Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non
lượt xem 6
download
Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non”, để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời rà soát lại những việc đã làm tốt, những việc làm chưa tốt, nhằm đúc kết kinh nghiệm để việc thực hiện công tác này được tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON” 1
- Quảng Bình, tháng 12 năm 2016 2
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Họ và Tên: Nguyễn Thị Minh Loan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thuỷ 3
- Phần I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ. Vì vậy việc bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thơ. Đứa trẻ sinh ra khoẻ mạnh, bình thường là niềm vui, hạnh phúc không chỉ của gia đình, mà là niềm vui của xã hội. Đảm bảo an toàn cho trẻ là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng không chỉ từng gia đình mà còn là nhiệm vụ hàng đầu tại các cơ sở giáo dục mầm non. Với ý nghĩa đó ngày 15/4/2010, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Thông tư số 13/2010/TTBGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư này quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: Các tiêu chuẩn, nội dung xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận và tổ chức thực hiện. Thông tư này được áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non trên khắp các địa bàn cả nước. Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong nhà trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường xanh sạch đẹp và an toàn. Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp... Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ mầm non: + Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi. + Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô chậu có nước, một số lớp, sân chơi của trẻ gần ao, hồ, suối không có tường bao quanh cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước… + Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc… + Tai nạn do vật sắc nhọn: Thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm... Trẻ vô tình chọc 4
- vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương. + Tai nạn gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ ngậm đồ chơi vào miệng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn… + Tai nạn thương tích do động vật, côn trùng cắn (chó, rắn, ong… ): Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình. + Tai nạn do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn … + Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy. + Tai nạn điện giật: Chủ yếu do trẻ tay còn ướt, trẻ chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn, nghịch ổ cắm, bật tắt lung tung, hoặc nghịch các đồ điện, chọc tay, chọc dao, chọc bút...cắm vào ổ cắm. Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên và trên cơ sở thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian qua trường nên bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non ”, để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời rà soát lại những việc đã làm tốt, những việc làm chưa tốt, nhằm đúc kết kinh nghiệm để việc thực hiện công tác này được tốt hơn trong thời gian tiếp theo. * Điểm mới của đề tài là thực hiện một số giải pháp: Giáo dục an toàn cho trẻ thông qua một số hình ảnh trực quan. Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động trong ngày. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đề tài nhằm giải quyết tình trạng đảm bảo an toàn cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài "Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non" có thể áp dụng cho giáo viên tại trường tôi đang công tác và có khả năng áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong toàn huyện và toàn tỉnh. 5
- * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Phần II NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết: Khi bước vào thực hiện đề tài này bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Bản thân tôi có nhiều năm công tác tại trường nên am hiểu tình hình của địa phương, nhà trường, phụ huynh và trẻ trong lớp. Hiểu được một số phong tục tập quán của người dân nơi đây, hiểu và nói được một số câu, từ địa phương. Trình độ chuyên môn đạt Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ luôn được xếp loại Tốt; lập trường tư tưởng chính trị kiên định, vững vàng; có ý thức chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn được phụ huynh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm. Được tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp tập huấn về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Ngoài ra, tôi luôn tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm về chuyên môn và có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích đảm bảo an toàn cho trẻ. Được sự phân công chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, năm học 2016 2017 tôi được giao nhiệm vụ lớp mẫu giáo 45 tuổi. Số trẻ trong lớp đa số là trẻ con em dân tộc Vân Kiều nên tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình cũng như sự chỉ đạo sát sao về mọi mặt của ban giám hiệu cũng như chị em đồng nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị lớp học đảm bảo đầy đủ và thuận tiện cho việc thực hiện đề tài này. Trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, tích cực hứng thú khám phá mọi hoạt động. 6
- Nhà trường đã phổ biến đến tận giáo viên các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Giáo viên đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện với những trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phù hợp độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại lớp. Giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ. Nhà trường đã chỉ đạo nhân viên Y tế triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú, tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường. Nhà trường thực hiện hợp đồng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong thời gian qua chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác đảm bảo an toàn được ban giám hiệu thường xuyên quan tâm. Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm, hàng thàng trong nhà trường. Tuy vậy, thực hiện đề tài này tôi gặp một số khó khăn sau đây: 2. Khó khăn: Một số đồ dùng chưa đảm bảo đúng quy định như nha vê sinh ch ̀ ̣ ật chội, thiết kế không phù với trẻ... nên tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ. Sân chơi chưa đảm bảo an toàn, đồ chơi ngoài trời chưa đầy đủ vì vậy mỗi khi cho trẻ dạo chơi, hoạt động ngoài trời tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn cho trẻ. Một số phụ huynh chưa thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ cho giáo viên chủ nhiệm. Chưa ý thức được việc tạo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động ở nhà cũng như ở trường. Trẻ trong lớp có 16 trẻ nhưng có đến 65% là trẻ nam, số trẻ nữ chỉ chiếm có 35%. Số trẻ nam có tính rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo đặc biệt mỗi khi được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi hay một số trang thiết bị ngoài trời. Đa số trẻ ở đây đều sống gần suối mà cha mẹ thường xuyên đi làm trên nương rẩy nên việc an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà khó lường trước được. Công tác chăm sóc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh cho trẻ chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh còn sơ sài trong việc 7
- lắp đặt các thiết bị điện, bếp nấu. Đa số các gia đình sử dụng bếp củi, sử dụng nguồn nước suối, phần lớn các gia đình đều ở nhà sàn nên leo trèo bậc thang trẻ dễ bị ngã. Đa số khả năng nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế nên chưa hình thành và rèn luyện thói quen vệ sinh an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà. Đầu năm tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng, kết quả như sau: STT Nội dung khảo sát đầu năm SL Tỉ lệ (%) 1 Trẻ đem quà, bánh đến lớp. 16/18 Chiếm tỉ lệ 89 % Trẻ không đội mũ bảo hiểm khi 2 14/18 Chiếm tỉ lệ 76,9% tham gia giao thông. Trẻ bị té, ngã trong lúc vui chơi ở 3 07/18 Chiếm tỉ lệ 39% nhà Trẻ bị tiêu chảy, do ăn uống ở 4 02/18 Chiếm tỉ lệ 11% nhà. Trẻ không biết rửa tay trước khi 5 ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh 13/18 Chiếm tỉ lệ 72% và đưa tay chân vào miệng... Tai nạn thương tích do động vật, 6 côn trùng cắn, tai nạn gây ngạt 03/18 Chiếm tỉ lệ 17% đường thở, do bỏng, điện giật… Từ những thực tế còn tồn tại nêu trên, để làm tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trường lớp Mầm non nhằm giảm thiểu sự rủi ro cho trẻ và làm tăng khả năng an toàn cho trẻ khi đến lớp đến trường hay ở nhà. Tôi đã áp dụng các giải pháp như sau: 2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp: Biện pháp 1: Tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục an toàn bằng hình ảnh trực quan. Việc tuyên truyền giáo dục phòng chống tai nạn thương tích ở trường lớp Mầm non bằng hình ảnh trực quan là không thể thiếu. Hầu như trường lớp nào cũng thực hiện, nhưng việc xác định nội dung giáo dục cho phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương để qua đó đảm bảo an toàn cho trẻ từ nhà đến trường đó mới là điều quan trọng, cốt lõi. Năm học này, tôi đã thực hiện một số nội dung tuyên truyền giáo dục đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bênh và tai nạn thương tích cho trẻ như sau: * Tuyên truyền Phòng chóng dịch Chân tay miệng Khi có các Công văn về phòng chống dịch bệnh bệnh tay, chân, miệng Tôi đã tiích cực tuyên truyền với phụ huynh thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa tay 8
- bằng xà phòng dưới vòi nước sạch vào các thời điểm: trước khi ăn, sau khi ăn, khi tay bẩn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh... Vệ sinh nhà cửa thường xuyên sạch sẽ hàng ngày, mỗi tuần khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế; quần áo của trẻ giặt sạch, phơi nắng; xử lý tốt đồ dùng, rác thải, chất thải, nước thải trong sinh hoạt... Giáo dục trẻ không mút tay vào miệng, không ngậm đồ chơi, khi có trẻ mắc bệnh cần cách ly và cho trẻ đi khám và điều trị bệnh kịp thời. Một số nội dung tuyên truyền về phòng chống bệnh tay chân miệng. Khi có thông tin dịch cúm gia cầm tôi đã tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nếu có dịch xảy ra phải chôn đúng quy định, không được làm thịt cho trẻ ăn, không cho trẻ nô đùa gần chuồng trại. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại khử khuẩn đúng quy định. Nếu có dịch bùng phát phải kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp dập dịch kịp thời. 9
- Một số nội dung tuyên truyền về phòng chống dịch cúm gia cầm Khi có dịch tiêu chảy cấp: Tuyên truyền cho bậc phụ huynh phải ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện. Cấm không cho trẻ ăn quả xanh, uống nước lã… 10
- Một số nội dung tuyên truyền về phòng chống dịch tiêu chảy cấp. Thường xuyên thực hiện việc phòng chống dịch bệnh như vệ sinh hằng ngày và khử khuẩn hàng tuần thông qua các hoạt động như: Giáo viên trong lớp cùng trẻ tổ chức luân phiên lau chùi lớp học, nhà vệ sinh, đồ dùng đồ chơi, ca cốc uống nước sạch sẽ, bên cạnh đó giáo viên luôn theo dõi, kiểm tra các trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh, yêu cầu gia đình chuyển ngay đến Trạm y tế để kịp thời chữa trị, tránh lây lan dịch bệnh. Trong lớp tôi thường xuyên tổ chức trang trí, thay đổi tranh tuyên truyền về vệ sinh dinh dưỡng. Tổ chức việc lồng ghép giáo dục sức khỏe vào các họat động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ khỏe mạnh, nâng cao nhận thức trong việc tự chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ, giáo dục trẻ biết điều gì nguy hiểm cho bản thân, điều gì nên làm để chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, từng bước nâng cao kỹ năng sống cho trẻ trong cộng đồng. 11
- Hướng dẫn trẻ khi bơi phải có phao bơi và phải mặc áo phao Hình ảnh tuyên truyền phòng tránh bệnh Ebola. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về kiến thức truyền thông đến phụ huynh về dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tai nạn thương tích cho cha mẹ trẻ và cộng đồng: tờ rơi, bảng tin, trong các buổi họp phụ huynh của lớp…. * Tuyên truyền hưởng ứng tháng an toàn giao thông Giờ hoạt động ngoài trời vào các buổi sáng hay buổi chiều hằng tuần tôi tổ chức cho trẻ tập vẽ một số biển báo hiệu giao thông đường bộ đơn giản như vẽ tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. Trò chuyện cùng trẻ về hành động đúng, sai khi tham gia giao thông đường bộ, cho trẻ chơi một số trò chơi liên quan đến việc chấp hành luật giao thông như chơi trò chơi " Tín hiệu, Ôtô vào bến, ô tô và chim sẽ..." nhằm giúp trẻ và phụ huynh cũng như bản thân hưởng ứng tham gia tốt tháng an toàn giao thông và đặc biệt là trẻ biết chấp hành luật lệ an toàn khi tham gia giao thông. 12
- Hướng dẫn phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông Đồng thời, đối với những giờ hoạt động ngoài trời ,tôi vừa tổ chức trò chơi cho trẻ vừa hướng dẫn trẻ cách chơi với những đồ chơi thiết bị ngoài trời sao cho đúng cách, nhằm làm giảm thiểu tối đa các tai nạn có thể xảy ra với trẻ. Ví dụ: Cô giáo nhắc nhở trẻ chơi cùng nhau, không tranh dành xô đẩy bạn, khi chơi phải biết nhường nhịn bạn... Hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời đúng cách. 13
- Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường. 2.1. Giáo dục các hoạt động trong trường mầm non đến với cha mẹ trẻ Tổ chức các buổi họp phụ huynh để lồng ghép nội dung phổ biến các kiến thức liên quan đến an toàn cho trẻ. Cụ thể tôi đã tuyên truyền phổ biến các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi dạy con theo khoa học...Đồng thời tổ chức huy động phụ huynh cung cấp một số nguyên vật liệu phế thải, hay đồ dùng hỏng đã qua sử dụng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồ vật trang trí để làm cho môi trường học tập trong lớp thêm phong phú, hấp dẫn phục vụ cho việc học của trẻ. Ngoài ra, để việc chăm sóc giáo dục an toàn cho trẻ đạt kết quả cao, tôi cũng đã tiến hành trao đổi, thảo luận với phụ huynh, với giáo viên dạy cùng lớp về phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục an toàn các cháu. Trong các buổi thảo luận này bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn, giúp cho cha mẹ trẻ nắm được từng nội dung kế hoạch của nhà trường, lớp về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích để ở nhà phụ huynh giúp trẻ duy trì thói quen đó. Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng quy trình. Qua những lần họp với phụ huynh, tôi còn đưa ra các chỉ tiêu từng tháng, từng quí. Từ đó tôi đã vận động phụ huynh đi họp đông đủ, đúng giờ quy định. Sau mỗi lần họp phụ huynh tôi đều tổ chức đánh giá khích lệ tinh thần hăng say của phụ huynh để họ phấn khởi. 14
- 2.2. Giáo dục tích hợp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường, lớp mầm non. Đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ trong các hoạt động ở trường, lớp, tôi thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề. Thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ trong đó quan tâm công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đã thực hiện theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ của trẻ hàng ngày, có diễn biến đặc biệt kịp thời thông báo cho phụ huynh và có biện pháp giáo dục phù hợp. Nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phân chia nhóm để có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp. Ví dụ: Những trẻ có tính hiếu động, tích chạy nhảy, leo trèo giáo viên cần quan sát, chú ý tới từng hành vi, cử chỉ, hành động của trẻ. Cho trẻ chơi những trò chơi có tính tĩnh như các trò chơi học tập. Những trẻ chậm chạp, nhút nhát cô cần gần gủi, thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ, tổ chức các trò chơi có tính vận động nhiều hơn như Trò chơi dân gian, trò chơi vận động. Trong các tiết hoạt động học, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều… giáo viên cần chú ý tính vừa sức cho trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi phải đảm bảo thời gian, cường độ, tốc độ; không để trẻ chơi quá sức; chen lấn, xô đẩy, tranh giành đồ chơi lẫn nhau. Phối hợp với y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh, sau khi khám sức khoẻ, nếu cháu mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. Thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ để kịp thời phát hiện trẻ suy dinh dưỡng, béo phì… Tổ chức cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ. Sau mỗi làn cân đo cần ghi nhật ký đầy đủ, những trẻ suy dinh dưỡng cần thông báo cho phụ huynh để có biện pháp chăm sóc chu đáo hơn; mặt khác tại lớp cô cũng quan tâm đến việc ăn uống của trẻ, nhắc nhỡ, động viên trẻ ăn hết suất. Thường xuyên cọ rửa nền nhà, hành lang bằng xà phòng và nước lau rửa sàn nhà hàng ngày. Phòng ăn, ngủ, học, chơi đảm bảo thông gió thoáng khí đủ ánh sáng, đảm bảo yên tĩnh. Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài những biện pháp qui định trong chương trình, nhà trường đã quan tâm chăm lo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu năm học ký hợp đồng cam 15
- kết mua thực phẩm sạch với các cơ sở có uy tín. Đồng thời phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên kiểm tra việc mua thực phẩm; Chỉ đạo cô nuôi mua thức phẩm tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Thực hiện quy trình bếp một chiều, hợp vệ sinh. Các dụng cụ chế biến sống và chín phải riêng biệt. Bảo quản thức ăn nước uống cho trẻ an toàn. Thực hiện lưu mẫu thức ăn 24/24giờ Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột: Nhằm mục đích đề phòng bệnh lây lan rộng phải diệt khuẩn hàng ngày ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy sinh. Đặc biệt xử lý khử khuẩn môi trường nước, sử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân. Khi có chiến dịch phun thuốc diệt khuẩn chúng tôi tham mưu với nhà trường đề xuất với trạm y tế phun vào ngày cuối tuần để không độc hại với trẻ. Thường xuyên kiểm tra định kỳ các hệ thống điện, bếp ga, khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước một tháng một lần, đồng thời cho khơi, nạo vét cống, hố ga, đường thoát nước… Biện pháp 4: Tổ chức các ngày lễ, ngày hội Việc tổ chức tốt ngày hội ngày lễ là một trong những hình thức tốt nhất để tuyên truyền giáo dục an toàn cho trẻ. Nhà trường đã phối hợp với phụ huynh tổ chức tốt các hội thi như: An toàn giao thông, Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ, câu lạc bộ gia đình, câu lạc bộ hò khoan Lệ Thuỷ….Thông qua các hội thi chuyển tải đến phụ huynh những nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ đầy đủ và thiết thực nhất, đồng thời phụ huynh được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất. Để tổ chức ngày hội ngày lễ thành công, giáo viên cần lựa chọn nội dung để chia sẻ thiết thực, sinh động, có hiệu quả tốt. Ví dụ: Hội thi: An toàn giao thông: giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông; phụ huynh phải nhớ thực hiện 5 không và 5 phải; trẻ biết được một số phương tiện và luật lệ an toàn khi tham gia giao thông. Hội thi Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ: Trẻ nắm được các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; phụ huynh có thêm kiến thức về chế biến và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. 2.3. Kết quả đạt được: Nhờ làm tốt công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đã góp phần vào việc đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh nắm rõ nội dung phòng chống tai nạn thương tích trong các hoạt động trong trường, lớp mầm non. Trẻ nắm được những hành vi đúng, sai trong việc phòng 16
- chống tai nạn thương tích, biết được những nguy cơ cần tránh để không xảy ra tai nạn. * Đối với trẻ: 100% trẻ đảm bảo an toàn không có tai nạn thương tích xảy ra trong thời gian ở lớp cũng như ở nhà. 100% trẻ không đem quà, bánh đến lớp. 100% trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 100% trẻ không bị té, ngã trong lúc vui chơi ở nhà. 100% trẻ không bị tiêu chảy, do ăn uống ở nhà. 100% trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. 100% trẻ không bị tai nạn thương tích do động vật, côn trùng cắn, tai nạn gây ngạt đường thở, do bỏng, điện giật… * Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh không mua quà, bánh cho trẻ đem đến trường. 100% phụ huynh đưa, đón trẻ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 100% phụ huynh chấp hành nội quy quy chế của nhà trường đưa đón trẻ đúng giờ quy định. 100% phụ huynh biết chăm sóc con ở gia đình để trẻ không bị tiêu chảy, do ăn uống. 100% phụ huynh biết giáo dục con rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. 100% phụ huynh biết chăm sóc bảo vệ con không để con bị tai nạn thương tích do động vật, côn trùng cắn, tai nạn gây ngạt đường thở, do bỏng, điện giật… Như vậy so sánh với kết quả khảo sát đầu năm học, những tồn tại và hạn chế đã giảm một cách rỏ rệt. * Đối với giáo viên: Qua việc áp dụng tốt đề tài này, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ, tích luỹ thêm những kiến thức, kỹ năng mới nhằm giúp trẻ trong lớp được chăm sóc chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ, đến các giờ học, giờ chơi. Đây mới chỉ là những kết quả ban đầu góp phần nhỏ của mình vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong thời gian tiếp theo, tôi cần cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để cùng với nhà trường, chị em đồng nghiệp đưa công tác đảm bảo an toàn cho trẻ ngày một vững chắc và đưa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày một phát triển đi lên. Phần III. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, phạm vi ứng dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp. 17
- Để đạt được các kết quả tốt trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, từ kết quả từ thực tế có thể khẳng định các biện pháp mà tôi đã xây dựng bước đầu thể hiện tính khả thi. Nhà trường gia đình xã hội có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ và tạo mọi điều kiện để giúp trẻ lớn lên và phát triển về mọi mặt. Đảm bảo an toàn giúp trẻ có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động hứng thú, tích cực tìm tòi, khám phá. Trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức, vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày. Bản thân mỗi một giáo viên cần lên kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời kế hoạch này phải được thông qua hội cha mẹ học sinh, để các bậc phụ huynh nắm rõ và tích cực phối hợp thực hiện, nhờ đó sẽ có hiệu quả đạt được tốt hơn. Lớp học cần có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu... Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại trường. Học hỏi và nâng cao năng lực cho bản thân về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN. Nội dung tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cần bám sát thực tế, phù hợp tình hình của trường, lớp, của địa phương. Đặc biệt nội dung tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích trong trường, lớp mầm non cho trẻ cần phải phù hợp, linh hoạt, kịp thời, có sổ theo dõi ghi chép cụ thể. Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, hấp dẫn giúp phụ huynh nắm kiến thức nhẹ nhàng, vui tươi đem lại kết quả tốt . 3.2. Những kiến nghị đề xuất. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Tôi mong nhận được sự quan tâm chia sẻ của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài có hiệu quả hơn. Thông qua đề tài này, tôi xin có một số kiến nghị như sau: Nhà trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đối với từng nhóm/lớp (sân chơi có đủ đồ chơi ngoài trời, khuôn viên xây dựng kiên cố…). 18
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng sơ cấp cứu để nâng cao trình độ. Giáo viên Cần thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về kiến thức truyền thông đến phụ huynh về dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ cho cha mẹ và cộng đồng như phát tờ rơi, tuyên truyền qua bảng những điều cha mẹ cần biết, trong các buổi họp…. Đối với tổ dinh dưỡng: Cần tiếp tục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện các quy trình sơ chế, chế biến, lưu mẫu thực phẩm hàng ngày theo quy định. Trên đây là một vài kinh nghiệm về công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho các bậc cho cha mẹ trong trường Mầm non, được áp dụng và đạt hiệu quả tại lớp tôi. Với sự nổ lực của bản thân nên đã đạt được kết quả ban đầu song Sáng kiến kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót kính mong đóng góp ý kiến giúp đỡ của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học của Nhà trường và Hội đồng khoa học của ngành để cho bản Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. Bản sáng kiến không những có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trường và còn áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong toàn huyện và toàn tỉnh./. Kim Thủy, ngày 19 tháng 12 năm 2016 Người viết Nguyễn Thị Minh Loan 19
- Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 88 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn