải đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng theo quy định, kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm để giúp trẻ có bữa ăn đảm
  18. bảo dinh dưỡng hợp lý. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần chẵn, tuần lẻ, theo mùa ưu tiên bổ sung các món mới mà các đồng chí nhân viên đã được đi tập huấn như món thịt gà thịt lợn om nấm hương – muối lạc vừng, thịt bò hầm khoai tây cà rốt, cháo thập cẩm nấu thịt, xôi thập cẩm nấu thịt.... Các món ăn không trùng nhau, giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng lượng Canxi và vitamin B1 vào bữa ăn cho trẻ. Khi xây dựng thực đơn cần đảm bảo: * Đảm bảo lượng calo: Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ bột đường và chất béo. Gluxit có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường. Lipit có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu chú ý kết hợp giữa các nhóm thực phẩm với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày. * Cân đối tỷ lệ giữa các chất: P - L – G. - Protein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non, là thành phần của các kháng thể giúp cho việc chống đỡ với bệnh tật. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng. - Lipit là nguồn cung cấp năng lượng , những loại thức ăn giàu Lipit gồm dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và một số loại hạt quả có nhiều tinh dầu. - Gluxit cung cấp lượng tinh bột đường chủ yếu trong cơ thể, Gluxit có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến …Để đảm bảo được lượng Gluxit cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày, bữa chính sáng trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn như xôi, mỳ, chè, súp các loại... - Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm. Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối tỷ lệ giữa các chất: P - L – G. - Cân đối về vitamin: Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hoá trao đổi chất quan trọng của cơ thể .Vì vậy phải cung cấp đủ các vitamin. Nếu trong khẩu phần thiếu vitamin sẽ làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như trao đổi chất của cơ thể dẫn tới một số bệnh cho trẻ. Nếu thiếu B1 sẽ ảnh hưởng tới hấp thu và trao đổi Gluxit. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp, luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định. Ngoài ra xây dựng thực đơn cần tôi chú ý đảm bảo 3 yếu tố sau: + Thực đơn đa dạng phong phú, phối hợp nhiều loại thực phẩm. + Thực đơn phù hợp với nguồn thực phẩm ở tại địa phương, xây dựng tuần chẵn, tuần lẻ. Thay đổi thực đơn không chỉ đơn thuần thay thế thực phẩm mà còn có thể từ cùng một loại thực phẩm nhưng thay đổi dạng chế biến (hầm, ninh, xào, rán,
  19. rim, kho, hấp…). Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau. Các món ăn trường tôi thể chế biến để trẻ dễ ăn, thực đơn dựa vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên, có thể cho trẻ ăn những món canh như: canh ngao nấu rau cải, canh xương nấu rau củ quả, canh cua nấu mồng tơi … trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món ăn hầm nhừ. Còn về thực phẩm các loại rau quả, ta nên dùng mùa nào thức đó, không cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa, vì thực phẩm trái mùa không ngon mà giá cả lại đắt. Sau khi thực đơn được đưa vào áp dụng, tôi thường xuyên dự giờ ăn của trẻ, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không để chỉ đạo kế toán điều chỉnh cho phù hợp. ( Hình ảnh kiểm tra dự giờ ăn) Như vậy muốn có thực đơn hợp lý, cần phải cân đối tỷ lệ giữa các chất, phải phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi. Để giúp trẻ hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày của trẻ, giáo viên có thể lồng ghép hoạt động giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động như hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, giờ ăn, ngày hội ngày lễ.... nhằm giúp trẻ nắm được lợi ích dinh dưỡng của từng nhóm thực phẩm khác nhau. Trong năm học trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để trẻ được tham gia trải nghiệm đó là: Gói bánh chưng, nặn bánh trôi, làm bánh dẻo… (Hình ảnh hoạt động ngoại khóa) Trên cơ sở đó giúp trẻ có những hiểu biết tối thiểu về dinh dưỡng và sức khoẻ, biết ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa, nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống hợp vệ sinh để trẻ khoẻ mạnh, thông minh góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Qua những hoạt động này trẻ phấn khởi, hào hứng tạo được sự tin tưởng và yên tâm ở các bậc phụ huynh góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường. - Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Tôi tổ chức các hội thi cô nuôi giỏi với mục đích giúp nhân viên nâng cao tay nghề, giao lưu học hỏi và tìm ra các thực đơn mới, các cách làm khoa học nhằm tiết kiệm thời gian và kinh phí. (Hình ảnh hội thi chế biến món ăn )
  20. 3.5 Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. Nhân viên nuôi dưỡng là người trực tiếp nhận, sơ chế và chế biến thực phẩm, để có món ăn an toàn hạn chế mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm rau củ ngay từ khi nhận sơ chế. Chỉ đạo cô nuôi cần nắm được các kỹ năng cơ bản trong sơ chế và chế biến thực phẩm nhất là các thực phẩm từ rau, quả nếu không đúng cách sẽ làm giảm chất lượng của rau củ, nếu phối hợp thực phẩm không phù hợp có thể gây bệnh cho người sử dụng. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cô nuôi là cần thiết trong chế biến bữa ăn cho trẻ. * Với các món chế biến từ thịt: Với các thực phẩm từ thịt thì chỉ đạo nhân viên rửa sạch bằng nước, sau đó để vào rổ cho ráo nước, thái miếng, cho vào máy xay sau đó để vào nồi, có đậy vung và đem ra khu vực nấu. Khi nấu cần mở vung để nếu còn dư lượng thức ăn gia súc sẽ bay đi, đảo đều tay cho thức ăn săn lại mới nêm gia vị, đảo tiếp cho ngấm gia vị sau đó cho nước vào theo định lượng, đạy vung đun chín mềm sau đó mới mang ra khu vực chia theo quy chế. Ví dụ: Món thịt gà thịt lợn om nấm hương : Thịt gà rửa sạch, để ráo nước, lọc xương thái miếng xay nhỏ, nấm hương rửa sạch, ngâm nước lạnh cho nở, cắt bỏ chân rửa sạch xay nhỏ (tuyệt đối không ngâm nấm hương vào nước sôi sẽ làm mất mùi vị thơm của nấm hương) Hành và các loại củ quả nhặt bỏ rễ, rửa sạch thái nhỏ. Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt gà vào chảo xào cho săn, cho nấm xay nhỏ và gia vị vào, tiếp tục đảo đều tay cho ngấm gia vị, cho nước vào om kỹ, khi thịt chín mềm nêm gia vị vừa ăn, cho rau gia vị vào, tắt bếp, chia theo định xuất. Đảm bảo thơm mùi đặc trưng, màu sắc hấp dẫn vị ngon ngọt, vừa ăn. * Với các món ăn từ các loại rau, củ: Ban giám hiệu chỉ đạo, giám sát hướng dẫn kỹ cách rửa rau, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng rửa đúng cách: Đầu tiên nhặt lá vàng úa, lá sâu, cắt rễ rửa sạch đất cát, bùn dính, sau đó rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy. Đối với rau có nhiều bẹ như cải xanh, bắp cải… cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá sau đó rửa sạch bằng nước thật nhiều lần, rửa kỹ từng lá, nhất là các kẽ lá thật sạch dưới vòi nước chảy ít nhất 3 lần trước khi chế biến, các nhánh rau nhỏ như rau dền, mồng tơi cần rửa nhiều lần, sau đó rửa từng bó nhỏ như nắm tay dưới vòi nước chảy. Các loại rau ăn củ như: cà rốt, su hào, khoai tây..nên rửa sạch đất trước khi sơ chế, gọt vỏ rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước, sau đó mới đem thái hạt lựu. (Hình ảnh nhân viên đang sơ chế, chế biến các món ăn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2