Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non để phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm đầu đời này, sẽ chở nên hết sức khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy nghị quyết TW 2, khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đề ra mục tiêu giáo dục mầm non, là phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất cả về mặt vất chất và tinh thần một cách toàn diện. Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm xoát, thể hiện các giác quan của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Giáo dục kỹ tự lập, tự phục vụ cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường, nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Trên nền phát triển về từ kinh tế, chính trị cho đến những nếp sống trong xã hội hiện nay, có rất nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta chưa kịp nhận ra. Cũng chính từ sự phát triển mạnh mẽ đó mà rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm tới con cái hoặc có thời gian thì lại quan tâm một cách thái quá. Từ đó trẻ thiếu kinh nghiệm sống, thụ động trong hành vi, ỷ lại phụ thuộc ngay từ trong suy nghĩ. Và chính những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng tích cực, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sớm hòa nhập với môi trường xung quanh. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều được bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Tất cả những hành động đó đều làm nên những thói quen, có cả thói quen tốt và thói quen không tốt. 2. Cở sở thực tiễn: Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ đã và đang được thực hiện trong trường mầm non, song hiệu quả đạt được còn chưa cao bởi 1/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non nó phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động giáo dục của trường, lớp mầm non. Nếu hoạt động giáo dục còn cứng nhắc, ôm đồm về kiến thức sẽ không phát huy được hiệu quả của nó. Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn chăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non để phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay. III. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học: 1. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu lớp 3 - 4 tuổi C2 (tổng số 40 cháu) 2. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Địa điểm: Lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi C2. Thời gian nghiên cứu: - Tháng 8 đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tháng 9 khảo sát tình hình trẻ trên lớp. - Tháng 10 đến tháng 3 thực nghiệm trên các hoạt động hàng ngày. - Tháng 4 đánh giá kết quả. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng việc tự lập của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Sau đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. V. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp kiểm tra, dự giờ, đánh giá. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là vô cùng đúng đắn bởi nó nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải dựa dẫm, nhờ vả vào người khác. Tính tự lập, tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, để có cơ hội phát triển toàn diện. Tính tự lập là gì? Là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên tính tự lập không phải tự nhiên mà có được. Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian nhất định. Tự phục vụ là gì? Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non nhiều người cho rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy trẻ biết tự lập, tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng sử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Chính vì vậy đối với bậc học mầm non, việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định một số vấn đề của chính bản thân 3/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non trẻ. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin thực hiện một số các kỹ năng tự lập. II. CỞ SỞ THỰC TIỄN Trường Mầm non - nơi tôi tham gia công tác. Là một trong những ngôi trường có số lượng trẻ đông nhất trong toàn thị xã; là một xã thuần nông, địa hình bán sơn địa, kinh tế chậm phát triển. Nhưng vượt lên trên mọi khó khăn, nhà trường luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ về mọi mặt từ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, thi đua dạy tốt tới các phong trào chung của toàn thị xã. Trường tôi gồm có 3 khu, với tổng số học sinh là 1011 trẻ. Có tổng số 24 nhóm lớp. Khối mẫu giáo bé của tôi có 6 nhóm lớp với tổng số là 248 trẻ, trong đó lớp tôi có 40 học sinh, bản thân tôi và các giáo viên trong lớp luôn muốn tạo cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm chia sẻ, biết tự lập tự cường, biết khẳng định vai trò của mình thông qua tất cả các hoạt động trong ngày, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai sau này. Năm học này, tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Hầu hết trẻ có bố mẹ làm thuần nông nên việc quan tâm tới con còn nhiều hạn chế, nếu có quan tâm thì lại là sự quan tâm thái quá. Đa số phụ huynh chưa xác định được việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vậy nên thời gian đầu nhận lớp, đa số trẻ đến lớp chưa có nề nếp, ra vào lớp tự do, không biết cất đồ dùng ba lô, giày dép ở đâu, không biết cất xếp gọn gàng sau khi chơi, không biết tự đi vệ sinh như thế nào, rụt rè và thụ động trong các hoạt động khác. Chỉ có một vài bạn tự tin trong hành động và giao tiếp với cô và các bạn. III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN: 1. Khảo sát thực tế: Trường tôi là một trường nằm trong khu vực nông thôn với địa bàn dân cư khá rộng. Năm học 2017 - 2018 này, lớp tôi có 40 trẻ, trong đó có 13 trẻ nữ và 27 trẻ nam. Do ở lứa tuổi mẫu giáo bé và phần lớn là cháu mới ra lớp nên chưa có ý thức, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Nguồn kinh phí để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động còn hạn hẹp. 2. Số liệu điều tra trƣớc khi thực hiện: Để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài tôi đã khảo sát một số kĩ năng cơ bản, các chỉ số phát triển trẻ 3 - 4 tuổi, cụ thể như sau: Số trẻ: 40 trẻ (Trong đó số trẻ nam: 27 trẻ, số trẻ nữ: 13 trẻ) Sức khỏe của trẻ phát triển tương đối tốt, lớp có 02 giáo viên phụ trách chung. 2.1. Thuận lợi: 4/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Nhà trường có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, sĩ số trẻ ổn định. Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao trong việc quản lý cơ sở vật chất để bổ xung đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, kiến tập giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như nâng cao kĩ năng sư phạm Tổ chuyên môn, khối trưởng các khối lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể xuyên suốt trong các tháng, các chủ đề sự kiện nhằm giúp giáo viên soạn bài lên lớp đảm bảo đúng chương trình. Trình độ đào tạo của giáo viên trong lớp đều trên chuẩn, đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. 2.2. Khó khăn Về phía trẻ: Số lượng trẻ trong lớp là khá đông: 40 cháu lại nhiều trẻ năm đầu ra lớp. Bên cạnh đó do ở cuối độ tuổi nhà trẻ nên nhiều trẻ có vốn từ hạn hẹp, có trẻ chưa biết nói hay còn nói ngọng nhiều nên chưa thể nói lên nhu cầu của mình cũng như làm theo yêu cầu của cô. Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho việc giáo dục, rèn luyện nề nếp cho trẻ. Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh Về phía giáo viên: Giáo viên nhận thức được việc phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự lập, tự phục vụ song về hình thức để cô mang đến cho trẻ lại đạt kết quả chưa cao. Sự đầu tư về thời gian còn hạn chế, sợ trẻ làm sẽ hỏng, đổ vỡ nên tư tưởng “làm luôn cho nhanh” vẫn còn. Chưa mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ. Và không thể không nói tới đó là sự e ngại từ phía phụ huynh, sợ rèn trẻ nhưng phụ huynh lại nghĩ rằng giáo viên lười biếng và bắt trẻ phải làm thay cho cô. Về phía phụ huynh: Vì là vùng nông thôn nên cha mẹ trẻ bận bịu nhiều việc, không đầu tư thời gian cho con và chưa nhận thức rõ về việc cần phải giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. Một bộ phận không nhỏ luôn cho rằng con em mình còn quá bé, chưa làm được nên nuông chiều, yêu thương thái quá khiến con trẻ ỷ lại, dựa dẫm, trẻ không biết làm một số công việc vừa sức, khi trẻ được giao nhiệm vụ, trẻ không tự nguyện làm mà luôn nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Lâu dần thành quen, thành nếp xấu. 3. Kết quả khảo sát thực tế: Khi chưa thực hiện đề tài, tôi khảo sát đã có kết quả như sau: 5/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Đạt Chƣa đạt Nội dung khảo sát Số Số % lƣợn % lƣợng g Biết tự cất, lấy đồ dùng khi đến lớp và ra về 10 25 30 75 Biết tự cầm thìa xúc ăn cơm 14 35 26 65 Biết tự lấy cốc uống và cất đúng nơi quy định 10 25 30 75 Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu 20 50 20 50 Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định 9 22,5 31 77,5 Biết tự rửa tay với xà phòng 10 25 30 75 Biết bỏ rác vào thùng quy định 14 35 26 65 Biết tự cởi, mặc quần áo 4 10 36 90 Biết tự đi giày, dép 11 27,5 29 72,5 Biết tự xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn 14 35 26 65 Biết chào hỏi người lớn tuổi 20 50 20 50 Biết giúp đỡ cô khi được yêu cầu 7 17,5 33 82,5 Biết tự đi lên xuống cầu thang 13 32,5 17 67,5 Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 8 20 32 80 Trẻ tự tin làm một số việc 4 10 36 90 Biết gọi người giúp đỡ khi cần 4 10 36 90 IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Hiện nay, nhất là đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, vấn đề giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ đã được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu sự phát triển khả năng tự lập của trẻ và kết luận: Những trẻ có tính tự lập sớm, khi lớn lên trẻ sẽ tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình mà không ỷ lại vào người khác. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, trẻ biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình từ đó làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện sau này. 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 1.1: Tâm sinh lý lứa tuổi. Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ trách. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả 6/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non năng nhất định của trẻ để phần nào hiểu được tâm sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên ba”. Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt. Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại hư không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều hỏi lắm, khó vừa ý. Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ theo ý của mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, cái gì cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc. Những tình trạng chống đối, không chịu phục tùng, nói một đằng làm một nẻo, mọi câu trả lời của người lớn dường như là không hài lòng cứ liên tục tiếp diễn, thích và muốn, trẻ cần được chú ý bằng mọi cách. Ví dụ 1: Trong giờ thể dục sáng. Khi nhạc cất lên là khi bài tập bắt đầu. Có nhiều trẻ khi nghe nhạc thì đánh trống lảng, coi như không nghe tiếng, không làm theo lời cô. Thậm chí còn lại gần cô hơn hoặc đứng lùi hẳn ra xa các bạn để cho cô biết rằng mình chưa làm theo lời cô. Có trẻ thì biện đủ lý do như: mỏi tay, mỏi chân, Hay có sử dụng dụng cụ gì thì cũng tìm lý do để chống lại như hôm nay con không thích tập vòng với các bạn, con tập gậy, con thích tập cái này, cái kia và chốt lại là không muốn làm theo những gì cô dạy. (Hình ảnh: Cô và trẻ trong giờ thể dục sáng) Ví dụ 2: Trong giờ vệ sinh, khi một số bạn rửa tay rất nhanh và về vị trí thì lại có một số bạn tỏ vẻ chống đối vì không muốn dừng chơi trước đó hoặc vì không muốn đi rửa, nên cố tình rửa chậm, lấy thật nhiều xà phòng để chơi, thậm chí là bôi xà phòng vào bạn khác, hay lên tường để gây sự chú ý của người khác mà không tuân theo hướng dẫn của cô. 7/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non ( Hình ảnh: Trẻ cố tình không làm theo hướng dẫn của cô) 1.2: Khả năng của lứa tuổi. Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết được trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa. Liệu rằng có vừa sức với trẻ không? Hay những việc đó là nặng nhọc đối với trẻ. Để từ đó cô lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cho trẻ thực hiện. Tôi luôn để các câu hỏi, câu nói mở đối với trẻ trong mọi tình huống và trường hợp. Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ không cảm thấy thoải mái, tùy cho trẻ chọn lựa khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế nào. Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ. Có trẻ thì cất ghế, trẻ cất sách, trẻ cất bút… (Hình ảnh: Trẻ tự chọn công việc vừa sức) 8/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non “Khủng hoảng tuổi lên 3” là hiện tượng phổ biến mà đa số trẻ đều gặp phải. Song nó lại mang tính tạm thời, chuyển tiếp. Sự tách rời về bản thân ra khỏi người khác, mong được độc lập tự chủ đó là tiền đề cho sự hình thành nhân cách trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.Vì vậy tạo kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ là rất quan trọng. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu, quan sát, gần gũi trẻ để hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ. Qua tìm hiểu, tôi phần nào nắm được tính cách, sở thích, thái độ, khả năng của từng trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp mình một cách khoa học, hiệu quả 2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Để việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ đạt được kết quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng tháng xuyên xuốt từ những kĩ năng dễ tới những kỹ năng khó như sau: Kế hoạch giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo bé: Tháng Kĩ năng Tháng 9 - Biết lấy và cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp và ra về. - Biết tự đi lấy nước uống và cất cốc đúng nơi quy định. Tháng 10 - Biết tự đi lên xuống cầu thang - Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu Tháng 11 - Biết tự gấp khăn của mình - Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Tháng 12 - Biết tự cầm thìa xúc ăn mà không cần cô nhắc. - Biết bỏ rác đúng nơi quy định Tháng 1 - Biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn bằng xà phòng - Biết tự xúc miệng nước muối sau khi ăn Tháng 2 - Biết tự chào hỏi người lớn - Biết đi và tháo giầy, dép. Tháng 3 - Biết giúp đỡ người khác khi được yêu cầu - Biết cởi, mặc quần áo Tháng 4 - Biết kêu gọi sự giúp đỡ của người khác khi cần - Trẻ tự tin làm một số công việc 9/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Và theo tôi, để trẻ có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ thì cô cần có quy trình nhất định để thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả không nhỏ. 1.Cung cấp kỹ năng. 2. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập. 3. Hình thành thói quen. 4. Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho trẻ thực hiên. 3. Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức. 3.1. Trải nghiệm. thực hành. Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn giản nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt đối với trẻ. Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu và khám phá. Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được. Góp phần không nhỏ để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Phát triển khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản phẩm. Có khả năng tập trung thực hiện và hoàn thành công việc đến cùng mà không cảm thấy mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị. Trẻ học được cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau và sự phân công trong công việc làm cho bé có sự chủ động cá nhân, trong khi vẫn đảm bảo công việc chung của nhóm. Học được trình tự công việc: từ khâu chuẩn bị, thực hiện cho đến kết thúc. (Hình ảnh: Trẻ được tham gia trải nghiệm tô sơn cho ngôi nhà) 10/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non 3. 2. Ứng dụng công nghệ thông tin. Cô có thể cho trẻ xem video, hình ảnh dạy trẻ các kỹ năng tự lập, tự phục vụ trên ti vi hay máy chiếu Ví dụ: Cô có thể lựa chọn những nội dung dạy trẻ các kỹ năng tự lập, tự phục vụ phù hợp như đĩa CD nguồn chính thống cho trẻ xem trên ti vi hay máy chiếu vào các buổi hàng ngày. 3.3. Hƣớng dẫn, làm mẫu Trẻ mầm non thích bắt trước và chúng có thể học rất nhanh những điều người lớn làm. Chính vì vậy việc hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ là rất quan trọng. Ví dụ: Cô dạy trẻ kỹ năng gấp áo: Hình thức: Cô cho trẻ ngồi thành hình chữ U, cô giới thiệu cho trẻ tên kỹ năng “Gấp áo”. Cô giải thích cho trẻ mục đích của việc gấp quần áo là giúp cho áo quần luôn phẳng không bị nhàu nhìn sẽ thấy gọn gàng, đẹp mắt hơn và để vào ba lô hay tủ quần áo sẽ để được nhiều hơn. Cô làm mẫu lần 1: không giải thích (cô làm chậm, rõ ràng từng động tác) Cô làm mẫu lần 2: kết hợp với giải thích bằng lời, khi muốn gấp được một chiếc áo trước tiên cô trải phẳng áo, sau đó cô gấp lần lượt từng tay áo vào dọc theo thân áo (nếu áo có mũ thì cô gấp mũ từ phần cổ áo xuống thân). Sau đó cô gấp đôi áo lại. Ví dụ: Dạy trẻ thao tác của kỹ năng rửa tay: Sắn tay áo, mở vòi nước làm ướt tay, tắt vòi nước, lấy xà bông xoa vào tay, xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lần lượt rửa mu bàn tay 2 bên, rửa từng ngón tay, kẽ tay và các đầu ngón tay. Cô cho cả lớp thao tác tay không trước sau đó cho từng nhóm được thao tác với nước. Qua đó, cô còn có thể lồng ghép việc sử dụng tiết kiệm năng lượng khi hướng dẫn cho trẻ. * Phương pháp hướng dẫn của giáo viên: - Lần 1: Thực hiện thao tác không phân tích (làm chậm, rõ từng thao tác). - Lần 2: Nhấn vào các kỹ năng, thao tác khó (có thể kết hợp với phân tích bằng lời). * Hình thức và thời điểm thực hiện: - Giáo viên hướng dẫn theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hoặc cá nhân. - Thời điểm hướng dẫn: Hoạt động học và các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (linh hoạt, phù hợp, dưới hình thức các trò chơi, thi đua…). 4. Biện pháp 4. Xây dựng môi trƣờng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần cho trẻ là một yêu tố quan trọng. Chính vì vậy việc xây 11/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút trẻ và phù hợp với trẻ từ đó giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động. Có cơ hội trải nghiệm và tích cực tham gia các hoạt động. 4.1. Môi trƣờng vật chất. Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp. Tôi đã lên kế hoạch trang trí môi trường trong và ngoài lớp xanh, sạch, đẹp. Trang trí các góc đảm bảo phân chia hợp lý giữa động và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, an toàn và thuận tiện khi trẻ sử dụng. Ngoài những đồ dùng, dụng cụ theo thông tư 02, được trang bị đầy đủ. Tôi đã mạnh dạn tham mưu thêm với Ban giám hiệu nhà trường về một số đồ dùng trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của trẻ (Nhà trường kết hợp với phụ huynh mua bình nước nóng cho lớp) các nguyên vật liệu cần thiết (xốp màu, đề can, giấy màu, hồ dán, keo nến…) để phục vụ cho hoạt động trang trí lớp cũng như làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động của cả cô và trẻ. Tôi thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của lớp, nếu phát hiện hỏng hay xuống cấp sẽ báo ngay với ban giám hiệu nhà trường để kịp thời sửa chữa, khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động tại lớp. Bên cạnh đó, tôi trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh hỗ trợ một số nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ chơi tự tạo và đặc biệt là một số đồ dùng dồ chơi trong lớp như: nắp chai, vỏ chai, nắp bia, hộp dầu gội đầu đã dùng hết, bông… Từ đó tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi như: xúc xắc, dàn trống... Đơn cử như chiếc xúc xắc mà tôi và trẻ cùng làm từ những chiếc nắp bia, ống nhựa và bông. Tôi dùng chiếc xúc xắc này trong một số hoạt động của trẻ như: Làm dụng cụ âm nhạc, làm đồ dùng tập thể dục buổi sáng, hoạt động thể chất giúp phát triển cơ tay cho trẻ… Bên cạnh việc xây dựng môi trường lớp học, ngay từ đầu năm tôi mạnh dạn tham mưa với ban giám hiệu nhà trường xây dựng góc chơi giân dan, góc chơi sáng tạo chung ngay dưới sân trường để cho trẻ hoạt động. Phần là trẻ được hoạt động, trải nghiệm ngoài trời sẽ tạo cho trẻ thêm sự hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo cho trẻ. Phần là khi trẻ được hoạt động tập thể, không những phát triển mối quan hệ qua lại giữa trẻ và trẻ, giúp chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ, độc lập mà còn giúp trẻ sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của bản thân về việc cất xếp và sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, lấy ở đâu, chỗ nào sẽ cất đúng vào nơi đó đúng mục đích và yêu cầu của hoạt động. Góp phần hình thành 12/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non kĩ năng lập cho trẻ ngay từ nhỏ mà không tốn nhiều thời gian và công sức, lại tạo được sự thoải mái, không gò bó đối với trẻ. ( Hình ảnh góc chơi dân gian đặt tại sân trường) 4.2. Môi trƣờng tinh thần. “Môi trường thân thiện, học sinh tích cực”. Theo khẩu hiệu đó, trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Tôi luôn tìm cách tạo ra cho trẻ một bầu không khí vui tươi, lành mạnh, thoải mái giúp trẻ được vui chơi, khám phá đạt hiệu quả cao nhất. Tôi luôn thực hiện tốt mọi chỉ đạo của nhà trường về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi không ép buộc, bắt trẻ phải làm một cái gì đó mà trẻ không muốn. Bởi khi đó chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mà nhiều khi lại làm tác dụng ngược. Bên cạnh đó, cách cô trò chuyện với trẻ vui vẻ, ân cần, cách cô giáo dục trẻ nói chuyện với người lớn và bạn bè, cách cô và trẻ cùng chơi cùng tham gia các hoạt động cũng góp phần không nhỏ tạo nên một môi trường tinh thần thoải mái, hứng thú cho trẻ. Ví dụ 1: Trong giờ đón trẻ buổi sáng. Tôi luôn ân cần, niềm nở đón trẻ và chú ý tới tâm lý, sức khỏe cũng như những thay đổi của trẻ. Biết trẻ rất thích được khen nên chỉ đơn giản là: Hôm nay con mặc bộ quần áo này xinh quá, hôm nay mẹ đan tóc cho con gái đẹp quá…cũng giúp cho trẻ có một ngày mới vui vẻ, hứng thú hơn. 13/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non ( Hình ảnh: Cô quan tâm tới những thay đổi nhỏ nhất của trẻ) Ví dụ 2: Trong các hoạt động góc, trước khi chơi tôi luôn tạo những tình huống, những hoạt cảnh giúp trẻ hứng thú, lôi quấn hơn, trong khi chơi tôi luôn tạo tâm thế thoải mái, giúp trẻ phát huy tính tự chủ, tích cực bằng cách cho trẻ tự chọn, tự thay đổi góc chơi và tự rủ bạn cùng chơi cho mình. Điều đó cũng góp phần không nhỏ tạo cho trẻ thích thú hơn trong khi tham gia hoạt động. 5. Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Theo pháp lệnh về bảo vệ trẻ em của nhà nước đã khẳng định: “Mọi trẻ em sinh ra đều được bình đẳng và được hưởng quyền chăm sóc giáo dục của gia đình và cộng động”. Với tinh thần đó việc tuyên truyền, phối kết hợp phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là điều cấp thiết. Đặc biệt đối với bậc học mầm non phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Bởi Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu. Vì thế muốn cho quá trình giáo dục trẻ được thực hiện liên tục và hiệu quả thì cần thống nhất các nội dung giáo dục. Nhưng với xã hội phát triển hiện nay, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Nên việc chiều chuộng, làm thay, làm giúp là không tránh khỏi. Dẫn đến tình trạng trẻ ỷ lại và luôn muốn dựa dẫm vào người khác. Bởi vậy giáo viên chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ở lớp trẻ phải thực hiện một số kỹ năng tự lập, tự phục vụ theo sự hướng dẫn của cô, còn khi về nhà bố mẹ trẻ lại làm thay làm giúp, vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc thống nhất dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ cần thiết. Từ đó tôi đã đặt ra mục tiêu để việc tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh đạt kết quả cao. 14/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non 5.1. Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên. Là một giáo viên mầm non, tôi nghĩ nếu muốn tạo ra sự thân thiết, tin tưởng của phụ huynh cũng không phải là điều khó khăn. Bởi đặc thù riêng của trẻ mầm non còn nhỏ nên bố mẹ phải trực tiếp đưa đón con hàng ngày, vì vậy cô giáo và phụ huynh có nhiều cơ hội để trao đổi, gặp gỡ hơn. Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu về tâm lý và hoàn cảnh của phụ huynh. Từ đó có cách trao đổi, trò chuyện riêng đối với mỗi cá nhân. Lớp mẫu giáo bé mà tôi đang trực tiếp phụ trách đa số phụ huynh làm nghề nông nên thu nhập đa số là không ổn định. Vì vậy họ phần nào có vẻ e ngại, thu hẹp bản thân mình. Chính vì vậy tôi luôn gặp gỡ, trao đổi một cách cởi mở để nhằm mục đích tạo sự thân thiện với phụ huynh. Từ đó giữa phụ huynh và tôi mới trao đổi thoải mái, nêu ra quan điểm của mình về trẻ. Bên cạnh đó, trong mọi công việc hàng ngày tôi luôn quan tâm tới trẻ để chiều khi về tôi trao đổi thông tin kịp thời của trẻ cho phụ huynh. Qua đó phụ huynh thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô với trẻ như: ân cần nhắc trẻ cất ba lô, giày dép, trước giờ trả trẻ luôn kiểm tra đồ dùng cuả trẻ đầy đủ, luôn trả trẻ với trang phục, đầu tóc gọn gàng, mặt mũi tay chân sạch sẽ phần nào cho phụ huynh thấy con của họ được chăm sóc chu đáo khi đến trường. Ngoài ra rất nhiều phụ huynh vì thấy con còn quá nhỏ, lại hay ốm và con ở lớp cả ngày nên rất lo không biết ở lớp cô có quan tâm chăm sóc con kịp thời hay không, nhiều phụ huynh còn chưa thực sự tin tưởng ở cô. Ví dụ 1: Lớp tôi đầu năm có một vài trường hợp bất kể nóng lạnh bất thường thế nào là cứ gọi điện cho cô mặc ra cởi vào, đeo tất rồi là quàng khăn…Nhưng sau một thời gian ngắn thấy cách chúng tôi nói và chăm sóc các con tận tình chu đáo, họ không còn gọi như trước nữa mà tin tưởng vào giáo viên chúng tôi hơn rất nhiều. Ví dụ 2: Lớp tôi là 2 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, cả 2 bạn đều có bố không may bị tai nạn liệt nửa người. Mọi gánh nặng đè lên vai người mẹ. Tôi đã kịp thời nắm bắt được và quan tâm tới 2 bạn đó nhiều hơn. Tôi đã đến từng nhà gia đình thân quen có con qua lứa tuổi xin quần áo cũ nhưng vẫn sử dụng được, khéo léo tặng cho trẻ giúp trẻ có thêm quần áo mặc. Hàng ngày thì quan tâm hơn, động viên trẻ ăn hết xuất giúp con khỏe mạnh, cho mẹ yên tâm làm việc lo cho gia đình. Sau khi phụ huynh học sinh tin tưởng và đặt niềm tin vào giáo viên. Họ bắt đầu tham gia vào các hoạt động của lớp như: cùng tham gia tổ chức sinh nhật cho trẻ, cùng tham gia đi dã ngoại với trẻ, cùng giáo viên tuyên truyền tới những phụ huynh khác. Vì vậy sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ một số kỹ năng tự lập, tự phục vụ ở lớp đạt kết quả cao. 15/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non (Hình ảnh: Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia hoạt động tổ chức sinh nhật cho trẻ) 5.2. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Như đã nói trên, phụ huynh lớp tôi đa số làm nghề nông, thu nhập thấp.Vậy nên cứ đến độ nông nhàn họ lại cho con nghỉ ở nhà với suy nghĩ “Trẻ mầm non chưa học mà đến lớp chỉ chơi”. Thời tiết nắng quá, hoặc lạnh quá, hay thay đổi thời tiết là phụ huynh cho con nghỉ ở nhà với bố mẹ vì bố mẹ không đi làm, vì vậy trẻ ở lớp đi học không đều, ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình thời gian biểu, thời khóa biểu hàng ngày ở lớp, cô giáo phải vất vả trong việc dạy bù bài học hôm trẻ nghỉ. Vì thế ngay từ đầu năm học, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã truyền tải tới tất cả phụ huynh về nội dung chương trình học của các con, nhằm mục đích giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, từ đó sẽ cho con đi học đều, vì biết được các con ở lớp đều được hoạt động theo chương trình giáo dục đã quy định dành riêng cho lứa tuổi mầm non. Ví dụ: Lớp tôi có trường hợp có trẻ thường xuyên nghỉ học. Một vài lần tôi có trao đổi với phụ huynh ở trường về vấn đề này nhưng chỉ được một thời gian ngắn trẻ lại nghỉ học liên tục. Bởi lo vì nhiều mặt nên tôi đã trực tiếp tới nhà và tìm hiểu được nguyên nhân thì được biết, bố cháu mắt kém nên không dám đi xe vì sợ mất an toàn, mẹ cháu đi làm lại về muộn, về không kịp giờ đón con. Nên thường xuyên cho con nghỉ, biết vậy tôi vận động phụ huynh trong lớp đi qua tuyến đường nhà cháu đó trở về giúp và cộng thêm giáo viên lớp chúng tôi thường xuyên trở con về sau giờ tan trường. Từ đó thấy được sự tận tình của tôi, phụ huynh đã nhiệt tình khắc phục và kết quả là bạn ấy được đi học đều đặn, 16/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non chỉ khi gia đình thực sự có việc rất bận mới cho con nghỉ học. Vì thế trẻ lớp tôi luôn đi học đều, tỉ lệ chuyên cần luôn đạt ở mức trên 90%. 5.3. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ. Sau một thời gian ngắn nhận lớp tôi nhận thấy bên cạnh những phụ huynh luôn muốn con em mình tự lập, tự làm, tự chịu trách nhiệm về việc mình làm thì lại có một bộ phận không nhỏ vô tình mà tạo cho con tính ỷ lại, lười biếng, phụ thuộc vào người khác.Sau khi trao đổi, tìm hiểu một số phụ huynh có con hay ỷ lại tôi hiểu ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Nào là quan điểm: “Nhỏ vậy ăn chưa xong làm gì”. Nào là “Làm cái gì cũng hỏng, ở nhà bị đánh suốt”. Rồi thì lại “Anh chị rèn cháu ghê lắm nhưng ông bà cháu chiều lại làm hộ, bất đồng quan điểm”. Xuất phát từ những điều mà tôi tìm hiểu được, tôi đã lên kế hoạch tuyên truyền cho phụ huynh, phần nào giúp phụ huynh hiểu vì sao lại cần cho trẻ tự lập, tự phục vụ và giáo dục kỹ năng cho trẻ ngay từ nhỏ. Một là: Thế nào là tự lập, tự phục vụ, tự làm những việc trong khả năng của trẻ, ông bà bố mẹ, cô giáo chỉ là người làm mẫu mà không làm giúp, làm thay trẻ và khi trẻ biết làm rồi thì người lớn chỉ đóng vai trò kiểm tra, động viên và khuyến khích trẻ để trẻ có thêm tính tự lập. Hai là: Cho phụ huynh quan sát những việc trẻ làm được tại lớp như tự rửa tay, lau mặt, xúc cơm, cất xếp đồ dùng…từ đó có thêm kinh nghiệm giáo dục trẻ tại gia đình. (Hình ảnh: Cô tuyên truyền với phụ huynh) 17/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non (Hình ảnh: Cô cùng phụ huynh quan sát trẻ tự làm.) Với lòng quyết tâm, nhiệt huyết của tôi và các giáo viên cùng lớp cùng với sự phối hợp nhịp nhàng từ phía phụ huynh mà tôi đã thấy sự thay đổi rõ rệt của học sinh lớp tôi. Sự mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc đã xuất hiện trong đại đa số trẻ lớp tôi. 6. Biện pháp 6. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi. 6.1. Thông qua hoạt động đón - trả trẻ. Trong một lần khảo sát tôi đã nhận thấy có 28/40 trẻ luôn muốn làm mọi việc trước khi được giao mà không cần quan tâm tới kết quả như thế nào. Tôi đã đặt ra mục tiêu đầu tiên cần làm là không nóng vội, quát mắng trẻ, mà sẽ giúp trẻ, giáo dục trẻ kĩ năng tự lập một cách từ từ nhưng hiệu quả. Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có không ít bạn rất tự giác, tới lớp là cất đồ dùng (ba lô, giày dép, khăn mũ) vào tủ ngay cửa lớp mà không cần nhìn xem ngăn nào của mình mặc dù cô đã hướng dẫn một vài lần. Với quan điểm làm gì cũng phải cần thời gian, tôi vui vẻ, kiên trì sửa sai cho trẻ mà không quên chỉ dẫn tận tình: “Con ơi, ngăn này có kí hiệu chiếc cốc uống nước là của con nhé, từ mai con nhớ để đồ của mình vào”. Sau một thời gian kiên trì như vậy bây giờ trẻ lớp 18/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non tôi bạn nào cũng biết nơi cất đồ dùng cho riêng mình và không để đồ nhầm vào ngăn của bạn nữa. (Hình ảnh: Trẻ đi cất ba lô) Trẻ nhỏ thường rất thích bắt trước, làm theo người lớn. Vì vậy mỗi khi trẻ tới lớp tôi thường chào bố mẹ và trẻ trước, bố mẹ thấy vậy cũng chào cô giáo và nhắc con chào. Lâu dần thành nếp, trẻ cũng tiến bộ hơn nhiều. Cứ tới lớp là chào cô chào bố mẹ ngay. Bởi vậy người lớn đóng vai trò rất quan trọng, làm mẫu, làm gương cho trẻ noi theo và duy trì nề nếp tốt giúp cho những nề nếp đó chở thành những kỹ năng cơ bản không thể thiếu. 6.2. Thông qua hoạt động học: Đang trên đà thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới với quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay, thì sự hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ là vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ tăng mối quan hệ qua lại, ràng buộc từ đó trẻ có trách nhiệm hơn trong công việc, biết chủ động và nâng cao tinh thần. Ví dụ 1: Trong giờ học tạo hình. Tôi gợi ý cho trẻ muốn rủ bạn nào về nhóm cùng tô màu với mình (Đó là tạo sự liên kết với nhau). Trẻ sẽ chủ động rủ bạn và điều đó đồng nghĩa với việc trẻ phải tự mình thảo luận với bạn về vấn đề mà 2 bạn cùng tham gia, ví như tô màu gì cho bức tranh? Phối màu như thế nào? Sẽ sử dụng chất liệu gì? Tranh này treo góc nào?. Và rồi trẻ sẽ phải tự đi lấy đồ dùng mà mình cần rồi cất nơi mà trẻ đã lấy. Điều đó giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp, tự chủ trong các mối quan hệ. Ví dụ 2: Trong một giờ hoạt động âm nhạc. Đã một vài lần thử nghiệm và thấy có một vài bạn không muốn lấy đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nhưng vẫn muốn được dùng như các bạn vì bạn tổ trưởng lấy giúp và tất nhiên đã chở thành một thói quen ỷ lại vào người khác. Vào lúc cần sử dụng dụng cụ âm nhạc, tôi 19/29
- Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non nói rất rõ ràng trước lớp “Nếu muốn thể hiện được hay hơn thì mỗi bạn nên tự chọn cho mình dụng cụ riêng sẽ nhịp nhàng và vận động tự tin hơn nhiều”, và nói riêng với cả nhóm bạn ấy một lần nữa. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ ấy mà các bạn đã tự lên lấy. Và sau buổi đó thì mỗi khi cần sử dụng tôi đều “Nhắc khéo”, dần dần nó đã thành thói quen và tôi không cần phải nói tới nữa. Điều tôi muốn nói lên ở đây là kiên trì, nhẹ nhàng và khen ngợi kịp thời sẽ là liều thuốc bổ giúp trẻ nâng cao tính tự lập, thấy được niềm vui khi tự mình phục vụ bản thân mà vẫn vui vẻ làm theo mà không bị ép buộc. (Hình ảnh: Trẻ làm chung sản phẩm) (Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ yêu thích) 6.3. Thông qua hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn, nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng sử giao tiếp, yêu thương các bạn trong lớp, trẻ yêu thiên nhiên và thế giới đồ vật. Góp phần hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Ví dụ 1: Khi trẻ đang chơi trong góc xây dựng, tôi nhập vai chơi nhẹ nhàng sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý trẻ như: Nếu muốn xây công viên các bác cần gì? Sẽ xây như thế nào? Nếu thiếu vật liệu thì phải làm sao? Nếu bác thợ cùng xây vác gạch nặng quá các bác phải làm gì? Với những câu hỏi tạo tình huống đó tôi đã giúp trẻ tăng thêm kích thích, tính sáng tạo và tư duy và dần dần trẻ biết mình phải làm gì và giúp đỡ người khác trong trường hợp như thế nào 20/29
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 97 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 142 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn