intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ vừa nắm được kiến thức, hình thành, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của hoạt động khám phá khoa học lại vùa phát huy được tính độc lập sáng tạo ở trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng

  1. PHỤ LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp để dạy tốt 1 hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm "Một số 2 biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. 3 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và 3 học "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương I: Thực trạng của Trường Mầm non Nhân Thắng 4 1 Thuận lợi 6 2 Khó Khăn 7 Chương II: Những biện pháp thực hiện đề tài “Một số biện pháp để 7 dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. 1 Biện pháp 1: Trong hoạt động có chủ đích 7 2 Biện pháp 2: Trong hoạt đông ngoài trời 11 3 Biện pháp 3: Trong hoạt động góc 12 4 Biện pháp 4: Trong sinh hoạt hàng ngày 12 Chương III: Kiểm chứng các Biện pháp "Một số biện pháp để dạy tốt 14 hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. PHẦN III: KẾT LUẬN 17 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong việc dạy tốt hoạt 17 động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai 18 3 Kiến nghị với các cấp quản lý 18 PHẦN IV: PHỤ LỤC 20 1 Tài liệu tham khảo 20 2 Phiếu đánh giá sáng kiến của hội đồng sáng kiến 21 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
  2. 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam từng ngày, từng giờ đang đổi mới tất cả các ngành nghề trong xã hội. Những đổi mới của các ngành nghề đó đều được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Những điều mà đảng và nhà nước ta quan tâm nhất vẫn là ngành Giáo dục. Điều này đã được khẳng định trong đai hội lần thứ XII của đảng "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Phát triển Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển Giáo dục và Đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ, phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực." Phát triển giáo dục là phát triển trí lực nhằm nâng cao dân trí, nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ có kỹ thuật sáng tạo, giàu tính nhân ái, yêu quê hương đất nước, có sức khỏe để đáp ứng với yêu cầu của xã hội". Cho nên không ngẫu nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người" Lời nói đó đã trở thành nối sống, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo. Để có được con người mới, đáp ứng với xã hội ngày nay thì con người ấy phải được đào tạo qua giáo dục. Ngay từ khi bước đi chập chững được nuôi dưỡng trong một gia đình, môi trường giáo dục, được ăn no, được học, được kế tục sự nghiệp của cha ông ta ngày xưa. Từ những vấn đề trên bậc học Mầm non là khâu đầu tiên cực kỳ quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Có thể nói bậc học Mầm non là nền tảng vững chắc cho bậc Tiểu học 2
  3. Bác Hồ đã từng có lời căn dặn giáo viên mẫu giáo: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt sau này các cháu thành người tốt". Nên là mỗi giáo viên mẫu giáo trong thời đại mới để thực hiện được lời dặn của Bác thì trong công tác không những phải chăm sóc trẻ tốt, dỗ dành trẻ, mà còn phải giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách ở năm lĩnh vực đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm-xã hội. Trong năm lĩnh vực đó thì lĩnh vực phát triển nhận thức trong đó có hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ rèn luyện và hình thành những kỹ năng nhận thức ở trẻ. Chính vì vậy hoạt động khám phá khoa học là phương tiện giáo dục trẻ em, là hoạt đông không thể thiếu trong trường Mầm non. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu đã có và những kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và xuất phát từ đăc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi. Đề xuất ý kiến nhằm góp phần năng cao chất lượng giáo dục trẻ. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Trước đây việc hướng dẫn cho trẻ hoạt động khám phá khoa học ở các cơ sở giáo dục mầm non chỉ được giới hạn ở một góc lớp. Trong đó có nhiều đồ vật tranh ảnh, mô hình, nhưng chủ yếu là để trưng bày cho đep. Chỉ đến giờ hoạt đông khám phá khoa học trẻ mới được tới đó để quan sát trong vài phút. Như thế không thể đủ cho trẻ hoat động khám phá khoa học vì đối với trẻ hoat động khám phá khoa học không chỉ là quan sát bằng mắt mà còn là sờ, nếm, ngửi. Trong nhiều năm gần đây với sự chỉ đạo sát sao của Bộ giáo dục và đào tạo, ngành học mầm non, cụ thể Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức tốt các chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Trong quá trình thực hiện giáo dục mầm non đã thu được một số kết quả khả quan đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Từ 3
  4. thực tế giảng dạy tôi thấy việc cung cấp tri thức cho trẻ mầm non về các sự vật, hiện tượng không chỉ nên dừng lại ở mức độ biểu tượng, cần tăng cường yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn. Việc tổ chức và hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là cho trẻ được nói, được làm, giáo viên không nên nói và làm thay trẻ. Bên cạnh đó tôi còn tham khảo một số tài liệu về cách sử dụng những thí nghiệm trong giờ học khám phá và lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với lứa tuổi. Cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm cùng chơi và cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học và tiết học vô cùng sinh động. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Bước sang thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ. Do vậy con người cần phải năng động và sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Như Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong thời đại “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đó là vai trò của trí tuệ. Chính vì vậy, khi chọn đề tài : "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Tôi hy vọng đề tài này sẽ phát huy tính tích cực của trẻ 5-6 tuối A2 trong các hoạt động khám phá khoa học. Giúp trẻ vừa nắm được kiến thức, hình thành, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của hoạt động khám phá khoa học lại vùa phát huy được tính độc lập sáng tạo ở trẻ. Đó sẽ là nền tảng để phát huy tính năng động, sáng tạo, nguồn nhân lực của trí tuệ sau này Điều này rất cần thiết cho những “chủ nhân” tương lai của đất nước . 4
  5. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG Năm học 2022-2023, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuối A2 với tổng số 37 trẻ. Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng để nắm tình hình, đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ từ đó đề ra biện pháp tổ chức các hoạt động cho phù hợp. Kết quả khảo sát khả năng nhận thức của trẻ như sau: - Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh: 6 trẻ đạt 16,2%. - Trẻ có khả năng tiếp thu khá: 13 trẻ đạt 35,1%. - Trẻ có khả năng tiếp thu chậm: 18 trẻ đạt 48,7%. Từ kết quả khảo sát trên khi sắp xếp tổ, đều có các cháu nhận thức nhanh, khá và chậm. Những cháu cá biệt cho ngồi gần cô để tiện cho việc rèn nề nếp. Trong quá trình thực hiện tôi thấy có 1 số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân xã Nhân Thắng, các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất . - Lớp học rộng rãi, thoáng mát. - Phụ huynh đã có sự hiểu biết sẵn sàng đóng góp tiền để mua đồ dùng phục vụ các hoạt động của trẻ. - Nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt đầu tư đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học và lắp mạng internet toàn trường. 2. Khó khăn: - Lớp mẫu giáo 5-6 tuối A2 do tôi phụ trách có 37 trẻ. Gồm 2 giáo viên phụ trách. Cả 2 đều có trình độ đại học nhưng tuổi nghề còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. - Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, đa số trẻ mới đến lớp lần đầu còn nhút nhát, quấy khóc, có trẻ còn non tháng, còn nhiều trẻ hiếu động. - Nhận thức của các bậc cha mẹ đối với ngành học mầm non còn hạn chế. 5
  6. CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Ngay từ thời xưa các nhà giáo dục học đã cho rằng: "Khám phá khoa học là phương tiện giáo dục trẻ em". Muốn trẻ em trở thành người lớn theo đúng nghĩa, nghĩa là con người lớn khôn để trở thành chủ thể trong việc xây dựng và cải tạo môi trường sống thì nhất định phải có sự tác động của giáo dục. Với trẻ mầm non thì cô giáo là những người cùng trẻ đi "Khám phá khoa học". Trẻ khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh về những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, trẻ được nhận xét, phán đoán và nói lên ý nghĩ của mình. Quá trình khám phá khoa học của trẻ sẽ dần dần phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh sẽ được thoả mãn. Chính vì vậy tôi luôn cho trẻ tìm tòi, khám phá thông qua các hoạt động học có chủ định. 1. Biện pháp 1: Trong hoạt động học có chủ định Để khẳng định hoạt động học có chủ định thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào nề nếp của trẻ. Lớp tôi có thuận lợi là tất cả trẻ đều được học qua từ lớp nhà trẻ nên đã có nề nếp, thói quen trong học tập, sinh hoạt. Bên cạnh đó một số trẻ mới đi học, chưa có nề nếp, thói quen, còn hiếu động. Với những trẻ mới tôi dành thời gian trò chuyện, đưa ra những yêu cầu để trẻ làm quen dần với môi trường sinh hoạt của lớp, nhắc các cháu khi học ngồi ngoan, chú ý nghe lời cô giáo, không nói chuyện riêng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Trong hoạt động học có chủ định tôi luôn xác định được mục đích và yêu cầu cụ thể, rõ ràng phù hợp với đề tài và nhận thức của trẻ. Hoạt động phải có cấu trúc rõ ràng, nội dung cần phù hợp với mục đích và yêu cầu đã xác định. Việc củng cố kiến thức và mở rộng hiểu biết của trẻ luôn gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoạt động học có chủ định phải xác định được trọng tâm, kiến thức cung cấp cho trẻ, tránh lan man. Khi thực hiện hoạt động các phương pháp và biện pháp tôi đã lựa chọn phù hợp với nội dung và nhận thức của trẻ. Hoạt 6
  7. động này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ chu đáo. Ví dụ ở chủ đề "Thế giới thực vật" tôi đã chuẩn bị những quả đu đủ chín vàng, quả đu đủ xanh để trẻ được nhìn, sờ trực tiếp ngoài ra tôi còn chuẩn bị các món ăn từ đu đủ: Xanh, chín cho trẻ nếm, nếu được chuẩn bị chu đáo trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực, hoạt động đạt kết quả khá tốt. Với chủ đề " Thế giới động vật" đề tài con mèo, tôi chuẩn bị tranh về các loại mèo: Vàng, đốm, đen rất đẹp, ngoài ra còn có 1 chú mèo thật xinh xắn và đáng yêu, khi quan sát trẻ được nhìn trực tiếp được sờ vào bộ lông của mèo để nhận xét và nói lên những điều gì trẻ thấy và tôi còn chuẩn bị thức ăn cho mèo ăn trẻ được quan sát hoạt động của con mèo, được bắt chước tiếng mèo kêu qua hoạt động trẻ vừa được học vừa được chơi, được tập làm những công việc hàng ngày như ở nhà của trẻ nên trẻ rất hứng thú. Hoặc với chủ đề " Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh" với đề tài"Rau bắp cải" tôi đã chuẩn bị những cây bắp cải thật có cả lá già, cuống và rễ để trẻ quan sát, tôi còn chuẩn bị các món ăn từ rau bắp cải như: Bắp cải xào, luộc, nấu canh, muối dưa. Với chủ đề "Động vật sống dưới nước" đề tài"Cá chép" tôi chuẩn bị con cá chép thật để cho trẻ quan sát, ngoài ra còn có các món ăn chế biến từ cá như cá rán, có sốt cà chua, cá kho…… Ngoài việc chuẩn bị tốt đồ dùng, tranh, ảnh vật thật ra không thể không nói đến việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hiện nay là rất cần thiết, với hoạt động khám phá khoa học thì không thể thiếu. Bởi có nội dung không thể thực hiện trong hoạt động học đựơc, vì vậy hàng ngày tôi tranh thủ những lúc rảnh rỗi để chụp ảnh, ghi hình, đưa vào máy tính, làm trình chiếu Power point để phục vụ cho các hoạt động học có chủ định. Ví dụ bài "Sự nảy mầm từ hạt thành cây" ở chủ đề "Thế giới thực vật" tôi đã phải chuẩn bị từng công đoạn cách ngày học 2 - 3 tuần. Từ khi làm đất -> gieo hạt -> hạt nảy mầm -> cây non -> cây trưởng thành -> cây có hoa, quả. Mỗi một công đoạn hay một quá trình phát triển của cây tôi đều ghi lại bằng hình ảnh, khi thực hiện trẻ được quan sát quy trình bằng hình ảnh thật, sống động trẻ rất hứng thú và họat động đạt kết quả cao. Hoặc với đề tài "Con mèo" trẻ được quan sát con mèo hoạt động, đã đàm thoại, nhận xét về những đặc điểm bên ngoài của con mèo và 7
  8. trẻ đã biết được rằng nuôi mèo để bắt chuột, mèo có thể biểu diễn xiếc, ảo thuật, làm hoạt hình...đến lúc này tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ sẽ xuất hiện, trong đầu trẻ sẽ đặt ra câu hỏi Mèo bắt chuột như thế nào? Mèo có làm được xiếc không?. Lúc này công nghệ thông tin là người bạn để giúp trẻ trả lời những câu hỏi trên, kết quả của hoạt động đạt được rất tốt, trẻ rất hứng thú và có những ấn tượng sâu sắc. Để phát huy tính tích cực của trẻ ngoài việc tổ chức các hoạt động tập thể tôi còn kết hợp với các hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thường xuyên tổ chức thảo luận nhóm để trẻ được đưa ra ý kiến của mình. Tôi chỉ là người củng cố, khái quát kiến thức hoặc cung cấp thêm kiến thức mà trẻ chưa biết hoặc hiểu chưa đúng, chưa chính xác. Tôi luôn đặt ra những câu hỏi gợi mở mang tính khái quát để trẻ phải suy nghĩ và tìm ra câu trả lời đúng, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình. Ví dụ: - Quả đu đủ như thế nào? - Tại sao khi đi xe máy không phải đạp chân? - Con gà có đặc điểm gì? - Tại sao cá bơi được ở dưới nước? Bên cạnh đó tôi không chỉ cho trẻ trả lời câu hỏi của cô mà còn cho trẻ tự đặt câu hỏi với bạn bè. Ví dụ các bạn tổ Hoa Hồng đặt câu hỏi để các bạn tổ Hoa Cúc trả lời hoặc cô giáo đưa ra những thắc mắc để trẻ trả lời...Từ đó tạo bầu không khí gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, rèn các kỹ năng giao tiếp, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Khi trẻ trả lời câu hỏi, ngoài những trẻ mạnh dạn, hăng hái giơ tay phát biểu tôi còn luôn khuyến khích những trẻ nhút nhát, hiếu động, không tập chung chú ý vào hoạt động bằng cách chỉ định để trẻ trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn. Một điều không thể không nhắc đến đó là khi dậy trẻ hoạt động "Khám phá khoa học" tôi đã tích hợp các hoạt động khác như: Làm quen với Toán, Giáo dục âm nhạc, làm quen văn học, tạo hình... với những nội dung phù hợp nhằm củng cố những hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. 8
  9. Với hoạt động "Khám phá khoa học" tích hợp "Giáo dục âm nhạc" vào rất phù hợp. Ví dụ khi dạy trẻ khám phá "Một số loại hoa" tôi cho trẻ hát bài "Màu hoa" hay dạy "Phương tiện giao thông đường bộ" cho trẻ vận động bài "Đi xe đạp", "Em tập lái ô tô" hoặc với đề tài "Con mèo" cho trẻ hát vận động bài "Ai cũng yêu chú mèo". Với hoạt động làm quen văn học tích hợp hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ khi dạy về "Một số loại rau" tôi cho trẻ đọc bài đồng dao "Họ rau". Rềnh rềnh dàng dàng Đi chợ mua hàng Tìm các loại rau. Với đề tài về côn trùng có thể đọc các câu đố về con Ong, con Muỗi, ... Con gì nho nhỏ Lưng nó uốn cong Bay khắp cánh đồng Kiếm hoa làm mật. (Con ong) Khi dạy trẻ "Con mèo" cuối hoạt động cho trẻ chơi trò chơi dân gian "Mèo đuổi chuột" hay về con cá cho trẻ chơi trò chơi vận động "Cá bơi". Với hoạt động khám phá khoa học thì việc tích hợp, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh là một nội dung không thể thiếu. Ví dụ khi cho trẻ khám phá về quả đu đủ khi cho trẻ ăn đu đủ chín, được uống sinh tố đu đủ hay khi dạy trẻ về đề tài lúa, gạo tôi cho trẻ ăn những sản phẩm làm từ gạo như cơm, mỳ gạo, bánh tẻ, bún, phở, qua đây giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ dễ tiếp thu. Qua hoạt động học có chủ định tôi thấy trẻ được hoạt động tích cực, biết phân tích và tổng hợp, biết các thao tác hành động và hoạt động với các đối tượng khám phá vì trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ của đối tượng và quan hệ giữa chúng. Tôi đã dùng các hình thức, các biện pháp, thủ thuật khác nhau vì vậy hoạt động học có chủ định đạt hiệu quả cao. 9
  10. Hình ảnh minh chứng 2. Biện pháp 2: Trong hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là hoạt động trẻ được tiếp xúc với môi trường sống. Khi cho trẻ đi dạo chơi hay quan sát có mục đích trẻ sẽ được lĩnh hội rất nhiều kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ sẽ được thảo luận, trò chuyện với cô và các bạn để nói lên những điều trẻ đang suy nghĩ và nhìn thấy. Ví dụ ở chủ đề Trường mầm non tôi cho trẻ quan sát đu quay, cầu trượt. Chủ đề phương tiện giao thông cho trẻ quan sát xe máy, xe đạp. Chủ đề thế giới thực vật trẻ quan sát cây ở góc thiên nhiên. Chủ đề một số nghề cho đàm thoại về công việc của cô cấp dưỡng... và đặc biệt tôi thường xuyên theo dõi thực đơn hàng ngày của trẻ để xếp lịch cho trẻ có thể 1 tuần xuống thăm quan các cô chế biến món ăn 1- 2 lần nếu như thực đơn đó phù hợp với chủ đề trẻ đang học. Ví dụ như chủ đề "Thế giới thực vật" chủ đề nhánh là các loại rau tôi có thể cho trẻ xem các cô nhặt rau, rửa rau và cho trẻ nhặt rau,rửa rau giúp cô. Qua hoạt động ngoài trời tôi thấy trẻ luôn được gắn bó với môi trường sống, trẻ được quan sát và khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức phục vụ cho hoạt động học có chủ định. 10
  11. Hình ảnh minh chứng 3. Biện pháp 3: Trong hoạt động góc: Hoạt động chơi ở các góc là một hoạt động tích cực, ở đây trẻ được chơi mà học, học mà chơi. Trẻ được tự mày mò khám phá. Thông qua các góc: Học tập, xây dựng, tạo hình, phân vai... mà trẻ có những thái độ ứng xử tốt, trẻ biết nhường nhịn hợp tác cùng nhau chơi, không tranh giành đồ chơi, đoàn kết với bạn bè. Khi trẻ chơi tôi là người bao quát chung và có lúc tham gia chơi cùng trẻ chơi cùng trẻ. Trong lớp các góc được trang trí, sắp xếp theo hướng mở, có sự lô gíc, giao lưu với nhau. Ví dụ: Chủ đề "Gia đình": Góc xây dựng: tôi cho trẻ xây nhà của bé; Góc phân vai: chơi nấu ăn, mẹ con, bế em, ..; Tạo hình thì vẽ người thân trong gia đình... Hình ảnh minh chứng 11
  12. 4. Biện pháp 4: Trong sinh hoạt hàng ngày: Ngoài hoạt động học có chủ định, hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi ở các góc. Thông qua sinh hoạt hàng ngày tôi giáo dục cho trẻ có nề nếp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, rèn trẻ thói quen, hành vi văn minh. Trong giờ đón, trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ về chủ đề trẻ đang học, các góc chơi trong lớp, tranh ảnh, sản phẩm của cô và trẻ đã làm được ứng với từng chủ đề trẻ đang học.. Ví dụ chủ đề "Động vật" tôi có thể hỏi trẻ trong gia đình con nuôi những con gì? Nuôi con đó để làm gì? Con đã làm gì để chăm sóc bảo vệ nó? hay chủ đề "Phương tiện và luật giao thông" tôi hỏi trẻ: Con đi học bằng phương tiện gì? Trên đường đi con thấy có những loại phương tiện gì khác. Bên cạnh đó công tác phối hợp với cha mẹ là rất quan trọng. Thực tế ngay từ đầu năm học tôi bố trí góc phối hợp với cha mẹ ở cửa lớp theo từng chủ đề đang học. 12
  13. Việc này rất thuận tiện cho cha mẹ biết hàng ngày con mình học gì. Từ đó cha mẹ trẻ sưu tầm được tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho trẻ học ở các chủ đề. Ví dụ tranh ảnh đồ chơi dân gian, tranh ảnh về quê hương Bắc Ninh, ảnh gia đình bé, thế giới động vật, thế giới thực vật. Cô giáo phối hợp cùng cha mẹ thống nhất biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Trong công tác vệ sinh chăm sóc tôi thường cho trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện thu hút trẻ vào công việc kê dọn bàn ăn, dọn lớp, lau giá đồ chơi. Trước khi ăn giới thiệu món ăn, hỏi trẻ xem món ăn đó cung cấp chất gì từ đó củng cố kiến thức cho trẻ và giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Hình ảnh minh chứng 13
  14. CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng” Sau khi thực hiện các biện pháp để thực hiện đề tài: "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng”. Tôi nhận thấy khả năng nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học tiến triển một cách rõ rệt. Được thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau: 1. Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: */ Trước khi thực hiện đề tài: MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI TRẺ TỐT KHÁ TB CHÚ Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, 1. hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi 37 18,9 35,1 45,9 về các sự vật, hiện tượng. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện 2. tượng như sử dụng các giác quan khác 37 24,3 40,5 35,1 nhau để xem xét lá, hoa, quả và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. 3. Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và 37 21,6 37,8 40,5 thảo luận. 4. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh 37 16,2 35,1 48,6 ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. 5. Phân loại các đối tượng theo các dấu 37 18,9 40,5 40,5 hiệu khác nhau. */ Sau khi thực hiện đề tài: 14
  15. MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI TRẺ TỐT KHÁ TB CHÚ Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, 1. hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi 37 51,4 43,2 5,4 về các sự vật, hiện tượng. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng 2. như sử dụng các giác quan khác nhau để 37 48,6 43,2 8,1 xem xét lá, hoa, quả và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. 3. Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và 37 51,4 40,5 8,1 thảo luận. 4. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh 37 51,4 45,9 2,7 ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. 5. Phân loại các đối tượng theo các dấu 37 48,6 45,9 5,4 hiệu khác nhau. 2. Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng vá giải quyết vấn đề đơn giản: */ Trước khi thực hiện đề tài: MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI TRẺ TỐT KHÁ TB CHÚ Nhận xét được một số mối quan 1. hệ đơn giản của sự vật hiệh tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có 37 21,6 35,1 43,2 những giọt nước do nước nóng bốc hơi”. Giải quyết vấn đề đơn giản 2. bằng các cách khác nhau. 37 18,9 40,5 40,5 */ Sau khi thực hiện đề tài: 15
  16. MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI TỐT KHÁ TB TRẺ CHÚ Nhận xét được một số mối quan hệ 1. đơn giản của sự vật hiện tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có những giọt nước 37 48,6 45,9 5,4 do nước nóng bốc hơi”. Giải quyết vấn đề đơn giản bằng 2. các cách khác nhau. 37 62,2 35,1 2,7 3. Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau: */ Trước khi thực hiện đề tài: MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI TỐT KHÁ TB TRẺ CHÚ Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác 1. nhau, giống nhau của các đối tượng được 37 16,2 32,4 51,4 quan sát. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt 2. động vui chơi, âm nhạc và tạo hình như: “Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trẻ biết mô phỏng lại vận động/ 37 24,3 37,8 37,8 di chuyển/ của con vật. Trong âm nhạc biết hát các bài hát về cây, con vật .Trong tạo hình biết vẽ xé dán về cây, con vật” */ Sau khi thực hiện đề tài: MỨC ĐỘ BIỂU STT TÊN TIÊU CHÍ SỐ HIỆN % GHI 16
  17. TRẺ TỐT KHÁ TB CHÚ 1. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được 37 70,3 24,3 5,4 quan sát. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt 2. động vui chơi, âm nhạc và tạo hình như: “Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trẻ biết mô phỏng lại vận động/ 37 64,9 32,4 2,7 di chuyển/ của con vật. Trong âm nhạc biết hát các bài hát về cây, con vật. Trong tạo hình biết vẽ xé dán về cây, con vật” 17
  18. PHẦN 3 : KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong việc dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng” . Sau khi thực hiện hoạt động khám phá khoa học có kết hợp một số biện pháp hình thức trong giảng dạy tôi rút ra một vấn đề quan trọng sau: - Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nhiệt tình có ý thức học hỏi vươn lên trong chuyên môn. - Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc phương pháp hoạt động khám phá khoa học. Thường xuyên nghiên cứu chuyên đề, các tập san, tham dự chuyên đề hội giảng. - Nắm bắt khả năng tiếp thu của từng trẻ để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiếp thu kiến thức phát triển khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ yêu thích hoạt động học. - Cô cần hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, có biện pháp, phương pháp thích hợp để hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả cao. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho hoạt động, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học một cách hợp lý, hiệu quả. - Sưu tầm thêm các loại tranh ảnh, tìm trên mạng internet, tạo các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh trong trình chiếu Powerpoint để hấp dẫn, kích thích sự hứng thú hoạt động cho trẻ. - Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với nhận thức của trẻ, tránh gò bó, áp đặt. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai Trẻ em được khám phá khoa học là góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước và có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường sống xung quanh. Cho trẻ khám phá khoa học góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy ngôn ngữ và chú ý. 18
  19. Trong quá trình khám phá sử dụng tích cực các giác quan nhờ vậy mà các cơ quan cảm giác phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn. Hoạt động khám phá khoa học không chỉ để phát triển các mặt toàn diện ở trẻ mà nó còn là phương tiện để giáo dục trẻ em. Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước, ông bà cha mẹ, yêu những người lao động, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Với lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng” hoàn toàn có khả năng giúp trẻ nhận thức, phát triển ngôn ngữ, kích thích và phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết của trẻ. Là giáo viên mầm non cần tiếp tục học, tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu hình thức đổi mới trong công tác giáo dục mầm non " Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" vào hoạt động học có chủ định, tiếp thu những ý kiến đóng góp để kết quả chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn "Góp phần hình thành nhân cách trẻ từ tuổi bé nhất, nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người" . 3. Kiến nghị với các cấp quản lý Đề xuất với ban lãnh đạo nhà trường mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp để việc chăm sóc giáo dục trẻ được thuận lợi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mỹ giúp trẻ có tiền đề vững chắc vào trường tiểu học Cần nhận được nhiều hơn nữa từ sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh, lãnh đạo địa phương, phòng giáo dục về mọi mặt, để phục vụ cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn 19
  20. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tổ chức các tiết dạy mẫu để đông đảo giáo viên được tham dự, trau dồi kinh nghiệm. Trên đây là "Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuối A2 tại trường mầm non Nhân Thắng". Đề tài nghiên cứu này tôi đã thu được trong thưc tế cũng như quá trình công tác tại trường mầm non. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bài viết được phong phú hơn, hiệu quả cao hơn nữa . Tôi xin chân thành cảm ơn! Nhân Thắng, ngày 30 tháng 01 năm 2023 Người nghiên cứu Trần Thị Giang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2