intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non " được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp giáo viên nắm vững kiến thức, tích cực trau dồi, học hỏi, bồi dưỡng qua sách báo, đồng nghiệp...để nâng cao trình độ bản thân, vốn hiểu biết về nhiều lĩnh vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non

  1. PHỤ LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ 1 năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm “Một số 2 biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non”. 3 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và 3 học “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non”. PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương 1: Khái quát thực trạng về kĩ năng tự phục vụ của trẻ lớp 3- 4 4 tuổi C1 ở trường Mầm non. 1 Thuận lợi 6 2 Khó Khăn 7 Chương 2: Những biện pháp thực hiện đề tài “Một số biện pháp 7 giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. 1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kĩ năng tự phục vụ 7 trong hoạt động hàng ngày của trẻ. 2 Biện pháp 2: Đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn trẻ các kĩ năng tự phục vụ 11 cần thiết cho trẻ. 3 Biện pháp 3: Tham mưu với nhà trường, tuyên truyền phối hợp với phụ 12 huynh giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ. Chương 3: Kiểm chứng các Biện pháp “Một số biện pháp giáo dục 14 kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. PHẦN III: KẾT LUẬN 17 1 Những vấn đề quan trọng mà sáng kiến đề cập đến. 17 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai 18 3 Kiến nghị với các cấp quản lý 18 PHẦN IV: PHỤ LỤC 20 1 Tài liệu tham khảo 20 2 Phiếu đánh giá sáng kiến của hội đồng sáng kiến 21 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ 1
  2. năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được tồn tại, chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức-Trí-Thể-Mỹ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục sau này. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy, người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chình vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự biết tự phục vụ cho bản thân. Trẻ em ngày nay thông minh, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn chúng tìm ngay đến người lớn giúp mà không tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ ngay từ bây giờ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ hình thành kĩ năng sống tích cực, sống vui vẻ, đoàn kết hơn từ đó trẻ hòa nhập với môi trường, thế giới xung quanh. Chính vì vậy tôi luôn quân tâm đến biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ bước đầu có khả năng giao tiếp, có thể học những bài học tự phục vụ đơn giản rồi dần dần đến phức tạp. Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của kĩ năng tự phục vụ với sự phát triển của trẻ tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong tường Mầm non ”. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện 2
  3. pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. Tính tự lập của trẻ được hình thành rất sớm và là 1 biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một sổ dấu hiệu bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống sau này. * Điểm khác của sáng kiến là: + Các hình thức lồng ghép phù hợp. + Giúp trẻ tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động. + Tạo niềm tin từ phụ huynh. Yên tâm gửi con và tích cực trong các phong trào của trường của lớp. * Ưu điểm của sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. Sau khi áp dụng biện pháp vào thực tế tôi thấy trẻ tự tin, thích đến trường hơn. Biết yêu thương giúp đỡ, quan tâm đến các bạn, cô giáo và những người thân xung quanh. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học“Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non ”. * Về mặt khoa học: - Thực hiện và ứng dụng sáng kiến này sẽ góp phần: + Cung cấp kĩ năng sống cơ bản cho trẻ, giúp trẻ có những kĩ năng giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh, biết kính trọng, lễ phép, nhường nhịn, yêu thương... + Phát triển tư duy, sáng tạo của trẻ. * Về mặt giáo dục: +Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng phát 3
  4. triển giáo dục toàn ngành. + Giúp trẻ phát triển toàn diện. * Đóng góp về mặt thực tế: + Giúp giáo viên nắm vững kiến thức, tích cực trau dồi, học hỏi, bồi dưỡng qua sách báo, đồng nghiệp...để nâng cao trình độ bản thân, vốn hiểu biết về nhiều lĩnh vực. + Biết vận dụng kiến thức vào thực tế + Có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ: kiên trì, kiên nhẫn trong công việc. Luôn yêu nghề, mến trẻ. + Tạo được sự tin tưởng của phụ huynh, yên tâm khi gửi con đến trường. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỀ “ KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 3-4 TUỔI C1 Ở TRƯỜNG MẦM NON”. 4
  5. 1. Thực trạng vấn đề kĩ năng tự tự phục vụ của trẻ lớp 3-4 tuổi C1 ở trường Mầm non. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ có một số sai lầm trong giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức dẫn đến trẻ chỉ biết hưởng thụ, ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm nóng ngóng, chậm chạp nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin ở trẻ. Vì vậy để hình thành tính tự phục vu cho trẻ mẫu giáo, giáo viên phối hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục của trẻ vụ làm cơ sở hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này. *Về phía nhà trường, giáo viên: - Trường Mầm non Nhân Thắng là ngôi trường đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Năm 2019 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Với đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học. - Được ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ đặc biệt là giáo dục tự phục vụ cho trẻ. - Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ theo tiết, theo chủ đề học * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh là những người trẻ, có những hiểu biết nhất định về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. - Đa số phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. *Về phía trẻ: - Trẻ lớp 3 tuổi C1 tôi đang phụ trách đều ngoan, lễ phép, đi học đều. - Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động. 5
  6. 2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng lạc hậu, nuông chiều trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ về các kĩ năng tự phục vụ. - Cha mẹ trẻ chủ yếu là công nhân làm trong các công ty, làm việc theo ca, đôi khi có cả tăng ca. Toàn bộ việc chăm sóc, con cái giao cho ông, bà đã già ở nhà. Do vậy giáo viên muốn gặp trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh là rất khó. - Sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức các kĩ năng còn gặp nhiều khó khăn. - Khả năng nhận thức của các con không đồng đều có 1 số cháu nói vẫn chưa thạo, ngôn từ chưa phong phú nên gây khó khăn cho các con trong việc thể hiện ý muốn của mình đối với cô giáo. Nhiều con khả năng tự phục vụ còn rất yếu còn rụt rè nhút nhát. Bên cạnh đó còn có một số cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn cho giáo viên việc rèn nếp cho các cháu. - Một số giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát nội dung khả năng tự phục vụ của trẻ tại lớp mình phụ trách và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát trẻ trước khi thực hiện biện pháp: Trước khi áp dụng Nội dung biện pháp Số trẻ Tỉ lệ % Tự lấy nước, cầm cốc uống 30/39 77 Tự cởi, mặc quần áo, đội mũ 22/39 56 Tự cầm bát , thìa xúc cơm 27/39 69 Tự cất bát, ghế sau khi ăn 25/39 64 Tự đi giầy, đi dép 25/39 64 Tự lấy, cất chăn, gối khi đi ngủ và thức dậy 25/39 64 Tự cất đồ dùng cá nhân 28/39 72 Tự vứt rác đúng nơi quy định 30/39 77 Khả năng trẻ tự làm mà không cần cô nhắc nhở 16/39 41 6
  7. Chính vì thực tế các kĩ năng tự phục vụ của trẻ chưa được cao. Bản thân tôi rất băn khoăn làm thế nào để nâng cao hơn chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường. Sau khi nghiên cứu tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong trường mầm non như sau: CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 3-4 tuổi C1 trong trường mầm non”. 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ trong hoạt động hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ 3- 4 tuổi thì nhận thức của trẻ là còn hạn chế. Vì vậy để trẻ được thực hiện thường xuyên và để dễ đánh giá kết quả của trẻ. Tôi đã xây dựng nội 7
  8. dung rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ tích hợp thông qua hoạt động một ngày của trẻ như sau: *Kĩ năng cất, lấy đồ dùng đúng nơi quy định: - Giờ đón trẻ: Cô giáo dục trẻ tự cất, lấy đồ dùng cá nhân của trẻ vào nơi quy định. Cô yêu cầu trẻ để đúng nơi quy định, ngăn lắp ngọn ngàng, khoa học (ví dụ: đồ dùng cá nhân của trẻ để vào tủ cá nhân có kí hiệu riêng của trẻ, cất dép lên giá dép ngọn ngàng, đi dép trước khi vào lớp). Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân 8
  9. Trẻ cất và lấy dép trước khi vào lớp - Giờ học và giờ chơi: Sau khi trẻ học và chơi xong cô hướng dẫn và rèn cho trẻ cất đồ dùng học tập, đồ chơi đúng nơi quy định. Sắp xếp ngăn lắp ngọn ngàng khoa học. 9
  10. Trẻ lấy đồ chơi ra chơi Trẻ cất đồ dùng sau giờ hoạt động học tập *Kĩ năng xếp hàng: - Giờ thể dục sáng: Cô giáo dục trẻ kĩ năng xếp hàng. Cô yêu cầu trẻ xếp hàng ngay ngắn, bạn nào thấp bé đứng trước, bạn cao lớn hơn đứng sau và không xô đẩy nhau trong hàng. Cô có thể yêu cầu trẻ xếp hàng bạn trai và hàng bạn gái riêng để trẻ cũng từ đó có thể phân biệt được mình là bạn trai, bạn gái. 10
  11. Trẻ xếp hàng đi tập thể dục sáng. - Không những vậy trong những hoạt động khác như vui chơi, thăm quan ... cô cũng thường xuyên rèn luyện cho trẻ kĩ năng xếp hàng. Từ đó giúp trẻ có ý thức hơn, văn minh và lịch sự. *Kĩ năng lấy và cất ghế: - Trong giờ học, giờ ăn, giờ uống sữa giáo viên chúng tôi thường rèn cho trẻ kĩ năng lấy và cất ghế. Cô giáo yêu cầu mỗi trẻ tự lấy một cái ghế về chỗ ngồi và lấy lần lượt từ trên xuống, không lấy lộn xộn và bê ghế bằng hai tay, không kéo ghế hay xô đẩy ghế. Sau khi ăn xong hay khi không sử dụng đến ghế thì rèn cho trẻ kĩ năng cất ghế xếp ngọn ngàng đúng chỗ. Lúc này cô yêu cầu trẻ tự cất, xếp ghế ngồi lần lượt từ dưới trồng dần lên và không trồng cao quá. Cô hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ quan sát rồi thực hiện theo. Trẻ lấy ghế,cất ghế bê ghế ngồi vào bàn *Kĩ năng sử dụng bát thìa đúng cách: - Trong giờ ăn cô rèn cho trẻ kĩ năng sử dụng bát, thìa đúng cách. Rèn trẻ thói quen trước khi ăn rửa tay vệ sinh sạch sẽ, khi ăn tay phải cầm thìa, tay trái giữ bát, cầm bát và biết mời cô mời các bạn khi ăn; ở nhà thì mời người thân khi ăn sẽ thấy vui và ăn ngon hơn. 11
  12. *Kĩ năng lấy và cất gối: - Giờ ngủ trưa cô rèn cho trẻ kĩ năng lấy gối khi đi ngủ và cất gối vào tủ khi ngủ dậy. Sau khi chuẩn bị giường ngủ cho trẻ xong, cô yêu cầu trẻ xếp hàng đi lấy gối về giường ngủ. Khi trẻ ngủ dậy cô yêu cầu trẻ lần lượt mang gối cất vào tủ hoặc nơi quy định. Từ đó rèn cho trẻ có ý thức tự phục vụ chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. 12
  13. Trẻ lấy gối về giường đi ngủ 13
  14. Trẻ cất gối sau khi ngủ dậy *Kĩ năng rửa tay, lau mặt đúng cách dưới sự hướng dẫn của cô: -Trong giờ hoạt động vệ sinh cô hướng dẫn và rèn cho trẻ kĩ năng rửa tay, lau mặt đúng cách. Bên cạnh đó tôi luôn nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Biết vệ sinh rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Tôi thường xuyên kiểm tra động viên khen trẻ thực hiện tốt và hướng dẫn những trẻ còn chậm chưa làm được tốt. 14
  15. Cô hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách. Cô hướng dẫn trẻ lau mặt đúng cách 15
  16. - Ngoài ra trong các hoạt động học và vui chơi cô đều chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân; Trẻ tự lấy cất đồ dùng đồ chơi, đồ dùng học tập, tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, kĩ năng xử lí khi ho hắt hơi, kĩ năng mặc áo và cài khuy áo...Với những kĩ năng phù hợp với độ tuổi và sức của trẻ. Động viên khen trẻ khi trẻ làm tốt, trẻ thấy tự tin, vui vẻ hơn từ đó trẻ có thể tự làm những việc vừa sức trẻ để phục vụ bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Không những vậy mà trẻ có thể giúp đỡ được những người xung quanh trẻ những việc nhỏ vừa với khả năng của trẻ. 2. Biện pháp 2: Giáo viên đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ. Tôi hướng dẫn các cháu phát triển một số kĩ năng bổ trợ nhằm giúp trẻ phát triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế như: * Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân. Việc trẻ tự chăm sóc mình là viên gạch đầu tiên xây nên tính tự tin, tự lập và ứng phó với những đòi hỏi khác. Ví dụ: Trẻ biết cách sắp quần áo thì sau này trẻ rễ áp dụng vào việc xếp sách vở, đồ dùng đi học, khi đi làm trẻ sẽ sắp xếp công việc tốt hơn. Nếu trẻ không biết đi giày, không biết mặc áo cho chính mình thì trẻ cũng không biết làm điều đó với người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc bản thân mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia đình…Trẻ không tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc và không thông cảm, thấu hiểu thì không có sự chia sẻ gắn bó với những tình cảm mà người khác đã giành cho mình. Trẻ tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đến lớp. 16
  17. Tự nhặt đồ chơi, Tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, đánh răng , tự đi dép chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang. Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn tự chăm sóc bản thân chính vì tôi chỉ cần khuyến khích động viên trẻ trong những buổi học đầu tiên đã làm trẻ có hứng thú với việc tự phục vụ cho bản thân mình. Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường , tôi hướng dẫn trẻ cách cất đồ đúng nơi quy định, . Công việc này cần phải có thời gian đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhờ vậy mà sau gần 1 tháng trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm sóc bản thân như: tự đeo khẩu trang, tự đội mũ, tự bỏ rác đúng nơi quy định… Cô hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang 17
  18. Cô quan sát trẻ thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định Tôi hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, lau mặt, đi cất dép, cất và lấy ba lô, dạy trẻ cách thực hiện vệ sinh cá nhân thông qua những câu chuyện, bài thơ...hay hoạt động cá nhân trên lớp. Bên cạnh đó trẻ còn biết hỗ trợ giúp đỡ người khác như: lấy bát ăn cơm, lấy cốc uống nước, cất dép đúng nơi quy định, xách phụ đồ, tưới cây nhặt cỏ, lau bàn gấp chăn, cất gối, chăn sau khi ngủ dậy. 18
  19. Trẻ giúp cô lau dọn bàn ăn * Hướng dẫn trẻ kĩ năng tự bảo vệ: Để cho các con có kĩ năng tự phục vụ mình tốt hơn con phải có kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng tự nhận biết nguy hiểm: Dạy trẻ cách nhận biết đồng thời hành động với những hành động đúng và kịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống các mối nguy hiểm trong nhà như ga-lửa, điện, nước nóng, dao kéo… Các mối nguy hiểm ngoài xã hội : Quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp, cướp, lạc đường. Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, kẹt cầu thang, chó cắn, ong đốt, ngộ độc…. Các mối nguy hiểm về môi trường: Động đất, lũ lụt, bị đuối nước… Thông qua những hình ảnh, những bài thơ, câu truyện nhằm giáo dục trẻ. Ví dụ truyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi, Chú vịt xám.”…Một số bài thơ như “ Đường em đi, Đèn giao thông.”… 19
  20. Hình ảnh giáo dục trẻ không chơi ở nơi nguy hiểm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2