intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách" được hoàn thành với các biện pháp như: Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi và kinh nghiệm quản lý lớp học; Khảo sát thực trạng về tính cách, đặc điểm riêng của trẻ; Xây dựng kế hoạch theo chủ đề giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo để trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách

  1. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách A. ĐẶT VẤN ĐỀ Cha mẹ khi sinh con ra, ai cũng muốn con mình ngoan ngoãn biết nghe lời, thông minh song trên thực tế, rất nhiều cha mẹ phải bối rối trước những hành vi giao tiếp, cư xử không đúng mực hay chưa nghe lời của trẻ đối với những người xung quanh. Có những cha mẹ sẽ dùng những biện pháp cứng rắn, quát nạt, cưỡng chế hành vi và buộc trẻ phải tuân theo vô điều kiện. Có những cha mẹ cũng khuyên nhủ, trao đổi nhẹ nhàng với trẻ mong muốn trẻ nghe lời song kết quả thường không như các phụ huynh mong đợi. Trẻ có thể tại thời điểm đó tuân theo song trong đầu không chấp nhận lần sau vẫn tái diễn hành vi sai trái hoặc có thái độ chống đối ra mặt, phản ứng tiêu cực. Thái độ đó của trẻ làm người lớn và những người xung quanh cảm thấy khó chịu, xã hội không chấp nhận Trong thời điểm xã hội hiện nay, vấn đề trẻ quá hiếu động, tăng động hay trầm cảm rất phổ biến. Đặc biệt một số trẻ còn mắc chứng bệnh tự kỉ, tăng động. Trẻ thường khó bảo và không tuân theo lời người lớn. Thái độ khó bảo đôi khi là cần thiết trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ, nó giúp trẻ tự khẳng định mình và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Nhưng vấn đề đặt ra cho cha mẹ, giáo viên và xã hội là làm thế nào để nhận ra các hành vi, các bước chuyển biến của trẻ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện mà không đi chệch hướng? Tại các trường mầm non ở thành phố Hà Nội tình trạng quá tải trong các trường mầm non luôn xảy ra. Hàng năm, số trẻ tham gia đi học ở các lớp luôn vượt quá chỉ tiêu cho phép trong một lớp học. Tình trạng lớp đông, trẻ rất dễ lẫn trong nhóm bạn bè, giáo viên khó khăn trong việc quản lí, giữ trật tự trong các giờ học. Vô hình chung điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày. Thực tế ở trường mầm non nơi tôi công tác, việc giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo còn nhiều hạn chế như: giáo viên còn thiếu kiến thức kinh nghiệm tổ chức quản lý lớp, trẻ được bố mẹ nuông chiều thái quá. Hơn nữa số học sinh trong lớp đông nên sự theo dõi giám sát của giáo viên còn chưa chặt chẽ. Trong các lớp học hiện nay, hầu hết đều có trẻ có những biểu hiện hiếu động. Trẻ nói nhiều, chạy nhảy hay gây gổ với các bạn trong lớp. Một số trẻ còn có xu hướng làm trái lời người lớn yêu cầu, thường xuyên có những hành động làm phiền, chọc tức hoặc tấn công người khác. Trẻ thường muốn gây sự chú ý của mình với người khác thông qua việc làm và đi ngược lại với mong muốn của người lớn. 1/21
  2. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Là một giáo viên trẻ với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công việc tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục trẻ giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo để cho trẻ tập trung vào các hoạt động và có kết quả tốt làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này. Các biện pháp này đã được tôi áp dụng ở lớp và đạt kết quả cao. Trẻ trong lớp đã có nề nếp thói quen tốt, trẻ đã bớt hiếu động và tham gia hoạt động tập thể có tính kỉ luật cao. * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng trẻ hiếu động khó bảo và khả năng tập trung chú ý của trẻ * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trường tôi giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp phát triển hoàn thiện nhân cách trẻ * Phạm vi áp dụng: Trẻ 4-5 tuổi trường mầm non nơi tôi đang công tác 2/21
  3. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thông thường, khi bước vào lứa tuổi 4 đến 6 tuổi, trẻ có rất nhiều năng lượng do chưa phải tập trung nhiều vào học tập. Vì vậy, nhất là đối với bé trai thì việc nghịch ngợm, leo trèo, chạy nhảy và cả phá phách đều được xem là bình thường. Trẻ có tính hiếu động còn được các chuyên gia nhận định là thông minh và tính hiếu động là khả năng tuyệt vời của trẻ. Ngược lại, trẻ có tính hiếu động mà bị người lớn cho là xấu và cấm đoán, ngăn cản bằng nhiều hình thức như đe dọa, đánh, nhốt... để đừng quậy nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và vô tình cản trở sự phát triển tốt của trẻ. Thế nhưng cũng có bé, sự năng động đó phát triển đến mức "ngoài tầm kiểm soát" của bố mẹ và cả với chính bé. Đây là tình trạng mà ta gọi là hiếu động thái quá hay rối loạn vận động. Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá... được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nhưng hiếu động thái quá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên tập trung làm gì nhưng bố mẹ lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, can thiệp giúp đỡ trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội. Chính vì vậy giúp trẻ có tính kỉ luật giảm bớt tính hiếu động khó bảo là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết .Việc giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai, vì vậy việc lựa chọn các biện pháp phải mang tính dài hạn. Phải giúp trẻ nhận thức được việc làm của trẻ có tác động thế nào, ảnh hưởng ra sao với mọi người xung quanh. Phải giảm bớt được những xung đột căng thẳng của trẻ thường ngày giúp trẻ thay đổi hành vi gây rối hoặc hành vi không phù hợp bằng một hành vi, thái độ tích cực được xã hội chấp nhận. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm tình hình: Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trường nằm ở xã ven đô ngoại thành Hà Nội. Trường được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 tháng 12/2014. Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, trường được xây dựng khang trang sạch sẽ, lớp học rộng rãi thoáng mát. Mỗi lớp học có đủ đồ dùng tối thiểu để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ 3/21
  4. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Năm học 2014 - 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, lớp có 3 cô giáo phụ trách, với tổng số 47cháu. Trong đó có : 21 học sinh nữ và 26 học sinh nam. Bản thân tôi đã có 4 năm liên tục công tác tại trường và dạy lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Từ những đặc điểm chung của lớp khi thực hiện đề tài tôi có những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau: 2. Thuận lợi 100% học sinh được học 2 buổi trên ngày và ăn bán trú tại trường nên thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp học khang trang rộng rãi và được ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ như: ti vi kết nối internet, điều hòa.. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo phòng GD& ĐT huyện và được tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, tham gia các hoạt động chung của huyện do các cấp, các ngành tổ chức. 2/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Một giáo viên đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non. Bản thân tôi là giáo viên có 5 năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo nhỡ, có khả năng sư phạm tốt, tổ chức các hoạt động tập thể và thu hút trẻ tập trung cao. Tôi luôn sáng tạo, tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động sao cho linh hoạt, sáng tạo và hấp dẫn trẻ. 3. Khó khăn Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không có hoạt động hướng dẫn giáo viên cách quản lý lớp và hướng dẫn giáo viên phương pháp giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo. Số trẻ trong lớp đông 47 trẻ trong đó số trẻ nam nhiều: 26 trẻ. Só trẻ nữ: 21 trẻ. Trong lớp có 7 trẻ nam hiếu động, khó bảo, nói nhiều và còn có 1 trẻ khuyết tật thể tăng động cần sự quan tâm theo dõi thường xuyên của giáo viên. Giáo viên chưa hiểu biết nhiều về tâm sinh lý trẻ, chưa có kinh nghiệm giáo dục trẻ tăng động khó bảo. 95% phụ huynh làm nghề nông nên chưa chú trọng trong việc quan tâm phối hợp cùng cô trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều con, thường xuyên đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con cái và thường có suy nghĩ: “Mọi sự chăm sóc học hành nhờ cô giáo và nhà trường ” 4/21
  5. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Trẻ bị ảnh hưởng bởi nếp sống tự do đặc trưng của vùng nông thôn. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi và kinh nghiệm quản lý lớp học Nhận thức được tầm quan trọng của người giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là việc giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách. Muốn làm được điều đó trước tiên người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, cần nắm vững được nhu cầu và mong muốn của trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ phù hợp. Vì vậy tôi đã tìm đọc các cuốn sách: tâm lý học đại cương, tâm lý trẻ em do nhà xuất bản Đại học sư phạm xuất bản, chương trình giáo dục các giá trị sống cho trẻ từ 3-7 tuổi và một số tài liệu khác. Tôi nghiên cứu, đánh dấu và ghi chép lại những vấn đề thấy cần thiết và phù hợp với độ tuổi mình đang giảng dạy. Tôi cũng thường xuyên cập nhật các thông tin trên mạng và tìm đọc các sách báo, tạp chí giáo dục viết về sự phát triển tâm lý của trẻ em tìm hiểu về chứng hiếu động, tăng động, khó bảo của trẻ để từ đó đưa ra biện pháp nội dung giáo dục cụ thể. Không những vậy muốn tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải là người quản lý học sinh tốt, có khả năng thuyết trình thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động. Vì vật tôi luôn luôn chú ý cách sáng tạo các hình thức tổ chức hay hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. Tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp trong công tác quản lý lớp học cũng như phương pháp giáo dục trẻ khoa học để giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo giúp trẻ phát triển toàn diện. Với cách làm này bản thân tôi đã nắm chắc được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như các phương pháp quản lý lớp tốt và tôi sau đó tôi đã trao đổi cùng các giáo viên trong lớp để cùng có kế hoạch và biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. 2. Khảo sát thực trạng về tính cách, đặc điểm riêng của trẻ Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt và tìm hiểu thêm về tính cách, đặc điểm riêng của trẻ tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách: chia nhóm mỗi cô khảo sát 16 cháu bằng cách quan sát theo dõi hàng ngày khi trẻ tham gia các hoạt động học tập vui chơi, tận dụng các tình huống xảy ra trên lớp để khảo sát trẻ. Giáo viên quan sát và ghi vào “sổ theo sự tiến bộ của trẻ” theo từng cá nhân và chủ đề. Kết quả khảo sát như sau: 5/21
  6. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Tiêu chí Trẻ có ý thức Trẻ có hành vi Biết đoàn kết, TS kỉ luật văn minh hợp tác với bạn Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 47 19 28 32 15 24 23 Tỉ lệ % 41% 59% 68% 32% 51% 49% Qua khảo sát tôi thấy số trẻ lớp tôi đạt được các tiêu chí trên còn thấp những trẻ không đạt được yêu cầu là do: trẻ hiếu động nghịch ngợm và trong các hoạt động thường mất tập trung, trẻ nói nhiều, nói to và hay tranh giành quậy phá chưa biết nghe lời cô giáo và người lớn. Đứng trước thực tế trên tôi rất băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để uốn nắn, đưa trẻ vào nề nếp khi tham gia vào các hoạt động ở trường vì thế tôi đã áp dụng một số biện pháp giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo, giúp hoàn thiện nhân cách. 3. Xây dựng kế hoạch theo chủ đề giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo để trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động, nó được ví như chìa khoá mở cửa, như kim chỉ nam, mở đường chỉ lối cho người thực hiện các hoạt động đi đến đích và đạt kết quả cao. Xây dựng kế hoạch càng rõ ràng cụ thể, sát với tình hình thực tế càng đảm bảo công việc thuận lợi giúp người thực hiện chủ động, không bị chồng chéo, bỏ sót. Vì vậy dựa theo kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ và đặc điểm riêng của trẻ cũng như dựa trên kết quả mong đợi của lứa tuổi tôi đã lên kế hoạch, lịch trình hoạt động trong cả năm học để lồng ghép giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trường tôi giảm bớt tính hiếu động, khó bảo, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách như sau: Chủ đề Nội dung giáo dục Biện pháp 1. Trường mầm non - Dạy trẻ biết chơi đoàn kết - Bao quát trẻ mọi lúc với bạn không chạy nhảy đùa mọi nơi ngịch - Lồng ghép dạy trong các hoạt động: văn học, khám phá 2. Bé và gia đình - Dạy trẻ xếp hàng không xô - Cô khen ngợi tặng hoa đẩy nhau, cất dọn đồ chơi gọn bé ngoan cho trẻ có hành gàng không ném đồ chơi. vi đúng cho trẻ gắn hoa lên “bảng vàng” 6/21
  7. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 3. Một số nghề - Dạy trẻ giữ trật tự trong các - Thiết kế và cho trẻ hoạt động và trật tự để nghe tham gia một số trò chơi người khác nói. giúp trẻ thư giản thả lỏng cơ thể và yên lặng như: đồ tượng, thư giãn, tôi đi quanh nhà tôi.. 4. Thế giới động vật - Giúp trẻ biết kiềm chế, rèn - Thiết kế các trò chơi, tính kiên trì câu chuyện để giáo dục trẻ 5. Thế giới thực vật - Dạy trẻ biết đoàn kết hợp tác - Lồng ghép giáo dục trẻ cùng bạn trong các hoạt động trong hoạt động học, và trẻ có khả năng làm việc trong hoạt động vui chơi: theo nhóm. hoạt động góc, giao lưu 6. Tết mùa xuân - Dạy trẻ biết quan tâm giúp - Sử dụng tranh, hình ảnh đỡ cô, bạn bè và người khác tình huống tạo câu chuyện gợi ý trẻ trò chuyện cởi mở 7. Giao thông - Giúp trẻ nhận ra giá trị của - Trao đổi tình hình của bản thân trẻ với phụ huynh 8. Nước và các hiện - Giúp trẻ tập trung chú ý làm - Thường xuyên giao tượng tự nhiên việc theo nhóm nhiệm vụ cho trẻ và nêu gương mỗi khi trẻ có hành vi đúng 9. Quê hương đất - Dạy trẻ các hành vi văn - Sử dụng hình ảnh, tạo nước Bác Hồ minh:trong ăn uống, lễ phép tình huống, nêu gương không nói tục chửi bậy - Lồng ghép trong các hoạt động: học, ăn, hoạt động chiều 4. Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo thông qua các hoạt động Như chúng ta đã biết chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo không có đề tài riêng cụ thể nào nhằm giúp giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo, cũng không có giáo trình nào hướng dẫn giáo viên cách thu hút trẻ và quản 7/21
  8. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách lý trẻ tốt. Vì vậy để giáo dục trẻ bớt tính hiếu động khó bảo cần sự nỗ lực cố gắng và tâm huyết của mỗi giáo viên. Không có phương pháp nào bài giảng nào cụ thể bởi mỗi trẻ khác nhau cũng đã có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục đó thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Căn cứ vào từng điều kiện của lớp và đặc điểm riêng của mỗi cá nhân mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp .Cá nhân tôi đã thực hiện lồng ghép qua các hoạt động như sau: * Lồng ghép qua hoạt động đón trả trẻ: Trò chuyện buổi sáng là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo. Đối với những đứa trẻ khó bảo thường có những suy nghĩ không mấy tích cực, chúng luôn tự ti và có thái độ chống đối, bất hợp tác với thế giới xung quanh như: không chịu tham gia các hoạt động tập thể, phá hoại thành quả mà cô giáo công nhận trong nhóm bạn bè, thường xuyên trêu chọc người khác, không muốn chơi với ai. Chính vì vậy việc giáo viên cần làm là “ làm bạn” với trẻ. Buổi sáng khi đến lớp tôi thường dành thời gian đàm thoại trò chuyện với trẻ về gia đình, sở thích của trẻ để hiểu được “ trẻ là ai” và trẻ mong muốn gì? Tiếp xúc tạo niềm tin nơi trẻ để hiểu và có kế hoạch giúp đỡ, giáo dục từng cá nhân. Trong khi tổ chức các hoạt động tôi đã quan sát cách ứng xử của trẻ, xác định xem hành vi của trẻ là như thế nào: thiếu kiên nhẫn, nói quá nhiều, hay có những câu hỏi thái độ bất lịch sự. Nói cho trẻ biết những nhận xét, bày tỏ quan điểm rõ ràng: đồng tình hay không đồng tình trước thái độ và hành vi của trẻ. Ví dụ: trong khi chơi đồ chơi lắp ghép Nhật Minh luôn tranh giành đồ chơi của bạn khác khi cô hỏi thì thường bảo bạn lấy của con. Tôi đã quan sát và thấy Minh thường xuyên như vậy. Tôi đã hỏi chuyện Minh vì sao con lấy đồ của bạn? Đây là đồ chơi chung nếu thích con có thể hỏi mượn bạn hoặc trao đổi với bạn một đồ chơi khác. Giành đồ chơi và đánh bạn là việc làm không tốt lần sau các bạn sẽ không muốn chơi cùng. Tôi hòa giải vẫn tiếp tục cho trẻ chơi nhưng cho trẻ biết cô không đồng tình với việc làm của trẻ và nhắc trẻ lần sau không được tái phạm nữa * Thông qua hoạt động học Hiểu được tâm lý trẻ dễ nhớ, dễ quên và có khả năng tập trung ngắn, trong giờ học trẻ thường mất tập trung, hay bị chi phối bởi những thứ xung quanh. Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục để ổn định, tôi thường yêu cầu trẻ trật tự bằng các thủ thuật như nói: “Miệng xinh”, chơi ‘con ngao” hay chơi một số trò chơi với các ngón tay, hát hoặc đọc thơ kể chuyện để trẻ chú ý tập trung. Trong mỗi tiết học tôi thường suy nghĩ tìm tòi đưa ra hình thức vào 8/21
  9. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách bài hấp dẫn sáng tạo thu hút sự tập trung chú ý của trẻ ngay từ đầu. Và quan tâm tới những trẻ hiếu động bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi tương tác và mời trẻ trả lời. *Hoạt động: Làm quen văn học Chủ đề: Bé và gia đình Đề tài: Truyện bông hoa cúc trắng Tôi ổn định tổ chức bằng hình thức diễn ảo thuật để từ trong tấm khăn màu đỏ không có gì biến ra một bông hoa cúc trắng. Khi kể chuyện lần 1cho trẻ nghe tôi kể kết hợp cùng nhạc kể và ánh sáng thay đổi để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Kể lần 2 kết hợp cùng hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ. Lần 3 tôi kể dưới dạng hoạt cảnh bằng rối tay. Khi đàm thoại với trẻ về nội dung tôi chú ý hỏi những trẻ đang nói chuyện hay đang mất tập trung hoặc yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn. Hình ảnh : Cô ổn định tổ chức thu hút trẻ >Với hoạt động này tôi thấy trẻ vô cùng hứng thú học tập và đã có sự tập trung chú ý cao điều đó càng thôi thúc tôi mong muốn sáng tạo thêm nhiều hình thức mới lạ hấp dẫn để dần giúp trẻ có sự tập trung chú ý lâu hơn trong mỗi hoạt động giáo dục. * Thông qua hoạt động ngoài trời : Khi tổ chức các hoạt động ngoài trời là quan sát tôi lưu ý tới những trẻ hiếu động bằng cách cho trẻ đứng quan sát gần cô để bao quát trẻ tốt hơn đồng thời đặt ra các câu hỏi đàm thoại khuyến khích trẻ hiếu động trả lời. 9/21
  10. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Khi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động ngoài trời tôi lựa chọn các trò mang tính tập thể cao như: trò chơi chuyền bóng, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây…Việc đưa các trò chơi, các bài đồng dao, ca dao còn giúp trẻ xích lại gần nhau hơn, bản thân tâm hồn trẻ mở rộng hơn, trẻ cởi mở và có nhiều ý tưởng cho hoạt động tập thể Đối với những trò chơi tự do tôi giới hạn cho trẻ phạm vi chơi và nội quy trong khi chơi. Giáo dục trẻ các hành vi văn minh như: xếp hàng chờ đến lượt, không tranh giành xô đẩy nhau, chơi đúng chức năng của đồ chơi ngoài trời. Hình ảnh: Cô giáo dục trẻ xếp hàng chờ đến lượt > Qua những buổi hoạt động ngoài trời này trẻ đã biết xếp hàng chờ đến lượt, không chạy nhảy lung tung và biết chơi đoàn kết với bạn * Thông qua hoạt động dã ngoại : Hàng tháng tôi thường tổ chức cho trẻ đi dã ngoại theo nội dung từng chủ đề. Tháng 4 vừa rồi trường tôi tổ chức cho trẻ đi xem xiếc và tham quan Lăng Bác Hoạt động dã ngoại Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ Đề tài: Đi thăm quan Lăng Bác Tôi tổ chức cho trẻ đi nối đuôi nhau đi thành hàng và đứng xếp hàng chờ đến lượt vào lăng. Cùng trẻ quan sát và trò chuyện: 10/21
  11. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách + Con biết đây là đâu không? + Chú mặc đồng phục trắng có súng trên vai đứng trước cửa Lăng là ai? + Chú đang làm gì? + Vào trong lăng các con phải làm gì? > Sau chuyến tham quan dã ngoại trẻ cảm nhận được sự trang nghiêm, ý thức kỉ luật của các chú bộ đội, trẻ lớp tôi đã biết xếp hàng theo thứ tự ngay ngắn hơn không xô đẩy nhau. Biết yêu quý Bác Hồ và có ý thức kỉ luật tốt hơn, *Lồng ghép thông qua hoạt động góc Đây là hoạt động vui chơi trẻ vô cùng thích thú khi tham gia bởi trẻ được hóa thân vào nhân vật và được làm “người lớn” nhưng cũng chính hoạt động này cũng nảy sinh nhiều bất đồng giữa các trẻ nhất là với những trẻ hiếu động. Trong giờ chơi góc trẻ hiếu động rất thích góc lắp ghép và thường lắp những đồ chơi không tốt như lắp súng bắn nhau và hay tranh giành đồ chơi thậm chí là xô sát cãi nhau. Vì vậy khi cho trẻ nhận góc chơi vào buổi sáng tôi luôn cố gắng gợi ý để trẻ hiếu động lựa chọn những góc chơi khác nhau không tập trung chơi ở cùng một góc, hướng trẻ chọn những góc chơi thú vị khác đòi hỏi sự tập trung kiên nhẫn và thư giãn như: góc học tập, góc sách truyện, góc tạo hình. Tôi cũng thiết kế các trò chơi trong các góc phù hợp chủ đề và tạo điều kiện cho trẻ hiếu động chơi các trò chơi nhóm để trẻ biết chơi đoàn kết với bạn biết làm việc tập thể. Tôi luôn phối hợp với các giáo viên khác và phân công mỗi cô phụ trách các góc chơi khác nhau để đảm bảo an toàn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, nhắc nhở nề nếp trẻ khi chơi Ví dụ: Góc học tập: chủ đề : bé và gia đình.Tôi cho trẻ làm sách về đồ dùng gia đình. Tại góc chơi tôi giao cho trẻ hiếu động phân công nhiệm của từng bạn trong nhóm mình: bạn nào sẽ trang trí bìa sách, bạn nào tô màu, bạn sẽ cắt dán. Kết quả của hoạt động rất tốt. Trẻ đã làm được các quyển sách về đồ dùng để ăn để uống, để mặc. Đặc biệt trẻ hiếu động đã rất thích tham gia vào các góc tĩnh khác vì được cô tin tưởng và trẻ đã ít chạy nhảy hơn, biết cách phối hợp với các bạn trong nhóm, chơi đoàn kết với bạn. Cũng với chủ đề này tôi đã trang trí góc học tập với trò chơi; “ Thử tài của bé” Trẻ sẽ chọn hành vi đúng sai bằng cách lựa chọn mặt mếu hay cười cho phù hợp với hình ảnh. 11/21
  12. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Hình ảnh: Bé chơi góc học tập > Qua trò chơi trẻ nắm được một số quy tắc và hành vi: cất gọn đồ chơi đúng nơi quy định, không nói to, ngủ đúng giờ… *Thông qua giờ ngủ: Khi tổ chức giờ ngủ tôi thấy những trẻ hiếu động thường khó ngủ và ngủ không được sâu giấc trẻ hay nghịch chiếu, trêu các bạn nằm cạnh. Vì vậy tôi cũng sáng tác một số câu chuyện nhỏ dễ hiểu như: “ Mẹ ơi mấy giờ rồi” hay: “ Con là bé ngoan” Qua những câu chuyện cô giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của việc ngủ với sức khỏe con người và giáo dục trẻ giờ ngủ không làm ồn, không trêu đùa bạn Tôi sưu tầm những bản nhạc nhẹ những khúc hát ru để đưa trẻ nhẹ nhàng vào giấc ngủ. Trẻ khó ngủ hay trêu bạn tôi cho trẻ nằm xen lẫn với những trẻ ngoan và vỗ về giúp đỡ trẻ ngủ. Dần tạo được thói quen tốt cho trẻ ngủ đúng giờ *Thông qua hoạt động chiều : Trong giờ hoạt động chiều tôi thường lựa chọn nội dung rèn kĩ năng sống cho trẻ qua đó giáo dục trẻ các hành vi văn minh như biết nhường nhịn giúp đỡ người khác, không nói to, không nói tục chửi bậy.. Tôi đã sưu tầm những hình ảnh trên mạng, các tranh vẽ và cho trẻ chơi sắp xếp kể chuyện sáng sáng tạo theo tranh hướng trẻ tới nội dung định giáo dục. > Qua những câu chuyện giáo dục trẻ tình yêu thương đoàn kết, có ý thức kỉ luật. 12/21
  13. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 5. Lập “Bảng vàng” nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần lên bảng. Mục đích của cách làm này giúp trẻ và các bậc phụ huynh có thể theo dõi trực tiếp hàng ngày con mình và các bạn khác trong lớp học gì làm gì. Bản thân trẻ hay phụ huynh đều rất quan tâm tới: “ Bảng vàng”, khi trẻ có tên trên bảng, trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào và mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều và báo các lại kết quả vì sao mình được lên bảng vàng cho bố mẹ biết. Với cách làm này giáo viên giảm bớt được việc trao đổi với từng phụ huynh mà phụ huynh cũng có thể nhanh chóng biết hoạt động của con trong ngày. Việc lập bảng vàng, ghi tên bé ngoan trong tuần trong ngày bằng cách gắn ảnh mình lên bảng giúp trẻ luôn có ý thức phấn đấu, cạnh tranh, luôn có thái độ cư xử tốt đúng theo chuẩn mực cho phép, biết giúp đỡ cô, bạn bè, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận. Giáo viên sẽ đưa ra các tiêu chí được lên bảng vàng: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, có ý thức bảo vệ tài sản đồ dùng của lớp, biết tự phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượng mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không. Ví dụ: Đối với Minh Triết một bé ăn nhanh ở lớp thì tiêu chí đánh giá lên bảng vàng: chăm giơ tay phát biểu, còn đối với Anh Thơ - bé ăn chậm - thì tiêu chí lên bảng vàng của bé là ăn nhanh, hết xuất. Hay đối với bé Khánh Vy nói nhỏ, ít giơ tay phát biểu thì bé phải khắc phục được nhược điểm đó mới có tên trên bảng vàng. Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để có tên trên bảng vàng và sự cạnh tranh luôn diễn ra rất lành mạnh. Kết quả giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ thực hiện theo các chuẩn mực yêu cầu của xã hội gần như vô điều kiện và dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ. 6. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động cần sự phối hợp nhóm, các trò chơi tĩnh Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non. Trò chơi không những phát triển nhận thức, thể chất và tinh thần cho trẻ mà còn giúp trẻ sảng khoái tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy tôi đã sáng tác và sưu tầm một số trò chơi đòi hỏi sự phối hợp giữa các cá nhân, đòi hỏi tính kiên nhẫn của bản thân trẻ. Cụ thể như sau: * Trò chơi: Đồ tượng - Cách chơi: Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Cô yêu cầu trẻ hát và vận động phù hợp với bài hát và nhạc ( nếu có), khi cô tắt nhạc hoặc ra tín hiệu ngừng, trẻ đang ở tư thế nào sẽ đứng im ở tư thế đó. 13/21
  14. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách - Luật chơi: Nếu tắt nhạc hoặc có tín hiệu ngừng mà trẻ vẫn hoạt động trẻ sẽ nhẩy lò cò. Với trò chơi này giáo viên có thể rèn cho trẻ thói quen chuyển hoạt động từ động sang tĩnh và ngược lại từ tĩnh sang động nhanh chóng dễ dàng. Ngoài ra trẻ cũng học được cách: dùng tín hiệu, cử chỉ phi ngôn ngữ thay cho lời nói, mệnh lệnh khi giao tiếp với người khác. Đây cũng là cách để tôi cho trẻ trật tự ngay khi cần thiết, và thiết lập ở trẻ thói quen tốt: giữ trật tự trong các hoạt động cần tĩnh hay cần trật tự để nghe người khác nói. Trẻ sẽ dễ tuân theo vô điều kiện và rất hứng thú không khiên cưỡng. * Thư giãn, thả lỏng cơ thể và tưởng tượng theo giai điệu bản nhạc. - Cách tiến hành: cô cho trẻ ngồi theo nhóm hoặc cả lớp, lựa chọn các bản nhạc mà cô định hướng trẻ và nội dung tưởng tượng. Cho trẻ thả lỏng cơ thể, nhắm hoăc mở mắt, ngồi tĩnh lặng lắng nghe và cảm nhận, tưởng tượng theo cách riêng của mình sau đó sẽ chia sẻ qua ngôn ngữ hoặc tranh vẽ cho cô và các bạn cùng biết. - Thực hiện: Cần sự tĩnh lặng tuyệt đối của trẻ. Cách này có hiệu quả tốt đặc biệt với trẻ hiếu động, khó bảo. Trẻ sẽ có khoảng thời gian tĩnh lặng cần thiết, mở lòng và có sự trải nghiệm riêng theo cách của bản thân. 14/21
  15. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Hình ảnh: Trẻ chơi “ ngồi thiền” *Trò chơi trong góc thư giãn . - Cách chơi: ( Sử dụng với trẻ đang trong lúc nóng giận, khả năng kìm chế bản thân không tốt). Cô sẽ mời trẻ vào “ Góc thư giãn của” lớp, mời trẻ ngồi xé giấy cho vụn ra hoặc bắt chước theo các khuôn mặt dán trên cửa sổ: vui, ngạc nhiên, tức giận, khó chịu, xấu hổ, buồn ... - Cô giáo cần đưa ra các yêu cầu cho trẻ này và quan sát trẻ từ xa hoặc cùng hoạt động với trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng giảm cơn nóng giận, lấy được bình tĩnh và cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra cách này còn giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hơn, thích thú và buồn cười.Giáo viên còn chuẩn bị các thùng chứa giấy vụn, yêu cầu trẻ xé giấy cho đến khi giảm được cơn nóng giận. Sau đó giáo viên sẽ 15/21
  16. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân cơn giận của trẻ và giúp trẻ cùng trẻ giải quyết * Trò chơi: “Xây tháp” - Cách chơi: Cô giáo yêu cầu trẻ xếp chồng các khối gỗ có kích thước khác nhau lên cao hết mức có thể sao cho không đổ. Trẻ có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Hoặc cũng có thể xếp thành mô hình: nhà, cầu.… - Luật chơi: Đội nào làm đổ, đội đó phải nhẩy lò cò. Cách chơi này giúp kiềm chế ở trẻ tính hiếu động, rèn tính kiên trì. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tĩnh nhiều và trẻ có khả nằng làm việc theo nhóm. *Trò chơi: “Thử tài đoán ý” - Cách chơi: Cô cho trẻ chia lớp làm 5 đội. Mỗi đội sẽ được xem tranh hoặc có một yêu cầu. Nhiệm vụ của các đội phải bàn bạc ( Không được dùng lời) sao cho có sự thống nhất trong 1 nhóm về cách thể hiện để đội bạn đoán ra được. - Luật chơi: Nếu đội bạn đoán ra được, đội thể hiện sẽ giành chiến thắng. Nếu không đoán ra, đội thể hiện phải nhẩy lò cò. Ví dụ: Giáo viên đưa ra hình ảnh: cái ghế, em bé đang xúc cơm, chìa khóa... Mục đích của trò chơi này giúp trẻ giảm tính động, trẻ phải suy nghĩ một cách tích cực, tư duy động não suy nghĩ nhiều hơn. Không những vậy phải đoán được ý bạn trong cùng một đội để thống nhất hành động. Nó giúp trẻ biết, hiểu được suy nghĩ của người khác mà không cần đến lời nói. Trẻ sẽ biết lắng nghe nhiều hơn, tích cực hơn trước khi đưa ra một quyết định nào đó. *Trò chơi: “Thi tìm các điểm tốt của bạn” - Cách chơi: Cô cho chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử ra 1 bạn. Nhiệm vụ của 2 đội tìm và nói về các điểm tốt của người bạn đội kia . Nếu đội nào tìm ra được nhiều điểm tốt hơn, đội đó giành chiến thắng. - Luật chơi: Thi theo hình thức đối đáp. Nếu thua, cả đội phải nhẩy lò cò. Mục đích của trò chơi này giúp trẻ biết nhận ra bạn mình cũng có những giá trị tốt. Trẻ biết tôn vinh nhau, biết nhận xét đúng đắn về nhau. Và trẻ sẽ nhận ra sức mạnh đoàn kết của tập thể. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động mang tính thẩm mỹ cao: múa hát, đọc thơ, các trò chơi dân gian, các bài đồng dao. Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trong tập thể mang tính thẩm mỹ cao: múa , hát, đọc thơ, các trò chơi dân gian, các bài đồng dao, ca dao giúp cho đời sống tâm hồn của trẻ thêm phong phú, đa dạng. Với những hoạt động này tôi tổ chức trong thời gian hoạt động tự do của trẻ. Việc đưa các trò chơi, 16/21
  17. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách các bài đồng dao, ca dao còn giúp trẻ xích lại gần nhau hơn, bản thân tâm hồn trẻ mở rộng hơn, trẻ cởi mở và có nhiều ý tưởng cho hoạt động tập thể. Một số các trò chơi khác tôi đã tổ chức cho trẻ chơi : cắp cua bỏ giỏ, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, kéo cưa lừa xe, chi chi chành chành, kéo co, nhẩy lò cò theo đôi, vật tay. *Trò chơi: “Truyền tin” - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 4 đội. Bạn đội trưởng đầu hàng lên nhận thông tin của cô( có thể là tin truyền miệng hoặc hình ảnh). Khi thời gian bắt dầu bạn đội trưởng đứng đầu hàng sẽ nói với bạn thứ 2 bạn thứ 2 lại nói thầm nhỏ với bạn thứ 3 lần lượt như vậy cho tới bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng sẽ là người nói ra thông tin chính xác mà cô đã yêu cầu. Trò chơi này rất vui không những giúp trẻ thoải mái vui vẻ mà còn phát huy tính đoàn kết và tinh thần tập thể cao. Đồng thời rèn cho trẻ tính kiên nhẫn biết chờ tới lượt của mình, biết nói nhỏ để đội bạn không nghe được yêu cầu của đội mình 7. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ bớt tính hiếu động khó bảo giúp hoàn thiện nhân cách trẻ Khi làm bất cứ việc gì nếu được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh công việc sẽ đạt hiệu quả cao đặc biệt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Việc giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết và đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân trẻ, sự phối kết hợp của phụ huỵnh, giáo viên giảng dạy. Việc trò chuyện trao đổi với phụ huynh giúp sẽ giáo viên lớp xác định các hành vi của trẻ trước khi có những áp dụng cụ thể. Giáo viên có thể biết được hành vi thường không được chấp nhận ở gia đình của trẻ. Các biện pháp mà gia đình trẻ đã áp dụng và mức độ thành công của các biện pháp. Để làm được điều này người giáo viên cần nhận định một cách chính xác những trẻ nào trong lớp có biểu hiện, hành vi khó bảo, hiếu động, tăng động. Vì vậy tôi đã lập bảng theo dõi trẻ, thời điểm trao đổi với phụ huynh, nội dung theo dõi. Đồng thời tận dụng tất cả các cơ hội tiếp xúc với phụ huynh như trong các giờ đón trả trẻ và các cuộc họp phụ huynh. Đây là khoảng thời gian mà giáo viên có thể trao đổi thông tin, các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ đến với tất cả các bậc phụ huynh nói chung. Ngoài ra, đối với trẻ, có tính hiếu động, khó bảo giáo viên cần có những cuộc trao đổi tiếp xúc riêng. Thời gian đầu khi tiến hành trao đổi góp ý với phụ huynh về sự hiếu động của con em họ nhiều phụ huynh lớp tôi còn tỏ ra không thoải mái nhưng khi nghe tôi trao đổi các biểu hiện của trẻ và các biện pháp khắc phục giúp đỡ trẻ 17/21
  18. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách phụ huynh đã rất yên tâm và vui vẻ hợp tác.Tôi đã sắp xếp thời gian và lên lịch hẹn với phụ huynh và có trao đổi sơ qua trước đó về vấn đề mình định bàn. Trong lớp tôi có nhiều trẻ hiếu động khó nên tôi đã lên lịch hẹn riêng với từng phụ huynh trong các ngày khác nhau. Để có tiếng nói chung thống nhất trong quá trình giáo dục trẻ tôi và phụ huynh đã có những trao đổi thẳng thắn, cởi mở và mang tính chất xây dựng muốn những gì tốt nhất cho trẻ. Mỗi một đứa trẻ có các biểu hiện và mức độ khó bảo khác nhau, đồng thời mỗi phụ huynh cũng có các cách dạy bảo khác nhau. Chính vì vậy cần có sự lắng nghe thống nhất giữa hai bên đối với từng đối tượng. Ví dụ: Thanh Lâm là một bé hiếu động, thường xuyên đánh bạn và bị các bạn trong lớp tẩy chay, không chơi cùng. Lâm thường có thái độ bất hợp tác, không nghe khi cô phê bình trước lớp và tiếp tục nghịch hơn thậm chí xé nát các sản phẩm do cô và các bạn làm ra. Cô giáo đã có buổi trò chuyện với mẹ Lâm và được biết mẹ vừa sinh em bé được 1 tháng, thường xuyên không quan tâm chăm sóc được Lâm. Bố làm bộ đội và có cách giáo dục rất nghiêm khắc với bé. Giáo viên đã trao đổi cách khen ngợi trẻ đúng lúc đúng chỗ với mẹ bé( ví dụ: Trong một bài vẽ trẻ tô không được đẹp của trẻ người lớn hãy tìm ra hình trẻ tô đẹp nhất và động viên trẻ hãy cố gắng thể hiện các hình ảnh còn lại như vậy thay cho việc chê trẻ tô xấu), cách giúp trẻ hiểu được bản thân mình có thể làm tốt những việc gì, nói cho trẻ biết mẹ mong muốn gì ở trẻ… sau đó cô giáo và mẹ bé đã thống nhất cách giúp Lâm. Ỏ lớp và ở nhà Lâm đều có những buổi trò chuyện cởi mở với mẹ, cô giáo. Mẹ cũng dành nhiều thời gian bên Lâm hơn, Lâm giúp mẹ trông em, mẹ thường kể cho Lâm nghe hồi nhỏ Lâm đã được mọi người khen ngoan như thế nào… ở lớp, cô giao cho Lâm phụ trách nhóm các bạn kê bàn ghế, chịu trách nhiệm góc toán và văn học luôn gọn gàng. Sau một tuần, Lâm đã có những tiến bộ trông thấy: nhiều bạn chơi với Lâm hơn, Lâm có tên trên bảng vàng của lớp,Lâm luôn có ý thức giúp cô kê dọn bàn ghế trước và sau giờ ăn, đảm bảo góc toán và văn học gọn gàng. Lâm được cô nêu gương trước lớp cho các bạn học tập. Hiện nay, Lâm là em bé ngoan, có nhiều bạn chơi, lôi kéo được các bạn biết giúp cô chuẩn bị trong giờ ăn, giờ học, giờ ngủ… Mẹ cũng có những phản hồi tốt và hài lòng về Lâm. Cách làm này không chỉ hiệu quả với bé Lâm mà nhiều bé khác trong lớp cũng có ý thức thực hiện các nội quy, quy định của lớp, tuân thủ một cách tự nguyện, biết bảo ban nhau trong lớp một cách hiệu quả nhất.Với cách làm việc này, tôi nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh rất cao. Giáo viên và phụ huynh sẽ lựa chọn ra các cách giáo dục phù hợp nhất đối với từng trẻ đồng thời cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và sẽ có sự trao đổi thông tin, những thay đổi 18/21
  19. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách trong tính cách, hành vi cư xử của trẻ sẽ được hai bên trao đổi và tiếp tục giáo dục trẻ theo hướng phát triển tốt nhất cho trẻ về nhân cách. Hình ảnh: Giáo viên trao đổi kết quả theo dõi trẻ với phụ huynh IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua một năm áp dụng thực hiện các biện pháp trên tôi thấy trẻ trong lớp đã có ý thức tự giác, và khả năng tự kìm chế. Trẻ hạn chế được tính hiếu động, khó bảo và nhân cách của trẻ cũng dần được hoàn thiện tốt. Các trẻ trong lớp đoàn kết, có nhiều đôi bạn thân, các hoạt động tập thể được gia tăng. Nhiều hoạt động tập thể trẻ có thể cùng nhau đứng lên tự tổ chức. Mỗi trẻ đều có những mục tiêu riêng cho bản thân và các mục tiêu cũng đạt được theo thời gian và có các mục tiêu mới được thay thế.Tôi thấy trẻ thật sự tập trung hứng thú, thích thú tham gia hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin, không kiêu ngạo, biết thể hiện cái tôi của bản thân, biết công nhận thành tích của bạn, biết làm việc đoàn kết trong tập thể. Trẻ sống nhân ái hơn, nhìn mọi sự việc với con mắt cảm thông, chia sẻ. Với cách làm mới này khả năng tập trung của trẻ trong lớp đã tiến bộ rõ rệt, thời gian tập trung cũng kéo dài hơn. Cụ thể như sau: Tiêu Đầu năm Cuối năm chí Trẻ có ý Trẻ có Biết đoàn Trẻ có ý Trẻ có Biết đoàn thức kỉ hành vi kết, hợp thức kỉ hành vi kết, hợp TS luật văn minh tác với bạn luật văn minh tác với bạn 47 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ SL 19 28 32 15 24 23 39 8 40 7 41 6 % 41% 59% 68% 32% 51% 49% 83% 27% 85% 15% 87% 13% 19/21
  20. Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách Bản thân tôi đã có thêm kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ tăng động, hiếu động khó bảo nói riêng. Tôi cũng có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý lớp học và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả tôi đã tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường và đạt giải xuất xắc, lớp đạt lớp tốt và được chọn làm lớp điểm để kiến tập hoạt động giáo dục âm nhạc và kiến tập quy chế trong ngày. Giáo viên tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh yên tâm gửi con đến trường Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ giảm bớt tính hiếu động khó bảo và rất nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 20/21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2