Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường tự nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường tự nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường theo hướng đưa môi trường thiên nhiên đến gần với trẻ; Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để đưa vào dạy học; Thiết kế hoạt động học trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên; Tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm về môi trường tự nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường tự nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm
- UBND HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG
- BIỆN PHÁP
- ĐƯA TRẺ 3-4 TUỔI ĐẾN GẦN VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN THÔNG QUA KHÁM PHÁ, TRẢI NGHIỆM
- Giáo viên: Lê Thị Xuân Lớp: Mẩu giáo 3 – 4 tuổi B I. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp Chương trình giáo dục Mầm non theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân trẻ.Việc tổ chức cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan: Phát triển các quá trình tâm lí nhận thức (như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...) các năng lực hoạt động trí tuệ ( năng lực quan
- sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận...) và phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát, khám phá thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống, kỹ năng sống, thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Qua đó trẻ được tự do hoạt động tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên, đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Từ những lý do trên tôi đã chọn: “Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường tự nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm” PHẦN II: NỘI DUNG A. Đánh giá thực trạng a. Thuận lợi: - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
- - Được tham gia dự giờ tích lũy kinh nghiệm từ các đồng nghiệp thông qua các tiết thao giảng, chuyện đề, các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- - Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức, chịu khó học hỏi tìm tòi để đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, nâng cao trình độ chuyên môn. Và luôn yêu thương, quan tâm trẻ, có trách nhiệm cao với công việc của mình. b. Khó khăn: - Phần lớn giáo viên chúng tôi tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm với môi trường tự nhiên theo phương pháp truyền thống, sơ sài, ít khi tổ chức một hoạt động cho trẻ được khám phá trải nghiệm thực tế. - Kiến thức về môi trường tự nhiên của trẻ còn nhiều hạn chế. Một số cháu chưa mạnh dạn, tỏ ra nhút nhát nên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động của cô tổ chức. - Đa số phụ huynh chỉ giao phó hoàn toàn cho giáo viên trên lớp, chưa nhận thức được việc đầu tư để trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện đối với trẻ. c. Khảo sát tình hình thực trạng của trẻ trước khi thực hiện đề tài TT Tổng số trẻ Đầu năm Nội dung SL Tỉ lệ 1 Trẻ có hiểu biết về môi trường tự 35 22 63% nhiên 2 Mức độ hứng thú vào hoạt động 35 23 66% tham gia trải nghiệm 3 Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt 35 18 51% động thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
- B. TRÌNH BÀY CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường theo hướng đưa môi trường thiên nhiên đến gần với trẻ. a. Môi trường lớp học. Để thực hiện môi trường lấy trẻ làm trung tâm, ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên trong lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng mở đảm bảo: Thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, các góc cho trẻ được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trải nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ dùng đồ chơi, tận dụng đưa nguyên vật liệu thiên nhiên vào các góc chơi sau mỗi chủ đề tôi phải thay đổi để cho trẻ hứng thú hoạt động. Đặc biệt ở góc nghệ thuật tôi đã trang trí thêm góc mở “ Bé sáng tạo” ngoài những đồ dùng có sẳn thì tôi luôn sưu tầm nhiều đồ dùng nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: hột hạt, que kem, bìa cat tông, vỏ ngao sò, lá cây với những nguyên vật liệu đó, tôi sắp xếp một cách khoa học,đẹp, tiện sử dụng cho trẻ khi tham gia vào hoạt động Ví dụ : Hoạt động làm hoa tặng cô giáo, tặng mẹ tôi cho trẻ nói lên ý tưởng của mình, tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo nhiều nhóm: Như nhóm dán hoa bằng các hột hạt, nhóm làm hoa bằng màu nước.nhóm làm hoa bằng lá cây. Tôi gợi ý những nhóm làm chưa được hoặc hướng dẫn trẻ vẽ thêm một số chi tiết phụ. Khi trẻ thực hiện, tôi động viên, khuyến khích trẻ để trẻ phát huy được tính sáng tạo của mình. Kết thúc hoạt động, tôi cho trẻ trưng bày sản phẩm và gợi ý cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. Ví dụ: Ở góc nghệ thuật và góc học tập sưu tầm các vỏ sò, hến, các hạt đậu, đá, cát được nhuộm màu, sưu tầm các loại lá khô, hột hạt, rơm để trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo ở các chủ đề như dùng cát làm những bông hoa, hạt đậu xếp những chử cái, chử số, xếp hình, xếp dán hình các con vật…
- b. Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời: Tham gia cùng đồng nghiệp xây dựng được khu vui chơi ngoài trời để trẻ trải nghiệm như: các nguyên vật liệu có từ thiên nhiên xung quanh bao gồm nguyên liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật như: rau, củ quả, cành cây, lá cây, vỏ lạc, hột, hạt ... và nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật như: Vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ trứng... sau khi tìm kiếm tôi sẻ vệ sinh sạch sẽ và phân loại sắp xếp để ở nơi trẻ dễ lấy để hoạt động. “Chơi với cát nước” để trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chơi câu cá, đong nước, làm các thí nghiệm với nước, đá, cát...để tìm hiểu đặc điểm, tính chất của đối tượng. Trẻ hoạt động theo nhóm chơi, nhóm làm hình con trâu bằng lá mít trẻ cuộn tròn hình lá mít làm thân con trâu ,nhóm thì làm kèn thổi bằng lá chuối theo sự sáng tạo và khả năng của trẻ . Ví dụ: Với chủ đề “Thực vật" tôi đã cho trẻ tham quan vườn hoa, qua đây trẻ được hít thở không khí trong lành, trẻ được khám phá trải nghiệm một cách gần gủi và thiết thực nhất 2. Biện pháp 2: Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để đưa vào dạy học Theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm là trẻ được tự chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động trong các giờ học. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại các góc lớp, nguyên vật liệu từ thiên nhiên để giảng Ví dụ : Hoạt động khám phá: Với chủ đề thực vật tôi đưa vật thật là quả táo, củ khoai, lúa, hạt gạo… cho trẻ được sờ, nếm để nhận ra đặc điểm và các trò chơi để trẻ trải nghiệm khi ăn rửa sạch quả, phơi lúa, đóng gói lúa, gạo…. trẻ vẻ bóng của lá cây dưới ánh nắng mặt trời qua đây kích thích sự hứng thú, tò mò, ham hiểu biết và phát triển sự sáng tạo của trẻ .
- 3. Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động học trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. a. Thiết kế hoạt động học trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên Để trẻ được đến gần môi trường tự nhiên thông qua trải nghiệm, thực hành với thiên nhiên: Giờ hoạt động ngoài trời tôi lựa chọn những nội dung và tận dụng môi trường tự nhiên trên sân bóng trước trường để cho trẻ được quan sát như : quan sát về hoa , nhặt lá vàng. Thông qua đó trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gió, mây,. Đây chính là những món quà mà tạo hóa ban cho con người nói chung và cho trẻ nhỏ nói riêng để chúng được thoải mái, khoan khoái trải nghiệm giữa bầu không khí trong lành. Trong không gian ấy, tôi còn cùng trẻ trò chuyện về bầu trời, khí hậu, ông mặt trời hay đám mây đen, vì sao lại có mưa… Đó là những bài học về cuộc sống bổ ích, thú vị đối với trẻ. b. Thiết kế các trò chơi để trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
- Hoạt động vui chơi là phương tiện để giáo dục phát triển trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ. Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có trong lớp và trên sân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng nhằm mục đích củng cố kiến thức và phát triển tư duy ở trẻ. Ví dụ1: Trò chơi học tập: Trong giờ toán với các tiết số lượng tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi tìm số lượng cô yêu cầu với đồ dùng theo ý thích của từng chủ đề thì trẻ có thể tự do lựa chọn những hột, hạt, vỏ sò, ốc, lá cây, những tấm bìa cô đã cắt thành hình tròn, hình vuông, tam giác, hình chử nhât để về hoạt động, rồi trẻ chơi tạo hình theo số lượng hoặc chắp các hình cô đã cắt thành bông hoa, xe ô tô, ngôi nhà Ví dụ 2: Trong chủ đề gia đình với đề tài “Bé trang trí ngôi nhà của bé theo ý thích”. Tôi chuẩn bị những bức tranh vẽ sẵn hình ngôi nhà nhưng chưa trang trí. Và cắt những cọng rơm có độ dài ngắn khác nhau. Tôi cho trẻ dùng những cọng rơm này để trang trí ngôi nhà của mình theo ý thích. Khi trẻ thực hiện tôi thấy trẻ vô cùng sáng tạo: Trẻ lấy những cọng rơm xếp xung quanh thành ngôi nhà, mái nhà, có trẻ đã sử dụng cọng rơm xếp thành những cái song cửa sổ, hàng rào, … Ví dụ 3 : Ở hoạt động ngoài trời cho trẻ hoạt động theo nhóm chơi. nhóm làm hình con trâu bằng lá mít trẻ cuộn tròn hình lá mít làm thân con trâu ,nhóm thì làm kèn thổi bằng lá chuối . theo sự sáng tạo và khả năng của trẻ dưới sự gợi ý của giáo viên 4. Biện pháp 4: Tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm về môi trường tự nhiên Là một giáo viên mầm non trẻ, để đáp ứng thời đại công nghệ 4.0, bản thân tôi sẽ luôn nổ lực hết mình, tham gia học tập qua tập huấn, tìm kiếm, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và trên internet sẽ lĩnh hội, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, kiến thức về thiên nhiên, được khám phá các thí nghiệm hay, khám phá thế giới trong tự nhiên một cách sinh động từ đó nắm rõ được các phương pháp, cách thức lên lớp giúp đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu. Thông qua buổi họp phụ huynh, góc phụ huynh, qua
- facebook hay zalo để tuyên truyền mục đích của hoạt động trải nghiệm nói riêng và trao đổi kinh nghiệm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung. Cụ thể khi kết thúc một chủ đề và mở một chủ đề mới thì tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe cũng như học tập của trẻ thì trao đổi thêm với phụ huynh về chủ đề tiếp theo và khi đã lên kế hoạch cho chủ đề tiếp tôi có thể nhờ phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên để phục vụ dạy học, phục vụ cho trẻ trải nghiệm: như sách báo, giấy két.. qua hội thi làm đồ dùng đồ chơi môi trường bên ngoài giáo viên đã phối kết hợp với phụ huynh chặt tre, nhặt đá để làm nên những bộ đồ chơi đẹp mắt có hiệu quả cho trẻ trải nghiệm. PHẦN III HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP * Đối với trẻ Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động nghiệm khám phá những trải nguyên liệu từ trong thiên nhiên, biết sử các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra các sản phẩm theo ý tưởng của mình - Trẻ phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân khám phá ra những điều mới mẻ mà trẻ chưa biết từ môi trường thiên nhiên, làm ra được các sản phẩm phong phú, đa dạng, có kỹ năng sáng tạo tốt. - Trẻ có thể làm và chơi các trò chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên khi ở nhà * Đối với giáo viên - Giúp giáo viên chủ động trong việc lựa chọn đồ dùng, nguyên vật liệu phù hợp cho từng chủ đề. - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động trãi nghiệm khám phá với nguyên vật liệu tự nhiên. - Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên * Đối với cha mẹ trẻ - Phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng của nguyên vật liệu sẵn có trong hoạt động dạy học với sự phát triển của trẻ. - Phụ huynh phối hợp với giáo viên để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động đến gần với thiên nhiên qua hoạt động trãi nghiệm khám phá tại nhà với các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có.
- - Phối hợp tốt với giáo viên cung cấp được nhiều nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình cho trẻ để trẻ hoạt động trong giờ trãi nghiệm khám phá giúp trẻ đến gần với môi trường thiên nhiên. Bảng khảo sát TT Tổng số Đầu năm Cuối năm trẻ Nội dung SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Trẻ có hiểu biết về môi trường tự 35 22 63% 32 91,3% nhiên 2 Mức độ hứng thú vào hoạt động 35 23 66% 33 94,3% tham gia trải nghiệm 3 Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt 35 18 51% 30 86% động thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. PHẦN IV: KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp Qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường thiên nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm” tôi thấy rằng: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thiết thực hơn, bổ ích trong việc giúp cho bản thân và đồng nghiệp hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, sau khi sử dụng các biện pháp đó, giáo viên còn tích cực trong việc tổ chức cho trẻ thực
- hành trải nghiệm và còn sáng tác sưu tầm nhiều trò chơi, nhiều thí nghiệm hay cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tụ nhiên. Còn đối với trẻ của trường tôi, thường xuyên được chăm sóc cây, hoa, các con vật, nước nên trẻ đã hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. Đặc biệt, sau khi ứng dụng đề tài, các quá trình phát triển tâm lý của trẻ như: Cảm giác, tri giác, Tư duy, tưởng tượng được phát triển mạnh mẽ hơn.Như vậy, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên là hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu về môi trường tự nhiên góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đồng thời cũng giúp hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách. 2.Kiến nghị, đề xuất. * Đối với nhà trường: - Cho giáo viên được đi học tập cách tạo môi trường tự nhiên của các trường lớn trong huyện và tỉnh. - Tổ chức nhiều chuyên đề cấp trường cho giáo viên đựơc học hỏi nâng cao chuyên môn. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, xây dựng các tiết dạy ứng dụng Stem. * Đối với giáo viên: - Giáo viên cần nghiên cứu tìm kiếm các tài liệu nhằm nâng cao tình độ chuyên môn để tổ chức các hoạt động khám phá trãi nghiệm thêm sinh động và hấp dẫn trẻ. - Giáo viên cần tìm tòi các nguyên vật liệu có sẵn từ thiên nhiên để dạy học * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh cần trao đổi với giáo viên của con tại lớp. Cần dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ về môi trường xung quanh, các nguyên liệu từ thiên nhiên ở xung quanh nơi trẻ ở khi ở. Trên đây tôi đã trình bày “Một số biện pháp đưa trẻ 3-4 tuổi đến gần với môi trường tự nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm” . Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của cấp trên để bản thân thực hiện tốt hơn trong những năm học tới. Xin chân thành cảm ơn! Hải Thượng ngày 16 tháng 10 năm 2024 Giáo viên thực hiện
- Lê Thị Xuân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn