Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi; Sáng tác 1 số câu truyện, bài thơ, trò chơi, giúp trẻ nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non; Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nâng cao nhận thức phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn tròng trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non
- BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức 3. Tác giả Họ và tên: Đỗ Thu Trà Ngày tháng năm sinh: 02/12/1997 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Trung Lập Điện thoại: DĐ: 0379371322 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Thôn 5, Áng Dương, Trung Lập, Vĩnh Bảo, Hải Phòng Điện thoại: II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Trong cuộc sống tấp nập, hối hả điều khiến con người ta thay đổi nhất 1 phần phụ thuộc vào hoàn cảnh sống môi trường sống nhưng để gắn kết với nhau chia sẻ cùng nhau thì chỉ có gia đình. Vậy gia đình là tế bào của xã hội, nhân tố quan trọng góp phần làm nên hạnh phúc gia đình đó chình là thế hệ trẻ em. Mỗi khi đưa con đến trường cha, me,ông bà gửi gắm rất nhiều sự tin tưởng, hy vọng vào cô giáo, mong cô giáo dùng tất cả kỹ năng, kinh nghệm, kiến thức sư phạm của mình để giáo dục, huấn luyện trẻ thành những con ngoan, trò giỏi, nhưng điều khiến phụ huynh quan tâm,lo lắng nhất đấy chính là con mình có được an toàn khi ở trường, ở lớp hay không? Nắm bắt được tâm lý phụ huynh nên nhà nước nói chung và các trường học nói riêng đều dành nhiều chú ý,thời gian, kinh phí, để xây dựng những ngôi trường học văn minh khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ và an toàn cho trẻ nhỏ- đặc biệt là lứa tuổi mầm non. An toàn nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao trùm rất nhiều khía cạnh, nhưng với cương vị, trách nhiệm là 1 giáo viên tôi dày công nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non. Bởi 1 lý do cốt lõi đó là muốn cho trẻ được an toàn trong trường mầm non thì chính bản thân trẻ phải hiểu, nhận biết được các mối nguy hiểm, từ đó hình thành các kỹ năng phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non. Vậy 1 câu hỏi đặt ra là độ tuổi nào thì bắt đầu dạy trẻ những kỹ năng năng đó thì theo tôi là nên giáo dục huấn luyện trẻ càng sớm càng tốt, độ tuổi thích hợp nhất đó chính là 3-4 tuổi. Chính vì vậy tôi lựa chọn giải pháp: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non”. * Thuận Lợi : Được sự quan tâm của ban giám hiệu tạo điều kiện trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cũng như đồ chơi trong các góc chơi mới, đẹp, an toàn cho trẻ. Nhà trường luôn sát sao, trú trọng đến việc rèn nề nếp, giờ nào việc đấy cho giáo viên và rèn cho trẻ những thói quen , hành vi tốt trong quá trình học cả ngày trên lớp.
- Lớp luôn được phụ huynh quan tâm, ủng hộ, rèn luyện các con có những hành vi, thói quen tốt. Phụ huynh, giáo viên thường xuyên trao đổi những khó khăn, những vướng mắc gặp phải trong quá trinh nuôi dạy con từ đó lên kế hoạch điều chỉnh dạy dỗ con kịp lúc. * Khó khăn : Trong lớp có 1 vài bạn đi học muộn, chưa qua độ tuổi nhà trẻ nên vẫn còn hay khóc quấy chưa hòa hợp được với các bạn và cô để cùng học hỏi, rèn luyện Một số phụ huynh còn mải làm chưa quan tâm đến con cái, hoặc chiều con quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình rèn trẻ của cô Trong lớp còn có những bạn chậm nói, nói ngọng, nói lắp rất khó để biểu đạt ra những mong muốn cũng như tâm tư của trẻ để cô lên kế hoạch rèn kỹ năng cho trẻ. Đồ dùng kỹ năng sống còn chưa phong phú, môi trường học tập chật hẹp chưa kích thích sự tò mò khám phá của trẻ . III.NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Dựa trên những thông tin tôi đã tổng hợp được và dựa trên thực tế tôi đưa ra các biện pháp sau đây: Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi : Việc lựu chọn nội dung phù hợp với độ tuổi là yếu tố vô cùng quan trọng cần thiết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé. Vì ở độ tuổi này khả năng tập trung ghi nhớ có chủ định còn ít nên nếu lựa nội dung quá dài, hoặc nội dung có quá nhiều kiến thức sẽ rất dễ để trẻ chán nản, mất tập trung Kế hoạch Nội dung giáo dục Mục đích giáo dục Trẻ nhận biết chính xác lớp mình học và Trẻ nhớ được tên lớp mình học, không đi theo người lạ về nhà, không học cô gì và biết nói “không” khi nhận quà từ người lạ không phải người thân đến đón Trẻ nhận biết việc cắn, cấu, đánh, trêu Trẻ biết chú ý lắng nghe vào bài bạn là sai học cô giảng và chơi với nhau trong nhóm 1 cách có chủ đích Tháng 9 Trẻ nhận biết các đồ dùng, vật dụng, đồ Trẻ phân loại nhóm đồ dùng sắc chơi nào là an toàn, đồ dùng, vật dụng đồ nhọn như : dao. Kéo, .., đồ dụng chơi nào là không an toàn vật dụng nhỏ như hạt vòng, cái cúc.. là không được đưa vào miệng Trẻ nhận biết thực phẩm bẩn , thực phẩm Trẻ cảm nhận thức ăn khi có mùi Tháng 10 sạch, đồ dùng, đồ chơi sạch, đồ dùng đồ vị lạ , hôi, chua không giống với chơi bẩn mọi này thì sẽ lè ra. Khi chơi đồ chơi, trẻ tránh lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi mốc bẩn gây nguy hại sức khỏe
- Trẻ nhận biết khi ăn không nói chuyện Trẻ ngồi bàn ăn nhanh, cảm nhận và ăn nuốt hết cơm mới được đi ngủ món ăn và ăn hết suất xong ra lau miệng , xúc miệng nước muối để đảm bảo không còn thức ăn thừa sót lại trong miệng trẻ Giáo dục trẻ ngủ thẳng lưng, nằm Trẻ nhận biết nằm sấp là khó thở Tháng 11 nghiêng hoặc ngửa tuyệt đối không nằm cộng với việc ăn no sẽ rất dễ gây úp, nằm sấp đau bụng dạ dày Giáo dục trẻ khi đang buồn ngủ mà đi vệ Trẻ nhận biết đi vệ sinh trong lúc sinh thì phải ngồi dậy 1 lúc để tỉnh táo buồn ngủ không nên ngồi quá rồi mới đi vệ sinh lâu, và vịn tay vào tường hoặc bám chắc tay vào bồn khi đang đi vệ sinh để làm điểm tựa Giáo dục trẻ không được tự ý chỉnh vòi Rèn cho trẻ kĩ năng rửa tay nước Tháng 12 nước khi cô bật nóng lạnh ấm vào mùa lạnh, nước lạnh mùa hè và không được tự ý nghịch vòi nước Giáo dục trẻ ngồi đúng tổ, đúng vị trí Rèn cho trẻ ngồi đúng tổ, cất ghế Tháng 1 mình ngồi khi sắp được về gọn gàng khi về để hạn chế chạy lung tung tránh bị ngã Giáo dục trẻ lưu ý với những vật gây Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết Tháng 2 bỏng, vật sắc nhọn những đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm như dao, kéo, súng bắn keo hoặc những đồ dùng vật dụng nhỏ như hột hạt, cúc,... Giáo dục trẻ không nô đùa nghịch cạnh Rèn cho trẻ kỹ năng chơi trong Tháng 3 lan can, cửa sổ, của chình, trèo leo lên lớp, chơi đúng các góc chơi, cao không xô đẩy nhau Giáo dục trẻ khi hoạt động ngoài trời Rèn cho trẻ nhận biết ghi nhớ các Tháng 4 phải đi theo lớp, theo sự hướng dẫn của góc chơi, và chơi các trò chơi cô trong góc chơi phối hợp cùng nhau trong nhóm bạn bè để cùng thực hiện 1 nhiệm vụ chơi Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ mình khi thời Rèn cho trẻ mặc quần áo ấm khi Tháng 5 tiết thay đổi mùa lạnh, mặc quần áo cốc tay khi trời nóng và ăn uống phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe thật tốt Bé tự bảo vệ bản thân mình khỏi nạn xâm Rèn cho trẻ nhận biết giới tính hại tình dục của mình và không cho người lạ
- sờ vào các bộ phận trên cơ thể Tháng 6 mình Bé biết gọi người lớn khi cần giúp đỡ Rèn cho trẻ khả năng hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, trẻ không tự vượt qua được hoặc cảm thấy mất an toàn thì phải gọi người lớn ngay lập tức Biện pháp 2: Sáng tác 1 số câu truyện, bài thơ, trò chơi, giúp trẻ nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non Câu truyện “ Bạn Nam bướng bỉnh” Một hôm , cô cho cả lớp đi chơi tham quan vườn cây trong vườn trường. Cả lớp đi theo cô riêng chỉ có mỗi Nam là khóc ngồi trong lớp . Cô quyết định hôm nay để Nam ngồi trong lớp 1 mình rồi quay lại luôn. Thấy cô và các bạn đi chơi hết rồi, Nam mới òa lên gọi và chạy theo, rồi vấp vào giá dép ngã sưng cả 2 đầu gối. Cô chạy đến đỡ Nam dạy, cô hỏi thế tại sao Nam không đi chơi cùng cô và các bạn ngay từ đầu, Nam nhận lỗi và xin lỗi cô từ nay không bao giờ như vậy nữa. ! Bài học rút ra : Khi đi học các con nên nghe theo sự hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của cô . Câu truyện “Không được theo người lạ” Hôm nay, trong lúc đang ngồi ghế đá chờ mẹ đón em tý thì , My gặp 1 người lạ bịt mặt kín cho rất nhiều bánh kẹo ngon, My thích lắm, người lạ còn nói về nhà cô mua quần áo đẹp cho. My đang định đi theo nhưng sực nhớ ra mẹ đã dặn không được đi theo người lạ nên My đã không chịu đi, vừa lúc ấy mẹ My dắt em tý ra My cất tiếng gọi mẹ. Người lạ tự bỏ đi. My kể lại toàn bộ câu truyện cho mẹ My nghe, mẹ My rất hoảng, nhưng cũng rất vui vì con gái mình nghe lời mẹ dặn.Từ đó, Mẹ my không bao giờ để con gái ngồi chơi 1 mình nữa. Câu chuyện này lan rộng trong trường, làm lời cảnh báo và cảnh tỉnh tới tất cả các bậc phụ huynh có em nhỏ , và công tác an ninh trong trường xát xao hơn. Hiệu trưởng trường quyết dịnh đưa câu truyện này thành bài giáo dục trẻ hàng ngày. Bài học rút ra : Các con tuyệt đối không nhận quà và đi theo người lạ Bài thơ : “Nhắc Bé” Cái mũi để thở Cái miệng để ăn Nghe được rõ ràng Là tai bé đấy Không dùng que, gậy Hột hạt, đồ chơi Cho vào mọi nơi Mắt,tai,mũi,miệng Nhỡ gặp điều rủi Thì biết làm sao Phải nhớ lúc nào
- Cũng luôn phòng tránh. Bài học rút ra : Giáo dục trẻ cẩn thận với các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, tuyệt đối không được đưa vào mắt, mũi ,miệng Bài thơ : “ Xuống cầu thang” Này các bạn nhỏ Khi xuống cầu thang Bạn lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau Đừng lấy tay vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm ! Bài học rút ra : Giáo dục trẻ khi đi cầu thang không được đùa nghịch, phải đi thật chậm, đi cẩn thận. Trò chơi : “ Chọn hành vi đúng sai” Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội , trong thời 1 bản nhạc lần lượt từng trẻ của mỗi đội sẽ bật liên tiếp vào các vòng và khoanh vào tranh thể hiện hành vi mất an toàn trong trường mầm non Luật chơi : Mỗi bạn của mỗi đội chỉ được khoanh tròn vào 1 tranh có hành vi gây mất an toàn trong trường mầm non.Hết thời gian 1 bản nhạc đội nào có nhiều đáp án đúng với yêu cầu của cô nhất thì đội đó giành chiến thắng . Trò chơi : “ Ngôi sao kỳ diệu” Cách chơi : Cô cho cả lớp quan sát màn hình chiếu với 10 ngôi sao với 10 màu sắc khác nhau. Cô cho trẻ chọn các ngôi sao và trả lời các câu hỏi do ngôi sao đó mang đến, nội dung là tất cả những kỹ năng trẻ cần có để phòng tránh các nguy hiểm trong trường mầm non. Luật chơi : Mỗi ngôi sao tương ứng với 1 câu hỏi và trẻ có câu hỏi đó sẽ cùng thảo luận với bạn ngồi cạnh mình. Biện pháp 3 : Tạo tình huống cho trẻ tham gia trải nghiệm Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm là biện pháp vô cùng hữu ích cho trẻ vì đa phần trẻ đều thích trải nghiệm. Ở đó cô giáo vừa là đóng vai phản diện cho trẻ trải nghiệm vừa đưa ra nhiều kinh nghiệm sư phạm của mình vào giáo dục trực tiếp trên trẻ. Để trẻ tự xử lý tình huống ngay tại lớp . Tình huống 1: “ Người lạ” Trẻ đang ngồi ngoan trong lớp bỗng 1 người lạ xuất hiện mang theo rất nhiều bóng bay và bánh kẹo nhiều màu sắc cho bạn Kiều Diễm ,nói : hôm nay mẹ con nhờ cô đón con về sớm về nhà cô chơi, lát mẹ đi làm về qua đón. Bạn Kiều Diễm định theo thì Dũng cản lại nói : “ Đó là kẻ xấu, bạn đừng theo”. Cả lớp có bạn òa lên khóc, có bạn thì đòi quà từ người lạ, số khác thì đồng thanh nói : “ Người lạ đi đi” Cô mở khăn che mặt ra và giải thích về ý đồ người lạ vào lớp cho cả lớp nghe, trẻ nghe và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Tình huống 2: “ Cô bé siêu quậy” Cô nhờ 1 chị lớn học cấp 1 vào lớp học ngày hôm nay. Cô bé được cô dặn ngồi trong lớp từ trước đến h học của cô thì leo trèo, đu lên cửa sổ, rồi tự ý lấy đồ chơi ra chơi. Cô cho trẻ tự nhìn nhận tác hại của việc đu trèo lên cao và mất tập trung trong lớp học là hành vi sai hay đúng và nêu cách khuyên bạn nhỏ nghịch ngợm dừng lại . Biện pháp 4 : Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nâng cao nhận thức phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn tròng trường mầm non Đây là cách đơn giản, hiệu quả vừa giúp nhà trường nâng cao giá trị trong lòng phụ huynh về chất lượng an toàn trong trường mầm non vừa giảm nỗi lo, gánh nặng của giáo viên khi có thêm bố mẹ,ô bà cùng tham gia vào quá trình dậy dỗ trẻ tự nhận thức và bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm có trong trường mầm non. Cô giáo làm phiếu khảo sát các trường hợp mất an toàn trong trường mầm non cho bố mẹ, ô bà ở nhà có thế rèn cháu những kỹ năng cần thiết để trẻ biết và tránh những nguy cơ mất an toàn cả trong lớp và ngoài sân. Phiếu khảo sát rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non Lớp 3C2 Tình huống 1: Tình huống 2 : Bé Trân Hôm nay được bố đón sớm đang Hai anh em nhà bạn Na và Vũ là 2 anh em đùa nghịch dưới sân trường bố nói thế nào sinh đôi. Nhưng tính cách 2 bạn lại trái bé cũng nô, nghịch và bị ngã xước hết má ngược nhau bạn Na thì ngoan ngoãn lắng hôm nay phải nghỉ học. nghe cô giảng bài còn bạn Vũ thì leo trèo , nghịch ngơm hay trêu các bạn trong lớp. Có lần bố mẹ bạn Hân đã đến nhà cô để nói về vấn đề bạn Vũ hay đánh các bạn trong lớp. Giải pháp của phụ huynh là: .................. Giải pháp của phụ huynh là: .................. ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................. ................................................................. III.2. Tính mới, tính sáng tạo III.2.1. Tính mới Đề tài có cải tiến triển khai nội dung của 1 số giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước, chưa bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu, chưa trùng với giải pháp của người khác và chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình bắt buộc mọi người phải thực hiện.
- Trong nội dung tôi đưa ra các giải pháp có những điểm tôi đã trải nghiệm qua quá trình ở trường tích lũy kinh nghiệm và cải đổi nó theo hướng đổi mới và hội nhập, dễ học, dễ thực hiện. III.2.2. Tính sáng tạo Các giáo viên chủ động sáng tạo trong việc lồng ghép giữa dạy và học để mang lại hiệu quả cho trẻ. Mỗi tiết dạy được chuẩn bị công phu , tích hợp nhiều yếu tố mở cho trẻ tự do khám phá, tự giải quyết vấn đề và trải nghiệm lĩnh hội kiến thức Phụ huynh có vốn kinh nghiệm, hiểu biết hơn, đã biết phối hợp với cô trong việc tuyên truyền cũng như cùng cô suy nghĩ sáng tạo ra các tiết học, học mà chơi, chơi mà học thông qua cổng công nghệ thông tin, internet, 3G,4G,… III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Đề tài “Một số biện pháp giáo duc trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non” đã, đang và sẽ thực hiện bởi các cô trong trường mầm non Trung Lập và sẽ nhân rộng ra các trường trong huyện Vĩnh Bảo bởi tính cấp thiết và là nhân tố quyết định đến sự thành công cũng như uy tín của 1 ngôi trường. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp III.4.1. Hiệu quả kinh tế Đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non” không tốn kém về mặt kinh phí, do cô có thể lồng ghép việc dạy vừa học vừa chơi cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, bất cứ thời gian nào khi cô có lịch phân bố cụ thể trong ngày và phù hợp với lứa tuổi mầm non thích khám phá, tìm tòi hơn là học trong khuôn khổ. Số lượng đồ dùng, đồ chơi không quá nhiều, không quá cầu kỳ, không mất nhiều kinh phí để tổ chức, cô hoàn toàn có thể chủ động trong mọi hoàn cảnh với từng lớp học Sức mạnh của tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục con em mình khi ở nhà cũng là 1 cách hiệu quả ,vừa khắc sâu bài học trên lớp vừa làm tăng tình cảm gắn bó giữa cô và phụ huynh. III.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi áp dụng đề tài này đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục về mặt nhận thức phòng tránh những mối nguy hiểm cho trẻ mầm non làm nền tảng cho những giai đoạn sau này khi trẻ lớn lên. Xã hội công nghệ 4.0 công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần những thế hệ trẻ có nhận thức mặt lợi, mặt hại, những mối nguy hiểm xung quanh trẻ để phát triển toàn diện . Đề tài này có sức lan tỏa, góp phần làm gắn kết mối quan hệ giữa phụ huynh và cô giáo, giúp môi trường giáo dục trẻ trong trường mầm non thêm văn minh, khoa học. III.4.3. Giá trị làm lợi khác Đề tài này đã giúp giáo viên cũng như phụ huynh giảm bớt nỗi lo xảy ra những tai nạn không đáng có trong trường mầm non. Trẻ mầm non có ý thức hơn, được bảo vệ hơn. Giúp cho phụ huynh an tâm hơn khi gửi con tới trường.
- Trên đây là toàn bộ nội dung Bản mô tả Sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục trẻ 3- 4 tuổi nhận biết và phòng tránh 1 số nguy cơ mất an toàn trong trường mầm non” và được áp dụng hiệu quả tại lớp/trường tôi đang công tác. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong Hội đồng thẩm định Sáng kiến để Sáng kiến này hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! CƠ QUAN ĐƠN VỊ Trung Lập, ngày 25 tháng 1 năm 2023 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Xác nhận) ................................................................. ................................................................. ................................................................. Đỗ Thu Trà ................................................................. ................................................................. .................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 50 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn