
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè
lượt xem 1
download

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè" nhằm tìm ra các biện pháp dạy học đạt kết quả cao: Phải lôi cuốn trẻ, trẻ tích cực tham gia hoạt động, khi tham gia trẻ thoải mái, tự tin, sảng khoái. Chính vì vậy các bài tập, trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ. Nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng : kỹ năng giao tiếp, kỹ nằn sống, kỹ năng bảo vệ môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè MỤC LỤC Nội dung Trang I .ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận 2.Cơ sở thực tiễn 3.Mục đích nghiên cứu 4.Đối tượng nghiên cứu 5.Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 6.Phương pháp nghiên cứu 7.Phạm vi kế hoạch nghiên cứu II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận 2.Thực trạng 2.1.Ưu điểm của vấn đề trước khi nghiên cứu 2.2.Hạn chế của vấn đề trước khi nghiên cứu cần giải quyết 3.Các giải pháp 3.1. Giải pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm. 3.2. Giải pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng. 3.3. Giải pháp 3: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ. 3.4. Giải pháp 4: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa 3.5. Giải pháp 5: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thể 3.6. Giải pháp 6: Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ trên hoạt động học. 3.7. Giải pháp 7: Noi gương, thưởng cờ, bình chọn “bé ngoan của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. 3.8. Giải pháp 8: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 4.Kết quả đạt được 4.1.Đối với giáo viên 42.Đối với trẻ III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1.Kết luận 2.Ý nghĩa. 3.Phạm vi áp dụng. 4.Đề xuất và kiến nghị
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và hát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá’’. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh.‘‘Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè” 1. Lý do chọn đề tài. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy mà mục đích của giáo dục Mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non (0-6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. của trẻ cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. 2. Cơ sở thực tiễn Trường mầm non chúng tôi có thể nói là một ngôi trường thân thiện với không gian tràn ngập màu xanh của cây lá, của tiếng chim hót véo von mỗi buổi sớm mai, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với người thân bạn bè, những người xung quanh bé. nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Song, do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở các lớp. Trong năm học 2016-2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ ( trẻ 4-5 tuổi.). Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu nhận thức, phân biết được những hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên hay không nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Vì thế , tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè” 3. Mục đích nghiên cứu: Để thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè”. Để học sinh tích cực hoạt động thể lực mỗi giáo viên phải suy nghĩ tìm ra các biện pháp dạy học đạt kết quả cao: Phải lôi cuốn trẻ, trẻ tích cực tham gia hoạt động, khi tham gia trẻ thoải mái, tự tin, sảng khoái. Chính vì vậy các bài tập, trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ. Nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng : kỹ năng giao tiếp, kỹ nằn sống, kỹ năng bảo vệ môi trường.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè 4.Đối tượng nhiên cứu: Nghiên cứu về chất lượng, cách tổ chức các hoạt động cho trẻ: xây dựng môi trường lớp học, các trò chơi để trẻ phát triển toàn diện. 5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại lớp. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày của trẻ. Phương pháp quan sát, đàm thoại. Phương pháp phân tích tổng hợp. Thường xuyên kết hợp với phụ huynh trao đổi vào các buổi họp phụ huynh, vào giờ đón trẻ trả trẻ. 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ B3 (trẻ 4-5 tuổi) Tôi được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp của phụ huynh học sinh nên tôi nghiên cứu đề tài này ở trẻ mẫu nhỡ B3 (trẻ 4-5 tuổi) do tôi phụ trách bắt đầu từ tháng 09/2016 đến tháng 03/2017. Thời gian Nội dung Bắt đầu Kết thúc Tháng 9/2016 Tháng 9/2016 - Lựa chọn đề tài. - Khảo sát. Tháng 10/2016 Tháng 10/2016 -Đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Xây dụng đề cương chi tiết. Tháng 11/2016 Tháng 2/2017 - Thực hiện các biện pháp dạy trẻ để trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè. - Ghi chép chi tiết các biện pháp giúp trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè. Tháng 3/2017 Tháng 3/2017 - Khảo sát sau khi thực hiện đề tài. - Đánh máy, in, đóng quyển sáng kiến kinh nghiệm. - Nộp bản sáng kiến kinh nghiệm. II. BIỆN PHÁP: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác. Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều tuyệt vời như mơ ước của cha mẹ. Không ít trong số đó trở thành những con người lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, tiếp theo là cộng đồng, xã hội. Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề. 2.1.Ưu điểm của vấn đề trước khi nghiên cứu: Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé nên có nề nếp học tập. Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè Lớp được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của các bé. Đa số phụ huynh có trình độ học vấn, hiểu biết và rất tâm đến con, luôn mong muốn cho bé được sống trong môi trường an toàn, chan chứa tình yêu thương. Bản thân tôi và 2 giáo viên ở lớp đều đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng sống, Giá trị sống nên tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kĩ năng, các giá trị sống trong đó có kĩ năng biết chia sẻ, yêu thương. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè 2.2 Hạn chế của vấn đề trước khi nghiên cứu cần giải quyết. Lớp có một số trẻ quá hiếu động nên khả năng tập trung chú ý trong giờ học chưa cao hay quậy phá. Bên cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu hay thu mình không thích tham gia các hoạt động tập thể Lớp có 61 trẻ Hơn nữa (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng, phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn... Trước những khó khăn như vậy, tôi cảm thấy rất băn khoăn và suy nghĩ xem phải dạy trẻ như thế nào, bằng cách nào để tất cả trẻ lớp tôi tự tin, có được những hành vi lành mạnh , và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh mình. Từ những suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên như sau: 3. Các giải pháp 3.1 Giải pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm Kết quả khảo sát được như sau: - Tiêu chí 1: Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thể hiện mình - Tiêu chí 2: Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, hợp tác giúp đỡ bạn - Tiêu chí 3: Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định - Tiêu chí 4: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường Nội dung Số trẻ Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 được Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ khảo sát Tổng số 61 28 33 27 34 35 26 31 30 Tỉ lệ % 100 45.9 54.1 44.3 55.7 57.4 42.6 50.8 49.2
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Sau khi khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi còn hạn chế về các kỹ năng : kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng bảo vệ môi trường nêncần rèn trẻ. 3.2. Giải pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet.Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh.Tôi hiểu rằng để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần: + Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè. + Lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ thái độ + Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề + Tôn trọng đồ đạc của trẻ + Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp. 3.3. Giải pháp 3. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Cụ thể các mạng hoạt động: Bản chủ đề, các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi vừa tầm của trẻ, các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất. Trong mỗi góc chơi tôi thiết kể mảng mở, các mảng mở tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó, để kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Mảng tường mở cho trẻ hoạt động Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi Nội quy góc chơi Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Sản phẩm trẻ làm cùng cô được sử dụng trong góc bán hàng (Trẻ được sử dụng sản phẩm của mình trong góc chơi bán hàng) Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng chăm sóc cây trong trường, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè (Bé đang lau lá cây) Xây dựng góc dân gian trong lớp để hàng ngày trẻ được tiếp cận với các trò chơi dân gian - Trang trí các mảng tường có nội dung Giáo dục kỹ năng sống như: + Treo hình ảnh các bước rửa tay đúng cách ngay ở dưới vòi nước rửa tay của trẻ. + Treo các hình ảnh các bước lau mặt ngay tại nơi để giá khăn lau mặt + Trong phòng vệ sinh, trang trí các hình ảnh minh họa hành động giáo dục trẻ như: xếp hàng để rửa tay, để rác đúng nơi quy định.….
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Nội quy xếp hàng (Nội quy để rác đúng nơi quy định) Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ.Từ đó giúp trẻ biết quan tâm chia sẻ với cô giáo, bạn bè. 3.4. Giải pháp 4 . Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa Tạo cho trẻ sự tự tin trong giao tiếp là điều rất quan trọng và giáo viên nên thường xuyên tổ chức các sự kiện cho trẻ tham gia. Khi tham gia những hoạt động này trẻ được giao lưu, được thể hiện, trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp, có tác phong tự chủ của bản thân. Khi mới tham gia trẻ có thể rụt rè không dám giao tiếp nhưng khi tham gia thường xuyên các hoạt động ngoại khóa thì trẻ sẽ dần quen và không e sợ khi có người lạ hay nơi đông người mà sẽ tự tin giao tiếp. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. * Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm mọi người. Cùng với việc dạy trẻ trên những tiết học, tích hợp trong các hoạt động của chủ đề gia đình chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày lễ hội như tổng kết chủ đề: tổ chức “ngày hội yêu thương 20-10” bởi thông qua các hoạt động chuẩn bị, chia sẻ trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình, biết cách chia sẻ cảm xúc với những người thân yêu.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè (Bé trang trí bưu thiếp tặng bà và mẹ nhân ngày 20/10) *Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng. Trong buổi trẻ được nói lên những cảm xúc của mình, và nói lên được những lời chúc các bạn sinh nhật trong tháng.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Trẻ tặng hoa cho bạn ngày sinh nhật Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện tình cảm với các bạn của mình. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè quan tâm giúp đỡ chia sẻ mà còn được các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng các bạn gái. Các bạn trai tặng quà cho bạn gái Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đến lớp với bé là một ngày vui * Dạy trẻ biết giúp đỡ cô giáo những công việc vừa sức. Việc dạy trẻ quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cô giáo trong quá trình dạy trẻ. Những việc làm giúp đỡ cô giáo trong các hoạt động hằng ngày phù hợp với trẻ như: phục cô quét nhà, xếp giá đồ chơi ngay ngăn, lau đồ chơi ở các góc cùng cô, xếp thìa bạn ăn, phơi khăn, úp cốc, xếp dép gọn gàng, hay giúp cô bầy tiệc trong các buổi ngoại khóa như sinh nhật, noel, trung thu….… Tập cho trẻ biết phụ giúp cô từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Từ đó tạo cho trẻ biết quan tâm chia sẻ công việc của người lớn, cô giáo và những người xung quanh. Khi giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Những công việc như thế, trẻ mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương qua sự vất vả hằng ngày của cô giáo từ đó có thái độ quan tâm đúng mực.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè Trẻ sắp xếp lại đồ chơi sau giờ hoạt động góc Trẻ cất cốc.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè (Trẻ bày tiệc trong lễ Giáng Sinh) *Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôi. Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Chính vì vậy khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi cũng rất quan tâm đến góc thiên nhiên của lớp, những thay đổi dù nhỏ thôi của vườn bắp cải trẻ cũng phát hiện ra, sự phát triển của cây qua từng gia đoạn. Từ đó trẻ yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của các bé lớp tôi. Bé chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè *Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động. Không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô giáo và bạn bè chúng tôi luôn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quí những người lao động xung quanh bé như bác bảo vệ, bác làm vườn, bác đầu bếp, bác lao công.. Có một thực tế buồn là đầu năm học khi chúng tôi hỏi trẻ tên các cô bác trong trường hầu như trẻ chỉ nhớ tên các cô giáo bé đã từng học qua, khi hỏi tên các bác lao công, bác bảo vệ trẻ không thể nói được...chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều với các bé, cho bé thấy những việc làm thầm lặng của các bác đã đem lại cho bé một môi trường an toàn, xanh sạch đẹp để các bé vui chơi học hành...các bé dường như cũng hiểu và tỏ ra rất tò mò mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các bác lao công trong trường. Chúng tôi đã để lựa chọn chủ đề Nghề Nghiệp. Sau một tuần tìm hiểu về tên tuổi, công việc, dụng cụ... của bác lao công chúng tôi đã tổ chức cho trẻ quan sát và trò chuyện với,bác lao công qua đó làm cho bác thấy yêu công việc hơn, tự hào vì mình đã được yêu thương kính trọng, còn với các bé của lớp tôi không chỉ là những lời nói yêu thương, các bé thật sự trân trọng những việc làm của các bác, mỗi lần chúng tôi cho các bé xuống sân trường thấy các bác là các bé reo lên chào và chạy ùa đến ríu rít chuyện trò với bác và giúp bác nhặt lá bỏ vào hay thùng.Thật hạnh phúc khi chứng kiến giây phút đó, trong lòng chúng tôi cũng trào lên cảm xúc yêu thương. Qua đó trẻ niềm thích thú, say mê khi lao động. Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng khi công việc có phần đóng góp cao của bản thân và có trách nhiệm hơn với phần việc đó. Đây sẽ là động lực và nguồn gốc của sự phát triển thông minh và nhanh nhạy ở trẻ, còn góp phần hình thành nhân cách con người ở trẻ, tạo nên những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, biết quý trọng thành quả lao động, biết thông cảm với những người lao động.
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè (Trẻ đang lao động – trực nhật) 3.5. Giải pháp 5: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thể Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. Trong quá trình được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi như: Ô ăn quan, Cờ hùm, Cờ chiếu tướng.... Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như : Hái quả - chui vào hang bắt chuột đồng hoặc chuột túi nhảy qua rãnh nước - tới đích lấy cờ. Cả trò chơi là phương tiện giáo dục thể lực một cách tích cực
- Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân bạn bè và thoải mái, giúp trẻ hoàn thiện sức khỏe, hoàn thiện các vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình thành và phát triển các tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm chất nhân cách như tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây (Trẻ tham gia trò chơi) Ngoài ra tôi còn sưu tầm 1 số trò chơi để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ Sau đây là một số trò chơi: *Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình *Trò chơi 2: Ước mơ của tôi . Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p |
225 |
43
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p |
141 |
12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p |
138 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p |
142 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p |
89 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p |
192 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p |
64 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p |
88 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p |
145 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p |
137 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p |
119 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p |
138 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p |
169 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p |
123 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p |
128 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p |
127 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p |
95 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua các thí nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
16 p |
41 |
4


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
