intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các biện pháp đổi mới các hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, gìn giữ những nét văn hoá của cha ông ta để lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUỐC OAI TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo. Cấp học : Mầm non. Tên tác giả : Nguyễn Thị Tú Anh Đơn vị công tác : Trường mầm non Yên Sơn. Chức vụ : Giáo viên. NĂM HỌC 2023 - 2024
  2. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng NCKH-SKKN Trường mầm non Yên Sơn; - Hội đồng Khoa học chấm SKKN Ngành GD&ĐT Huyện Quốc Oai. Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Tên sáng kiến tên tháng năm tác danh chuyên sinh môn Nguy n 15/04/1990 Trường Giáo Cử nhân Một số biện pháp Th T mầm non viên Giáo dục đổi mới hình thức Anh Yên Sơn mầm non tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non: Giáo dục mẫu giáo, cấp học mầm non. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ 14 tháng 9 năm 2023. - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Trò chơi dân gian Việt Nam không chỉ là “món ăn tinh thần” gắn bó với bao thế hệ người Việt. Đây còn là những hoạt động vui chơi có ý nghĩa lớn rèn luyện kỹ năng sống, phản xạ, sức khỏe và sự khéo léo cho trẻ nhỏ. Như ch ng ta đã biết, hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm gi p trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Có nhiều loại trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo, như: Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi có luật, trò chơi dân gian, trò chơi đóng vai… Mỗi loại trò chơi tuy khác nhau về hình thức, cách chơi nhưng đều nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Và một trong số các trò chơi đó, ta không thể không nhắc đến trò chơi dân gian, một loại hình trò chơi nhẹ nhàng mà gần gũi, d chơi, d nhớ mà lại rất có ý nghĩa đối với trẻ em hiện nay. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo
  3. 2 Thế nhưng, với thực trạng của xã hội hiện nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, người lớn bận rộn với công việc mưu sinh, ít bày cho trẻ em chơi trò chơi dân gian, phần đông trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì thay vì chơi bắn bi, nhảy dây, cướp cờ… sẽ chơi những trò chơi trên máy tính, điện thoại thông minh, ipad… Vì vậy, trò chơi dân gian ngày càng trở nên xa lạ với trẻ. Việc giành nhiều thời gian để chơi các trò chơi điện tử đã lấy đi của trẻ sự hồn nhiên, giảm s t về th lực, gây cho trẻ b ảo giác, coi mình là nhân vật trong trò chơi, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, thể lực và trí tuệ của trẻ. Trong khi đó, trò chơi dân gian rất lành mạnh và có ý nghĩa sâu sắc lại đang b mai một và lãng quên. Trong nhà trường, giáo viên lại chưa ch trọng tới việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động, việc tổ chức còn chưa thường xuyên, thiếu bài bản, chưa kích thích được sự hứng th đối với trẻ, nội dung chơi còn nghèo nàn, chưa có sự đổi mới. Nhận thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Với tư cách là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở, tìm tòi và nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách hứng th và đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trong năm học 2023 - 2024 tôi đ ã m ạ n h d ạ n áp dụng đề tài “ Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để nâng cao hơn nữa hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. + Các biện pháp đã tiến hành: Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, kế hoạch giáo dục lồng ghép trò chơi dân gian. Biện pháp 3: Phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian. Biện pháp 4: Tăng cường các hình thức tổ chức trò chơi dân gian. Biện pháp 5 : Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp được tôi áp dụng cho 15 trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A5- Trường mầm non Yên Sơn với đầy đủ cơ sở vật chất, môi trường xanh sạch, đồ dùng, đồ chơi của trẻ gần gũi với thiên nhiên, phương tiện dạy học khi áp dụng đề tài như: Các nguyên liệu từ thiên nhiên: Lá mít, lá đa, lá chuối, mo cau, cành, sỏi,.., nguyên liệu tái chế: Bìa cát tông, hộp nhựa, nắp chai, vỏ lon, xốp, ống nước, …… Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”, tôi nhận thấy các biện pháp tôi đã áp dụng phù hợp với các trường có điều kiện, cơ sở vật chất giống như trường tôi công tác. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Đối với giáo viên:
  4. 3 + Nắm chắc nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. + Nắm được khả năng mà trẻ bộc lộ ở hoạt động vui chơi. + Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian hay để tổ chức cho trẻ. + Làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ dựa vào nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu phế thải. * Đối với trẻ và phụ huynh: + Trẻ hứng th tham gia vào các trò chơi dân gian. + Trẻ biết đoàn kết, hợp tác cùng bạn trong khi chơi. + Trẻ biết sử dụng đồ chơi dân gian để chơi trò chơi. + Trẻ đã mạnh dạn, tự tin. + Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ nguyên vật liệu cho GV làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Bằng việc đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vừa gi p trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời vừa giữ gìn, phát huy những giá tr văn hóa tốt đẹp của dân tộc. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Họ và Ngày Nơi Chức Trình độ Nội dung công việc TT tên tháng năm công tác danh chuyên hỗ trợ sinh môn 1 15 trẻ 2018 Trường Học Tham gia áp dụng mầm sinh sáng kiến non Yên Sơn Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đ ng sự thật và hoàn toàn ch u trách nhiệm trước pháp luật. Yên Sơn, ngày tháng năm 2024 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Tú Anh
  5. 4 PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI) 5 1. Lý do chọn đề tài. 5 2. Mục đích nghiên cứu. 6 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 6 4. Phương pháp nghiên cứu. 6 5. Phạm vi nghiên cứu. 7 II. NỘI DUNG. 7 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực ti n. 7 2. Thực trạng vấn đề 8 3. Các biện pháp tiến hành. 10 Biện pháp1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 10 Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, kế hoạch giáo dục lồng ghép trò chơi dân gian 10 Biện pháp 3: Phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian 15 Biện pháp 4: Tăng cường các hình thức tổ chức trò chơi dân gian 17 Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 20 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 21 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23 1. Kết luận 23 2. Khuyến ngh 23 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Một số hình ảnh minh chứng 26
  6. 5 I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trò chơi dân gian Việt Nam không chỉ là “món ăn tinh thần” gắn bó với bao thế hệ người Việt. Đây còn là những hoạt động vui chơi có ý nghĩa lớn rèn luyện kỹ năng sống, phản xạ, sức khỏe và sự khéo léo cho trẻ nhỏ. Như ch ng ta đã biết, hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm gi p trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi gi p trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đường phát triển mới về Đức – Trí - Thể - Mĩ. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì thế ch ng ta cần thấy được việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Và tổ chức các trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, các trò chơi là phương tiện để trẻ phát huy khả năng sáng tạo và nhạy bén trong cuộc sống. Có nhiều loại trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo, như: Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi có luật, trò chơi dân gian, trò chơi đóng vai… Mỗi loại trò chơi tuy khác nhau về hình thức, cách chơi nhưng đều nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Và một trong số các trò chơi đó, ta không thể không nhắc đến trò chơi dân gian, một loại hình trò chơi nhẹ nhàng mà gần gũi, d chơi, d nhớ mà lại rất có ý nghĩa đối với trẻ em hiện nay. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian nâng cánh cho tâm hồn trẻ, gi p trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo, gi p trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống gi p trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường di n ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn. Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Ch ng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Ch ng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung ch ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của ch ng. Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của
  7. 6 trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “㤵 ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ. Mối quan hệ cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự gi p đỡ của cô giáo mà trẻ có tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích. Thế nhưng, với thực trạng của xã hội hiện nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, người lớn bận rộn với công việc mưu sinh, ít bày cho trẻ em chơi trò chơi dân gian, phần đông trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì thay vì chơi bắn bi, nhảy dây, cướp cờ… sẽ chơi những trò chơi trên máy tính, điện thoại thông minh, ipad… Vì vậy, trò chơi dân gian ngày càng trở nên xa lạ với trẻ. Việc giành nhiều thời gian để chơi các trò chơi điện tử đã lấy đi của trẻ sự hồn nhiên, giảm s t về th lực, gây cho trẻ b ảo giác, coi mình là nhân vật trong trò chơi, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, thể lực và trí tuệ của trẻ. Trong khi đó, trò chơi dân gian rất lành mạnh và có ý nghĩa sâu sắc lại đang b mai một và lãng quên. Trong nhà trường, giáo viên lại chưa ch trọng tới việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động, việc tổ chức còn chưa thường xuyên, thiếu bài bản, chưa kích thích được sự hứng th đối với trẻ, nội dung chơi còn nghèo nàn, chưa có sự đổi mới. Nhận thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Với tư cách là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở, tìm tòi và nghiên cứu để tìm ra các biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách hứng th và đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trong năm học 2023 - 2024 tôi đ ã m ạ n h d ạ n áp dụng đề tài “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để nâng cao hơn nữa hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng về việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trong trường mầm non, đề tài đề xuất các biện pháp đổi mới các hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, gìn giữ những nét văn hoá của cha ông ta để lại. 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Nghiên cứu về thực trạng việc tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian và việc đổi mới các hình thức tổ chức trò chơi dân gian tại nhóm lớp A5. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại.
  8. 7 - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024 tại lớp 5-6 tuổi A5 Trường mầm non Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. II. NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: a. Cơ sở lí luận: Trò chơi dân gian trẻ em ra đời và phát triển gắn liền với môi trường sống vốn gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam. Do đó, ch ng không đơn thuần là một trò chơi của trẻ nhỏ mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc độc đáo và giàu bản sắc. Những trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém. Vật dụng để tạo nên những trò chơi này thường d kiếm, d làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Chỉ cần cái gậy, hòn đá, hòn bi là có thể lập được một hội chơi. Do vậy, ch ng có thể d dàng chơi mọi l c, mọi nơi. Khi chơi các trò chơi dân gian, trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu được hoạt động trí tuệ. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm gi p trẻ mầm non làm quen môi trường xung quanh chính là thực hiện việc thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ đồng thời cung cấp, củng cố kiến thức, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong các hoạt động, rèn luyện, phát triển các kĩ năng nhận thức, các kĩ năng xã hội và tạo cơ hội cho trẻ phát triển các ý tưởng sáng tạo và đặc biệt là khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Trong trường mầm non, trò chơi dân gian là kho tàng cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ. Trò chơi mang nhiều hình thức và nhiều nội dung khác nhau như vận động, học tập, mô phỏng hay sáng tạo. Cả kho tàng phong ph ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho trẻ. Tuy nhiên, vì các trò chơi dân gian mang đậm nét đặc trưng vùng miền, theo thời gian để phù hợp hơn với chương trình giáo dục hiện nay đòi hỏi giáo viên phải không ngừng sáng tạo để lồng ghép vào các hoạt động giảng dạy. Tăng cường các hình thức tổ chức trò chơi dân gian nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục, tính văn hóa, màu sắc đặc trưng của trò chơi đó. b. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2023 – 2024, để triển khai mô hình “Mỗi cơ sở Giáo dục mầm non là một không gian sáng tạo” tới các trường mầm non trong toàn Huyện, Phòng giáo dục đào tạo đã phát động các trường đăng kí một hoạt động sáng tạo phù hợp với điều kiện, thế mạnh của trường như: Trường mầm non xanh; Trường mầm non hạnh ph c; Văn hoá cồng chiêng; Văn hoá dân gian....
  9. 8 Thực hiện theo công văn hướng dẫn của Phòng giáo dục, trường mầm non Yên Sơn xây dựng mô hình: “Bé với một số loại hình dân gian” với mục tiêu đổi mới hoạt động giáo dục trẻ, 100% giáo viên lồng ghép các hoạt động: Trò chơi dân gian, hát dân ca, ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… vào trong các hoạt động. Và triển khai xây dựng mô hình “Văn hóa dân gian” tại 3 điểm trường, nội dung tổ chức các hoạt động: Trò chơi dân gian, hát dân ca được lựa chọn phù hợp với điều kiện nhà trường, đ a phương, khả năng của trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian tại các nhóm lớp chưa được nổi bật, các trò chơi giáo viên lồng ghép đan xen còn hạn chế và chưa có sự đổi mới tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Trẻ chưa thực sự phát huy được đ ng tinh thần của trò chơi dân gian. Một số trò chơi gắn liền với văn hóa đ a phương lân cận chưa được giáo viên đầu tư khai thác. 2. Thực trạng vấn đề: Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp tại 3 điểm trường, thiết b dạy học có đầy đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Nhà trường đã đ nh hướng và xây dựng nhiệm vụ trong tâm về mô hình: “Bé với một số loại hình dân gian”. - Bản thân có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục tiên tiến, đổi mới, sáng tạo. - Được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. - Đầu năm học nhà trường đã phát động cuộc thi: Làm đồ dùng đồ chơi dân gian nhằm phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và linh hoạt trong việc thiết kế đồ cùng dân gian phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay, bản thân đã tham gia được 3 sản ph m. - Phụ huynh quan tâm về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, hưởng ứng nhiệt tình các phong trào, hội thi, chuyên đề của nhà trường, cho trẻ đi lớp chuyên cần, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho cô và trẻ. - Sĩ số trẻ ít, trẻ năng động, khỏe mạnh, đi học chuyên cần, có nề nếp học tập tốt. Việc tổ chức giao lưu giữa các nhóm lớp được thực hiện thường xuyên. b. Khó khăn: - Vì đứng lớp một mình nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
  10. 9 - Còn hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu chuyên môn. - Các chuyên đề về tổ chức hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ không nhiều, đa phần các giáo viên tự nghiên cứu tài liệu qua mạng internet. - Các trò chơi dân gian không giống nhau với nhiều mức độ d khó khác nhau, một số trò chơi có lời bài hát hoặc bài đồng dao quá dài khiến trẻ khó thuộc lời. - Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất ngắn vì một trò chơi không thể di n ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào hoạt động ngoài trời. - Trẻ chưa có nhiều kỹ năng trong hợp tác và hoạt động nhóm. - Một số phụ huynh do ít có thời gian nên cho trẻ tiếp x c nhiều với các phương tiện hiện đại như tivi, ipad, điện thoại, đồ chơi điện tử. * Khảo sát thực trạng: Trước những thuận lợi và khó khăn đó, ngay từ đầu năm học 2023-2024 tôi đã khảo sát 15 trẻ, kết quả thu được như sau: Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ hứng th tham gia 4 26,5% 11 73,5% trò chơi dân gian 2 Trẻ biết phối hợp khi 6 40% 9 60% chơi 3 Trẻ sử dụng được các đồ dùng chơi trò chơi dân 5 33% 10 67% gian 4 Trẻ hiểu ý nghĩa trò chơi 5 33% 10 67% dân gian 5 Trẻ mạnh dạn, tự tin 4 26,5% 11 73,5% Nhìn vào bảng khảo sát ch ng ta thấy trẻ có hứng th với trò chơi dân gian, nhưng số trẻ ít tỉ lệ chỉ đạt 26.5%, vẫn còn nhiều trẻ chưa có hứng th tham gia, tỉ lệ chiếm 73.5 %. Đa phần trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô, kĩ năng chơi của trẻ còn yếu, kĩ năng hợp tác cùng bạn trong trò chơi cũng còn hạn chế chỉ chiếm 40%. Trẻ chưa biết cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi dân gian vào trong trò chơi, tỉ lệ trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi dân gian chỉ chiếm 33% trên tổng số trẻ và tỉ lệ trẻ chưa hiểu ý nghĩa của trò chơi dân gian chiếm 67%, trẻ còn nh t nhát, chưa mạnh dạn, tự tin chiếm 11/ 15 trẻ. Từ những khảo sát thực tế như trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách
  11. 10 hứng th và đem lại hiệu quả cao nhất để nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian, trước tiên là áp dụng cho chính trẻ của lớp mình. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục của bản thân. Đối với việc đổi mới các hình thức tổ chức trò chơi dân gian đòi hỏi bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, cập nhật về tính chất của trò chơi đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của lớp và khả năng, nhu cầu của trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên với các Modul trọng tâm là: - Modul 19: Phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục. - Modul 20: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non. - Modul 30: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. Song song với việc tự bồi dưỡng thường xuyên, nhằm cung cấp thêm kiến thức tôi kết hợp tham khảo, nghiên cứu một số loại tài liệu: - Sách 101 trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non, tác giả Lê Bạch Tuyết, nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam - Sách đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, tác giả Hoàng Công Dụng, nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. - Tài liệu cải biên trò chơi dân gian- Một hướng đa dạng hoá trò chơi dạy học ở trường mầm non, tác giả Trần Viết Nhi, in trên Tạp chí Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục – tập 9- số 3 năm 2019. - Các trang mạng xã hội như: Cốc cốc, Google, You Tube, Facebook…. (Hình ảnh 1: Sách, tài liệu tham khảo) Tôi còn tham gia một số cộng đồng giáo dục mầm non như: Nhóm Giáo dục từ trái tim, nhóm Giáo viên mầm non, nhóm Đồ dùng mầm non tự tạo, Hội những người yêu thích các trò chơi dân gian, .... (Hình ảnh 2: Các cộng đồng giáo dục) Sau khi tham gia tự học, tự bồi dưỡng, bản thân tôi đã có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, nắm vững phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, kế hoạch giáo dục lồng ghép trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong ph và mang nhiều màu sắc riêng biệt. Mỗi một trò chơi lại có nhiều giá tr và ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu, khả năng, nhận thức của trẻ là vấn đề được tôi đặt lên hàng đầu.
  12. 11 Ngay từ đầu năm học, việc xây dựng ngân hàng nội dung phong ph và chất lượng sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình giảng dạy, giáo viên có nhiều sự lựa chọn trong việc lồng ghép các trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã tích cực tìm hiểu và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian. Việc sưu tầm gi p tôi có ngân hàng trò chơi phong ph , đa dạng, d lựa chọn, d đưa vào sử dụng. Như ch ng ta đã biết, kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong ph và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế, khi xây dựng ngân hàng nội dung, tôi luôn có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, d nhớ, d hiểu. Bên cạnh đó, mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng ch ý có chủ đ nh khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng được tôi lựa chọn phải phù hợp với nhu cầu, khả năng trẻ lớp mình. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: + Các trò chơi phải d tổ chức và d hoạt động bởi những trò chơi vận động sẽ khiến trẻ yêu thích và không cảm thấy nhàm chán. + Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi d kiếm, d tìm. + Không lựa chọn những vật dụng chơi sắc nhọn, quá nặng vì sẽ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. + Các trò chơi phải gi p củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kĩ năng cho trẻ. + Đảm bảo các điều kiện về thiên nhiên, môi trường, văn hóa đ a phương. Với các tiêu chí trên, tôi đã tìm hiểu và sưu tầm các trò chơi dân gian qua các nguồn tài liệu, tư liệu khác nhau như: Các tuyển tập trò chơi dân gian, các phương tiện truyền thông khác như: Internet, báo, tạp chí......và các trò chơi từ người dân đ a phương nơi tôi sinh sống. Sau khi sưu tầm trò chơi, tôi thống kê, phân loại trò chơi theo từng mức độ từ d đến khó để thuận lợi cho việc áp dụng vào từng thời điểm khác nhau trong năm học. Tôi phân loại theo đặc trưng các trò chơi như sau: + Các trò chơi gi p trẻ rèn luyện thân thể như: Rồng rắn lên mây, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, nhảy dây, nhảy lò cò, trồng nụ trồng hoa, nhảy ngựa.... + Các trò chơi gi p trẻ phát triển trí tuệ như: 㤵 ăn quan, cắp cua, đánh chuyền, đếm sao, .... + Các trò chơi gi p trẻ có tính tập thể, d hoà đồng như: B t mắt bắt dê, trốn tìm, nhảy dây, cướp cờ, đánh bi, kéo mo cau, ném còn, gảy dây chun..... + Các trò chơi sáng tạo như: Làm con trâu từ lá đa, làm chong chóng, làm đèn ông sao.... Tôi xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian như sau:
  13. 12 STT Tháng thực hiện Trò chơi dân gian Kéo cưa lửa xẻ, lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột, cướp 1 Tháng 9 cờ, kéo co, b t mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ, đi cà kheo, nhảy lò cò, truyền tin, trốn tìm. Ném còn, cáo và thỏ, rồng rắn lên mây, trồng nụ 2 Tháng 10 trồng hoa, bánh xe quay, chó sói xấu tính, một hai ba, b t mắt đá bóng, đ y lưng, vật tay. Nhảy bao bố, chim sẻ ô tô, thả đỉa ba ba, ô ăn quan, 3 Tháng 11 tạt lon, nhảy dây, rải ranh, xỉa cá mè đè cá chép. Ném vòng cổ chai, chạy tiếp cờ, làm con trâu từ lá 4 Tháng 12 đa, làm con sâu từ lá chuối, cắp cua, Cá sấu lên bờ, bắt v t trên cạn, chim bay, cờ l a ngô, b ng chun. Tập tầm vông, đội mũ đánh trống, chồng đống chồng 5 Tháng 1 đe, hát ống 6 Tháng 2 Chi chi chành chành, đánh cá, đánh cầu, câu ếch. 7 Tháng 3 Cờ gánh, nhảy dây quay, đánh chuyền Ném lon, làm chong chóng từ lá dừa, ném bóng vào 8 Tháng 4 chậu, kéo mo cau, chuyển nước, nhảy ô, đếm sao, nổi- chìm 9 Tháng 5 Nu na nu nống, đua thuyền, oẳn tù tì. Sau khi xây dựng được ngân hàng nội dung trò chơi dân gian, tôi bắt đầu lập kế hoạch chu n b trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, bám sát vào phiên chế năm học của khối, kế hoạch năm học của nhà trường đã xây dựng, chương trình giáo dục mầm non và dựa trên tình hình thực tế của lớp mình, khả năng nhận thức của học sinh để lồng ghép các trò chơi dân gian sao cho phù hợp. * Bố trí thời gian, không gian hợp lý cho trẻ chơi: Mỗi trò chơi lại có tác dụng rèn luyện và phát triển ở trẻ một số kĩ năng khác nhau. Chính vì vậy, sau khi phân loại các trò chơi dân gian, tôi tiến hành chu n b , bố trí thời gian, không gian hợp lý trước khi tiến hành cho trẻ chơi. Đối với các trò chơi rèn luyện gi p trẻ rèn luyện thân thể như: Rồng rắn lên mây, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, nhảy dây,.... tôi lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho trẻ. Thời gian được tôi lựa chọn chủ yếu trong các giờ hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác. Đối với các trò chơi gi p trẻ phát triển trí tuệ như: 㤵 ăn quan, cắp cua, đánh chuyền, đếm sao, ....Đây là những trò chơi luyện sự phán đoán và tính chính xác cao nên không gian tôi lựa chọn không cần không gian rộng mà có thể tổ chức ở trong lớp học, ngoài hiên hoặc một góc sân chơi nào đó, đảm bảo sạch sẽ thoáng mát cho trẻ chơi. Thời gian chơi được tôi sắp xếp vào các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc hoặc các hoạt động ngày hội, ngày l ...
  14. 13 Đối với các trò chơi gi p trẻ có tính tập thể, d hoà đồng như: B t mắt bắt dê, trốn tìm, nhảy dây, cướp cờ, đánh cầu, kéo mo cau, ném còn, b ng chun.....Để nâng cao hiệu quả các trò chơi, tôi lựa chọn không gian thoáng mát, vệ sinh, trong các buổi hoạt động ngoài trời, các hoạt động tập thể hoặc ngày l , ngày hội. Đối với các trò chơi sáng tạo như: Làm con trâu từ lá đa, làm chong chóng từ lá dừa, làm con sâu từ lá chuối....là các trò chơi tĩnh, không cần diện tích lớn lắm nên tôi có thể lựa chọn không gian, thời gian sao cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Kéo co. Trò chơi này số lượng trẻ đông và cần diện tích lớn nên tôi lựa chọn thời gian chơi vào giờ hoạt động ngoài trời, đ a điểm chơi tại sân trường, sân chơi bằng phẳng, an toàn cho trẻ. Hoặc khi cho trẻ chơi trò chơi: Cắp cua, vì không cần không gian lớn nên tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi ở hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động góc, một góc nhỏ hoặc hành lang, khoảng sân nhỏ cho trẻ hoạt động là được. (Hình ảnh 3: Các trò chơi dân gian được bố trí không gian hợp lý) Như vậy, mỗi trò chơi cần không gian và thời gian chơi phù hợp. Vì vậy, việc lên kế hoạch và sắp xếp hợp lý trước khi cho trẻ chơi sẽ phát huy được hiệu quả cao của trò chơi. * Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi: Đi đôi với việc chu n b về thời gian, không gian cho trẻ chơi đảm bảo phù hợp với từng trò chơi, thì việc chu n b đồ dùng, đồ chơi cũng rất quan trọng. Thực hiện mục tiêu trọng tâm của nhà trường, tôi đã tích cực tham gia Hội thi tự làm đồ dùng trò chơi dân gian cấp trường. Tôi đã lựa chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ 5-6 tuổi, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn để thiết kế thành các trò chơi dân gian cho trẻ. Qua hội thi, ch ng tôi đã làm phong ph thêm nguồn đồ dùng cho trẻ tại nhóm lớp, hiểu hơn về cách sử dụng các đồ dùng có sẵn để tổ chức trò chơi cho trẻ. (Hình ảnh 4: Tham gia hội thi Tự làm đồ dùng trò chơi dân gian) Tuy nhiên, đồ dùng, đồ chơi dân gian rất phong ph và sáng tạo, mang đặc thù riêng của mỗi trò chơi. Một trò chơi có thể có một hoặc nhiều đồ dùng khác nhau, nếu một trò chơi mà thiếu đồ dùng tương ứng thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò chơi: Kéo co cần có sợi dây, trò chơi: 㤵 ăn quan cần có sỏi và bàn cờ ô ăn quan, trò chơi: B t mắt bắt dê cần có khăn vải để b t mắt..... Chính vì vậy, sau khi tham gia hội thi, tôi tiếp tục làm bổ sung thêm nhiều hơn nữa các loại đồ dùng, đồ chơi dân gian phục vụ các hoạt động cho trẻ lớp mình. Tôi đã tiến hành rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, tìm hiểu kĩ cách chơi, luật chơi của các trò chơi dân gian, thống kê các loại đồ dùng cần thiết cho mỗi trò chơi, những đồ dùng nào có thể cô và trẻ cùng tạo, đồ dùng nào cần
  15. 14 làm trước, đồ dùng nào có thể bổ sung từ từ theo từng chủ đề. Sau đó, tôi tận dụng các nguyên liệu để làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng các nguyên liệu tại đ a phương như: Lá đa, dây chuối, lá dừa, ống nhựa…. tất cả những nguyên vật liệu được tôi lựa chọn đảm bảo an toàn, không gây độc hại, không sắc nhọn, không gây nguy hiểm đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi cùng trẻ làm ra rất nhiều đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi. Ví dụ: + Từ vỏ lon nhựa tôi có thể tận dụng cho trẻ chơi trò chơi Ném lon, tạt lon... + Từ nắp chai nhựa, xốp màu tôi có thể làm con cua cho trẻ chơi cắp cua. + Từ lá đa, tôi có thể hướng dẫn trẻ làm con trâu, làm mũ cho trẻ đội, lá chuối làm con sâu, mo cau phơi khô cho trẻ chơi… (Hình ảnh 5: Đồ dùng chuẩn bị cho các trò chơi dân gian) Từ việc chu n b đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho mỗi trò chơi, tôi nhận thấy trẻ hứng th vào trò chơi, phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của trẻ, khi tổ chức hoạt động cho trẻ chơi đạt hiệu quả cao hơn. * Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong các trò chơi: Như ch ng ta đã biết, trò chơi dân gian cho trẻ thường là những trò chơi có lời, gắn liền với những bài đồng dao, là những câu vè ngắn gọn, có nh p điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Mặc dù các bài đồng dao không phải bài nào cũng có ý nghĩa, thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau không theo một logic nào nhưng bài nào cũng phù hợp với tư duy của trẻ thơ. Ví dụ: Trò chơi: Lộn cầu vồng: “Lộn cầu vồng, Nước trong nước chảy. Có cô mười bảy, Có ch mười ba. Hai ch em ta, Cùng lộn cầu vồng” Hay trò chơi: Rồng rắn lên mây: “Rồng rắn lên mây Có cây l c lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không?” Vì vậy, trước khi tổ chức chơi trò chơi, tôi sẽ dạy trẻ học thuộc lời đồng dao trong trò chơi đó trước. Tôi tận dụng dạy trẻ vào các thời điểm trong ngày như: Đón trẻ- trò chuyện đầu giờ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều....
  16. 15 Hiện nay các bài đồng dao được phổ thành các bài hát rất nhiều, đó là một trong những cách cho trẻ nhanh thuộc bài đồng dao mà tôi đã áp dụng. Các bài hát đồng dao d thuộc, d nhớ, nh p nhạc vui tươi khiến trẻ hứng th hơn với trò chơi dân gian: Ví dụ: Bài hát tập tầm vông, oẳn tù xì, chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, …. Sau khi sử dụng các bài hát được phổ nhạc từ những bài đồng dao, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi nhanh thuộc bài đồng dao hơn, trẻ hứng th vào các hoạt động trò chơi dân gian hơn. Nhờ việc sưu tầm, phân loại các trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ lớp mình đã gi p tôi có một ngân hàng nội dung trò chơi dân gian phong ph , đa dạng, thuận lợi cho việc lên kế hoạch, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. 3.3. Biện pháp 3: Phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian Trò chơi không chỉ là phương tiện lôi cuốn, tập hợp trẻ mà còn là một phương pháp giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả. Thông qua những trò chơi nhỏ mang tính chất vừa học vừa chơi sẽ tạo cho trẻ tinh thần vui vẻ, sảng khoái. Những trò chơi vận động gi p trẻ giải phóng năng lượng, rèn luyện thể chất, các trò chơi trí tuệ gi p trẻ ghi nhớ các kiến thức về tự nhiên và xã hội… Trước đây, do chưa có kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, phương pháp tổ chức cho trẻ chơi chưa đa dạng, các hoạt động chơi mang tính tập thể không được tôi ch trọng nhiều, các lớp ít được giao lưu với nhau, khâu tổ chức và hướng dẫn cho trẻ còn hạn chế khiến trẻ không hứng th , nhanh nhàm chán, hiệu quả trò chơi không cao, chưa khắc sâu được trò chơi cho trẻ. Vì vậy, trong năm học này tôi đã đào sâu nghiên cứu phương pháp tổ chức trò chơi dân gian sao cho hiệu quả, khơi gợi được sự hứng th , lôi cuốn trẻ tham gia chơi các trò chơi dân gian. Đối với việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi thực hiện theo một số yêu cầu sau: - Cho trẻ hoạt động theo nhu cầu và hứng th của trẻ, không áp đặt theo ý muốn chủ quan của người lớn. - Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, vốn hiểu biết của trẻ về những tri thức kỹ năng sẽ dạy và yêu cầu cần đạt để xác đ nh nội dung hoạt động phù hợp. - Tạo môi trường chơi đa dạng, phong ph , hấp dẫn và an toàn đối với trẻ. Khi tổ chức trò chơi học tập tôi vừa phải ch ý đến mục đích dạy học (củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ) vừa phải ch ý thích đáng đến mục đích giáo dục ( Rèn luyện những ph m chất đạo đức, những quy tắc ứng xử ). Dựa vào một số yêu cầu trên, tôi xây dựng các bước tổ chức cho trẻ chơi cơ bản như sau: - Bước 1: Ổn đ nh tổ chức, sắp xếp đội hình.
  17. 16 Đội hình được sắp xếp sao cho phù hợp đ a hình và nội dung trò chơi. Ví dụ: vòng tròn, hàng ngang, chữ U, theo từng nhóm… Xác đ nh v trí điều khiển, v trí nhóm làm mẫu (nếu có) để có thể bao quát hết người chơi. - Bước 2: Giới thiệu trò chơi Bao gồm: tên trò chơi, cách thức tiến hành, các luật lệ, hiệu lệnh qui đ nh, cách đánh giá thắng thua, thưởng, phạt… - Bước 3: Chơi nháp Có thể làm nháp 1 hoặc 2 lần để người chơi nắm vững luật chơi. Nếu trò chơi tương đối đơn giản có thể bỏ qua bước này. - Bước 4: Tiến hành chính thức Điều khiển trò chơi, quan sát, động viên, lôi cuốn mọi người tích cực hoà mình vào cuộc chơi.. - Bước 5: Công bố kết quả Đánh giá kết quả khi trò chơi kết th c, nếu là trò chơi mang tính chất thưởng, phạt thì tiến hành phạt người thua bằng một trò chơi nhỏ tiếp theo. Tuy nhiên, đối với trẻ 5-6 tuổi các con đã có mức độ nhận thức tốt, nắm bắt cách chơi và luật chơi của trò chơi nhanh. Vì vậy phương pháp tổ chức trò chơi cần được thực hiện linh hoạt, có thể bỏ qua các bước không cần thiết nếu trò chơi d đối với trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi Ném lon, tôi thực hiện các bước sau: - Bước 1: Ổn đ nh tổ chức, sắp xếp đội hình. Tôi cho trẻ ổn đ nh tổ chức và xếp thành 2 hàng dọc, xác đ nh vạch để trẻ đứng ném, xác đ nh v trí xếp lon, các lon xếp chồng lên nhau theo hình tháp cách vạch kẻ khoảng 1m20- 1m50, mỗi đội 3 quả bóng nhỏ. - Bước 2: Giới thiệu trò chơi + Tôi giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi cho trẻ: Trẻ đứng trước vạch kẻ, tư thế chân trước chân sau, một tay cầm bóng, mắt nhìn nhắm vào lon và ném. + Luật chơi: Đội nào ném hết số bóng và có số lon ngã nhiều hơn là thắng, đội nào đứng ném lon mà chân chạm vạch kẻ là kết quả không được tính. - Bước 3: Tiến hành chơi Tôi tổ chức cho trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ thực hiện, cổ vũ trẻ để trẻ hào hứng vào trò chơi. - Bước 4: Công bố kết quả Kết th c trò chơi tôi cùng trẻ tiến hành kiểm tra kết quả 2 đội chơi bằng cách cho trẻ nhận xét cách chơi của 2 đội, hỏi trẻ đội bạn có chơi phạm luật không? Sau đó tôi cho trẻ đếm số lon 2 đội ném đổ, đội nào ném đổ nhiều lon hơn tôi tuyên bố là đội chiến thắng, động viên đội còn lại.
  18. 17 (Hình ảnh 6: Trẻ chơi trò chơi Ném lon) Như vậy, việc nắm vững phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian gi p tôi tổ chức thực hiện cho trẻ chơi một cách linh hoạt, khoa học hơn, trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian, không khí giờ chơi sôi nổi. Sau một thời gian áp dụng tôi nhận thấy trẻ năng động, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường các hình thức tổ chức trò chơi dân gian Để tạo sự lôi cuốn đứa trẻ vào các trò chơi dân gian không phải điều khó khăn, vì cơ bản tính chất của các trò chơi đã có tính hấp dẫn dặc trưng. Tuy nhiên, một số trò chơi cần phải đổi mới về hình thức tổ chức nhằm phù hợp với điều kiện chung của nhà trường và nhu cầu phát triển toàn diện của đứa trẻ. Trong những năm học trước, hình thức tổ chức các trò chơi dân gian chưa được giáo viên đầu tư về nội dung, hình thức tổ chức. Giáo viên thường tổ chức một số trò chơi quen thuộc d chơi, d hướng dẫn như: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, b t mắt bắt dê, lộn cầu vồng…bằng các hình thức như lồng ghép vào giờ hoạt động ngoài trời hoặc gây hứng th vào đầu giờ dạy. Giáo viên đa số đã cho trẻ học thuộc trước bài đồng dao, phổ biến cách chơi và luật chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi tập thể hoặc theo nhóm. Ưu điểm: của phương pháp tổ chức này là d tổ chức, d thực hiện, không mất nhiều thời gian đầu tư chu n b . Nhược điểm: - Hình thức tổ chức chưa phong ph , một số trò chơi còn đơn giản, thường lặp đi lặp lại nhiều lần làm học sinh cảm thấy nhàm chán. - Thời gian tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ít, không đủ thời gian để trẻ nắm vững được cách chơi, ý nghĩa của trò chơi nên các con không hứng th . - Giáo viên chưa tìm hiểu, sưu tầm đa dạng các trò chơi dân gian nên số lượng trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ còn ít, b hạn chế. Sau khi tìm hiểu những nhược điểm của hình thức tổ chức trước đây, tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, qua các trang mạng xã hội nhằm tìm ra các giải pháp tăng cường đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian để thu h t trẻ tham gia trò chơi dân gian. Cụ thể như sau: * Tăng cường hình thức tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động học: Trước đây, giáo viên thường chỉ tổ chức trò chơi dân gian kết hợp vào giờ vận động, số lượng các trò chơi kết hợp ít, thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy trong năm học này, tôi tăng cường kết hợp tổ chức trò chơi dân gian vào các giờ hoạt động học, đa dạng các trò chơi hơn, cải biên một ch t cách chơi và luật chơi nhằm đáp ứng được mục tiêu của bài dạy. + Hoạt động làm quen với Toán:
  19. 18 Ví dụ: Khi cho trẻ học chia 8 đối tượng thành 2 phần, tôi đã áp dụng trò chơi “Tập tầm vồng” , tôi cho trẻ đọc bài đồng dao và chia đồ vật có số lượng là 8 thành 2 phần vào 2 tay theo yêu cầu của cô: Con hãy chia sao cho 1 tay có số lượng là 3, tay còn lại có số lượng là bao nhiêu? Hoặc tôi áp dụng trò chơi “Cắp cua” trong giờ ôn nhận biết các số từ 1 đến 10, tôi đã viết các số từ 1 đến 10 lên thân cua và yêu cầu trẻ: Tổ 1 hãy cắp cho cô những con cua số 7, tổ 2 cắp những con của số 8 và tổ 3 cắp những con của số 9….. (Hình ảnh 7: Trẻ chơi trò chơi trong hoạt động làm quen với Toán) + Hoạt động khám phá và làm quen với văn học: Tôi đưa trò chơi dân gian vào các giờ khám phá khoa học và làm quen với văn học để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy, cung cấp cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi: Gánh gánh gồng gồng: “Gánh gánh gồng gồng/ gánh sông, gánh n i/gánh củi gánh cành….’, đã gi p trẻ nhận biết được các đ a danh như n i non, biển cả và biết yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. Hay những câu đồng dao ngược, có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động, trí tuệ của trẻ, khiến trẻ muốn hiểu đ ng sự thật thì phải chuyển ngược lại: “Non cao đầy nước Đáy biển đầy mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ…..” Ngoài ra, tôi còn kết hợp các trò chơi dân gian để cho trẻ chơi trò chơi ở phần củng cố bài học. Ví dụ: Trong giờ khám phá quá trình phát triển của con gà: Tôi cho trẻ chơi trò chơi Nhảy bao bố và lên sắp xếp theo thứ tự quá trình phát triển của con gà. Hay trong giờ làm quen với văn học: Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Đi cà kheo và lên ghép tranh. + Hoạt động làm quen chữ viết:: Trò chơi dân gian trong giờ làm quen chữ viết mục đích nhằm củng cố kiến thức, gi p trẻ nhận biết, phân biệt được các chữ cái đã học, gi p trẻ ghi nhớ sâu hơn, đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học. Vì vậy, trong các giờ hoạt động làm quen chữ viết, tôi thường áp dụng một số trò chơi dân gian cho trẻ chơi. Ví dụ: Trò chơi “Cắp cua”
  20. 19 Chu n b : Các con cua đã gắn các chữ cái trên mình cua, giỏ đựng cua. Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ và yêu cầu các tổ cắp con của có gắn chữ: Tổ 1 cắp những con cua chữ i, tổ 2 cắp những con cua chữ t, tổ 3 cắp những con cua chữ c…. Hoặc tôi cho trẻ chơi trò chơi: Tạt lon Chu n b : Mỗi đội 10 vỏ lon có gắn các chữ cái lên thân chai, dép trẻ. Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội và yêu cầu trẻ tạt đổ các lon có gắn chữ: Tổ 1 tạt đổ các lon có chữ s, tổ 2 tạt đổ các lon gắn chữ x. (Hình ảnh 8: Trẻ chơi trò chơi trong hoạt động Làm quen chữ viết) + Hoạt động vận động: Tôi đưa trò chơi dân gian vào giờ vận động để nhằm rèn luyện thân thể cho trẻ, gi p trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin và mạnh dạn hơn, trẻ có thể tinh mắt hơn và có sức bền, dẻo dai hơn khi vận động như chạy, nhảy… qua các trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Cướp cờ, Đi cà kheo….. (Hình ảnh 9: Trẻ chơi trò chơi trong hoạt động Vận động) + Hoạt động âm nhạc: Tôi thường lựa chọn các trò chơi có sử dụng giai điệu và lời ca để gi p trẻ ôn luyện về khả năng âm nhạc của mình. Ví dụ: Trò chơi “Hát ống”: Chu n b : Tôi chu n b 2 cốc giấy. Sau đó nối 2 cốc giấy vào nhau bằng 1 sợi dây dài, mỏng. Cách chơi: Mỗi bên đầu cốc giấy là 1 trẻ, một bên trẻ hát và 1 bên trẻ để cốc giấy lên tai nghe. Đây là hình thức hát đối giống trò chơi gọi điện thoại. Hay tôi cho trẻ chơi các trò chơi để trẻ được luyện giọng hát và tai nghe như trò chơi: Tập tầm vồng, dệt vải… (Hình ảnh 10: Trẻ chơi trò chơi trong hoạt động Âm nhạc) + Hoạt động tạo hình: Tôi sử dụng trò chơi Ngón tay nh c nhích để cho trẻ vận động các cơ ngón tay trước khi làm bài, trong khi trẻ thực hiện cho trẻ đỡ mỏi tay. Như vậy, sau khi tăng cường hình thức tổ chức kết hợp lồng ghép đa dạng các trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách hợp lý, tôi nhận thấy giờ học sôi nổi hơn, trẻ hứng th tham gia các hoạt động, giờ học đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây. * Tăng cường hình thức tổ chức trò chơi dân gian mọi lúc, mọi nơi: Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất đ nh. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2