intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc khám phá khoa học. Tìm ra các biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi

  1. 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Tâm hồn trẻ từ sưa đã ví như trang giấy trắng, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu, bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe nhìn, tìm hiểu mọi vật xung quanh và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình… tất cả những cử chỉ đó đều hình thành nên thói quen, kể cả thói sấu Chúng ta đang sống trong thế kỷ của nền văn minh trí tuệ của khoa học hiện đại. Do vậy tự xã hội sinh ra nhu cầu cần những con người năng động sáng tạo, có trí tuệ cao để phù hợp với sự phát triển của thời đại Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các môn học khác nhau như làm quen với toán; Làm quen chữ cái; Phát triển thể chất…Trong đó môn học làm quen với môi trường xung quanh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Trong hệ thống các hoạt động trẻ được làm quen ở trường mầm non thì hoạt động khám phá khoa học tạo cho trẻ hệ thống kiến thức là bao quát nhất, thông qua các tiết học trẻ lần lượt được hình thành kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể tới trừu tượng. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một số giáo viên chưa thực sự coi trong vấn đề này. Trong các giờ hoạt động khám phá các cô quá lạm dụng CNTT vào giảng dạy, chủ yếu thiết kế bài giảng Powpoi sau đó chỉ việc cho trẻ tìm hiểu sự vật hiện tượng trên máy tính. Tôi không phủ nhận viêc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin, nhưng vô tình chúng ta đang để trẻ thụ động, quen với việc chỉ được tiếp xúc qua màn hình máy tính, chính điều này làm hạn chế sự phá triển sáng tạo của trẻ. Trẻ cần được hoạt động thực tế được tự tay sờ, nắn, ngửu, tự mình được khám phá thông qua hoạt động nhóm, tự thảo luận…cô giáo phải có những biện pháp tạo hứng thú ở trẻ, trẻ tham gia tích cực, có như vậy hoạt động mới đạt hiệu quả cao, mới, việc học mới thực sự “Lấy trẻ làm trung tâm”. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài: một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi 2.Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc khám phá khoa học.Tìm ra các biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học. 2.1 Cơ sở lý luận Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn một số cháu còn chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc chuyền thụ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.
  2. 2 Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề “ Khám phá khoa học ”. Bên cạnh đó phụ huynh ở thôn tôi chủ yếu làm nghề nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa dạy thêm cho con ở nhà . Một số phụ huynh thì chỉ đi sâu cho việc học chữ của con em mình mà xem nhẹ các chuyên đề khác. Từ những thực trạng trên gây không ít khó khăn trong việc chuyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu bài của trẻ. Đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. Từ thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của sở và của phòng giáo dục và đạo tạo.Trường chúng tôi đã nhiều năm đạt danh hiệu là trường tiên tiến của huyện .Trường đã khắc phục những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp chuyên đề do phòng mở, khuyến khích chị em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho các đồng chí giáo viên 5 tuổi được thăm lớp,dự giờ các trường điểm trong huyện về các bộ môn. Chị em động viên lẫn nhau thực hiện tốt kế hoạch của phòng, nhà trường đề ra. Dựa trên những kế hoạch, sự chị đạo của nhà trường.Là một giáo viên Mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ vậy làm thế nào để đạt được các yêu cầu cao hơn nữa so với nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi giáo viên phải nâng cao kiến thức trong mọi hoạt động đặc biệt là môn “ Khám phá khoa học” một cách nhẹ nhàng, thoải mái và có hiệu quả, chuẩn bị cho trẻ một tâm thế vững vàng để trẻ bước vào lớp 1 2.2. Cơ sở thưc tiễn: Việc cho trẻ khám phá khoa học là tổ chức cho làm quen với thế giới xung quanh, nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết cho trẻ vào lớp 1. - Tạo môi trường cho trẻ được tìm hiểu về mọi vật xung quanh - Giúp trẻ được trải nghiệm qua những gì trẻ nhìn thấy, được sờ, ngửi và thí nghiệm thực tế nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 09/ 2020 đến tháng 03 / 2021 tại lớp mẫu giáo lớn A3 trường mầm non Bột Xuyên 4.Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp khái quát hóa
  3. 3 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng đối tượng học sinh trong lớp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động 4.3. Nhóm phương pháp dùng lời 4.4. Phương pháp quan sát và đàm thoại. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận: Quan điểm của tôi là dạy trẻ không nghĩa là cứ nhồi nhét khối lượng kiến thức vô bờ bến cho trẻ mà là dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Hay nói cách khác, giáo dục mầm non không nhằm cung cấp một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Trẻ em lứa tuổi mầm non có tính tò mò khám phá bẩm sinh. Đó là mầm mống của việc tự khám phá, tự học. Nếu chúng không được nuôi dưỡng sẽ mai một và biến mất hoàn toàn. Các hoạt động khám phá khoa học là con đường ngắn nhất để giúp trẻ sử dụng các giác quan của cơ thể, vận dụng những hiểu biết của bản thân để tìm hiểu sự vật, hiện tượng, đòi hỏi trẻ phải có cơ hội khám phá khác nhau, khi đó việc phát triển kỹ năng, năng lực sẽ đóng vai trò chủ đạo. Chính vì vậy nên hoạt động khám phá khoa học không thể thiếu trong trường mầm non. Theo cơ sở lý luận khoa học tự nhiên: Việc hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiện đều có thể làm trẻ chú ý Theo cơ sở khoa học xã hội: Chúng ta cần phải hiểu tại sao mỗi cá nhân đều trở thành người theo các cách khác nhau?, do đâu mà mỗi cá nhân tích lũy được kinh nghiệm xã hội khác nhau. Đó là: + là kiến thức/hiểu biết về thế giới + là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên Với tôi cho trẻ khám phá khoa học với trẻ mầm non là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động, thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán suy luận, thảo luận, giải quyết vân đề, đưa ra quyết định
  4. 4 - Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. - Được thực hành kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận/chia sẻ và tiếp nhận thông tin… Trên thực tế một số giáo viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật, hiện tượng . giáo viên nói, trẻ chủ yếu nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Giáo viên chưa chú ý đưa ra các câu hỏi kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể sảy ra trong quá trình tìm hiểu. Vì vậy tôi thấy cho trẻ làm quen với môn khám phá khoa học, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với khám phá khoa học ngay từ tuổi mầm non chính là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng nói trên năm học 2020 – 2021 tôi đã chọn “Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi” tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trường mầm non Bột Xuyên tôi trực tiếp giảng dạy làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi: * Về phía nhà trường: Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư, mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi đầy đủ theo thông tư 02, bàn ghế của trẻ đủ, đúng quy cách có ti vi kết nối Internet... Về phía giáo viên: Bản thân được tiếp thu bồi dưỡng các chuyên đề, nội dung các kế hoạch đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và thực hiện đồng bộ về chương trình giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm - Được tham dự các hoạt động mẫu do phòng xây dựng, các buổi sinh hoạt chuyên môn, đợt kiến tập tại trường - Được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh - Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đã nhiều năm, bản thân không ngừng học hỏi các loại tài liệu, sách báo, kinh nghiệm của trường bạn để trau rồi kiến thức cho mình * Về phía trẻ: 100% trẻ đều qua lớp 4 tuổi, chính vì thế mà trẻ có nề nếp, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tích cực tham gia vào mọi hoạt động. chuyên cần đạt từ 95% trở lên. * Về phụ huynh: Phần lớn phụ huynh nhận thức được việc chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi này rất quan trọng và đặt lên hàng đầu, có tinh thần hợp tác tích cực với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
  5. 5 2.2. Khó khăn: * Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn * Về phía trẻ: Nhận thức và kỹ năng của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. * Về phía phụ huynh: 98 % bố mẹ các con làm nghề nông nghiệp, nghề may nên mất quá nhiều thời gian nên ít quan tâm đến việc học tập của con nên trẻ còn nói chống không nhiều, nói không đủ câu, không rõ lời, chưa nhiệt tình với các phong trào của lớp. - Trẻ đi học không có nề nếp về giờ giấc, có khi 9 giờ mới đến lớp hoặc nghỉ không cần xin phép cô giáo, thậm chí có nhiều cháu tự đi đến lớp nên việc trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ cũng rất khó khăn. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6tuổi): - Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững hơn. - Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. - Độ tuổi này đã bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ cụ thể: + Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất của chúng. + Trẻ bước đầu đã lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát và một số khái niệm sơ đẳng. + Ở trẻ phát triển chức năng ký hiệu của ý thức. + Trẻ đang ở bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng. Trẻ đựơc khám phá khoa học về: - Các bộ phận trên cơ thể con người và mối liên quan của các bộ phận đó với nhau, và tác dụng của chúng; Các mối quan hệ trong gia đình; Một số nghề nghiệp; Về thực vật, động vật; Về các hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, nước, ánh sáng,... - Qua tìm hiểu, đánh giá chất lượng trẻ đầu năm học tôi đã tiến hành tổ chức đánh giá sự nhận thức của trẻ tại chính lớp tôi, sau 1 tháng và thu được kết quả như sau: 3. Số liệu khảo sát đánh giá trẻ trước khi thực hiện đề tài Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá khoa học ngay từ đầu năm học ( tháng 9/2020) tôi đã xây dựng được bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá khoa học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất nhằm bồi dưỡng, giáo dục trẻ, đặc biệt là những trẻ còn yếu kém
  6. 6 Bảng đánh giá mức độ nhận thức hoạt động khám phá khoa học của trẻ Chỉ tiêu Thực trạng khi chưa thực hiện Số lượng % đạt % chưa trẻ đạt 1. Trẻ hứng thú tham gia hoạt 18/ 37 49 51 động Số 2. Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc Lượng trẻ 17/37 46 điểm 54 37 3. Khả năng so sánh, phân loại 16/37 43 57 4.Trẻ nắm được kiến thức 15/37 41 59 5. Các trò chơi, thử nghiệm 18/37 49 51 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Được sự nhất trí, quan tâm của lãnh đạo nhà trường, cũng như sự mày mò học hỏi, chịu khó trau dồi học hỏi từ các đồng nghiệp ở các trường bạn trên địa bàn huyện một cách thường xuyên và chăm chỉ. Tuy nhiên việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học của giáo viên còn nhiều khó khăn vướng mắc trong tình hình thực tiễn. Bởi lẽ, trang thiết bị đầu tư cho việc dạy và học của trường lớp còn thiếu thốn xã còn nghèo, đặc biệt sĩ số lớp quá đông, cơ sở vật chất, kinh tế còn khó khăn. Hơn thế trẻ tham gia vào các hoạt động chung chủ yếu diễn ra trong giờ hoạt động chung môn khám phá khoa học còn bó chặt trong hai góc là góc: “Góc thiên nhiên ”, “Góc bé cùng khám phá khoa học”. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ” gồm các biện pháp sau 1. Xây dựng kế hoạch cá nhân ngay từ đầu năm học. 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đưa công nghệ thông tin vào giảng dậy . 3. Tạo môi trường cho trẻ tìm hiểu, khám phá. 4. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá trong giờ hoạt động chung 5. Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ . 6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng“Lấy trẻ làm trung tâm”: 7. Sử dụng các trò chơi thực nghiệm:
  7. 7 8. Biện pháp: Cho trẻ được trải nghiệm thực tế: 9. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh : 1. Xây dựng kế hoạch cá nhân ngay từ đầu năm học. Làm gì cũng cần phải có kế hoạch, có như vậy ta sẽ không bị bỏ sót. Ngay đầu năm học tôi đã kết hợp cùng giáo viên trong tổ xây dựng ngân hàng nội dung năm học từ ngân hàng, mục tiêu chung của tổ có sự phê duyệt của nhà trường, tôi lên kế hoạch giêng của lớp phù hợp với độ tuổi, sự nhận thức của trẻ trong lớp, phù hợp với địa phương mình, thời khóa biểu trong tuần trên phần mềm có sự điều chỉnh kế hoạch tháng tiếp theo cho phù hợp. Tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch các trò chơi và thử nghiệm,trải nghiệm riêng cho lớp mình theo hướng đồng tâm phát triển của trẻ mầm non. Kế Dự kiến thử ND thực hiện Các trò chơi, thử nghiệm hoạch nghiệm’ tháng /năm - Khám phá trường -Trò chơi tìm đúng đồ chơi bé 9 2 thử nghiệm mầm non,đồ thích. dùng,đồ chơi trong - Chơi biểu diễn về tết trung trường thu. - Khám phá về tết trung thu 10 3 thử nghiệm - Khám phá về một - Sờ, ngửi, nếm và đoán tên số giác quan của đồ vật. cơ thể con người. - Truyền tin. - Bé khám phá về bản thân, sở thích của mình. 11 4 thử nghiệm - Tổ chức hoạt - Khám phá xem điện thoại động khám phá, chạy như thế nào . ngôi nhà, đồ vật, - Vật chìm – vật nổi chất liệu của đồ - Cái nào nặng hơn, nhẹ hơn dùng . - Tại sao các đồ vật lại nóng lên 2 thử nghiệm - Khám phá về - Cho trẻ trải nghiệm thăm 12 nguyên vật liệu các quan thực tế khu xây dựng nghề, sản phẩm - Đất như thế nào?. của các nghề. - Sản phẩm đó là gì?. 1 3 thử nghiệm - Tổ chức khám - Sự chuyển động của cá
  8. 8 phá khoa học về - Bán hàng các con vật động vật, về sự - Dấu chân con vật cưng chuyển động 2 6 thử nghiệm - Khám phá khoa - Hoa nở như thế nào? học về thực vật. - Trải nghiệm thăm quan cánh đồng lúa. - Thí nghiệm sự nảy mầm - Quan sát cây cà chua . - Vui cùng trái cây. - Hoa đổi màu - Quan sát chồi non - Sờ, Ngửi đoán tên quả. 3 2 thử nghiệm - Cho trẻ - Đồ chơi chìm và nổi ( thả khám phá về thuyền.) nguyên lý chìm - Di chuyển một chiếc ô tô đồ nổi, nguyên lý chơi xuống dốc từ độ cao khác chuyển động nhau… 4 Nước và mùa hè Khám phá khoa - Sủi bóng nước như thế nào? ( 10 thử nghiệm) học về nước và - Thả rích rắc một số hiện tượng - Thổi không khí vào nước thiên nhiên, không - Nước dâng lên như thế nào? khí, ánh sáng - Làm thế nào có thể nhìn thấy vật trong hộp -Thí nghiệm với nước từ muối và dầu . - Những đồ vật bay và không bay - Nước đẩy được vật chạy như thế nào - Ánh sáng đi như thế nào - Gió có từ đâu 5 Quê hương đất Khám phá về đất - Quan sát bản đồ Việt Nam nước(2thử nước - Cho trẻ trải nghiệm thăm nghiệm ) Khám phá trường trường tiểu học, di tích lịc sử ở tiểu học địa phương . - Xếp lăng Bác hồ *Kết luận:
  9. 9 Qua 1 năm tôi đã tổ chức học và chơi, thử nghiệm trẻ đã được trải nghiệm các trò chơi mà tôi dự kiến, qua những buổi học và chơi đó trẻ trở nên mạnh dạn tự tin hơn, khám phá được nhiều điều mới lạ, giải thích được nhiều điều kỳ lạ, yêu thích khoa học và xã hội nhiều hơn. 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đưa công nghệ thông tin vào giảng dậy . Ngay đầu năm tôi đã được bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường tổ chức, bồi dưỡng công nghệ thông tin và qua đợt sinh hoạt chuyên môn đầu năm và qua đợt tham dự kiến tập tại trường về lĩnh vực "phát triển nhận thức”. Tôi đã nắm được những thay đổi trong hình thức, đổi mới phương pháp“ lấy trẻ làm trung tâm”, cách ứng dụng, thiết kế bài giảng Tôi nghiên cứu tài liệu do Sở, Phòng giáo dục chỉ đạo, chương trình giáo dục mầm non mới, dựa vào mục tiêu giáo duc lứa tuổi mẫu giáo, sách vở. Đặc biệt trên Internet, học tập chuyên môn của bạn bè đồng nghiệp trong trường cũng như ở trường bạn, tham khảo tài liệu của phòng, sở, tôi tìm bài giảng trên Internet học hỏi mày mò cách làm giáo án điện tử sao cho có hình ảnh động, trẻ được khám phá. Qua đó tôi có phương pháp, hình thức đổi mới để truyền thụ cho trẻ lớp tôi. Đến nay tôi có kỹ năng về điện tử phục vụ cho tất cả các giờ hoạt động. 3. Tạo môi trường cho trẻ tìm hiểu, khám phá 3.1 Tại góc thiên nhiên: + Khi chưa áp dụng: Lớp tôi đã xây dựng được một góc thiên nhiên với một số loại cây đẹp, sinh động, hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ. Nhưng các hoạt động của trẻ ở góc này mới chỉ là: Tưới, lau lá cây hàng ngày, quan sát các loại cây, hoa. Với các hoạt động như thế, ban đầu sẽ thu hút được trẻ nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn là sau vài lần hoạt động trẻ sẽ cảm thấy chán và sẽ làm cho trẻ có tâm lý không muốn khám phá tìm tòi, vì công việc đó được lặp đi, lặp lại. + Khi áp dụng: a. Cây xanh có những bộ phận nào? * Mục đích: Giúp trẻ thấy được quá trình cây phát triển và cây sống được nhờ có đất, nước. Ngoài ra cho trẻ biết cây có những bộ phận chính nào. * Chuẩn bị: - 1 củ hành tây, 1 củ hành nhỏ, 1 củ tỏi. - 1 cốc thủy tinh trong, một hộp sữa chua có đất ở trong để trồng * Cách tiến hành:
  10. 10 - Đổ nước vào ly, đặt củ hành hoặc hành tây trên miệng ly sao cho nửa củ hành hoặc hành tây ngập trong nước. Và cho trẻ dự đoán trước kết quả ?, củ còn lại trồng vào đất - Mỗi ngày hãy cho trẻ đến và quan sát sự thay đổi của thí nghiệm, cô chuẩn bị trước máy ảnh chụp lại sau mỗi lần trẻ quan sát. Sau 4 đến 5 ngày rễ tỏi hành tây đã mọc dài ra, lúc này tôi cho trẻ nhận xét . * Giải thích và kết luận: - Tôi chuẩn bị cho mỗi nhóm trẻ một thực nghiệm khác nhau Ví dụ : nhóm 1: Hãy cho trẻ thực hành với củ tỏi trồng vào một hộp sữa chua có đất, nhóm 2 hành với ly thủy tinh có nước, nhóm 3 là hành tây với nước… Và trẻ tự ghi nhận sự thay đổi sau mỗi lần quan sát và tự giải thích và nêu lên nhận xét kết quả sau đó cô khẳng định lại. Trong hạt có gì? * Mục đích: Giúp trẻ hiểu rằng hạt có thể nảy mầm thành cây nếu biết cách gieo và chăm sóc đúng cách. Ngoài ra trẻ biết thêm về đặc điểm bên ngoài và bên trong của hạt. * Chuẩn bị: Một số loại hạt: hạt đậu đen, hạt đậu tương, hạt lạc, ,… * Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm - Cho trẻ đoán xem bên trong hạt có gì? - Cho trẻ tự làm thực nghiệm bóc vỏ hạt và tách làm đôi, cho trẻ quan sát và nhận xét kết quả. * Giải thích và kết luận: - Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu gieo xuống đất nó sẽ mọc thành cây . Gieo hạt: * Mục đích Trẻ biết được cây xanh cần thức ăn và nước mới sinh trưởng được. * Chuẩn bị: Một ít hạt đậu tương, đậu đen, ngô, lúa, hạt rau mùi…1 số Khay nhựa có ghi số, một ít đất, chia rẻ làm 4 nhóm. * Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Hàng ngày cho trẻ tưới nước vào một khay để lại một khay
  11. 11 không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm, hạt nào mọc nhanh nhất. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên và tiếp tục chăm sóc, theo dõi cho tới khi cây ra hoa, đậu quả * Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và quá trình phát triển của cây, cây nào không cần nhiều nước còn cây nào có thể sống trong nước, cây nào sớm có hoa, đậu quả hơn và nhận định lại kết quả. Cây cần gì để lớn lên và phát triển? * Mục đích: - Trẻ biết được đặc điểm của cây, điều kiện sống của cây. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. *Chuẩn bị: 05 cây bí ngô 03 đáy chai dầu ăn 1 lít; 01 túi nilon, một hộp bìa cát tông . *Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát, nhận xét các bộ phận của cây và đoán xem cây cần gì để sống và lớn lên. - Cho trẻ quan sát cách cô làm lần lượt thực nghiệm: + Cây 1: cho cây vào trong hộp cát tông kín + Cây 2: dùng túi nilon bọc kín phần thân và lá cây + Cây 3: cho cây vào trong khay không có đất + Cây 4: Không tưới nước cho cây hằng ngày + Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường. - Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra. - Hằng ngày tôi nhắc trẻ hãy quan sát và ghi nhận bằng hình ảnh. Sau 1 tuần cho trẻ nêu nhận xét, giải thích và so sánh giữa các cây. + Cây số 1: lá trắng ra không còn mầu xanh + Cây số 2: lá vàng úa + Cây số 3: chết khô + Cây số 4: bị héo rũ lá xuống + Cây số 5: lớn lên có mầu xanh, lá xòe to * Cô chốt lại cây sống và phát triển được là nhờ có nước, ánh sáng, không khí, và đất nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố cây sẽ héo, vàng lá và chết. b.Thí nghiệm với nước, không khí và ánh sáng Bóng cây thay đổi: * Mục đích:
  12. 12 Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối thì các vật trên mặt đất sẽ được chiếu vào sẽ tạo ra bóng một cách khác nhau. * Chuẩn bị: Phấn, thước đo * Cách tiến hành: - Đố trẻ bóng người, nhà ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có thay đổi không? - Để chứng minh được điều đó tôi cùng trẻ đo bóng cây, một người; nhà ở hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày. - Cho trẻ nhận xét, so sánh khi nào bóng ngắn, dài nhất. * Giải thích và kết luận: - Ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng cây xanh nên không đi qua được nên tạo ra bóng trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ có các bóng xuất hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển. Ví dụ : vào buổi sáng, buổi chiều mặt trời ở xa khi đó bóng cây cũng có độ xa hơn, buổi trưa mặt trời lên cao thì bóng cây sẽ ngắn hơn 3.2.Tại góc không gian sáng tạo của bé: Trước đây trong lớp góc bé cùng khám phá khoa học chủ yếu vẫn chỉ là một trong những bộ phận nhỏ trong góc học tập mà chưa được tách riêng ra làm một góc độc lập. Tại đây các bé vẫn chủ yếu hoạt động trên những đồ dùng học tập hay đơn giản là trên những mảng tường được chính cô giáo thiết kế. Do đó trẻ đã mất đi hứng thú học tập cùng ý thích khám phá tìm tòi, vì lẽ đó cần phải mở rộng hơn góc này để trẻ có cơ hội được thí nghiệm trên vật thật làm tăng khả năng tiếp thu và sáng tạo, tìm tòi ở trẻ. Chính từ điều đó tôi đã xây dựng giêng hẳn 1 góc khám phá gần nguồn nước, có giá để các dụng cụ thí nghiệm và được thay đổi cách trang trí theo từng tháng (chủ đề ) nhằm tạo sứ hứng thú ở trẻ để trẻ say mê tìm tòi, sáng tạo. Ví dụ: với chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên tôi để các loại đồ dùng, dùng để thử nghiệm xem hiện tượng gì sảy ra. Tôi cho trẻ quan sát cái chai thủy tinh không chứa gì bên trong và đặt câu hỏi với trẻ, đây là cái gì, trong chai có đựng gì không, các con có muốn biết hiện tượng gì sẽ sảy ra khi cô thả chai vào chậu nước không…? Có gì trong chai không? * Mục đích: Trẻ biết không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. * Chuẩn bị: - Một chai thủy tinh không đựng gì
  13. 13 - Một chậu nước. * Cách tiến hành: Cho trẻ quan sát chai, nhìn, ngửi xem trong chai có chứa gì không. Sau đó cho chai đó vào trong chậu nước thấy có hiện tượng bong bóng nổi lên trên miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, giải thích hiện lại tượng đó tại sao lại như vậy. *Giải thích và kết luận: Có hiện tượng này là do trong chai chứa rất nhiều không khí, do không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Khi cho chai vào chậu nước khiến nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài thành bọt khí gây ra hiện tượng nổi bong bóng. Nam châm hút gì ? *Mục đích: Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ sắt, còn những vật làm bằng chất khác thì nam châm không hút. * Chuẩn bị: Một cục nam châm, 01 cái chìa khóa bằng sắt, 01 cái kéo sắt của trẻ, 01 cái thước nhựa, 01 cục gôm, 01 quả bóng bay. * Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị và gọi tên chúng. - Mời trẻ lấy 1 trong số những vật bất kỳ ở trên giá và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? làm bằng chất liệu gì? + Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm, cô nhắc trẻ hãy quan sát xem chúng có hút nhau không, vì sao? - Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì? *Giải thích và kết luận Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác. 4. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá trong giờ hoạt động chung Giáo viên đã biết kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình giảng dạy như: Tranh ảnh, đồ chơi, vật thật, hình ảnh kết hợp với lời giảng giải, giải thích để cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp nhất thời bởi lẽ nó chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Như vậy, trong môn khám phá khoa học diễn ra tại trường, việc tổ chức hoạt động đang được đổi mới về phương pháp. Nhưng hiện nay vụ mầm
  14. 14 non chỉ đạo các trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung, hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách chủ động hơn. Nhìn ra được vấn đề đó tôi đã nhanh chóng bắt tay vào tìm tòi, học hỏi trên báo, đài, ở các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như ở các trường bạn trong và ngoài huyện do vậy mà tôi đã sáng tạo ra được một số biện pháp thực nghiệm bổ sung vào hoạt động khám phá khoa học theo chương trình mầm non mới bước đầu đã đem lại nhiều hiệu quả. Với chủ đề bản thân, bài “khám phá chức năng của năm giác quan cơ thể” Ví dụ: Khi tôi cho trẻ tìm hiểu khám phá về khứu giác đầu tiên tôi yêu cầu trẻ mím chặt miệng, bịt chặt mũi trong khoảng 10 giây và chuyện gì sẽ sảy ra (Trẻ thấy khó thở), sau đó cô cho trẻ ngửu tiếp mùi nước hoa sau đó sẽ mời trẻ giải thích hiện tượng đó, tại sao khi bịt mũi lại ngẹt thở, bỏ ra lại hết, tại sao lại ngửu thấy mùi thơm của nước hoa đó là nhờ cái mũi, hoặc với cơ quan xúc giác là da tại sao khi bị béo vào lại thấy đau, hoặc tại sao biết nóng và lạnh, nhẵn và sần… Với những bộ phận khác tôi cũng tiến hành các bước tương tự, trẻ đều được trải nghiệm bằng chính các giác quan của cơ thể mình và chính từ điều đó càng làm cho trẻ ghi sâu vào chí nhớ của mình và một điều làm tôi rất xúc động là ngay ngày hôm sau có rất nhiều phụ huynh trò chuyện về sự thay đổi của con mình mới qua một tháng đến trường Bé biết những gì về nước? *Mục đích: Cho trẻ biết nước nguyên chất không có màu, không mùi, không vị nó chỉ bị thay đổi khi có bàn tay con người tác động vào nó như nước chuyển thành các mầu khác nhau hoặc một số chất tan trong nước còn một số chất không tan trong nước * Chuẩn bị: - 03 khay, 06 cốc thủy tinh có chứa nước nguyên chất và 05 cái thìa. - Một chút đường, muối, 01 trái cam, 01 củ cà rốt, bột mầu các loại, 01 mảnh vải trắng * Cách tiến hành: - Trước khi vào bài tôi cho trẻ quan sát, ngửi, nếm vị nước trong 6 cốc thủy tinh chuẩn bị sẵn có đánh dấu từ số1 đến số 6 và nhận xét về tính chất của nước. Tôi chia trẻ ra làm 3 nhóm: + Nhóm 1: pha 1 cốc nước với muối và 1 cốc với đường + Nhóm 2: vắt cam, và thái cà rốt
  15. 15 + Nhóm 3: Pha nước với bột mầu sau đó dùng vải trắng nhúng vào xem hiện tượng gì sảy ra. Tôi gợi ý trẻ pha lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào các cốc từ 1 đến 6, tôi hỏi trẻ nước nào có thể nếm được, và cho trẻ nếm rồi nhận xét, nước nào không nếm được, tại sao, những gì có thể tan được trong nước, những gì không tan được trong nước so sánh giữa 6 cốc đó với nhau, cuối cùng cô giải thích cho trẻ về sự thay đổi đó.. *Giải thích và kết luận: - Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị chỉ khi có bàn tay con người tác động vào chúng chúng sẽ biến dạng. Đường tan trong nước làm nước có vị ngọt, còn muối có vị mặn. Nước cam có mùi cam khi pha nước với nước cam thì nước có mùi cam và chuyển sang màu cam, cốc nước thả cà rốt vào, cà rốt không tan trong nước, nước pha bột mầu gì sẽ cho cốc nước mầu ấy, khi nhúng vải trắng vào vải sẽ chuyển mầu ấy... 5. Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ 5.1: Trên giờ hoạt động chung * Với giờ học tạo hình, chủ đề động vật: bài “ Vẽ con gà trống” thể loại tiết mẫu Khi cho trẻ quan sát tranh mẫu trẻ phải phân biệt được gà trống gồm mấy phần chính, các bộ phận trên cơ thể con Gà trống như thế nào, tác dụng của gà đối với đời sống con người, khi trẻ đã nắm vững được những điều đó như vậy đã giúp trẻ khắc sâu vào tâm trí và trẻ thể hiện bài của mình rất có hồn * Với giờ học âm nhạc Ví dụ: với chủ đề thực vật tôi dạy trẻ bài hát “Qủa” trong nội dung bài hát có tên của các loại quả như quả Khế, quả mít, khi trẻ hát trẻ đã có thể cảm nhận được quả Khế có 5 múi, ăn có vị chua, còn quả Mít có gai hoặc với chủ đề Giao thông tôi dạy trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” Sáng tác Hoàng Vân. Khi hát trẻ đã cảm nhận được những loại phương tiện nào là phương tiện giao thông đường bộ, loại nào là đường thủy, loại nào là đường không… *Với giờ học toán: Ví dụ: bài học nhận biết, phân biệt độ cao thấp của 3 đối tượng ở chủ đề “Thực vật” tôi đặt các câu hỏi giúp trẻ so sánh, xếp thứ tự và phân hạng” cây nào cao nhất, cây nào thấp hơn, cây nào thấp nhất và ngược lại. Tôi dành đủ thời gian và sự tự do cho trẻ khám phá, tôn trọng những khác biệt của từng cá nhân trẻ, đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở và chấp nhận những câu trả lời khác nhau của trẻ Cứ như vậy trong hoạt động nào tôi cũng có thể kết hợp lồng ghép cho trẻ nhận biết, khám phá thế giới xung quanh. 5.2. Tích hợp giờ hoạt động ngoài trời:
  16. 16 Ví dụ: chủ đề giao thông, tronng phần quan sát tôi tổ chức cho trẻ quan sát xe đạp Tôi sẽ chuẩn bị 2 chiếc xe đạp, một chiếc xe giành cho người lớn, một chiếc giành cho trẻ em, khi cho trẻ quan sát các bộ phận của xe trẻ sẽ nhận biết biết được tác dụng của các bộ phận ấy và chúng có mối liên quan như thế nào với nhau, sau đó tôi gợi mở trẻ nêu lên nhận xét của mình tại sao nếu thiếu bộ phận đó thì xe có đi được không, tác dụng của chúng như thế nào đối với đời sống của con người, sau đó tôi cho trẻ đi thử xe đạp con và hỏi trẻ tại sao con chỉ đi được xe đạp con mà lại không đi được xe đạp to, Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” buổi sáng tôi cho trẻ quan sát bóng cây chiếu về bên nào, hay là chính bóng của trẻ, sau đó tôi nhắc trẻ ghi nhớ điểm bóng cây hay bóng của mình và buổi chiều tôi lại cho trẻ xuống kiểm chứng lại xem tại thời điểm đó bóng cây, hay bóng trẻ chiếu về hướng nào, gần hay xa, hoặc hiện tượng sau mưa có vũng nước trên sân tôi cho trẻ quan sát, đánh dấu nơi có vũng nước, nhắc trẻ ghi nhớ đến buổi chiều tôi cho trẻ quan sát lại sau đó cho trẻ giải thích tại sao có hiện tượng đó và cuối cùng cô giáo chốt lại 5.3. Tích hợp giờ hoạt động góc Trẻ có thể tự chọn các góc chơi cho mình, chẳng hạn ở góc bé khám phá trẻ thích chơi trò chơi câu cá. Mỗi lần câu được một con cá trẻ cảm thấy thích thú vô cùng và trẻ càng say mê hơn với công việc của mình. Khi đó tôi đến bên trẻ hỏi con có biết tại sao con lại câu được cá không, lúc đó trẻ trả lời “tại miệng con cá có gắn nam châm còn lưỡi câu thì bằng sắt, mà sắt thì lại hút nam châm nên con câu được ạ” góc nghệ thuật trẻ vẽ hình người, hình con vật trẻ phải nắm được cấu trúc của người, vật gồm mấy phần, các phần của chúng như thế nào với nhau, khi trẻ đã nắm chắc những điểm đó trẻ sẽ vẽ được cân đối và nhìn rất có hồn. Góc sách trẻ tìm sắp xếp theo qui tắc các hình hoặc các con vật… Góc phân vai tôi đã chuẩn bị đồ dùng bác sĩ, nấu ăn, xây dựng, bán hàng để trẻ có thể nhập vai chơi, trong các hộp tôi dán chữ cái để trẻ nhận dạng đồ dùng cho dễ, tìm hiểu đồ dùng trong từng góc chơi . Kết luận: Từ đó trẻ dễ dàng thực hiện được nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng góc bác sĩ. Trẻ biết được rằng công việc của mình là khám bệnh, chăm sóc bệnh nhân để trẻ hiểu cách chăm sóc mọi người giúp trẻ có kỹ năng sống tốt . 5.4. Tích hợp giờ ăn: Chẳng hạn ở chủ đề “Gia đình” Khi chia cơm cho trẻ song tôi hỏi trẻ các con quan sát xem bữa ăn của các con hôm nay gồm có những loại thực phẩm
  17. 17 nào, loại thực phẩm đó giầu chất dinh dưỡng là gì, tại sao chúng ta cần phải ăn đủ cac chất dinh dưỡng, nó giúp gì cho cơ thể chúng ta, còn nếu không ăn đủ các chất đó thì chuyện gì sẽ sảy ra… cứ như vậy qua tất cả các hoạt động trong ngày tôi đều có thể lồng ghép môn khám phá khoa học được . 6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”: Qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục hàng ngày. Tôi hiểu về sở thích của trẻ cần được hiểu và tôn trọng, biết tạo cơ hội giúp trẻ thành công, tất cả trẻ đều có cơ hội học bằng nhiều cách khác nhau do vậy khi dạy trẻ tôi luôn để trẻ tự trả lời đưa những câu hỏi gợi mở cho trẻ kiên nhẫn chờ đợi trẻ trả lời tôn trọng ý kiến của trẻ, không chê mà chỉ khen và động viên trẻ, xếp sắp phòng học hợp lý ,đủ ánh sáng, thẩm mỹ tranh ảnh treo trên đúng góc, màu sắc hài hòa, không gian giêng cho trẻ . Đồ dùng ngoài trời hàng ngày tôi vệ sinh an toàn cho trẻ trước khi chơi Tôi luôn có hành vi cử chỉ, lời nói mẫu mực đối với trẻ, đối sử công bằng với trẻ ,khi trò truyện ngồi ngang tầm với trẻ,tôn trọng ý kiến của trẻ, kiên nhẫn chờ đợi khuyến khích trẻ để trẻ tự tin diễn đạt bằng lời. Chính vì điều đó tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động, tự khẳng định bản thân đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng trực quan tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn, một bức tranh đẹp mới lạ . Chính vì thế khi dạy một tiết “Khám phá ” tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng đối với trẻ, nhưng đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ, phải có màu sắc tươi sáng và không sặc sỡ, phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài, phải đảm bảo kích thước và tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính sư phạm, phù hợp với trẻ và sẵn có. 7. Sử dụng các trò chơi thực nghiệm: Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,....chính vì vậy mà phương pháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ 1: Làm thế nào có thể nhìn thấy vật trong hộp
  18. 18 * Mục đích: giúp trẻ nhận biết được nhờ có ánh sang mà ta có thể nhìn thấy được các vật trong cuộc sống * Chuẩn bị: một hộp cactton đựng 1 thứ gì đó bên trong, sau đó khoét 1 lỗ thủng bằng miệng cái đèn pin và vài lỗ nhỏ khác sau đó bịt kín sao cho trong hộp tối om, lúc cần có thể tháo ra được * Tiến hành: cho trẻ lắc hộp, nhìn qua các lỗ nhỏ và phỏng đoán xem trong hộp có vật gì, tại sao không nhìn thấy, làm thế nào để có nhìn thấy vật bên trong hộp, cô tháo thêm một vài lỗ nhỏ khác cho trẻ nhì và đoán, cô nói với trẻ muốn nhìn thấy vật rõ hơn thì làm thến nào, trẻ phỏng đoán, nếu dùng đèn pin chiếu vào thì sao?, cô cho trẻ thực nghiệm và nói lên ý kiến * Giải thích và kết luận: Muốn nhìn thấy mọi vật xung quanh, đặc biệt là trong hộp kín thì cần phải có ánh sáng chiếu vào. Ví dụ 3: Thí nghiệm về hiện tượng bay hơi của vũng nước ,tác dụng của mặt trời - Mục tiêu: Trẻ biết sự bay hơi của nước, tác dụng của mặt trời . - Chuẩn bị : Vũng nước ở sân được đánh dấu. Buổi sáng cô cùng trẻ quan sát vũng nước, nhắc trẻ chú ý vị trí của vũng nước. Buổi chiều cô cùng trẻ quan sát cũng chỗ sân đó. + Mời trẻ đưa ra ý kiến thảo luận hiện tượng của vũng nước mà trẻ được quan sát. * Giải thích và kết luận: Ánh sáng mặt trời chiếu vào vũng nước làm vũng nước nóng lên thì sẽ bốc hơi khi bốc hơi hết thì vũng nước cạn khô hết do vậy các con bây giờ có nhìn thấy còn vũng nước không nào?. Ví dụ 4: Nam châm hút gì . * Mục tiêu: Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại làm vật di chuyển ,hút vật , còn những vật không làm bằng chất kim loại thì nam châm không hút. * Chuẩn bị: Cục nam châm, cốc , cái đinh, cái kéo, thanh bằng nhôm, cái thước nhựa, cục gôm, quả bóng bay và một số đồ dùng khác trong lớp mời trẻ thử nghiệm tất cả các đồ vật . *Tiến hành: Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất liệu của từng đồ dùng.Vật đó có tên là gì? làm bằng gì? Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm và trẻ lời xem chúng có hút nhau không và vì sao? - Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và
  19. 19 đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì ? * Giải thích và kết luận: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng kim loại ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác. Ví dụ 5: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước. * Mục đích: giúp trẻ biết tại sao các vật cùng được thả vào 1 chậu nước mà lại có vật thì nổi lên trên mặt nước còn vật kia lại bị chìm xuống đáy chậu * Chuẩn bị: Đồ dùng: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, cục nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch. + Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít , bóng nhựa, đồ chơi nhựa,thìa khóa... * Tiến hành: Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, và mời trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi ? tại sao ? * Kết quả: Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu những đồ vật làm từ những nguyên liệu nặng sắt, thép, nhôm… như bi sắt , bát, thìa inox, …. những đồ vật làm từ nguyên liệu nhẹ: gỗ, xốp, giấy, nhựa,….thì nổi trên. Ví dụ 6: Thí nghiệm sự biến đổi của mầu sắc * Mục đích: Cho trẻ biết mầu sắc có thể thay đổi khi ta tác động vào nó từ mầu cơ bản có thể trở thành rất nhiều mầu khác nhau * Chuẩn bị: Mầu nước: 3 mầu cơ bản, 3 cái cốc nhỏ, 3 thìa ăn sữa chua, bột cồn, dầu ăn, giấy trắng A4 * Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị và gọi tên chúng. - Chia trẻ làm 3 nhóm để thưc hiện + Nhóm 1: chộn mầu với bột + Nhóm 2: pha mầu với dầu ăn + Nhóm 3: pha mầu với nước + Nhóm 4: nhỏ cồn và mầu Sau đó nêu lên nhận xét: * Giải thích và kết luận: mầu chộn với bột làm cho bột biến đổi mầu, đổ mầu vào dầu, dầu nổi lên trên, không bị lẫn, nước đổ vào mầu chộn lẫn, cồn nhỏ vào mầu sẽ làm cho mầu bị loang ra Ví dụ 7: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước. * Chuẩn bị: Đồ dùng: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, cục nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch. + Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít , bóng nhựa, đồ chơi nhựa,thìa khóa... - Tiến hành: Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, và mời trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi ?tại sao ?
  20. 20 * Kết quả: Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu những đồ vật làm từ những nguyên liệu nặng sắt, thép, nhôm… như bi sắt , bát, thìa inox, …. những đồ vật làm từ nguyên liệu nhẹ: gỗ, xốp, giấy, nhựa,….thì nổi trên. Ví dụ 8: Thí nghiệm nước đẩy được vật chạy như thế nào? * Mục đích: giúp trẻ nhận biết nước có sức mạnh nhất định cí thể đẩy vật Chuẩn bị: nguồn nước, vòi nước, ống dẫn nước, một số vật như dép, xốp, đất… trên sân * Tiến hành: hỏi trẻ điều gì sẽ sảy ra khi cô sối nước trực tiếp vào những đồ vật, đất bám trên sân, sau đó cô trực tiếp thực hiện cho trẻ quan sát và cuối cùng cô giải thích, kết luận để trẻ hiểu Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn. 8. Biện pháp: Cho trẻ được trải nghiệm thực tế: 8.1.Thông qua khám phá xã hội cho trẻ khám phá tìm hiểu các nghề phổ biến trong xã hội Tôi lên kế hoạch xin phép nhà trường cho trẻ đi trải nghiệm thực tế . Trải nghiệm 1: Tham quan cánh đồng lúa * Mục tiêu: Giúp trẻ hiểu được nghề đó như thế nào và cách làm như thế nào ,nguyên vật liệu gì, dụng cụ là gì, sản phẩm tạo ra là gì. *Chuẩn bị: Thông báo trước cho trẻ và phụ huynh biết, tìm đia điểm an toàn, dễ quan sát, mũ nón, nước uống…, kiểm tra sức khỏe của trẻ đảm bảo an toàn khi cho trẻ đi và cho trẻ trải nghiệm *Giải thích và kết luận : Cô mời trẻ đưa ra các ý kiến của mình khi đi trải nghiệm sau đó cô chốt về buổi trải nghiệm. Có rất nhiều nghề phổ biến trong xã hội khác nhau, công việc tác dụng công dụng dụng cụ đều khác nhau, sản phẩm tạo ra khác nhau và nghề đó gọi là nghề thợ xây mang lại cho chúng ta ngôi nhà, trường học, bệnh viện…Qua đó giúp trẻ yêu quý các nghề và có kỹ năng sống tốt hơn Trải nghiệm 2: Tham quan sưởng may gia đình anh chị Quang Mai * Mục tiêu: Giúp trẻ hiểu được nghề may cũng là một nghề rất quan trọng trong đời sống con người, trẻ biết nguyên vật liệu gì, dụng cụ là gì, sản phẩm tạo ra là gì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2