intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả thông qua tích hợp vào các hoạt động trong ngày; Hướng dẫn trẻ thực hiện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, an toàn;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng

  1. 1 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thực trạng thói quen tiết kiệm năng lượng của trẻ tại lớp 3 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng. 2. Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng 5 hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng. a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng 5 lượng tiết kiệm hiệu quả. b. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu 7 quả thông qua tích hợp vào các hoạt động trong ngày. c. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ thực hiện, sử dụng năng lượng tiết 10 kiệm hiệu quả, an toàn. d. Biện pháp 4: Sưu tầm sáng tác, cải biến các bài thơ, bài hát, 12 đồng dao có nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng. e. Biện pháp 5: Phối hợp nhiều phương pháp trong giáo dục trẻ sử 16 dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. f. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ sử 20 dụng tiết kiệm năng lượng, hiệu quả. 3. Kết quả “Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm 21 năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng”. a. Kết quả đạt được. 21 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. 23 4. Kết luận. 23 5. Kiến nghị, đề xuất. 24 Đối với tổ chuyên môn. 24 Đối với Lãnh đạo nhà trường. 24 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. 24 Phần III : MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 25 Phần IV: CAM KẾT. 26 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. 2 Như chúng ta đã biết hiện nay, vấn đề “Năng lượng” là vấn đề đang rất “nóng” và có quy mô toàn cầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của việc Trái Đất đang nóng dần nên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường...rất nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những thảm họa thiên tai nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất. Rất nhiều vấn đề mà cả thế giới cần đối mặt đều có liên quan đến vấn đề năng lượng. Tài nguyên thiên nhiên dù có vô tận đến đâu thì cũng có lúc cạn kiệt. Hiện nay, năng lượng thì có hạn, trong khi nhu cầu của sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng nếu không sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu các giải pháp năng lượng mới thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra. Vì vậy, việc tiết kiệm năng lượng cũng như việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cần thiết và được quan tâm nhất hiện nay. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay một tập thể nào đó mà nó đã trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách của Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Là một giáo viên, hằng ngày, đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận thấy một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng. Điều nay là vô cùng quan trọng trong đời sống sau này của trẻ, vì khi trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ. Qua đó, tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhưng trên thực tế, tại các trường mầm non, trẻ chỉ được giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua việc tích hợp trong một số hoạt động. Với cách làm như vậy, chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, tôi đã học hỏi, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp tích cực trong việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng. Từ đó, trang bị cho trẻ những kiến thức tối thiểu, những kỹ năng và thói quen tốt trong việc sử dụng, bảo vệ, giữ gìn và tiết kiệm năng lượng đối với trẻ mầm non. Chính vì lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng môi trường xanh, lành mạnh. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  3. 3 1. Thực trạng thói quen tiết kiệm năng lượng của trẻ tại lớp 3 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng. Năm học 2024-2025, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3 tại trường Mầm non Nhân Thắng với tổng số học sinh là 31 cháu, trong đó, có 19 nam và 12 nữ. Được sự chỉ đạo về chuyên môn của ban giám hiệu nhà trường về việc lồng ghép các ý thức tiết kiệm năng lượng trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch năm học, tôi đã nghiên cứu kĩ những nội dung của giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ trong trường mầm non nhằm xây dựng các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 3 tuổi C3 và áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy ở lớp 3TC3, tôi nhận thấy thực trạng của trẻ tham gia hoạt động tiết kiệm năng lượng có những ưu, nhược điểm như sau: a. Ưu điểm * Về phía nhà trường: - Trong thời gian nghiên cứu sáng kiến bản thân luôn được sự quan tâm động viên của ban giám hiệu để giáo viên học tập và thực hành tiết kiệm năng lượng qua nhiều buổi ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm về tiết kiệm năng lượng. - Lớp học khang trang sạch sẽ, thoáng mát với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục - Bản thân được trực tiếp tham gia đứng lớp hàng ngày nên cô và trẻ có nhiều thời gian gần gũi với nhau, mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô và trẻ cùng nhau thực hiện. * Về phía giáo viên: - Giáo viên trong lớp nhiệt tình với công việc, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, trau dồi kinh nghiệm bản thân, lắng nghe ý kiến đồng nghiệp. * Về phía phụ huynh: - Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh trong việc đóng góp các nguyên vật liệu đã qua sử dụng. - Các bậc phụ huynh trong lớp luôn quan tâm, phối hợp với giáo viên, nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất, gần gũi chia sẻ các kinh nghiệm * Về phía trẻ:
  4. 4 - Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động thực hành và hoạt động trải nghiệm. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế *Hạn chế - Về phía giáo viên + Khuôn viên nhà trường rất rộng nhưng chưa có mái vòm nên bị hạn chế về không gian và thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ngoài trời. + Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa thu hút trẻ. + Thời gian cho trẻ thực hành tiết kiệm năng lượng thực tế không nhiều, chủ yếu vẫn là lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác. + Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động sơ sài chưa sáng tạo, phương pháp trong giảng dạy còn cứng nhắc, gò bó, giờ học không sinh động chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. - Về phía trẻ + Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thực hành. + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. - Về phía phụ huynh + Một số phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. + Nhiều phụ huynh thường bận công việc đưa trẻ sớm, đón trẻ muộn nên việc phối hợp giữ giáo viên và phụ huynh còn hạn chế. * Khảo sát thực trạng: Chính vì các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trên nên tôi đã tiến hành 1 khảo sát ngay từ đầu năm học ở lớp mình với tổng số trẻ 25 trẻ và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả trước khi thực hiện biện pháp
  5. 5 Trước khi thực hiện biện pháp STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Trẻ tắt các thiết bị điện nước khi không sử 1 12/31 38% dụng. 2 Trẻ biết tiết kiệm điện nước trong khi sử dụng. 11/31 35% Trẻ biết nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện 3 10/31 32% nước Phân biệt được những hành động đúng sai đối 4 12/31 38% với tiết kiệm năng lượng. 5 Trẻ mạnh dạn thực hành tiết kiệm năng lượng 10/31 32% Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng việc tiết kiệm năng lượng của trẻ khi sử dụng năng lượng cũng như khi không sử dụng năng lượng rất thấp. Chính vì vậy việc giáo dục, hình thành những kỹ năng thói quen và kiến thức về tiết kiệm năng lượng là vô cùng cần thiết. Sau khi nghiên cứu, tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi C3 hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng tại trường mầm non Nhân Thắng. 2. Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại lớp 3-4 tuổi C3 trường Mầm non Nhân Thắng Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng cho trẻ Bản thân luôn nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp và đưa ra một số giải pháp như sau: a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Môi trường giáo dục là một trong những điều kiện cần thiết trong việc giáo dục trẻ nói chung và đặc biệt đối với trẻ mầm non trẻ chưa biết đọc chữ nên những hình ảnh luôn kích thích và thu hút trẻ. Qua các hình ảnh trẻ có thể kể thành những câu chuyện theo cách riêng của mình. Vì vậy tôi luôn chú ý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và nêu cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau:
  6. 6 - Sử dụng các thiết bị đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng. - Sưu tầm tranh ảnh, trang trí nhiều mảng mở về tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại các góc tuyên truyền của lớp, góc thư viện, góc thiên nhiên, góc trải nghiệm để trẻ vừa chơi vừa có thể lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm đạt hiệu quả. - Từ đầu năm học tôi và các chị em trong tổ đã dành thời gian trong ngày nghỉ tạo được một góc trải nghiệm cho trẻ khá rộng có các khu trải nghiệm như chơi với cát nước, góc trải nghiệm ngộ nghĩnh có gắn các cách trải nghiệm tắt công tắc điện sau khi không sử dụng cùng với các hình ảnh trẻ tắt nước sau khi không sử dụng, vặn vòi nước vừa đủ trong khi sử dụng. Tôi thấy được rằng trẻ vô cùng hứng thú và hiệu quả trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng. - Để nâng cao ý thức và hành vi tiết kiệm điện, nước trong khi sử dụng tôi đã cùng trẻ xây dựng một số nội quy như vẽ những hình ảnh cấm xả nước bừa bãi hay tắt điện khóa vòi nước khi không sử dụng ở trong nhà vệ sinh và gần công tác điện. (Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng) b. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả thông qua tích hợp vào các hoạt động trong ngày.
  7. 7 Đây là một giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất vì đối với trẻ một ngày trẻ ở trường nhiều hơn ở nhà và được tham gia vào tất cả các hoạt động trong ngày. Chính vì vậy việc lựa chọn tích hợp các nội dung giáo dục kiến thức, cách sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả vào các hoạt động trong ngày là vô cùng phù hợp để dạy trẻ như: Điện có từ đâu? Vì sao cần phải tiết kiệm điện? Làm thể nào để tiết kiệm điện hiệu quả? Tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo từng chủ đề. Chủ đề Nội dung lồng ghép Thông qua các hoạt động - Nhu cầu về năng lượng của trẻ Hoạt động học: Lớp học của trong trường mầm non bé - Cách tiết kiệm: Cần làm gì khi - Mọi lúc mọi nơi, hoạt động Trường ra khỏi phòng? học... mầm non - Có ý thức hành vi tiết kiệm - Trò chuyện buổi sáng, hoạt năng lượng. động chiều: Một số quy định khi sử dụng điện - Nhu cầu của trẻ: Nước, sưởi - Hoạt động học: Bé cần gì ấm, xem ti vi, đọc sách. Tắt các để lớn lên và khỏe mạnh. Bản Thân thiết bị điện, nước sau khi - Giáo dục trẻ mọi lúc mọi không sử dụng nơi - Cách sử dụng các đồ dùng - Hoạt động học: Một số đồ bằng điện trong gia đình; Quạt, dùng trong gia đình tivi, nồi cơm điện, tủ lạnh và Gia đình cách tiết kiệm điện, nước ở trong gia đình. - Hoạt động chiều: Kịch: Một - Ích lợi của điện đối với cuộc ngày mặt trời không chiếu sống sinh hoạt trong gia đình. sáng. - Công việc của chú thợ điện: - Hoạt động học: Một số Nghề Từ đó biết cách sự dụng điện nghề phổ biến trong xã hội, nghiệp tiết kiệm. sản phẩm một số nghề. Thế giới - Động vật cần đến nước để duy - Hoạt động học: Thế giới động vật trì sự sống trong lòng đại dương
  8. 8 - Tạo hình: Xé dán con cá - Âm nhạc: Cá vàng bơi Thơ: Rong và cá - Thế giới thực vật rất cần đến - Khám phá: Qúa trình phát các nguồn năng lượng như ánh triển của cây xanh sáng, nguồn nước... - Góc thiên nhiên: Chăm sóc - Không lãng phí nguồn nước cây xanh. Thế giới - Lồng ghép các sự kiện: Ngày - Hoạt dộng trải nghiệm: Tết thực vật tết quê em, Chợ quê vui vẻ, tiết kiện và an toàn. Các gian hàng chợ quê bán các đồ từ nhiên liệu tái chế, chai đựng nước - Ích lợi của nhiên liệu: xăng, - Hoạt động học: Một số dầu, ga và biết cách tiết kiệm phương tiện giao thông. như đi xe điện, xe đạp. - Trò chơi: Gạch hành vi Giao thông đúng sai - Hoạt động chiều: Kịch: Phương tiện đi lại của tôi - Ích lợi của các nguồn năng - Hoạt động học: Nước, Mốt lượng đối với con người như: số hiện tượng tự nhiên. nước, nắng, gió. - Hoạt động tạo hình: Làm Nước và chong chóng, cối xay gió... các hiện - Hoạt động chiều: "Bé là tượng tự nhà khoa học". nhiên - Cách tiết kiệm và giữ gìn các - Trò chơi: Gạch bỏ hành vi nguồn năng lượng đang dần cạn đúng sai trong tiết kiệm năng kiệt. lượng Quê - Dạy trẻ hưởng ứng những - Các buổi ngoại khóa của hương - phong trào tiết kiệm năng trường. Đất nước lượng: Giờ trái đất, tình nguyện - Các hoạt động trải nghiệm: xanh, giờ trái đất Vì một thế giới xanh.
  9. 9 - Hưởng ứng giờ trái đất - Hoạt động chiều: Bé bảo vệ môi trường. Thông qua việc tích hợp các nội dung lồng ghép việc sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả và các hoạt động hằng ngày cho trẻ tôi thấy được trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ được giáo dục, được tham gia chơi về sử dụng tiết kiệm năng lượng từ đó trang bị cho trẻ những kiến thức về cũng như những thói quen, kỹ năng tốt trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. ( Bé hưởng ứng Giờ Trái Đất) c. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ thực hiện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, an toàn. - Khi chúng ta tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên đang dần trở nên cạn kiện. Việc mất điện thường xuyên cho
  10. 10 thấy năng lượng điện đang trở nên quá tải do như cầu sử dụng của con người, các nguồn nước đang dần cạn hơn chính vì vậy tôi đặc biệt chú ý dạy trẻ những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. - Cho trẻ thực hành thông qua các trò chơi mô phỏng các động tác tắt, bật, tắt điều khiển ti vi, điều hòa... - Hướng dẫn trẻ kỹ năng tắt, bật công tắc điện, điều khiển ti vi, điều hòa bằng vật thật như quan sát cô thực hiện: + Cô ấn vào công tác lên xuống thường sẽ phát ra tiếc “Tách” và các con thấy điện sáng mà không ai sử dụng hãy ấn công tắc đó để tắt điện. + Đối với ti vi, điều hòa các con sẽ cầm điều khiển và ấn vào nút màu đỏ có biểu tượng một nét cong tròn và nét sổ thẳng ở giữa nét cong tròn để bật hoặc tắt khi không sử dụng. + Đối với quạt trần trong lớp các con sẽ vặn núm theo chiều kim đồng hồ để mở và vặn ngược lại trở về 0 sẽ là tắt. - Luôn cố gắng tạo mọi cơ hộ để trẻ được quan sát các dạng năng lượng hay các đồ dùng có sử dụng năng lượng trong cuộc sống hàng ngày. Khuyến khích trẻ sử dụng mắt nhìn, tay để ấn. Trong quá trình trẻ thực hành tôi luôn giáo dục trẻ cần chú ý đảm bảo an toàn, giáo dục trẻ tránh xa những thiết bị sử dụng năng lượng gây nguy hiểm như: Ổ điện, bàn là nóng, dắc cắm điện, ga, than củi, phích nước nóng như: + Tuyệt đối không sờ hoặc chạm vào ổ điện, không dùng que hay các đồ đồng các chọc vào ổ điện. + Không tự ý cắm rút phích điện ra khỏi ổ cắm. + Không lại gần hoặc chạm vào các dây điện đặc biệt khi dây điện bị đứt cần phải tránh xa và báo cho người lớn. + Khi tay ướt, đi chân đất không được sờ vào ác đồ dùng thiết bi bằng điện. + Luôn luôn hỏi người lớn trước khi sử dụng các thiết bị liên quan đến điện. - Dạy trẻ vẽ hoặc dùng những ký hiệu riêng để quy định về các công công tắc trẻ được sử dụng những nơi mà trẻ không được chạm vào hoặc lại gần.
  11. 11 - Dạy trẻ biết kêu cứu, tránh xa, gọi người lớn hoặc gọi 114 giúp đỡ khi có sự cố sảy ra như: Có mùi khét, nhìn thấy dây điện bị đứt... - Cho trẻ quan sát trong giờ rửa tay, lúc các bạn uống nước: Ví dụ: khóa vòi nước khi rửa tay, vặn nhỏ vừa phải trong khi đang sử dụng. Hoặc quan sát các bạn rót nước để uống, rót nhiều rồi uống không hết và đổ đi. Sau đó, cô giáo dục trẻ cần rót vừa đủ uống hết, tránh rót nhiều đổ đi, lãng phí nước. Từ những việc giáo dục trẻ trên thực tế tôi thấy được việc trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn hơn. ( Dạy trẻ một số quy tắc khi sử dụng các thiết bị điện) d. Biện pháp 4: Sưu tầm sáng tác, cải biến các bài thơ, bài hát, đồng dao có nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng.
  12. 12 Với trẻ mầm non văn học và âm nhạc giống như một món ăn tinh thần của trẻ và trẻ có thể đọc một bài thơ, hay hát một bài hát mọi lúc, mọi nơi ngay cả những lúc trẻ đang chơi hay chuẩn bị đi ngủ. Chính vì thế đó là phương tiện để tôi có thể truyền thụ đến trẻ các nội dung giáo dục mà trẻ không nhàm chán, tạo được sự hứng thú và thư giãn cho trẻ. Tôi đã cố gắng tìm tòi, sưu tầm, các bài hát bài thơ, câu đố, hò vè... nhằm giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả Ví dụ: Bài thơ “Lời của quạt”
  13. 13 Tôi là chiếc quạt điện Quạt mát cho mọi người Khi bạn ở bên tôi Hãy để tôi quạt mát Nhưng bạn ơi nhớ tắt Lúc bạn rời xa tôi Tôi cũng cần nghỉ ngơi Bạn ơi hãy nhớ nhé! Đừng để tôi buồn tẻ Dùng thế lãng phí hoài Bạn ơi hãy tiết kiệm Hãy nhớ nhé bạn ơi! (Bích Phương Tiết kiệm nước Kìa! Tí tách! Tí tách Vòi nước bị chảy rồi Bé chạy lại ngay thôi Đưa tay khóa vòi lại Bởi vì nước rất quý Bé ngoan hãy giữ gìn (Thu Thủy) Nhắc bạn Ti vi vẫn nói Đèn bật thế kia Sao bé vẫn ngủ Cô mình đã dạy Phải biết điện năng Vô cùng quý giá
  14. 14 Bạn ơi nhớ nhé Quạt điện tivi Đầu đài loa máy Phải tắt đi ngay Khi không dùng đến Thói quen hằng ngày Giúp mình tiết kiêm (Sưu tầm) Thơ "Bé tiết kiệm điện" Bé à bé ơi Đừng chơi hoang phí Xem xong ti vi Nhớ là phải tắt Điện như con mắt Chiếu sáng mọi nơi Bé ơi bé à Hãy cùng tiết kiệm Vè "Tiết kiệm điện" Ve vẻ vè ve Cái vè nguồn điện Chẳng phải vô tận Bé có biết không? Để có điện năng Là bao công sức Của rất nhiều người. Hãy cùng tiết kiệm Thân thiện môi trường. Tắt bớt đồ dùng
  15. 15 Khi không sử dụng Để cho mọi nhà Không ai thiếu điện Cho ta cuộc sống Rạng rỡ điện năng. Tác giả: Bùi Thị Thanh - Mầm non An Khánh Câu đố Được đan từ những nan che Mùa đông xếp lại, mùa hè lấy ra Tiêt kiệm điện cho mọi nhà Không cần bật quạt thật là vui ghê Đố bé biết là cái gì? (Quạt nan) Câu đố Gà Trống thường gọi tôi Mỗi sớm khi thức dậy Chiếu sáng cho mọi người Mùa đông tôi ấm áp Mùa hè tôi nóng ghê Nhưng bạn ơi đừng chê Vì tôi luôn có ích. Đố bạn biết tôi là ai? (Ông mặt trời)
  16. 16 e. Biện pháp 5: Phối hợp nhiều phương pháp trong giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Để đạt hiệu quả trong giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng bản thân tôi còn phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong dạy trẻ như: * Phương pháp trò chuyện Với trẻ mầm non thời gian chủ yếu trẻ ở trên lớp cùng với cô vì vậy trò chuyện hàng ngày với trẻ sẽ tác động tới sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của trẻ. Vì vậy, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ giúp trẻ nhận biết các đồ dùng sử dụng năng lượng trong trường, lớp và lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Ví dụ: Khi ngoài trời gió mát tôi sẽ mở các cửa thông thoáng và trò chuyện cùng trẻ về việc khi có gió mát sẽ không cần phải bật quạt và chúng ta sẽ tiết kiệm được năng lượng điện vì chúng ta đang tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên... Hay trò chuyện với trẻ vì sao lại mất điện và giải thích cho trẻ hiểu do việc sử dụng điện quá tải dẫn đến mất điện vì vậy chúng ta không sử dụng đến chúng ta cần tắt ngay để tiết kiệm điện. Trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi trong trò chuyện buổi sáng, hoặc giờ ăn, trước khi đi rửa tay ăn cơm hay cuối giờ chiều tạo không khí vui vẻ mà trẻ vẫn được cung cấp các kiến thức bổ ích về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
  17. 17 (Cô trò chuyện cùng với trẻ) * Phương pháp tạo tình huống Đưa ra các tình huống sẽ kích thích sự tư duy, tìm tòi, suy nghĩ của trẻ để giải quyết vấn đề đặt ra từ đó giúp trẻ nhớ lâu hơn. Vì thế tôi đã đưa ra một số tình huống như sau: Tình huống 1: Cho trẻ xem video một bạn nhỏ sử dụng kéo cắt dây quạt điện. Sau đó tôi sẽ đàm thoại cùng trẻ. + Điều gì sẽ sảy ra nếu dây quạt có dòng điện chạy qua? + Theo các con chúng ta có nên làm giống như bạn nhỏ? + Vì sao chúng ta không nên làm như vậy? - Sau đó cô giải thích và giáo dục trẻ: Chúng ta không được sờ hoặc không được lại gần những nơi có nguồn điện. Không tự ý cắm dây điện đặc biệt không dùng kéo cắt dây điện nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình huống 2: Một bạn sau khi rửa tay xong không khóa vòi nước và đi. + Điều gì sẽ sảy ra khi bạn không khóa vòi nước? + Các con cần phải làm gì sau khi sử dụng các nguồn nước? + Làm thế nào để sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
  18. 18 - Từ đó tôi giáo dục trẻ cách sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước: Ngày nay do nhu cầu sử dụng của con người nguồn nước ở nhiều nơi đang dần cạn kiện và bị ô nhiễm nặng. Chính vì thế chúng ta cần phải nêu cao trách nhiệm của mình trong việc sử dụng tiết kiệm và bảo về nguồn nước. Bằng cách trong khi sử dụng vặn vòi nước vừa đủ sau khi sử dụng xong khóa chặt vòi nước lại nếu nhìn thấy vòi nước đang chảy mà không có ai sử dụng chúng ta cũng sẽ khóa vòi nước lại. Ngoài ra, chúng ta tích cực trồng nhiều cây xanh và không vứt rác bừa bãi để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống. (Phương pháp tạo tình huống)
  19. 19 * Phương pháp thực hành, trải nghiệm. Việc thực hành hằng ngày sẽ tạo cho trẻ thói quen tiết kiệm năng lượng đồng thời hình thành những kỹ năng tốt trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tôi thường xuyên cho học sinh của tôi được thực hành, trải nghiệm bằng cách thực hành hằng ngày tắt điện, tắt quạt, tắt ti vi, điều hòa khi ra khỏi phòng, khi trời gió mát không nhất thiết phải bật điều hòa một cách lãng phí, khi không sử dụng khóa vòi nước lại. Ngoài ra, tôi cho trẻ trải nghiệm thông qua các mô hình, mà góc trải nghiệm chúng tôi đã làm có thực hành các kỹ năng tắt điện bằng công tắc, trải nghiệm thông qua các buổi ngoại khóa của nhà trường. Bằng những thí nghiệm nhỏ như để 2 bát nước một bát để trong râm còn một bát cho ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian nhất định cho trẻ được cho tay vào nước thấy được rằng sử dụng năng lượng tự nhiên từ mặt trời để làm nóng nước, có thể tiết kiệm được rất nhiều năng lượng điện. Với phương pháp thực hành, trải nghiệm trẻ vô cùng hứng thú trong khi trẻ tham gia và tôi thấy được rằng đây là một phương pháp cần được nhân rộng trong việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ ( Phương pháp thực hành trải nghiệm)
  20. 20 f. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Gia đình là một môi trường giáo dục trẻ rất tốt, thông qua những việc làm của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Bố mẹ là người luôn gần gũi với trẻ ngoài những giờ trẻ học trên lớp. Vì vậy, trẻ có thể học được rất nhiều thông qua các câu truyện mà mẹ kể trước khi đi ngủ, hay trong những bữa ăn sinh hoạt cùng gia đình, trong khi trẻ chơi, hoặc những tình huống mà trẻ cùng cha mẹ nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, tôi luôn đề cao công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, những buổi họp phụ huynh... giúp các bậc phụ huynh hiểu và có thái độ đồng tình. Từ đó phối hợp với cô giáo hướng dẫn, giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả khi ở nhà cũng như ở trường và những nơi công cộng. Thông qua đó giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về những kiến thức giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nắm rõ hơn về kế hoạch giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của trường. Từ đó các bậc phụ huynh có thể lắp đặt các hệ thống bóng tiết kiệm điện, bình nước nóng năng lượng mặt trời, hay tận dụng những nguồn năng lượng tự nhiên và cùng trẻ hưởng ứng giờ Trái Đất tại gia đình... ( Trao đổi cùng phụ huynh trong giờ đón trả trẻ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2