Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 4 tuổi A
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, hòa đồng với bạn bè và trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non còn giúp các em phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và nhận thức để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 4 tuổi A
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN XÃ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng 02 năm 2021 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Tên biện pháp: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 4 tuổi A,………….. 2. Lí do: Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ. Trong năm học 2020 -2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 4 tuổi A, trường Mầm non xã Hoàng Việt. Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên hay không nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Vì thế, tôi đưa ra “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp …………………………”. Khi thực hiện biện pháp thì có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi Trường rất khang trang, rộng rãi, là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn. Đa số trẻ đều học qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ lớp tôi tương đối ngoan, có nề nếp trong các hoạt động. Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình mọi hoạt động của lớp. 2.2. Khó khăn:
- 2 2.1. Về phía giáo viên. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới bước vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. 2.2. Về phía phụ huynh. Một số gia đình còn nuông chiều con thái quá, luôn sẵn sàng phục vụ trẻ nên con có thái độ ngang bướng, ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ. Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. Đa số cha mẹ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hay nuông chiều và làm hộ trẻ Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh rất bận rộn với công việc nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. 2.3. Về phía trẻ. Số lượng trẻ trong lớp đông. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử… Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh Trẻ mầm non còn hiếu động, chưa chú ý theo hướng dẫn của cô, chưa tự giác trong lao động tự phục vụ, còn phụ thuộc vào người lớn, một số trẻ được bố mẹ nuông chiều, thường làm hộ trẻ. Vì vậy trẻ hay thụ động nên khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Đầu năm tôi tiến hành khảo sát thực trạng kĩ năng sống của trẻ với kết quả như sau: Nội dung Tỉ lệ trẻ đạt Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thể hiện mình 20/29= 68,9 % Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, hợp tác giúp đỡ bạn. 18/29 = 62,1 % Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy 17/29 = 58,6 % định Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. 20/29 = 68,9 % 3. Thời gian, đối tượng 3.1 Thời gian: Từ tháng 10/2020 đến cuối năm học 2020 - 2021
- 3 3.2 Đối tượng áp dụng: trẻ lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi 4. Mục đích: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, hòa đồng với bạn bè và trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non còn giúp các em phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và nhận thức để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách 5. Nội dung Là giáo viên mầm non tôi luôn băn khoăn và trăn trở với những thực trạng trên. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sau: Biện pháp 1: Giáo viên nhận thức đúng, tự học, tự bồi dưỡng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trước hết chúng ta phải nhận thức đúng, xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống phù hợp như: Kỹ năng sống tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm phù hợp với lứa tuổi để giáo dục trẻ. Khi đã xác định rõ những kỹ năng cơ bản thì từ đó giáo viên tự nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động, nắm được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương mẫu mực. Vì không có phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình. Bằng kinh nghiệm của của bản thân tôi đưa ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đó là: - Không nói dài và nói nhiều. Biết lắng nghe trẻ nói - Không đưa ra lời giải đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi - Không vội vàng phê phán đúng, sai nhưng kiên trì giúp trẻ tranh luận - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ. - Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảng trống cho trẻ suy nghĩ. - Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, cởi mở. VD: “Các con đã tự mình làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào người khác, các con là những em bé rất giỏi các con rất xứng đáng nhận được một tràng pháo tay”. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suy nghĩ, giám đưa ra ý kiến của mình. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trong ngày
- 4 Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống phải được thực hiện thường xuyên và luôn được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ. * Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động đón trẻ Tôi luôn giáo dục trẻ đến lớp biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ trước khi vào lớp, hướng dẫn trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. * Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động học Tùy thuộc vào từng chủ đề và nội dung của bài học, tôi sẽ lựa chọn những kĩ năng sống phù hợp để tích hợp một cách hài hòa và có hiệu quả. Ví dụ - Hoạt động tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” Tôi giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng... - Hoạt động thể dục: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết xếp hàng khi tập không chen lấn xô đẩy nhau... - Hoạt động âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ngoài ra còn rèn cho trẻ kỹ năng tự tin biểu diễn trước đám động. * Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ quan sát một số loại cây cảnh, cây hoa tôi cho trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người. Để có được những chậu hoa như thế này thì các cô phải làm như thế nào? Trước tiên phải làm đất tơi xốp, sau đó đến trồng cây. Để cây hoa phát triển tươi tốt thì chúng ta phải làm gi? nếu không chăm sóc nhổ cỏ, bón phân tưới nước cho hoa thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó trẻ có thể đưa ra ý kiến của mình một cách độc lập, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động các con sẽ chơi theo đội nhóm. Vì vậy tôi luôn nhắc trẻ phải biết chơi đoàn kết, hợp tác cùng bạn Khi cho trẻ chơi ngoài trời tôi luôn nhắc trẻ khi chơi trên sân trường không được chạy nô đùa, xô đẩy bạn vào đồ chơi sẽ bị ngã chảy máu. Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời khi chơi. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động góc. Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này trẻ sẽ bộc lộ những hành vi tốt và không tốt. Cô giữ vai trò quan sát hành động lời nói của trẻ trong khi chơi, để sửa, uốn nắn trẻ Ví dụ: Qua góc chơi “Bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Như: Trẻ nói “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ khác trả lời: Mua bánh - trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một cái bánh, bán cho tôi một cái ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phép tôi luôn khen ngợi khích lệ trẻ kịp thời và cuối ngày nhận xét trước lớp.
- 5 Ví dụ chơi trò chơi gia đình nấu ăn: Khi trẻ bắc nồi lên để nấu thức ăn cô hướng dẫn trẻ đặt đúng cách, nếu không sẽ bị đổ, bị bỏng gây nguy hiểm. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa. Ngày nay do các bậc phụ huynh nuông chiều con, không dạy trẻ cách tự vệ sinh bản thân, vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra biện pháp cho trẻ tự vệ sinh cá nhân, cô hướng dẫn và cho trẻ thực hành tự rửa tay, tự rửa mặt , khuyến khích trẻ tự làm, trẻ nào chưa thực hiện được cô làm mẫu cho trẻ quan sát. Trong giờ ăn cũng vậy tôi giáo dục trẻ những hành vi trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như biết tự đi lấy bát thìa, biết tự lên lấy cơm, chia đĩa về các bàn ăn. Khi ăn, biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác…. Trong giờ ngủ trưa tôi luôn rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ. Rèn trẻ kĩ năng sống tự phục vụ lấy và cất chăn gối gọn gàng đúng nơi quy định. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động nêu gương, trả trẻ.. Thông qua hoạt động nêu gương, trả trẻ tôi cũng giáo dục trẻ một số kỹ năng như: kỹ năng tự tin, kỹ năng giao tiếp để từ đó trẻ luôn tự tin phát biểu và giám nói lên những suy nghĩ của mình trước đám đông. Khi cô giáo mời các tổ nhận xét lẫn nhau về các thành viên trong tổ thì trẻ tự tin và biết đưa ra những lời nhận xét về bạn của mình. Khi ra về trẻ biết lễ phép chào ông bà, bố mẹ, chào cô giáo và các bạn. Biết tự lấy đồ dùng của mình trước khi ra về. Biện pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tạo những tình huống cụ thể Đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ rất dễ nhớ và cũng dễ quên, trước đây giáo viên thường giáo dục trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh qua lời nói, nhắc nhở, dặn dò trẻ thông qua các hoạt động học, vui chơi, sinh hoạt. Với biện pháp như vậy tôi thấy không đạt hiệu quả cao vì giáo dục xong trẻ có thể quên ngay và không nhớ lâu, vì thế tôi thiết nghĩ mình phải tìm ra phương pháp để cho trẻ nhớ lâu hơn, đó chính là phương pháp giáo dục tạo tình huống để trẻ được đưa ra những ý kiến, suy nghĩ và cách giải quyết của trẻ khi gặp tình huống khó khăn. Trong xã hội hiện nay, nhiều kẻ xấu lợi dụng sơ hở của các bậc phụ huynh, sự ngây thơ của trẻ em, nên tệ nạn bắt cóc trẻ em thường xảy ra tại nhiều nơi chính vì vậy tôi tạo tình huống trẻ bị lạc giữa chốn đông người như ở chợ, hoặc được bố mẹ đưa đi tham quan, hay đi chơi siêu thị. Cô hỏi trẻ khi bị lạc con sẽ làm như thế nào?
- 6 Trẻ đưa ra ý kiến của mình Tình huống 1: + Trẻ sợ quá khóc to Cô nói: Khi bị lạc mà khóc thì sẽ không tìm được mẹ, ngược lại kẻ xấu sẽ lợi dụng bắt cóc các con, vì vậy lúc này các con phải dũng cảm, bình tình thì mới tìm được mẹ. Tình huống 2: + Các con đi theo người lạ Cô nói: Các con không được đi theo người lạ, chạy lung tung, vì người lạ chưa chắc đã là người tốt nên các con sẽ không tìm được ba, mẹ. Tình huống 3: + Đứng một chỗ gọi to tên bố, mẹ Cô nói: Các con có thể gọi to tên bố,mẹ để bố mẹ nghe tiếng đến đón mình + Tìm người tin cậy như chú công an, bảo vệ, nhân viên. Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố, mẹ, đọc to số điện thoại của bố, mẹ cho cô và các bạn cùng nghe. Ngoài ra tôi còn đưa ra một số tình huống khác để trẻ giải quyết như khi có người lạ đến cho quà và rủ đi chơi cùng thì con sẽ làm ntn? Từ những tình huống cụ thể gần gũi dễ xảy ra trong cuộc sống đối với trẻ, và bằng cách trẻ được thảo luận, suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề, từ đó trẻ sẽ có nhiều vốn kiến thức, hiểu biết cũng như kỹ năng sống của trẻ được hình thành. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi nhớ rất tốt về các kĩ năng mà tôi truyền đạt, trẻ tự tin chủ động giải quyết các tình huống, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến và lắng nghe ý kiến của các bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp. biết bảo vệ an toàn cho bản thân mình, ứng xử phù hợp. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các chủ đề học Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các chủ để, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp và đặt hiệu quả. * Ví dụ: Chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc… Chủ đề bản thân: Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự rửa tay, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Chủ đề gia đình: Tôi giáo dục trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn.
- 7 Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề, và ước mơ của trẻ về các nghề đó Chủ đề động vật: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, yêu quý các con vật Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. Chủ đề thực vật: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, biết trồng nhiều cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành hoa, ở lớp hàng ngày giúp cô chăm sóc góc thiên nhiên giúp cô nhổ cỏ, tưới cây, tưới hoa... Chủ đề: “ Giao thông” Giáo dục trẻ kỹ năng về một số quy định giao thông khi đi trên đường như: Đi trên đường phải đi vào lề đường, đi bên tay phải, không được chơi bóng, trò chơi trên lòng đường, khi sang đường phải có người lớn dắt qua, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau… Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng ở lớp, tôi thường xuyên chú trọng đến việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh trog việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Bản thân tôi tích cực giao lưu với cha mẹ trẻ vào giờ đón, trả trẻ giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh những kỹ năng mà đã dạy trẻ trong ngày để về nhà phụ huynh củng cố lại giúp trẻ dễ nhớ hơn, hoặc trao đổi về những kỹ năng tự phục vụ mà trẻ còn hạn chế để về nhà phụ huynh cùng giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng đó. Việc trao đổi với phụ huynh cũng giúp tôi biết và hiểu về hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp Thông qua góc tuyên truyền: giáo viên gián tiếp truyền đạt đến phụ huynh những kiến thức mà trẻ sẽ học trong tuần, thông tin đến các bậc phụ huynh về những kỹ năng đang dạy. Ngoài ra thông qua sổ bé ngoan hàng tháng giáo viên nhận xét từng trẻ về những kĩ năng mà trẻ còn hạn chế, để phụ huynh cùng phối hợp giúp đỡ dạy trẻ hoàn thiện kĩ năng đó. Sau khi tôi áp dụng biện pháp này tại lớp mẫu giáo 4 tuổi A do tôi phụ trách tại Trường mầm non xã Hoàng Việt đã có một số kết quả tích cực, trẻ có rất nhiều kỹ năng khi tham gia vào các hoạt động Kết quả đạt được Nội dung Tỉ lệ trẻ đạt So với đầu năm Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự 25/29 = 86,2 % Tăng 17,3 % tin thể hiện mình
- 8 Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, 26/29 = 89,7 % Tăng 27,6 % hợp tác giúp đỡ bạn. Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng 28/29 = 96,6 % Tăng 38 % đồ chơi đúng nơi quy định Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. 28/29 = 96,6 % Tăng 27,7 % 6. Kết luận - Đa số trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. Trẻ được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập và kết quả học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao, trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày. Trẻ được rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, chung sống hoà thuận.Trẻ đi học đều hơn và ít gặp khó khăn khi đến lớp, trẻ có kỹ năng dọn dẹp, giúp cô kê bàn ăn, phát cơm, chia thìa, kê ghế, phơi khăn.. - Đối với giáo viên: Giáo viên linh hoạt, sáng tạo không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, biết cách lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động môn học sáng tạo hơn. - Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã có thói quen phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên thương xuyên bằng nhiều hình thức. Cha mẹ cảm thấy vui vì biết con mình đã có được những kỹ năng sống nhờ cô giáo, kết hợp cùng gia đình thì trẻ mới có được những kỹ năng tốt như vậy. * Các đề xuất và kiến nghị: - Đối với giáo viên: Không ngừng nâng cao học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình giảng dạy đổi mới giáo dục nói chung và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng trong quá trình giảng dạy. - Đối với cha mẹ trẻ: Cần phối hợp tốt, trao đổi thường xuyên với giáo viên trong lớp để cùng giáo dục và dạy các kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn. - Đối với nhà trường: Trang bị thêm tài liệu để cho giáo viên nghiên cứu. Tổ chức những buổi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để giáo viên được học hỏi và trao đổi lẫn nhau. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
- 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn