Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cán bộ, giáo viên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, giáo dục kỹ năng sống học sinh, vận dụng vào thực tiễn hàng ngày nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm giúp người quản lý đề ra được những biện pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tkĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG MẦM NON HẢI LỰU =====***===== Mã lĩnh vực: 01/2024 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Lan - Chức vụ: Hiệu trưởng Ngô Thị Thúy Hằng - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Địa chỉ: Trường mầm non Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Hồ sơ bao gồm: 1: Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết ,Tóm tắt SKKN. 3. Biên bản triển khai SKKN. 4. Biên bản đánh giá SKKN của HĐ cấp trường. 5. Báo cáo SKKN. Hải Lựu, tháng 5 năm 2024 BÁO CÁO KẾT QUẢ
- 2 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trẻ em là những chủ nhân tương lai là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, bởi vậy quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Để có được những công dân tốt đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được nuôi dưỡng chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khỏe, trí tuệ, tình cảm và hành vi. Trẻ em lứa tuổi mầm non luôn ngây thơ và hồn nhiên được ví như “tờ giấy trắng”. Người lớn vẽ gì, viết gì, in gì lên đó thì sẽ khó mà có thể xóa đi được. Có câu nói “ Gieo hành vi, gặt thói quen” nghĩa là khi chúng ta gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này. Chính vì vậy vai trò của những người làm cha, làm mẹ, làm thầy là hết sức quan trọng việc hình thành kĩ năng sống và nhân cách của trẻ. Tuy nhiên thực tế cho thấy vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng bạo hành, xâm hại và tai nạn thương tích của trẻ em ngày càng gia tăng, trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Hiện nay có khoảng hơn 3 triệu trẻ em từ 0-6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non chiếm 26% số trẻ trong độ tuổi. Điều đáng quan tâm là trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro thương tích do trẻ lứa tuổi này thường thể hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn còn non nớt kể cả về thể chất và tinh thần, chưa có sự hiểu biết về kĩ năng sống, chưa có kinh nghiệm phòng ngừa các tai nạn rủi ro. Chính vì thế khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn chế hơn so với các nhóm lứa tuổi khác. Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em họp từ ngày 20-30 tháng 3 năm 1990 tại trụ sở Liên Hợp Quốc New Yock đã tuyên bố “ Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng,dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, đồng thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của các em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.Tương lai của các em phải được hình thành trong sự hòa hợp và hợp tác”. Muốn được như vậy, chính ở trong môi trường nhà trường trẻ em không chỉ được tiếp nhận tri thức mà còn phải được học cách hình thành các kĩ năng và năng lực sống của bản thân . Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ 2 tuổi đã biết tiếp thu từ môi trường sống xung quanh như giọng nói của
- 3 người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc của trẻ… tất cả đều là sự tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc giáo dục để hình thành, phát triển kĩ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân để giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách, giúp các em hiểu những nội dung, kiến thức và vận dụng những kĩ năng sống được cung cấp thành những hành động cụ thể trong quá trình sống và hoạt động thực tiễn, ứng phó nhiều tình huống mới nảy sinh, học cách giao tiếp, ứng xử với mội người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hện bản thân một cách tích cực. Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non có vai trò quan trọng và cần thiết phải được tiến hành thường xuyên và liên tục thông qua tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Qua công tác giảng dạy tôi đã chỉ đạo toàn bộ giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Song việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ của hầu hết giáo viên tại đơn vị tôi vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung, phương pháp, thiếu linh hoạt, chưa có tính hệ thống, khoa học. Một số giáo viên chưa nắm được các kĩ năng cơ bản cần dạy trẻ, có trường hợp giáo viên dạy kĩ năng sống chưa phù hợp với độ tuổi, đòi hỏi cao hơn hoặc thấp hơn so với nhận thức của trẻ. Do đó chất lượng, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa tốt. Xuất phát từ thực tiễn về chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong những năm qua.Tôi nhận thấy cần phải đổi mới một số biện pháp biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Hải Lựu góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm học đã đề ra. 2.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non” 3.Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Lan - Ngô Thị Thúy Hằng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hải Lựu - Sông Lô -Vĩnh Phúc. -Số điện thoại : 0987942068 - 0976169016 -E-mail: ngohang012@gmail.com 4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. Nguyễn Thị Lan - Ngô Thị Thúy Hằng - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non Hải Lựu - Sông Lô -Vĩnh Phúc. 5.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
- 4 *Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:01 Công tác quản lý chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường, cụ thể với các đối tượng là: + Toàn thể các cháu học sinh từ trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi đến mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non. + Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường . *Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Giúp cán bộ, giáo viên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, giáo dục kỹ năng sống học sinh, vận dụng vào thực tiễn hàng ngày nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm giúp người quản lý đề ra được những biện pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tkĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường. Đáp ứng được yêu cầu “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” 6. Ngày sáng kiến được áp dụng : Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 thực hiện áp dụng sáng kiến. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: *Nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” Khả năng áp dụng sáng kiến: Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non. 7.1. Thực trạng. *Thuận lợi: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn nhiệt tình, năng động, trẻ khỏe, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nội bộ nhà trường luôn đoàn kết thống nhất cao, hăng say làm việc cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng trường tiên tiến xuất sắc nhiều năm liên tục. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm lòng cốt, tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phụ huynh luôn tin tưởng, ủng hộ nhà trường về mọi mặt, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần vật chất. *Khó Khăn.
- 5 Một số giáo viên chưa phát huy hết khả năng, năng lực, ngại đổi mới các hoạt động, chăm sóc giáo dục trẻ theo các hình thức, phương pháp mới. Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung, phương pháp, thiếu linh hoạt, chưa có tính hệ thống, khoa học. Một số giáo viên chưa nắm được các kĩ năng cơ bản cần dạy trẻ, dạy kĩ năng sống chưa phù hợp với độ tuổi, đòi hỏi cao hơn hoặc thấp hơn so với nhận thức của trẻ. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống tự lập, tự phục vụ cho trẻ chưa được chú trọng thường xuyên, tích cực. Trẻ có thói quen ích kỷ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, chưa có được những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với độ tuổi, trẻ bị thụ động, thiếu kỹ năng lao động, thiếu tự tin, sinh ra thói quen dựa dẫm, ỉ lại cho người khác do thường được gia đình nuông chiều thái quá... Sự phối hợp của các bậc cha mẹ trẻ trong rèn luyện kỹ năng sống tự lập, tự phục vụ cho trẻ chưa được chưa được sâu, rộng, chưa mang lại kết quả cao. Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giáo viên và môi trường trong và ngoài các lớp học của nhà trường như sau: . *Tình hình khảo sát điều tra thực trạng đầu năm học: Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực trạng về mức độ, kỹ năng sống hiện có của trẻ đầu năm học 2018-2019 như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát trên trẻ về một số kĩ năng sống Qua khảo sát một số kĩ năng sống ở 372 trẻ của 15 lớp mẫu giáo từ 3-5 tuổi ( Thời điểm tháng 9 năm 2023) kết quả như sau: STT Các kỹ năng Số trẻ Mức Độ sống Khảo sát Đạt Chưa đạt 1 Kỹ năng sống tự tin 372 198=53,2% 174=46,8% 2 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 372 20 =56% 164=44% 3 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 372 192=51,6% 180=48,4% 4 Kỹ năng giao tiếp, lễ phép 372 245=66% 127= 34% 5 Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 372 195 = 52,4% 177= 47,5% 6 Kỹ năng ham học hỏi, khả 372 184= 49,4% 188=50,6% năng thấu hiểu: Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy số trẻ đến trường mầm non chưa thật sự tự tin, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng hợp tác
- 6 chia sẻ, kỹ năng tự lập, tự phục vụ, kĩ năng học hỏi và nhất là kĩ năng tự bảo vệ bản thân còn hạn chế rất nhiều. Bảng 2. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ trước khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 30 người) Nội dung Kết quả khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Nắm một cách vững vàng các kỹ năng sống 21/30 70% cơ bản đối với trẻ mầm non. Biết tổ chức tốt các hoạt động lồng ghép giáo 24/30 80% dục kỹ năng sống. Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám 22/30 73,3% đông. Giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, một số giáo viên trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa tổ chức tốt các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ về kỹ năng sống. Đứng trước tình hình thực trạng của đơn vị. Chúng tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho giáo viên và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Sau khi nghiên cứu đề tài chúng tôi xác định để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, việc nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện là hết sức quan trọng và cần thiết. Trước hết phải làm gì để giáo viên có nhận thức, tư tưởng đúng đắn hơn, yêu nghề và hăng say hơn trong công việc. Bởi đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt chủ yếu để thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra thành hiện thực. Vì vậy, giáo viên mầm non cần xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáo viên là người đặt nền móng đầu tiên cho cả thế hệ tương lai của đất nước. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tổ chức cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên, về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học và triển khai kế hoạch toàn diện của nhà trường trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non.
- 7 Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về kỹ năng sống. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trước tiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm: Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống. Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì? Dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: lao động tự phục vụ; hợp tác, chia sẻ; giao tiếp, lễ giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin. Tôi đã cụ thể hóa một số kỹ năng sống cần dạy cho trẻ để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên gồm có các nội dung sau: + Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc, mọi nơi. + Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi Mầm non còn rất vụng về, khi để trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên phải dạy cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự mặc quần áo ... lúc đầu có thể chưa quen nhưng dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình. + Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, giáo viên phải biết dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng, biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. + Kỹ năng sống hợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu có những công việc một mình sẽ không thể làm được. Ví dụ Cùng bê một chiếc bàn
- 8 hay một khối gỗ to hoặc một bao tải.... Chính vì vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. + Kĩ năng tự bảo vệ bản thân : Giáo viên cần dạy trẻ biết được các mối nguy hiểm có thể gây ra cho bản thân trẻ,và hình thành các kĩ năng tự vệ cho trẻ giúp trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. + Kỹ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ thấy thích học và sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. + Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên giáo viên cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn. -Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên: Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi thao tác của giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn vì vậy tôi đã bồi dưỡng như sau: + Phát đĩa dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản cho giáo viên quan sát. + Cho giáo viên tập thực hành các thao tác để dạy trẻ giống như trong đĩa (giáo viên tự quan sát lẫn nhau và cùng sửa chữa cho nhau để toàn bộ giáo viên phải thao tác thật chính xác). Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như: Thông qua giờ đón và trả trẻ : Cô dạy trẻ chào bố mẹ, chào cô chào các bạn, trò chuyện hoặc kể cho trẻ nghe các bài hát, bài thơ,các câu chuyện thông quá đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ : Ví dụ : Cô hỏi trẻ :: Hôm qua
- 9 nghỉ ở nhà con làm gì ?con được bố mẹ đưa đi chơi khi gặp người lớn con có chào không con chào như thế nào? Khi đi thăm người ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào ?.... Cho trẻ nghe các bài hát:“ Chào hỏi khi về”“ Con chim vành khuyên” bài thơ “Thăm nhà bà”, chuyện “Tích Chu”… *Thông qua họat động học: Bất kể một hoạt động học nào giáo viên cũng có thể đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào để dạy trẻ vì vậy tôi đã nhắc nhở giáo viên khi soạn giáo án phải có tư duy để xác định những kĩ năng sống mà trẻ có thể học được thông qua bài dạy đó và cần đưa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, từ đó sẽ thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức tiết học và đạt được nội dung giáo dục kĩ năng sống như mong muốn. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn những bài dạy mang tính giáo dục kĩ năng sống cao: ví dụ: Trong hoạt động tạo hình cô cho trẻ làm “Quyển an bum của chúng mình”, kĩ năng sống học được ở hoạt động này là kĩ năng hợp tác, sáng tạo, diễn đạt ý tưởng, kĩ năng làm việc theo qui tắc ( không để những mẩu giấy thừa vương vãi ra lớp hoạt động xong cần cất dọn đồ dùng vào nơi qui định..”. Trong văn học lựa chon những bài thơ câu chuyện như : “Ba cô gái” “Dê con nhanh trí” “ Bác gấu đen và 2 chú Thỏ”, “Nhổ củ cải”,, thông qua các câu chuyện hình thành cho trẻ những kĩ năng biết quan tâm, chia sẻ, biết tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm biết hơp tác khi làm việc… *Thông qua hoạt động ngoài trời : Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ . Ví dụ : Khi cho trẻ quan sát vườn rau giáo viên phải dạy cho trẻ biết được cách trồng và chăm sóc rau, cho trẻ thực hành nhổ cỏ, tưới nước từ đó hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng lao động , kĩ năng thấu hiểu( biết được để có rau ăn các cô các bác nông dân phải vất vả như thế nào..) Khi ra chơi ngoài trời không ngắt lá bẻ cành cây bứt hoa, không vứt rác bừa bãi ra sân trường hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường…. *Thông qua hoạt động vui chơi :Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi, Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. vì vậy giáo viên cần tận dụng lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai . Vi dụ : Trò chơi bác sĩ : qua trò chơi này cô giáo dạy trẻ biết cảm thông chia sẻ với người ốm, với người thiệt thòi … Trò chơi: Gia đình bạn, gia đình tôi, bạn và tôi, qua trò chơi này kĩ năng trẻ học được là: giao tiếp cởi mở với mọi người ,với bạn:, lắng nghe, chờ đến lượt, nói rõ ràng để bạn hiểu, chơi cùng bạn…
- 10 *Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp … Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp . . . Lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân. . . , kĩ năng biết bảo vệ bản thân khi có nguy hiểm ..Ví dụ : Khi trẻ trong phòng vệ sinh sàn nhà thường rất trơn thì phải làm như thế nào *Hoạt động vệ sinh: Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy định, không hò hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở. . . Thực hiện đúng lịch vệ sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà : Tắt điện, hoặc nhắc người lớn tắt điện , tắt quạt khi không sử dụng, dùng chậu, cốc lấy nước không để vòi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, trẻ tham gia quyết dọn sân trường. *Thông qua hoạt động tổ chức giờ ăn: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình thành nơi trẻ kỹ năng sống. Chỉ đạo giáo viên rèn cho trẻ khả năng tự phục vụ trong ăn uống bằng cách: Tập cho trẻ cùng cô sắp bàn ăn, sắp bát, thìa, khăn lau tay, khăn lau miệng. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và nhỡ tập cho cháu tự lấy đồ ăn theo khả năng và sở thích của mình, với sự chỉ dẫn của cô. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng khăn lau miệng khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn xong cất Bát thìa ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất. Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy trình, lau mặt đúng kỹ năng, biết sử dụng đồ dùng ăn uống cách đúng mức. *Thông qua giờ ngủ: Kĩ năng ngủ đúng giờ , không nói to không làm ồn ảnh hưởng đến các bạn trong giờ ngủ, các bạn nam, nữ không nằm gần nhau ngủ xong biết cất gối đúng nơi qui định….
- 11 * Thông qua hoạt động chiều: Biết Giúp cô cất dọn đồ chơi, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng gọn gàng sạch sẽ. Biết nhận xét các bạn, giúp cô bình cờ, bình bé ngoan cuối tuần,.hình thành kĩ năng sống ngăn lắp có kỉ luật và khi làm tốt thì được khen thưởng, từ đó trẻ thể hiện những kỹ năng sống tích cực khiến cho trẻ thường xuyên lặp lại những kĩ năng tốt đó. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống và tổ chức các hoạt động chuyên biệt, lựa chọn các nội dung tích hợp vào các chủ đề giáo dục trong năm học: Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của chủ đề để lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống. lập kế hoạch cụ thể chi tiết theo từng chủ đề lồng ghép các kĩ năng sống phù hợp với từng bài dạy. Các nội dung giáo dục kĩ năng sống được cụ thể hoá vào các chủ đề như sau: * Chủ đề : Trường mầm non, bản thân, gia đình, Trường tiểu học - Hiểu môi trường trường mầm non bao gồm: + Các phòng nhóm , sân vườn , cống rãnh + Các đồ dùng của lớp và của các nhân + Các đồ dùng của lớp và của cá nhân cô và trẻ, đồ chơi - Phân biệt môi trường sạch và bẩn ở trường mầm non và gia đình + Môi trường sạch: Ngăn nắp, đủ ánh sáng, không có bụi, khói, mùi hôi, nấm mốc, tiếng ồn, nhiều cây xanh. . . + Môi trường bị ô nhiễm: các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, bụi bẩn, môi trường bị ô nhiễm bởi ; rác, nước thải sinh hoạt của người lớn và trẻ, tiếng ồn, các hoá chất, phân người và vật nuôi . . . - Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp + Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, mạng nhện, lau bụi các đồ dùng, lau bụi cửa sổ + Sắp xếp các đồ dùng ngăn nắp + Yêu quý, giữ gìn, bảo vệ chăm sóc đồ dùng các nhân và đồ dùng gia đình và trường mầm non + Chăm sóc các con vật nuôi và các cây trồng ở gia đình và trường mầm non: lau lá, tưới nước, xới đất. . .
- 12 + Lao động hàng ngày : Trực nhật phòng ăn, góc thiên nhiên, chuẩn bị giờ học. - Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần sạch sẽ và dùng lâu bền - Các hoạt động giải trí bằng những phương tiện khác nhau và mỗi người cần chú ý bảo vệ chúng khi sử dụng . - Có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày - Trẻ biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến bảo vệ môi trường: điều gì sẽ sảy ra khi không bỏ rác vào thùng rác, ra khỏi phòng không tắt điện… - Rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống chín, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, khi ngửi thấy mùi lạ không ăn, không uống, không uống nước pha nhiều phẩm màu. - Không cho trẻ chơi các thứ độc hại ( hoá chất, các đồ dẽ vỡ, sách , truyện tranh và đồ chơi phản tác dụng giáo dục. . . ) Giáo dục trẻ biết cách ứng xử với người lớn , biết cách xưng hô phù hợp với từng đối tượng : Ông bà, bố, mẹ cô giáo, bạn bè. dạy trẻ nghe và trả lời điện thoại Chuẩn bị cho việc đọc, viết cho trẻ 5 tuổi: Trẻ có kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho việc học: Cách giở vở, cầm bút, cách ngồi, cách đọc, cách viết; nhận dạng các chữ cái đã học qua từ, sao chép 1 số kí hiệu, chữ cái, tên của mình… Mong muốn được trở thành người học sinh ở trường tiểu học, kính thầy, yêu bạn. Biết quan tâm, nhường nhịn bạn bè; Có tình cảm yêu mến, nhớ các cô, các em nhỏ ở trường mầm non… * Chủ đề: nghề nghiệp: Giáo dục trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề , nghề nào cũng cao quý giúp ích cho xã hội thông qua giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp và kĩ năng chia sẻ Liên hệ một số nghề gần gũi xung quanh trẻ có thể làm gì để và giúp đỡ các bác công nhân đỡ vất vả, Ví dụ : trẻ và mọi người không vứt rác, không phóng uế bừa bãi để bác lao công quét dọn đường làng đỡ vất vả hơn. * Chủ đề: Tết và mùa xuân. Giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp và ứng sử có văn hóa qua việc thăm hỏi chúc tết, giáo lục trẻ các lễ nghi, truyền thống văn hóa , đi thăm các lễ hội màu xuân , đi chơi công viên không ngắt hoa, lá, bẻ cành . Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi đi chơi : Đường trơn, mưa, gió, an toàn giao thông, bị lạc…
- 13 * Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên: Giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân : khi đi dưới trời mưa, trời nắng, khi có sấm sét có bão , biết chia sẻ, cảm thông với người khác khi bị tai nạn , thiên tai Gió: Tác dụng của gió mạnh: Gió mạnh làm cho đường phố bụi có hại cho sức khoẻ con người, làm bẩn nhà cửa, đồ dùng... Gió mạnh – Bão có thể làm đổ cây cối nhà cửa, các công trình xây dựng, các phương tiện giao thông đi lại khó khăn. Các cách phòng tránh gió: Đội mũ, bịt khăn khi đi đường, mặc ấm khi có gió rét, khi có giông bão phải đòng kín cửa - Nắng và mặt trời: Tác hại của nắng, mặt trời. Nắng gay gắt làm cho con người, con vật khó chịu, nắng nhiều có thể làm cho cháy da. Nắng nóng quá làm cho cây bị héo, trẻ em mắc một số bệnh nguy hiểm như: Sốt cao, viêm não... Con người ra nắng lâu dể bị cảm nắng, đau đầu. Những biện pháp chống nắng: Ra đường đội mũ, nón, bịt khăn che mặt, mặc áo chống nắng, đi găng tay, không ở ngoài trời lâu: trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát. Mưa: Cách tránh mưa: Không chơi đùa dưới mưa, khi đi dưới mưa phải đội mũ, nón, mặc áo mưa, khi trời mưa to sấm sét không đứng gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt... Bão lũ: Cách chống bão lũ: Củng cố nhà để không bị bão làm tốc mái hoặc làm đổ; đóng kín cửa, chặt bớt cành cây to, sau khi mưa lũ cần vệ sinh, để tránh dịch bệnh. Nguyên nhân gây ra lũ lụt: Con người chặt phá rừng làm cho nước chảy nhanh từ rừng về. Cách chống lũ: Trồng cây gây rừng, khơi thông dòng chảy không đổ rác thải xuống ao, hồ, sông...Ngoài việc giáo dục trẻ có kĩ năng tự bảo vệ bản thân thì còn giáo dục trẻ có kĩ năng biết tỏ thái độ với những việc nên làm và việc không nên làm để bảo bệ thiên nhiên tạo môi trường sống an toàn cho mọi người. *.Chủ đề: Thế giới động vật và thực vật Con vật và cây cối có ích cho con người: Thức ăn, thuốc chữa bệnh, làm quần áo, đồ dùng,đồ chơi, giúp con người vận chuyển hàng hoá, là phương tiện giải trí... Cây cối làm giảm ô nhiễn môi trường: Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè...vì vậy Con người cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi cây trồng Không bẻ hoa, ngắt lá cành cây nơi công cộng.
- 14 Quan tâm đến động vật: Cho ăn, uống, làm vệ sinh chuồng tạo điều kiện gần giống với thiên nhiên cho động vật nuôi,. . và biết phản đối những người săn bắn thú rừng và động vật quý hiếm . Giáo dục trẻ kĩ năng rửa tay trước khi ăn hoa quả. * Chủ đề phương tiện và luật giao thông Giáo dục trẻ Không vứt rác xuống lòng đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông, không chơi dưới lòng đường và đường sắt , kĩ năng tự bảo vệ bản thân và cách ứng sử có văn hóa khi đi trên các phương tiện giao thông, kĩ năng thực hiện các luật giao thông bắt buộc. *.Chủ đề : Quê hương - Đất nước – Bác Hồ Dạy trẻ biết địa danh nơi trẻ sống, tình cảm quan hệ hàng xóm, dòng tộc họ hàng , người thân. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền thống. Biết cảm thông chia sẻ với mọi người trong cộng đồng. Có ý thức giữ gìn khi thăm quan các khu di tích , các danh lam thắng của quê hương , đất nước ..Giáo dục trẻ biết yêu kính Bác Hồ vị lãnh tụ của dân tộc. *Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động chuyên biệt. Ngay vào đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về chuyên đề bằng nhiều hình thức trong đó tổ chức giáo dục trẻ một số kỹ năng để trẻ được thực hành, trải nghiệm. Giao cho các tổ khối triển khai kế hoạch và lựa chọn các hoạt động học mang tính chuyên biệt về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên được dự các hoạt động khác nhau nhằm trang bị cho giáo viên có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học như: Tháng 10: Tổ 5 tuổi tổ chức các hoạt động: “Hãy nói lời yêu thương” ; “ Lịch sự khi đến nhà người khác chơi”; “Cách tặng quà và nhận quà”; “ Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo”. Tháng 11: Tổ 4 tuổi tổ chức các hoạt động:“ Không đi theo người lạ”; “ Là e bé ngoan”… Tháng 12: Tổ 3 tuổi tổ chức thực hành các hoạt động: “Bé nói lời yêu thương”, “Bé biết nói lời cảm ơn, xin lỗi”; Tháng 01: Tổ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tổ chức thực hành các hoạt động: “Bé để rác đúng nơi quy định”, “ Dạy trẻ kỹ năng đi dày dép” Thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn gióa viên đã có thêm nhiều hơn vốn kến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để thực hành tại nhóm lớp mình phụ trách.
- 15 Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tạo cơ hôi cho trẻ được thực hành, trải nghiệm những kỹ năng khi gặp tình huống nguy hiểm. Ngày nay trẻ em luôn trong tình trạng gặp nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như: tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bắt cóc bị lạc..... vì vậy trong công tác quản lý tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua cho trẻ được thực hành, trải nghiệm phù hợp với từng độ tuổi. Thông qua hoạt động này trẻ nhớ và khắc sâu kiến thức một cách tốt nhất .( Tùy vào từng đối tượng để lựa chọn tình huống dạy trẻ cho phù hợp với nhận thức) Ví dụ : Giáo viên tạo ra các tình huống giả định và dạy trẻ cách tự giải quyết như: *Con sẽ làm gì nếu ở nhà một mình và có người lạ cố tìm cách cậy cửa đột nhập vào nhà? - Con hãy lập tức gọi điện cho cha mẹ trước khi gọi cảnh sát 113. Lý do vì cuộc trò chuyện với cảnh sát có thể kéo dài thời gian, còn cha mẹ thì nhận biết ngay con đang gặp chuyện gì và có thể nhanh nhất gọi hàng xóm, hoặc người thân tới giúp đỡ. *Con sẽ làm gì khi có người lạ cho bánh kẹo? Tuyệt đối không được nhận đồ ăn, đồ chơi hay bất cứ thứ gì từ người lạ. *Con làm gì nếu thấy khói từ ổ điện phát ra hoặc trong nhà có mùi gas mà không có người lớn ở nhà? Cha mẹ vắng nhà mà con thấy rơi vào tình huống cháy nổ nguy hiểm như mùi gas, khói, lửa… thì con phải lập tức ra khỏi nhà, kêu to đẻ mọi người xung quanh được biết sau đó gọi điện cho 114. Trong khi chờ cứu hoả, tuyệt đối không được tìm cách tự dập lửa. Đối với ở trường, lớp cô dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nổ *Có người lớn xa lạ yêu cầu giúp đỡ, con có giúp không? Nếu có người trưởng thành mà lạ nhờ con giúp đỡ, con phải từ chối nhanh, dứt khoát và đi ngay. Một bất thường con có thể nhận ra là, người lớn không ai nhờ trẻ con giúp đỡ cả, nếu họ nhờ, thực sự họ đang có âm mưu định bắt cóc. *Con làm gì khi bạn bè rủ ra sông, ao hồ chơi? Con tuyệt đối không được bơi lội ở ao hồ, sông suối. Ngay cả khi được rủ đi bể bơi, con cũng cần được sự giám sát của người lớn. *Con sẽ làm gì nếu bị người lạ nắm tay không buông? Nếu bị ai đó bắt giữ, con hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách la hét thật to hoặc đấm đá.
- 16 Qua mỗi tình huống đặt ra cô hướng dẫn trẻ thực hành luôn ví dụ .trẻ đang ngồi chơi cô đóng vai một người lạ mặt đén cho trẻ kẹo bánh trẻ gạt dii và nói to con không ăn đâu. Hoặc một cô giáo khác đóng vai người lạ nắm lấy tay một trẻ trẻ giật tay ra và kêu to mọi người ơi cứu con người lạ định bắt con… Biện pháp 6:. Giáo dục trẻ kĩ năng sống thông qua hoạt động lễ hội: Thông qua việc tổ chức lễ hội như : “ Ngày nhà giáo Việt nam 20/11”; “ Tết trung thu” “ Tết nguyên đán” hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ hành vi tích cực . Trẻ tự hào về một số điệu múa, bài hát, truyện cổ tích, món ăn truyền thống của từng vùng ở từng ngày lễ. Giáo dục trẻ biết sống chung với người khác, chấp nhận sự khác nhau của mỗi người , chia sẻ, gúp đỡ, sống có quy tắc, tổ chức theo yêu cầu của xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và địa danh nơi diễn ra lễ hội. Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ duy trì các nghề truyền thống của địa phương. Biết được danh nhân, biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hoá đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người. Giáo dục trẻ biết ứng phó hợp lý với các tình huống sảy ra trong cuộc sống . biết tự bảo vệ bản thân khi tham gia lễ hội : không chen lấn, xô đẩy bạn, biêt chia sẻ nhường nhịn bạn, biết ứng phó khi lạc cha mẹ ở lễ hội … Biện pháp 7: Chỉ đạo giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất giáo dục trẻ kĩ năng sống tại gia đình. Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non . giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ . Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lượng. Giáo viên cần tuyên truyền với phụ huynh giáo dục trẻ kĩ năng sống trong thời gian trẻ ở nhà bằng các phương pháp trò chuyện, tạo các tình huống giả định, kể các câu chuyện mang tính giáo dục với các nội dung về: các ứng sử với người thân trong gia đình Góp ý với phụ huynh không nuông chiều trẻ thái quá, tạo cơ hội cho trẻ được tự lập, tự phục vụ bản thân, bố mẹ cần giao nhiệm vụ cho trẻ và đồng hành, thao dõi, quan sát, khuyến khích, cổ vũ động viên trẻ thực hiện, cần giao nhiệm vụ cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ ở gia đình như tự xúc ăn, tự lấy nước uống, tự đánh răng, rửa mặt, sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ… không nên làm thay trẻ những việc mà trẻ tự làm được..
- 17 Biện pháp 8: Chỉ đạo mỗi cán bộ giáo viên luôn là tấm gương sáng để trẻ học tập và noi theo: Đây là biện pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Đây là thời kỳ trẻ phát triển các quá trình nhận thức, hình thành nhân cách và ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Trẻ đến trường học và xem giáo viên là thần tượng. Vì vậy mọi hành vi của cô giáo ở trường đều tác động mạnh mẽ đối với trẻ, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và đầu tuổi mẫu giáo. Với trẻ, cô luôn luôn đúng và những gì cô làm là đúng. Những gì cô giáo dạy bé ở trường, hành vi và cách ứng xử của cô đều ăn sâu vào tâm trí bé và bé lấy đó làm chuẩn mực đúng để so sánh sự “đúng và sai” trong cuộc sống, qua đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý trẻ. Trẻ phát triển như thế nào, phần lớn phụ thuộc vào sự giáo dục, dạy dỗ của giáo viên mầm non và cả cách ứng xử của giáo viên mầm non đối với bé, đối với đồng nghiệp và các mối quan hệ xung quanh giáo viên mà trẻ thấy được. Với các bé đầu tuổi mẫu giáo thì cô giáo là thần tượng, là người mẹ thứ 2 của bé nhưng với những bé cuối tuổi mẫu giáo thì quá trình tâm lý bé đã phát triển đến mức nhất định, bé có thể phân biệt đúng và chưa đúng ở một mức độ tương đối, vì vậy đôi khi bé có thể đưa ra những nhận xét từ chính hành vi của giáo viên: “Mẹ ơi, cô dạy con không được nói chuyện khi ăn, nhưng cô lại vừa ăn vừa nói chuyện”. các bé không chỉ học hỏi từ cô giáo mà còn luôn để ý đến từng cử chỉ, hành động của cô giáo trong mối tương quan giữa cô và bé, giữa các cô với nhau và với phụ huynh để từ đó bé đưa ra những nhận xét mà đôi khi người lớn phải bất ngờ. Chính vì vậy, để luôn là “Người Mẹ thứ hai” của bé, là “thần tượng” của bé trong những năm tháng đầu đời, là mẫu gương để trẻ noi theo và học tập, giáo viên mầm non hôm nay không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải rèn luyện bản thân trong cách ứng xử hàng ngày ở trường. Do đó tôi yêu cầu giáo viên luôn phải, đi đứng ăn nói, cử chỉ thái độ, hành vi chuẩn mực, những việc làm hành, hành động của cô phải luôn để trẻ được học tập và noi theo. Biện pháp 9; Kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện lồng ghép các nội dung kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Kiểm tra đánh giá là chức năng của quản lý thông qua công tác kiểm tra để đánh giá được khả năng vận dụng linh hoạt các nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và đánh giá được hành vi thực hiện các kỹ năng sống của trẻ đạt
- 18 ở mức độ nào, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. uốn nắn sửa chữa điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với từng đối tượng và đúng hướng. -Các hình thức kiểm tra: +Kiểm tra đột xuất các giờ đón và trả trẻ. +Kiểm tra đánh giá học sinh vào đợt kiểm tra định kỳ. +Đánh giá giáo viên qua dự giờ, qua các đợt hội giảng… . * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Với các biện pháp nêu trên, tôi đã áp dụng vào thực tế ở trường mầm non Hải Lựu, đã mang lại lợi ích rất thiết thực và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý chỉ đạo. Ngoài ra những biện pháp nêu trên còn có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong và ngoài Tỉnh vì đây là các biện pháp dễ thực hiện nhất, tiết kiệm nhất và đem lại hiệu quả cao nhất, đối với bất cứ trường mầm non nào cũng có thể thực hiện được. 8. Những thông tin cần được bảo mật:( Không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện về thời gian. - Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu. - Điều kiện về tài chính. - Điều kiện về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ sau khi chúng tôi áp dụng sáng kiến đã đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: * Đối với trẻ: 100% trẻ đều được giáo viên tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế, khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.
- 19 Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ ở trong nhà trường. Trẻ nhanh nhẹn, có những kiến thức và kỷ năng về lao động tự phục vụ như tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo, lấy cất, xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định… Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hòa đồng với tập thể, trẻ có tinh thần hợp tác với bạn chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần và cần đến sự giúp đỡ của bạn bè khi mình gặp khó khăn. Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh về một số kỷ năng sống trước và sau khi thực hiện đề tài (Số học sinh được khảo sát 372 trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi) Các kỹ Số trẻ Kết quả Kết quả khảo sát cuối năm năng sống Khảo sát khảo sát đầu năm Đạt Chưa dạt Đạt Chưa dạt Kĩ năng sống 372 198=53,2% 174=46,8% 362= 97,3% 10=2,7% tự tin Kĩ năng tự bảo 372 20 =56% 164=44% 360 =96,8% 12=3,2% vệ bản thân Kĩ năng hợp 372 192=51,6% 180=48,4% 362=97,3% 10=2,7% tác, chia sẻ Kỷ năng giao 372 245=66% 127= 34% 364= 97,8% 8 =2,2% tiếp, lễ phép Kỹ năng tự lập, 372 195=52,4% 177=47,5% 366=98,4% 6=1,6% phục vụ. Kỹ năng ham 372 184=49,4% 188=50,6% 355=95,4% 17= 4,6% học hỏi. * Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm vững các nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mầm non và biết vận dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên các nhóm lớp một cách phù hợp với các hoạt động và các chủ đề. Giáo viên đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức họp phụ huynh, mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của cá nhân khi sinh hoạt chuyên môn hoặc khi góp ý về chuyên môn, thao giảng ... Biết tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống.
- 20 Chất lượng và nội dung tuyên truyền các bậc cha mẹ được nâng lên rõ rệt, hình thức tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề một cách phù hợp và đặc biệt giáo viên luôn giữ đúng chuẩn mực để cho trẻ noi theo. Bảng 4. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỷ năng sống cho trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài: (Số giáo viên được khảo sát 21 người) Kết quả trước khi Nội Kết quả sau khi thực hiện đề tài thực hiện đề dung khảo tài sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) lượng (%) lượng Nắm một cách vững vàng các kỹ 21/30 70% 30/30 100% năng sống cơ bản đối với trẻ mầm non Biết tổ chức tốt các hoạt động lồng 24/30 80% 30/30 95% ghép giáo dục kỹ năng sống Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 22/30 73,3% 29/30 96,6% trước đám đông *Đối với các bậc phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm lo cho con em mình, thường xuyên phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ một cách khoa học, không còn xem nhẹ về việc dạy kỹ năng sống. Phụ huynh đã có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình con em mình, cùng bàn bạc tìm giải pháp để khắc phục đối với trẻ cá tính. Phụ huynh không còn nôn nóng trong việc dạy cho trẻ học trước chương trình và đã thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không nuông chiều trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên cầu thang, tự xúc cơm ăn … Phụ huynh rất tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo, ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn