Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi, Trường Mầm non Phú Thủy
lượt xem 3
download
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi, nhiều cách học khác nhau, tăng cường học bằng chơi - chơi mà học, tạo cho trẻ có sự tương tác giữa trẻ với trẻ và trẻ với người lớn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi, Trường Mầm non Phú Thủy
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT Đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 56 tuổi” Lệ Thủy, tháng 5 năm 2020 1
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT Đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 56 tuổi” Giáo viên: Lê Thị Thùy Trang Đơn vị: Trường Mầm non Phú Thủy 2
- I/ Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự hợp tác cao giữa hai bên. Hiện nay bậc học mầm non đang thực hiện chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” đó là một tư tưởng, một cách tiếp cận quá trình giáo dục, quá trình dạy học mới. Chúng ta thực hiện chuyên đề này vì nhu cầu, lợi ích, hứng thú, khả năng và của trẻ là cơ sở xuất phát của việc dạy học, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào qúa trình chuẩn bị và tiến trình dạy học của giáo viên đây là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và trẻ có sự hợp tác cao, khi đó trẻ dưới sự hướng dẫn của cô có thể tìm ra, khám phá ra những điều mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thành những thói quen tư duy độc lập, sáng tạo. Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” nhấn mạnh thái độ tôn trọng trẻ xác định đáp ứng nhu cầu lợi ích và khả năng của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động theo cá nhân, nhóm và cả lớp. Nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội. Quá trình giáo dục hay dạy học, về cơ bản gồm hai mặt quan hệ hữu cơ giữa giáo viên và trẻ. “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhảy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách … và tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học được nhiều hơn”. Mặt khác trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học trẻ. Mục đích là phát triển ở trẻ kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề theo từng độ tuổi phù hợp. Thực chất của quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” là hệ phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy tự học, được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi trẻ vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá 3
- trình học tập và sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi trẻ được đánh thức và phát triển tối ưu. Ở lứa tuổi mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và điều kiện thực tế ở lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp, phát huy tính tích cực ở từng đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học mầm non, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định và cũng theo xu hướng phát triển chung của trẻ mầm non trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa được chạm đến trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế nào để có thể thực hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều tôi nghĩ mình phải làm thế nào để có những tiết thực hành sinh động mà và trẻ có thể được trải nghiệm, được thể hiện mình nhiều hơn bình thường và tôi nghĩ rằng chỉ có áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để tôi thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về vai trò của bản thân trong hoạt động dạy học. Tôi phải có kỷ năng dạy học linh hoạt, phải hiểu được về sự phát triển của trẻ về thể chất,vận động khả năng nhận thức, dạng trí tuệ thông minh, nắm được tâm sinh lí của trẻ và đánh 4
- giá được khả năng và tiềm năng phát triển của trẻ để từ đó áp dụng các phương pháp dạy trẻ phù hợp với từng trẻ và từng nhóm một cách phù hợp tạo ra được những trải nghiệm hấp dẫn thu hút sự tò mò chú ý của trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 56 tuổi” để nghiên cứu. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì trẻ chỉ ngồi nghe cô giảng bài, và học thuộc lòng nên kiến thức rất hời hợt và máy móc. Việc thay đổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tích cực, khác với phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên thiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai mở rộng việc học của trẻ bằng nhiều cách: cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi, nhiều cách học khác nhau, tăng cường học bằng chơi chơi mà học, tạo cho trẻ có sự tương tác giữa trẻ với trẻ và trẻ với người lớn. Hỗ trợ mỗi trẻ thành công so với chính nó. Đó chính là điểm mới của đề tài này. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài: Trong phạm vi và khả năng của mình tôi vận dụng bài viết này đề cập đến phương pháp giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” ở lớp 56 tuổi tại trường mầm non mà tôi đang công tác II. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu Chúng ta đã biết lối học trước kia là giáo viên nói nhiều, cố gắng làm sao mở đầu thật hay vậy là giáo viên chúng ta cứ thản nhiên vào bài mất ngót mười phút có khi lại hơn mà vẫn chưa chuyển đến trẻ nội dung chính của bài học hôm đó, với cách thuyết minh bài giảng buộc trẻ phải ghi nhớ một cách máy móc, thụ động. Và hệ quả đưa đến là trẻ phải cố nhớ, lắng nghe một cách hời hợt. Nếu cứ tiếp tục như thế thì từ thế hệ này sang thế hệ khác chúng ta vô tình sẽ tạo ra những con người thụ động, khả năng độc lập, tư duy sáng tạo kém. Thực tế cho thấy tư tưởng dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” đã có từ lâu. Chúng ta có thể thấy được điều này qua các câu nói “học thầy không tày học bạn”, “học một biết mười”, “học đi đôi với hành”… tuy vậy nhưng chúng ta vẫn chưa nhìn nhận vấn đề “lấy trẻ làm trung tâm” là một phương pháp hay và 5
- có người vẫn chưa hiểu hết “lấy trẻ làm trung tâm” là dạy như thế nào,thực tế đó vẫn còn tồn tại và tôi tin chắc rằng ở trường nào hiện nay cũng mắc phải điều đó thể hiện qua các tiết dạy của giáo viên . Như tôi đã nói ở trên giáo viên chúng ta có thể trình bày khái niệm về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách chuẩn xác, chi tiết theo tài liệu. Nhưng thực tế việc thực hiện các hoạt động cho trẻ (hoạt động học tập, hoạt động vui chơi…) vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc dù chúng ta cũng đã đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục. Trong quá trình thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi : Lớp lớn do tôi phụ trách luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, tạo mọi điều kiện thuân lợi để thực hiện tốt mọi hoạt động trên lớp một cách thoải mái nhẹ nhàng Các loại đồ dùng, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao tivi đa năng, bàn ghế đúng quy định, đồ dùng các góc đầy đủ phong phú làm tăng hứng thú dạy và học của cô và cháu. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho các giáo viên có thời gian học tập lẫn nhau qua các buổi chuyên môn, sinh hoạt và thực tập giảng dạy. Đa số các cháu luôn năng động, khoẻ mạnh và hứng thú học , thích vui chơi thích tìm hiểu khám phá những gì mới lạ xung quanh trẻ. Có môi trư ờng lớp học sạch sẽ, gọn gàng, lớp học được xây dựng theo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và sáng tạo hơn. Bản thân được tham gia lớp tập huấn về nội dung lấy trẻ làm trung tâm. Và tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tại cụm và tại Phòng. Ngoài ra tôi còn được dự những tiết thực hành rất sinh động áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm từ đó tôi đã học hỏi, rút kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Giáo viên luôn luôn dựa trên nhu cầu hứng thú của từng trẻ để giúp mọi trẻ thành công và tiến bộ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng chơi chơi mà học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hội nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của bản thân . Đa số phụ huynh luôn phối hợp với nhà trường để có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. 2.1.2. Khó khăn 6
- Xây dựng chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” là mục tiêu chung của nhà trường song khi đi vào thực hiện vẫn còn gặp phải một số hạn chế chung sau: Số lượng trẻ trong lớp đông. Nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động ở lớp, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Tài liệu trực tiếp bổ trợ cho chuyên đề “ Lấy trẻ làm trung tâm” còn ít cho nên một số giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn phương pháp này. Địa bàn sống phần lớn trẻ là con em của nông dân, nên nhận thức của phụ huynh về việc dạy học cho lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế 2.1.3. Nguyên nhân Giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tìm ra những biện pháp phù hợp, chưa linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động mà chỉ dạy đúng phương pháp rập khuôn, ngại đổi mới trong hình thức lên lớp vì sợ sai nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ dẫn đến hiệu quả chưa cao. Giáo viên vẫn còn tập trung chủ yếu vào kết quả cuối cùng đã xác định chung cho nhóm trẻ mà chưa hiểu rằng chúng ta luôn chấp nhận trẻ làm sai trước khi trẻ làm đúng. Đây là điều quan trọng mà tôi biết nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý trong quá trình giáo dục trẻ. Đa số phụ huynh trẻ trong lớp làm nghề nông nên ít có thời gian cho trẻ hoạt động giao tiếp với những người xung quanh. 2.1.4. Điều tra thực tiễn: Ở trường mầm non hiện nay cũng đã bước đầu áp dụng rộng rãi phương pháp “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” nhưng hiệu quả chưa cao. Cho nên đầu năm tôi đã bắt đầu khảo sát trên cháu để nắm tình hình thực tế trên trẻ như thế nào. * Bảng 1: Tôi tiến hành khảo sát khả năng“hợp tác” của trẻ 56 tuổi ở lớp tôi Số lượng Có sự hợp tác Không muốn hợp Năm học trẻ tốt tác SL % SL % 20192020 45 trẻ 17 38 28 62 * Nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng mong muốn “hợp tác” của trẻ còn nhiều hạn chế: Trẻ mạnh có sự hợp tác tốt 38% Trẻ không muốn hợp tác lại chiếm tỉ lệ khá cao 62%. * Bảng 2: Khảo sát mức độ “tích cực” của trẻ 5 6 tuổi trong các hoạt động : 7
- Số Năm học lượng MĐ Tốt MĐ Khá MĐ TB MĐ Yếu trẻ SL % SL % SL % SL % 2019 2020 45 17 38 13 29 9 20 6 13 * Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ “tích cực” của trẻ trong các hoạt động còn thấp cụ thể như sau: Mức độ tốt chiếm 38%. Mức độ khá chiếm 29% Mức độ TB chiếm 20% Mức độ yếu chiếm 13%. Từ thực tế đó thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non và tại lớp 56 tuổi tôi đang chủ nhiệm năm học 20192020. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Giáo viên nắm được cách lập kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm. Chúng ta đều biết tổ chức hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục có nghĩa là tạo mọi cơ hội để trẻ được tham gia vào các hoạt động ( trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi) cần phải đảm bảo rằng “ Cô chủ đạo, trò chủ động” chính vì vậy việc lập kế hoạch đưa ra cần phải phù hợp với nhóm lớp của mình phụ trách và một kế hoạch tốt thì đây là chìa khóa giúp cho việc học của trẻ trở nên hiệu quả,thú vị,luôn được thay đổi và nhanh tiến bộ hơn. Kế hoạch giáo dục phải căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Muốn lập được kế hoạch giáo dục trước hết cần xác định mục tiêu của 5 lĩnh vực (Phát triển thể chất, nhận thức,ngôn ngữ,tình cảm kỹ năng xã hội,thẩm mỹ) để từ đó xác định nội dung của các lĩnh vực cần dạy trẻ hiểu gì, biết gì? Dạy trẻ những kỹ năng nào? Rồi giáo dục trẻ có thái độ như thế nào đối với thế giới xung quanh? Để triển khai nội dung trên chúng ta cần thông qua các hoạt động cụ thể như học tập (các môn: toán, tạo hình, âm nhạc, ngôn ngữ..)thông qua hoạt động vui chơi trong các góc (phân vai, xây dựng, lắp ghép, chử cái…) ngoài ra còn có hoạt động ngoài trời,hoạt động tham quan,hoạt động lao động và hoạt động lễ hội) sau khi xác định được hoạt động tôi tiến hành thực hiện kế hoạch có nhiều cách để trình bày tôi thực hiện theo 8
- cách: Lập kế hoạch theo từng lĩnh vực hoạt động, lập kế hoạch dựa vào sinh hoạt hàng ngày thể hiện cụ thể qua các hoạt động tôi định tổ chức. * Xác định mục tiêu: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau: + Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng… Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non). Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với vùng miền, với trường lớp của tôi. Việc lựa chọn mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa. Để làm được điều đó, người giáo viên phải biết suy nghỉ, tìm tòi và nhận rõ tính cách của từng trẻ trong lớp để đưa ra những mục tiêu từng lĩnh vực giảng dạy phải phù hợp với đặc điểm của trẻ và phù hợp với lớp mình phụ trách. * Lựa chọn nội dung giáo dục: Chương trình giáo dục không chỉ học để hiểu sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh mà còn học để tự làm những việc gần gũi và phù hợp với trẻ. Ở đây trẻ học cách làm như thế nào?( học cách tìm hiểu và khám phá, phát hiện ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng; học cách biểu đạt những suy nghĩ, hiểu biết và cảm nhận của mình; học cách làm đồ dùng đồ chơi) + Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địa phương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp. VD: Trong chủ đề “ Nước Biển đảo”, tôi có thể chọn những nội dung đơn giản gần gũi với trẻ như: “Biển quê em” miền quê có con sông Kiến Giang đã đi vào huyền thoại đi xa một chút là bãi biển Nhật Lệ thơ mộng là nơi nghĩ mát lí tưởng cho mọi người khi hè đến và rồi đi thêm chút nữa thôi là đến Vũng Chùa Đảo Yến là nơi yên nghĩ cuối cùng của đại tướng Võ Nguyên Giáp…nói như vậy để trẻ cảm nhận được quê hương mình đẹp biết bao có 9
- rất nhiều điều thiêng liêng để trẻ phải gìn giữ, trân trọng, trẻ biết biển đảo nó gắn bó với những người ngư dân như thế nào để từ đó trẻ có những hoạt động tích cực góp phần giữ gìn biển đảo quê hương ngày một sạch đẹp. Một ví dụ nữa : “ Môn học LQVT đề tài “ Trẻ đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau”. Mục đích : Trẻ biết được cùng một đối tượng nhưng đo 2 vật khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau . Tôi tổ chức cho trẻ tham gia “ Siêu thị đồ dùng học tập” mà tôi chuẩn bị. Tôi yêu cầu trẻ mua về những sản phẩm như: băng giấy và hai que tính màu và độ dài khác nhau tiến hành cho trẻ về nhóm thảo luận và đo, mỗi nhóm là một loại đồ dùng khác nhau. Sau đó cho trẻ nói kết quả đo được ở các nhóm. Dù trẻ nói đúng hay chưa đúng tôi vẫn khuyến khích trẻ nói và bằng những lời động viên của tôi giúp trẻ tự tin vào câu trả lời của mình. Trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia hoạt động và tích cực trao đổi ý kiến, tiết học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả đáng kể. Tôi cũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càng tiến bộ * Lựa chọn hoạt động giáo dục: Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì : + Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. + Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm. + Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến. Giáo viên nên chú trọng, quan tâm đến hệ thống câu hỏi dành cho trẻ trong mọi hoạt động. Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: + Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài 10
- + Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: + Con nghĩ thể nào? + Làm sao con biết? + Tại sao con lại nghĩ như vậy? + Nếu.. thì sao? Nếu không… thì sao? + Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra các câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ. 1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 2. Trẻ cần học gì tiếp theo? Chọn mục tiêu. 3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. 4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. Trước khi xây dựng kế hoạch tôi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan đến chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. Kế hoạch phải thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, áp dụng nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Để xây dựng được kế hoạch chuyên đề tôi phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và tình hình thực tế ở lớp, ở trường. Khi xây dựng kế hoạch không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ 11
- mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo các nguyên tắc: + Mỗi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: Thể chất, vận động, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhân thức, thẫm mỹ; + Học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau + Hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề,… Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức, khi xây dụng kế hoạch giáo viên cần: + Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ của lớp mình + Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ; + Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè; + Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm; kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ; + Giáo viên nên có một loạt các kế hoạch hoạt động trong từng góc hoạt động như: Góc xây dựng, góc sách truyện, góc đóng vai, góc tạo hình, góc chơi đồ chơi và xếp hình…Chọn đồ dùng và trang thiết bị phù hợp nhất cho góc hoạt động và các hoạt động mà giáo viên muốn thực hiện ở trong mỗi góc. Như vậy việc lập kế hoạch để đưa trẻ vào hoạt động một cách tích cực và phát huy được tối đa khả năng của trẻ là rất cần thiết, và tôi phải rất nên khéo léo gợi mở để trẻ chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên để mỗi thế mạnh của trẻ đều được hiểu, tôn trọng và được đánh giá một cách đúng đắn nhất. 2.2 2: Xây dựng môi trường lớp học “lấy trẻ làm trung tâm” Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường. Cần phải tạo được 3 môi trường chính đó là: Môi trường trong lớp học, môi trường ngoài lớp học và môi trường xã hội. a. Môi trường trong lớp học: 12
- Để luôn tạo hứng thú hoạt động cho trẻ, giáo viên phải tạo môi trường học tập rộng rãi, thoáng mát. Sắp xếp bàn ghế, tủ giá đồ dùng đồ chơi và các phương tiện cho trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt, không làm hạn chế hoạt động của trẻ, không làm cho trẻ có cảm giác gò bó, chật chội trong mọi hoạt động. Việc săp xếp đồ dùng đồ chơi cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trường hợp lớp học chật chội sắp xếp không khoa học sẽ làm cho trẻ dễ vấp ngã. Ngoài việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ giáo viên cần chú ý trang trí lớp học phù hợp hấp dẫn trẻ , kích thích trẻ hăng hái tìm hiểu khám phá hơn. Việc trang trí cần phải thay đổi theo tuần, theo chủ đề để thu hút sự chú ý của trẻ Ví dụ: chủ đề thực vật giáo viên có thể trang trí hình ảnh một số loại hoa, một số loại cây…Hoặc chủ đề động vật cô có thể trang trí hình ảnh các con vật nuôi, động vật sống trong rừng, trang trí theo chủ đề nhánh. Việc trang trí như vậy khi nhìn vào trẻ sẽ biết được chủ đề mình đang học, và cũng có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc hoạt động như góc xây dựng, góc phân vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc và vận động, bé tập làm nội trợ, máy vi tính... Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Tôi phân chia giữa các góc rõ rệt thể hiện được đặc trưng của góc trên bề mặt trang trí, diện tích cũng rất hợp lí, góc chơi tôi trang trí vừa tầm mắt với trẻ có sự thay đổi hình ảnh qua từng chủ điểm, đảm bảo tính thẫm mỹ cho trẻ, góc chơi với tên gọi dễ thương gần gũi. VD: * Góc phân vai: Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ Trang bị đồ dùng đồ chơi: Tùy theo chủ đề cho trẻ sử dụng để tái hiện đặc trưng, thuộc tính của một đối tượng nào đó trong cuộc sống: + Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm ( gương, lược, dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..) giường, gối, búp bê, thú nhồi bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ, nón, thau, khăn, chai, lọ, hộp... + Bệnh viện: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế, giường bệnh nhân 13
- + Cửa hàng bách hóa: Bàn bán hàng, giá trưng bày, đồ để đựng, đóng gói hàng hóa, các loại thực phẩm và đồ chơi bằng nhựa, sách báo tạp chí, mũ bảo hiểm, giỏ, cân, thước đo, bảng giá, tiền giấy... * Góc xây dựng Vị trí: Ở nơi không cản trở lối đi lại, không gian đủ rộng cho trẻ xếp các hình khối Trang bị đồ dùng, đồ chơi: Giá, kệ mở, nhiều khối kích thước, hình, chất liệu khác nhau, các đồ chơi hình người, con vật, thảm có, cây hoa, xe có bánh để đẩy, toa xe chở hàng, xe cút kít, ô tô, xe đạp, bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông kích cỡ khác nhau, dải băng các loại, các bộ xếp hình, lắp ghép đa dạng về hình dáng, kích thước và hướng dẫn lắp ráp, vật liệu để xâu xỏ ( khuy áo, hột hạt, ống chỉ, lõi cuộn giấy, cành que), gắn nối, cột dây, đan, bện, thắt, xếp lồng vào nhau, xếp chồng lên nhau sỏi, đá cuội, hộp đựng, hồ dán, bút màu..... * Góc nghệ thuật : Vị trí: xa góc yên tĩnh, đủ rộng để trẻ vận động, nơi có đủ ánh sáng chiếu vào để trẻ hoạt động tạo hình... Trang bị: Các dụng cụ âm nhạc, đầu video, đầu đĩa, máy cassette, đĩa CD, VCD, DVD, đàn organ, tập bài hát, các trò chơi, điệu múa, trang phục biểu diễn ( quần áo, khăn, mũ, nón, vòng, quạt hoa...), những con rối Dụng cụ tạo hình: Bàn ghế, giá đựng, giá treo, giá vẽ, rổ, khay, bảng, tranh ảnh nghệ thuật, họa báo, lịch, áp phích, quảng cáo, đồ mỹ nghệ, dân gian, mẫu mô hình, giấy các loại, bìa, hộp cát tông, bút vẽ, sáp màu, đất nặn, kéo, vải vụn, hộp đựng, phấn, thước, màu vẽ, hồ, đất nặn, áo choàng, nguyên vật liệu thiên nhiên ( que, hột hạt, sỏi đá, lá khô, rơm rạ, vỏ sò, ốc, nắp chai...), phế liệu ( miếng xốp, giấy gói hàng, giấy báo, giấy bìa, chai, lọ, hộp nhựa, hộp bánh, lon coca...) * Góc thiên nhiên: Vị trí: Hành lang hoặc ngoài sân Trang bị: Giá, kệ, khay, lọ đựng có nắp, các loại hoa, cây cảnh không độc hại, cây trồng ngắn ngày, hộp đựng cát và bộ đồ chơi với cát, hột hạt, thau chứa nước và các đồ chơi để thả vào nước, áo choàng, khăn lau, chổi xẻng, khuôn, tranh ảnh, que, sỏi đá, gỗ, hộp, lưới, hồ cá... Và góc chơi có đầy đủ số lượng đồ chơi, các góc động tĩnh không gần nhau, tôi cũng đã chú ý đến đồ dùng tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải để là ra đồ chơi cho trẻ (muỗng sữa chua và ống hút sữa làm hình con tôm, vỏ ngao làm con cua, vỏ nước yến làm bộ xoong nồi….) rất nhiều đồ dùng khác nữa. 14
- Đồ dùng phục vụ trẻ chơi tôi luôn bố trí theo từng giai đoạn, phù hợp với chủ đề, chủ điểm VD: Chủ đề “ nghề nông” của chủ điểm “ Ngành nghề” tôi bày dụng cụ và sản phẩm của nghề nông ra theo góc cũng là chủ điểm đó nhưng đến sang chủ đề “ nghề y” tôi cất những dụng cụ và sản phẩm nghề nông để bày ra dụng “ nghề y” để vừa thể hiện đặc trưng của chủ đề vừa đảm bảo tính thẫm mỹ và gọn gàng trẻ khỏi bị rối khi tham gia chơi. Lớp tôi là lớp 5 tuổi nên tôi ưu tiên và rất quan tâm đến môi trường chữ viết, tôi dán hẳn một góc để viết các bài thơ chữ to cho trẻ tập đọc và tất nhiên các con số cũng được viết lên trên đó để trẻ có thể cùng nhau đọc một cách dể dàng. Trong lớp phần cửa sổ luôn luôn mở thoáng mát và tôi không để việc trang trí che mất ánh sáng tự hiện của căn phòng. b. Môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được cán bộ giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo...); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng...); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi...; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “ vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, nơi đặt giá vẽ; khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo cảnh đồng cỏ, đồi, núi, vòi phun nước...; hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ... Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng. Vấn đề sử dụng cơ sở vật chất trong lớp học và sử dụng cơ sở vật chất ngoài lớp học ở trường mầm non một cách có hiệu quả để trẻ mầm non ở trường được an toàn, thuận lợi, phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ là nội dung giáo viên mầm non luôn phải nghiên cứu hàng ngày trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Người giáo viên nhóm lớp phải luôn luôn sáng tạo trong việc tận dụng môi trường, trang trí nó, làm đẹp nó, làm mới nó mỗi ngày để có sự đổi mới trong nội dung cho trẻ khám phá. Ví dụ: Cũng là vườn cây cảnh, hôm nay giáo viên hướng dẫn trẻ tưới nước cho cây với những dụng cụ vừa sức với trẻ, ngày 15
- mai giáo viên lại hướng dẫn trẻ nhìn ngắm quan sát, phát hiện cây có gì mới so với hôm qua, khuyến khich trẻ trang trí cho vườn cây đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn... Như vậy, việc sử dụng môi trường xung quanh vào chăm sóc giáo dục trẻ gắn liền với kế hoạch giáo dục của từng giáo viên nhóm lớp. Mức độ sử dụng sáng tạo đến đâu lại đòi hỏi người lập kế hoạch phải nghiên cứu kỹ, người duyệt kế hoạch phải gợi ý rộng để có sự đa dạng trong các hoạt động sử dụng môi trường trong và ngoài lớp học. Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học ở trường mầm non là một việc làm khó có thể nói là hoàn toàn hoàn thiện dù ở bất kỳ chi tiết nào, bởi nó đòi hỏi sự thay đổi, sự mới mẻ mỗi ngày của môi trường để có thể tác động đến trẻ, thu hút trẻ, kích thích sự hứng thú khám phá hoạt động của trẻ, dẫn đến sự tích cực trong nhận thức và tư duy linh hoạt của trẻ. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường, vì vậy mọi sự bổ sung xây dựng môi trường cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động đều phải đề cập tới sự vừa sức, sự phù hợp với trẻ. Sân chơi của người lớn có thể có bậc, có gờ cạnh cao nhưng sân chơi của trẻ phải nhẵn, không có gờ cạnh để khi chạy nhảy tránh cho trẻ không bị vấp ngã; vv... Chính vì thế, khi tạo dựng môi trường học tập cho trẻ, người giáo viên luôn phải quan tâm tới các chi tiết tạo nên sự an toàn cho trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo dục vừa sức với trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp học được các nhà trường dần dần bổ sung, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy thích thú khi đến trường. Môi trường đó còn được giáo viên tôn tạo hàng ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Để thực hiện tốt phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo viên cần chú vấn đề xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Sử dụng môi trường giáo dục một cách hợp lý. Nếu phòng học quá nhỏ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là cả trò chơi đóng vai với trẻ cùng khối, cùng trường. Chia trẻ thành các nhóm và quan sát theo dõi chúng. Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp. Sắp xếp gọn lại trong lớp để có khoảng không gian rộng cho trẻ chơi. Tự làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi và tại sao lại như vậy rồi cho cô biết kết quả nhé. (Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan) Thông qua các hoạt động thí nghiệm như vậy tôi luôn thấy trẻ đế ý đến hoạt động tiếp theo khi gieo hạt xong hàng ngày trẻ luôn đến góc thiên nhiên nhìn ngắm và có vẻ như chờ đợi xem với bàn tay chăm sóc của mình thì hạt sẽ bắt đầu phát triển như thế nào. Tôi thử thăm dò trẻ bằng cách hỏi: 16
- Cháu đang là gì đó? Cháu đang chờ cây lên ạ Cháu còn nhớ mình đã gieo hạt gì vào đất không? Muốn hạt nhanh nảy mầm chúng ta phải làm thế nào nhỉ? Phải chăm sóc, đất ẩm, tưới đủ nước và có ánh sáng thì cây mới mọc được ạ. Còn nhớ tuần đó chúng tôi vừa cùng nhau khám phá chủ đề “ cây xanh” học bài “sự nảy mầm của cây từ hạt” cho nên sau khi học xong tôi cho trẻ tiến hành gieo hạt thí nghiệm để vừa cho trẻ học lí thuyết vừa đưa vào áp dụng thực hành không ngờ trẻ đã nắm được và trả lời tôi một cách chững chạc như vậy. Các hoạt động bề ngoài của trẻ được đảm bảo an toàn dưới sự theo dõi của cô giáo. c. Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là môi trường tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh là môi trường giao tiếp trong trường lớp mầm non với nhau có những mối quan hệ tương tác tích cực bao gồm giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và trẻ với người lớn xung quanh, môi trường này vừa mang tính chất sư phạm và tính chất gia đình vì mọi thứ đều gần gũi với trẻ như (Yêu thương, tôn trọng điều này giáo viên phải làm gương trước trẻ học theo giáo viên sau, an toàn, cởi mở, tin tưởng, khoan dung, đáp ứng yêu cầu chính đáng..) VD: Trong một lớp học có nhiều trẻ có những cá tính khác nhau có những trẻ thuần túy nhưng cũng không khỏi có những trẻ tinh nghịch quá đáng, đặc biệt ở lớp tôi có cháu Ngọc Anh thực sự cá biệt quá tinh nghịch hay đánh bạn, dành đồ chơi, không chịu ngồi yên để học, phá đồ dùng học tập… hành động đó của cháu Anh đã làm cho các bạn trong lớp xa lánh không muốn kết bạn. Khi đó tôi đã nhiều lần gần gũi, nói chuyện khuyên nhủ cháu Ngọc Anh chỉ cho cháu biết những điều sai trái trong hành vi cháu thể hiện trên lớp và đối với bạn, cũng phải mất một ít thời gian tôi mới cảm hóa được cháu Anh từ từ làm cho cháu hiểu ra nhận biết được cái sai của mình và đưa cháu vào nề nếp sinh hoạt cũng như học tập của lớp, từ đấy các bạn trong lớp lại chơi hòa đồng vui vẻ không xa lánh Ngọc Anh nữa. Nói như vậy để chúng ta biết rằng giáo dục trẻ môi trường nào cũng cần thiết cũng quan trọng nhưng cái chính là chúng ta phải tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thân thiết, gần gũi, hợp tác khi đó các hoạt động khác mới có thể thực hiện một cách trôi chảy được. 2.2 3: Giáo viên hỗ trợ trẻ học bằng chơi. 17
- Tôi thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc làm việc với nhau để trẻ vừa hiểu nhau và dể dàng hợp tác trong mọi hoạt động. Lắng nghe và đáp ứng mong muốn chính đáng của trẻ trong hoạt động. Dành đủ thời gian cho trẻ chơi, quan sát, suy nghĩ, đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề * Hoạt động trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi VD: Khi tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu về “ các loại quả gần gũi của địa phương”. + Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, vị của một số loại quả gần gũi. + Tiến hành: Gây hứng thú: Cô cho trẻ quan sát đĩa quả (các miếng được cắt trên đĩa, gồm dưa hấu, cam, dứa…) và hỏi trẻ: Cô có đĩa gì đây? Đĩa quả của cô như thế nào? Theo các con trên đĩa có những quả gì? Tại sao con biết? Quan sát và đàm thoại: Để biết được điều đó, cô và các con cùng chú ý xem nhé! + Ai muốn ăn thử nào?( Cho mỗi trẻ một quả bất kỳ. Trẻ được cầm miếng quả để quan sát sau đó cho trẻ ăn và ngửi) + Con vừa được ăn miếng quả gì? Hãy nói về miếng quả mà mình được ăn ( trẻ tự nêu lên cảm nhận và phỏng đoán của mình ) + Tại sao con biết miếng quả con ăn là miếng cam? + Tại sao con biết là miếng dứa? + Tại sao con biết miếng vừa ăn là miếng xoài? Sau đó hỏi trẻ đặc điểm từng quả + Theo con quả cam như thế nào? + Thế còn quả xoài thì sao?... Củng cố: Tôi đặt câu hỏi trẻ mang tính suy ngẫm và củng cố nội dung đã học + Hôm nay chúng ta tìm hiểu những quả gì? + Quả đó như thế nào? + Trước khi ăn quả, chúng ta phải làm gì? Cô và các con cùng điền vào bảng này nhé!( Cho trẻ thực hiện bảng hệ thống hóa các đặc điểm về quả). + Tôi đọc câu đố về một số loại quả để trẻ suy nghĩ và đoán biết xem đó là quả gì? Thông qua hoạt động giải câu đố trẻ được tư duy, tưởng tượng và 18
- phán đoán. Nếu trẻ trả lời chưa đúng thì sẽ được nghe câu trả lời của bạn và điều đó sẽ khắc sâu hơn cho trẻ kiến thức cần lĩnh hội. Kết thúc: + Hôm nay các con học được điều gì? + Chúng mình làm được những gì? + Ai thích điều gì nhất? Tôi đã gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm ( quan sát, ngửi, nếm). Trẻ được khuyến khích và chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân. Tôi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ của tôi rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua hoạt động này tôi muốn trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được nhìn quả. Trẻ được tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình. Thông qua trò chơi trẻ được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. Ví dụ: Trong chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên. Tôi cho trẻ được làm thí nghiệm, tôi phát cho trẻ các miếng xốp, thìa inox. Cho trẻ đoán xem khi thả các vật xuống nước vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm? Và cô cho trẻ thảo luận xem tại sao lại nổi, vì sao lại chìm? Trẻ tỏ ra rất hứng thú. 2.2. 4. Đa dạng hóa đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu. Đối với trẻ mầm non mỗi giờ học ngoài hình thức lên lớp thì đồ dùng đồ chơi là cách biểu thị tiết học hay và hấp dẫn, tiết học có sôi nổi hấp dẫn hay không là nhờ rất lớn ở những đồ dùng mang tính thẫm mỹ ấy. Giờ hoạt động chung tất nhiên luôn có những đồ dùng đẹp sáng tạo nhiều hình ảnh dể thương sinh động còn đối với hoạt động ngoài trời tôi sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên để thực hiện các nội dung giáo dục: * Lá cây : Tôi cho trẻ trò chuyện về thiên nhiên, cho trẻ nhặt lá cây từ những lá cây đó tôi có thể cho trẻ phân biệt theo kích cỡ ( to nhỏ), chiều dài ( dài ngắn), màu sắc ( tối sáng), hình dạng ( tròn thuôn), kết cấu bề mặt ( ráp mịn), công dụng của lá (có ích không có ích). Sắp xếp mỗi nhóm lá cây theo thứ tự nhất định: từ tối nhất đến sáng nhất, từ to nhất đến nhỏ nhất, từ dài nhất đến ngắn nhất… 19
- Với những chiếc lá như vậy tôi cho trẻ gọi tên nhận biết lá cây sau đó cho trẻ xé lá thành những hình dạng khác nhau, hoặc xâu thành vòng, vò lá, ngửi lá, hoặc dùng lá để tạo thành những đồ chơi: kết thành quạt, kèn, con vật… có thể sử dụng lá làm phép đếm… * Cát: Khi được ra ngoài thiên nhiên, được chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ tạo cho trẻ hứng thú và dễ tiếp thu. Trẻ được thực hành trải nghiệm như: xúc cát, gạt cát, rót cát. Tôi cho trẻ thực hành một số hoạt động với cát như: in hình bàn chân, bàn tay trên cát. Dùng ngón tay vẽ hình trên cát. Giấu đồ vật bàn tay trên cát. Làm khuôn bánh, chơi bán hàng. * Nước tôi cho trẻ: Đong nước, rót nước, vục nước. Quan sát mặt nước, trời mưa. Nhận biết nước nóng, nước lạnh, nước mặn, nước ngọt. * Vỏ ngao, sò, ốc, hến tôi cho trẻ xếp tranh, hình, chữ, số. So sánh theo hình dạng và kích thước của vỏ sò Sắp xếp theo trật tự nhất định. Đếm số lượng. * Làm cây tổ chức trò chơi: Mèo và chim sẽ Đuổi bắt Giấu, tìm đồ vật. Với hình thức khác đi và cùng với những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ dùng đồ chơi có giá trị giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập. Đó là hoạt động ngoài trời, đối với hoạt động góc cũng không thể thiếu những đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu phong phú với nhiều màu sắc bắt mắt. VD: Nếu ở chủ đề chủ điểm nào đồ dùng chưa nhiều tôi huy động phụ huynh thu gom phế liệu để cô và trẻ cùng làm những đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học để các cháu được cùng cô làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất vui và cảm thấy tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé để tạo ra sản phẩm: cùng cô làm tranh tường ( nguyên liệu từ báo cũ), những đồ chơi từ nắp chai ( tạo lỗ trên nắp chai và xâu dây thành vòng), vỏ bao thuốc lá ( dán giấy trắng lên bề mặt của bao thuốc sau đó vẽ các bức tranh khác nhau lên vỏ bào thuốc, cho trẻ đặt những bao thuốc lá nối tiếp nhau để tạo thành những con tàu) vải vụn làm rối tay, vỏ sữa chua làm con lợn, bộ bàn ghế, cái mũ cho các búp bê…. Đồ dùng đồ chơi có kích thước, trọng lượng, chất liệu an toàn đối với trẻ. Tôi luôn sắp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 161 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn