intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, lớp mẫu giáo lớn Trung Chải, Mẫu giáo lớn Sin Chải. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc thiểu số các trường mầm non trong toàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường

  1.                               PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI ­­­  ­­­                                                                               HỒ SƠ SÁNG KIẾN  NĂM HỌC 2016 ­ 2017         ­ Họ và tên: Bùi Thị Tú, Vũ Thị Lý Chung, Vàng Thị Nhỉm             ­ Chức vụ: Giáo viên             ­ Đơn vị công tác: Trường mầm non Sùng Phài                                    Tam Đường ­ Lai Châu        HỒ SƠ GỒM: 1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến  2. Báo cáo tóm tắt sáng kiến 3. Thuyết minh sáng kiến 4. Văn bản xác nhận sáng kiến      
  2.                Sùng Phài, tháng 3 năm 2017 CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                                                                Sùng Phài, ngày 20  tháng 03 năm 2017 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: ­ Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở.            Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ  (%)  Trình  Nơi công tác đóng  Số  Ngày tháng  Chức  độ  Ghi  Họ và tên (hoặc nơi  góp vào  TT năm sinh danh chuyên  chú thường trú) việc tạo  môn ra sáng  kiến Trường Mầm  Giáo  Đại  1 Bùi Thị Tú  09/06/1985 non Sùng Phài  viên  học sư  33.3 phạm  Trường Mầm  Giáo  Cao  non Sùng  viên   đẳng  2 Vũ Thị Lý Chung 12/09/1984 33.3 Phài   sư  phạm   Trường Mầm  Giáo  Trung  2 Vàng Thị Nhỉm 14/03/1992 non Sùng  viên   cấp sư  33.3 Phài   phạm   Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo  vệ môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường   mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”. ­ Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường.
  3. ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non. ­ Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2016 đến tháng 3 năm 2017 ­ Mô tả bản chất của sáng kiến: Tính mới: Khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên  tích cực học hỏi sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường   giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường.  Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công   cộng, tích cực, chủ  động tham gia các hoạt động, có kỹ  năng, thói quen tốt trong hoạt động   vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Phụ  huynh nhận thức tốt hơn và  hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường. Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường cho trẻ.  Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên sáng tạo hơn trong   việc tạo môi trường giáo dục và tận dụng nguyên vật liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi   phục vụ  công tác giáo dục trẻ. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động đã có ý thức, thói quen  bảo vệ  môi trường trong và ngoài lớp, trong gia đình, nơi công cộng. Phụ  huynh đã thường   xuyên hơn trong việc phối kết hợp với cô giáo tạo môi trường sạch sẽ  để  trẻ  có sức khỏe   tốt đảm bảo các hoạt động vui chơi và học tập. Phụ  huynh có niềm tin, yên tâm công tác,  phát triển kinh tế, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh  nghiệm trong việc tạo môi trường và linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo   vệ môi trường cho trẻ. Trẻ có thói quen, kỹ năng cơ bản và nhận ra các hành vi đúng sai, tốt   xấu, biết học tập các hành vi tốt để bảo vệ môi trường. Phụ huynh có ý thức, tham gia tích   cực giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi ở nhà cũng như ở công cộng. Việc áp dụng các giải   pháp giáo dục bảo vệ  môi trường trẻ  tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ  môi  trường, giúp trường, lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.  Ngoài ra trẻ cũng có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng, trong gia đình luôn gọn gàng,   sạch sẽ.  Phạm vi  ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến đã được triển khai và thực hiện có hiệu  quả tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, lớp mẫu giáo lớn Trung Chải, Mẫu giáo lớn Sin Chải.  Sáng   kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc thiểu số các trường mầm  non trong toàn huyện.  ­ Các điều kiện cần thiết để  áp dụng sáng kiến: Cô giáo là những người chủ  động,   sáng tạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ  mọi lúc mọi nơi. Để trẻ đạt kết quả tốt  
  4. nhất khi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thì chính bản thân trẻ phải thực sự hứng   thú, tích cực, chủ  động phối hợp với cô giáo trong các hoạt động giáo dục. Phụ  huynh học   sinh là điều kiện quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường   cho trẻ. ­ Những thông tin cần được bảo mật: Không  ­ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý  kiến của tác giả: Giáo viên quan tâm hơn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ  và coi đó là một trong những hoạt động chủ  đạo để  giúp trẻ  phát triển toàn diện. Trẻ  có ý   thức bảo vệ  môi trường, biết thực hiện một số  hành vi, kỹ  năng bảo vệ  môi trường. Phụ  huynh có ý thức bảo vệ  môi trường, tích cực phối hợp với giáo viên giáo dục con em cùng   tham gia bảo vệ môi trường. ­ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý   kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Mang lại  hiệu quả về chất lượng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.  Giúp cho giáo  viên biết được cách xây dựng môi trường, tìm ra những biện pháp giáo dục hữu hiệu, phù hợp  với nhóm lớp khi tổ chức thực hiện có sự linh hoạt, nhanh nhẹn.  ­ Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự  thật và   hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.                             NGƯỜI ĐĂNG KÝ          ………………...........…......Bùi Thị Tú           ...………….…………......Vũ Thị Lý Chung         ...………...….…………...Vàng Thị Nhỉm
  5. BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Đồng tác giả       Họ và tên: Bùi Thị Tú Trình độ văn hóa: 9/12 : Trình độ chuyên môn: Đại học. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài. Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy lớp mẫu giáo lớn Sin Chải. Vũ Thị Lý Chung Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài. Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm. Họ và tên: Vàng Thị Nhỉm Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Trung cấp. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài. Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn Trung Chải 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ  lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài,  Huyện Tam Đường” 3. Tính mới 
  6. Khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường giáo viên tích cực học  hỏi sử  dụng công nghệ  thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường giáo dục và  tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường.  Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công   cộng, tích cực, chủ  động tham gia các hoạt động, có kỹ  năng, thói quen tốt trong hoạt động   vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Phụ  huynh nhận thức tốt hơn và  hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường cho trẻ. Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý  thức vệ sinh môi trường cho trẻ.   4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên sáng tạo hơn trong việc tạo môi trường giáo dục  và tận dụng nguyên vật liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ.  Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường và linh hoạt tổ  chức các hoạt  động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.  Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, có ý thức, thói quen các kỹ năng cơ bản và nhận   ra các hành vi đúng sai, tốt xấu, biết học tập các hành vi tốt để bảo vệ môi trường.  Phụ  huynh cũng đã thường xuyên hơn trong việc phối kết hợp với cô giáo tạo môi   trường sạch sẽ  để  trẻ  có sức khỏe  tốt đảm bảo các hoạt động vui chơi và học tập. Có ý   thức tốt, tham gia tích cực giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi ở nhà cũng như ở công cộng.  5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến có khả thi, đã được áp dụng tại lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL  Sin Chải của trường đạt kết quả cao, có thể áp dụng cho các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc  thiểu số các trường mầm non trong toàn huyện. 
  7. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp   MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường Mầm non Sùng Phài, Huyện Tam  Đường” 2. Đồng tác giả Họ và tên: Bùi Thị Tú Năm sinh: 1985. Nơi thường trú: Tổ  3  Phường Quyết Tiến, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu. Trình độ  chuyên môn: Đại học Sư Phạm Mầm Non. Chức vụ công tác: Giảng dạy. Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài. Điện thoại: 01659377192 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:  33,3% Họ và tên: Vũ Thị Lý Chung Năm sinh: 1984.
  8. Nơi thường trú: Tổ  2  Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.   Trình độ  chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non. Chức vụ công tác: Giảng dạy. Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài. Điện thoại: 01646860880. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3% Họ và tên: Vàng Thị Nhỉm Năm sinh: 1992. Nơi thường trú: Tổ  7  Phường Đoàn Kết, Thành Phố  Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.   Trình  độ  chuyên môn: Trung cấp Chức vụ công tác: Giảng dạy. Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài. Điện thoại: 01655186760 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017.  5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm Non Sùng Phài. Địa chỉ: Xã Sùng Phài, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 0213751768.  II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết  Như  chúng ta đã biết "Môi trường bao gồm các yếu tố  tự  nhiên và yếu tố  vật chất   nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản   xuất, sự  tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi  trường của Việt Nam) Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người, mọi vật xung   quanh. Để  đảm bảo con người luôn được sống trong môi trường lành mạnh, thì chính con   người phải tự tạo cho mình môi trường lành mạnh ấy. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề  nóng bỏng  nhất trong xã hội hiện nay, môi trường sinh thái bị  ảnh hưởng nặng nề, bởi các  hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề  này ngày càng trầm trọng   hơn, đe doạ  trực tiếp sự phát triển kinh tế  ­ xã hội, đến sức khỏe của con người. Vậy làm 
  9. thế  nào để  có môi trường sống lành mạnh? Theo chúng tôi để  tạo môi trường sống lành  mạnh, chính chúng ta phải tự có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức ấy phải được hình thành   từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non.  Môi trường sống của trẻ có vai trò quan trọng đối với sự  phát triển toàn diện của đứa trẻ về thể chất, trí tuệ...Làm thế nào để giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ ngay khi học  ở trường mầm non, điều không hề  dễ đối với các cô giáo,   đặc biệt chúng tôi là các cô giáo công tác tại vùng kinh tế  xã hội đặc biệt khó khăn như  trường Mầm non Sùng Phài 100% là con em dân tộc thiểu số, cha mẹ các cháu đa số ít quan   tâm đến môi trường sống quanh mình. Trong những năm qua giáo viên mầm non đã giáo dục   ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ xong còn mang tính hình thức, đã được lồng ghép giáo dục   trong các hoạt động xong không thường xuyên, chưa toàn diện, nội dung còn nghèo nàn. Vì  vậy một số cháu đã có ý thức bảo vệ môi trường như  biết vứt rác vào thùng khi ở  trên lớp   như một thói quen, đôi khi do tâm lý sợ cô giáo mà chưa thực sự thấy được ý nghĩa hành vi   mình đang làm, nên khi ra khỏi lớp những hành vi đẹp ấy lại không còn được thực hiện như  khi trên lớp. Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ  mầm non, chính vì vậy chúng tôi đã chọn sáng kiến “Một số  biện pháp giáo dục ý thức  bảo vệ  môi trường cho trẻ  lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải   trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”. 1.2. Mục đích Nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề  xuất các giải pháp mới khắc   phục các hạn chế, giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường   cho trẻ, trẻ  hứng thú tham gia vào các hoạt động, yêu thích nội dung giáo dục bảo vệ  môi   trường, giúp phụ huynh hiểu rõ được vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con   em mình, từ  đó có sự  phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục ý  thức bảo vệ môi trường cho trẻ. 2. Phạm vi triển khai thực hiện 32 trẻ lớp Mẫu giáo lớn Trung tâm trường Mầm non Sùng Phài. 23 trẻ lớp MGL Sin Chải trường Mầm non Sùng Phài.  27 trẻ lớp MGL Trung Chải trường Mầm non Sùng Phài. 3. Mô tả sáng kiến  3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1. Hiện trạng + Vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng giải pháp mới Trường Mầm non Sùng Phài là một trong xã có điều kiện kinh tế  đặc biệt khó khăn  của Huyện Tam Đường với nhiều điểm bản lẻ, phần đông trẻ  là con hộ  nghèo, có điều 
  10. kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến con em mình trong việc   chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục   ý thức bảo vệ môi trường. Chưa có sự phối hợp với giáo viên để  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ, đặc biệt là ở  lớp Mẫu giáo lớn Sin Chải, MGL Trung Chải hai điểm   bản ở xa trung tâm. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp nhằm nâng   cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ như:  Giải pháp  1: Tạo môi trường  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường trong và  ngoài lớp học * Ưu điểm:  Chúng tôi tạo môi trường trong và ngoài lớp gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi  trường: Trang trí  ở  mảng chủ  đề, ở  các góc những hình ảnh mang tính chất giáo dục trẻ.   Tranh  ảnh thường xuyên thay đổi với nội dung phong phú, phù hợp. Trẻ  được hoạt động  trong môi trường lớp học sạch sẽ, gọn gàng, đồ dùng đồ chơi sắp xếp khoa học, ngăn nắp.   Lớp học được trang trí đẹp mắt, khoa học với những hình  ảnh minh họa phong phú, đa  dạng với nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường cho trẻ. Môi trường hoạt động ngoài lớp  sạch sẽ, trong lành, không gian cho trẻ hoạt động trải nghiệm. * Hạn chế:  Tuy đã tạo được môi trường trong và ngoài lớp phù hợp, đảm bảo cho trẻ, nhưng   môi trường giáo dục  ấy được tao ra do chính chúng tôi những người giáo viên hàng ngày  chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ  chưa được tham gia suy nghĩ, sáng tạo, cùng cô tạo nên môi   trường cho chính trẻ hoạt động. Giải pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học * Ưu điểm: Qua những tiết học chính trên lớp qua nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ  môi  trường vào bài học. Trẻ đã có sự hứng thú với nội dung bảo vệ môi trường, có ý thức, biết   thực hiện những hành động bảo vệ môi trường. * Hạn chế: Nội dung lồng ghép vào các hoạt động học còn chưa phong phú, đa dạng, sự  lồng   ghép giáo dục bảo vệ  môi trường chỉ  là một nội dung   nhỏ, chủ  yếu thể  hiện  ở  phần gây  hứng thú, giới thiệu bài. Nội dung giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên ở tất cả các  hoạt động học diễn ra trong từng ngày. Giáo viên chưa chú ý giáo dục theo khả năng của trẻ,  dạy đại trà chưa chú trọng đến kết quả của trẻ tiếp thu được qua bài học, chưa cho trẻ thực   hành trải nghiệm với môi trường thực tế.
  11. Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi * Ưu điểm: Ngoài giờ học chúng tôi tiến hành giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở tất cả các hoạt   động trong ngày. Từ  hoạt động đón trẻ, thể  dục sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động   chiều…Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.  Với giải pháp này trẻ  được giáo dục nhắc nhở, hướng dẫn các hành vi bảo vệ  môi   trường mọi lúc mọi nơi. Được thực hành, rèn luyện những thói quen, hành vi tốt đối với môi   trường sống xung quanh. * Hạn chế:   Các hành vi bảo vệ  môi trường cho trẻ  mới chỉ  được thực hiện khi trong các hoạt   động giáo dục, sinh hoạt trẻ   ở  trên lớp. Trẻ  chưa có ý thức bảo vệ  môi trường nơi công  cộng, trong gia đình. Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ  huynh giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường  cho trẻ khi ở nhà * Ưu điểm: Phụ huynh đã có ý thức phơi hợp với giáo viên nhắc nhở con em thực hiện bảo vệ môi   trường nơi công cộng, khi ở nhà. * Hạn chế: Việc giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường cho trẻ  của phụ  huynh còn chưa thường  xuyên, đem lại hiệu quả  chưa cao do chính phụ  huynh cũng chưa nắm được cách thức,   phương pháp giáo dục trẻ, bản thân vẫn mang nặng đặc thù sinh hoạt địa phương, thường  không hoặc ít quan tâm đến chính môi trường sống quanh họ. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1.Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ   Sáng kiến kinh nghiệm:  “Một số  biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường   cho trẻ   lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng   Phài, Huyện Tam Đường”  Sau khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo viên tích cực   học hỏi sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường giáo dục  và tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường.  Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công   cộng, tích cực, chủ  động tham gia các hoạt động, có kỹ  năng, thói quen tốt trong hoạt động   vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
  12. Phụ  huynh nhận thức tốt hơn và  hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường cho trẻ là vô cùng quan trọng và phải được thực hiện từ  khi trẻ  còn  ở  lứa   tuổi mầm non. Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ  đặc biệt là giáo dục ý thức vệ  sinh môi trường cho trẻ. Từ đó phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia   đình trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.   3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng Giải pháp  1:  Tạo môi trường  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường trong và  ngoài lớp học Đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ, thời gian trẻ tham gia   học tập, sinh hoạt trên lớp còn nhiều hơn khi  ở  nhà. Với trẻ  mầm non khi bước vào cửa   lớp, phản xạ  tự  nhiên của trẻ là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc  biệt những gì mới lạ. Là những giáo viên đã có nhiều năm công tác, chúng tôi nắm chắc   được đặc điểm tâm lý của trẻ vì vậy chúng tôi tiến hành ngay việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ  trong việc trang trí lớp. Chúng tôi nghiên cứu, bố  trí xắp xếp các đồ  dùng đồ  chơi hợp lý, khoa học, đồ  dùng đồ  chơi đảm bảo luôn được vệ  sinh sạch sẽ,  phòng học luôn thoáng mát, sạch sẽ. Lựa chọn riêng một vị trí trẻ hay quan tâm nhiều nhất,   đó chính là cánh cửa khi trẻ  vừa bước vào lớp, chúng tôi gắn tranh  ảnh đẹp có nội dung   giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, chú trọng đến tranh ảnh cô sáng tạo,  hay những  bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp về ý thức bảo vệ môi trường của chính các cháu,  tạo sự hấp dẫn thích thú. Tranh ảnh không dán chết từ đầu năm đến cuối năm mà thay đổi   thường xuyên hướng theo các chủ  đề  trẻ  hoạt động. Qua hình  ảnh tưởng chừng như  rất  đơn giản ấy lại mang tính giáo dục rất cao. Bức tranh không chỉ giáo dục ý thức giúp người   xung quanh, mà còn nêu cao ý thức bảo vệ  môi trường của trẻ làm cho đường phố  thêm  sạch sẽ. Hay  ở  góc xây dựng, hình  ảnh chú công nhân xây dựng đang thu dọn những vật  liệu thừa khi xây xong công trình vào xe mang đi …tất cả những hình ảnh đó khi trẻ được   quan sát, khám phá đều gợi cho trẻ  những hành động việc làm tốt, khiến trẻ  muốn chính  mình cũng thực hiện những hành động đẹp đó đối với môi trường sống xung quanh của trẻ.  Trong phòng học của trẻ, đồ  dùng đồ  chơi luôn được sắp xếp gọn gàng đảm bảo   sạch sẽ  thuận tiện cho việc cất lấy đồ  dùng. Cô tận dụng những nguyên vật liễu sẵn có,   chủ  yếu là phế liệu trong sinh hoạt để  tự  tạo thành các đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ, từ  những   đồ dùng đồ chơi hàng ngày trẻ được trải nghiệm trẻ hiểu rằng từ các đồ phế liệu có thế trở  thành những đồ dùng đồ chơi rất đẹp. Trong quá trình tạo ra các đồ dùng đồ  chơi từ nguyên  vật liệu sẵn có cô khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ làm cùng. Trẻ  được vui chơi với những 
  13. sản phẩm do mình sáng tạo nên trẻ sẽ cảm thấy rất vui và hứng khởi. Qua đó trẻ hiểu được   chính những phế  liệu mà trẻ  hay vứt đi thì cô giáo, người khác hay chính trẻ  cũng tạo ra  được những sản phẩm rất đẹp và có ích. Từ đó khi có những nguyên liệu này trẻ  không vứt   đi như  trước mà giữ  lại, thậm chí tự  đi thu thập và mang đến cho cô để  tạo ra những đồ  dùng đồ  chơi. Từ việc tạo môi trường trong lớp học, trẻ được thực hành trải nghiệm được   khám phá từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ. Với môi trường ngoài lớp như: Góc thiên nhiên, chúng tôi gắn hình  ảnh em bé nâng   niu cành cây bị  đổ, hay nhặt những chiếc lá vàng cho vào thùng rác,   hay  ở  mảng tuyên   truyền, chúng tôi gắn những hình  ảnh đẹp với nội dung “Bé cùng tham gia vệ  sinh môi  trường” …những hình  ảnh đó mang tính giáo dục cao  dần  dần đi vào ý thức của trẻ, trẻ  muốn làm, muốn thực hiện những hành vi đẹp ấy để tạo được môi trường thật trong sạch.  Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ, là nơi không những tạo môi trường giáo  dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ  mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ  huynh, để  phụ  huynh hiểu biết về  nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường. Từ  đó phối kết   hợp với cô giáo trong việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ  tại gia đình. Tránh   trường hợp trên lớp trẻ thực hiện hành vi bảo vệ môi trường nhưng về nhà trẻ lại quên ngay  thói quen, hành vi tốt đẹp ấy. Chúng tôi thường tổ  chức các buổi lao động, dọn vệ  sinh lớp học, sân vườn… có sự  tham gia của các phụ huynh, các cháu học sinh nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng, hành   vi bảo vệ môi trường, trẻ ý thức được ý nghĩa của việc vệ sinh phòng nhóm, trường lớp…và   cần có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người mới có môi trường sống sạch sẽ, trong   lành hơn. Phụ lục 1: Hình ảnh trẻ lao động vệ sinh, chăm sóc vườn rau, bồn hoa. Giải pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học Như  chúng ta đã biết giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ  môi trường không phải là môn   học chính thức cũng không có một phương pháp đặc trưng cụ thể nào mà chỉ là một trong số  các nội dung tích hợp vào tất cả  các hoạt động học theo chương trình giáo dục mầm non.   Nhưng lựa chọn nội dung tích hợp như thế nào cho phù hợp với nội dung bài học là vấn đề  không dễ. Giáo viên cần linh hoạt khi lựa  chọn các nội dung tích hợp giáo dục ý thức bảo  vệ  môi trường cho trẻ  nhẹ nhàng giúp trẻ  phát huy được tính tích cực, chủ  động khám phá   nội dung bài. Các nội dung tích hợp phải phù hợp với chủ đề, nội dung từng hoạt động: Ví dụ với chủ đề trường Mầm non giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho trẻ qua hoạt động học . Trò chuyện về trường mầm non. Qua hoạt động cô và trẻ 
  14. cùng trò chuyện về cảnh quan của trường, lớp, các khu vực trong trường, lớp (Nơi đi vệ sinh, nơi   vứt rác, khu vui chơi, vận động…) Cô hỏi trẻ:  Để sân trường, lớp học sạch sẽ các con phải làm gì? ( Vệ sinh sạch sẽ) Khi thấy bạn vứt rác ra sân trường, lớp học con hành động như thế nào? Con có chơi gần hố rác không? Vì sao… Qua nội dung giáo dục nhẹ nhàng  ấy trẻ nhận ra rằng để  trường, lớp học luôn sạch  sẽ, có không khí trong lành thì việc giữ gìn vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng, nó có   ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Với chủ đề: Thế giới động vật trong hoạt động tạo hình: Vẽ  các con vật nuôi trong   gia đình ( Đề tài). Trong quá trình gây hứng thú giới thiệu bài: Cô cùng trẻ trò chuyện về  các   con vật nuôi gần gũi, về đặc điểm, thức ăn, những mối nguy hại có thể xảy ra khi tiếp xúc   với các con vật, và các chất phế thải từ động vật… Trong quá trình trẻ thực hiện, cô hỏi ý tưởng của trẻ có lồng ghép nội dung  giáo dục  bảo vệ môi trường: Con định vẽ con gì? Con vẽ như thế nào? Con vật đó được nhốt ở đâu?  Vì sao phải không được thả rông các con vật đó? Với những câu hỏi gợi mở, kích thích trẻ  khám phá giúp trẻ  có những ý tưởng sáng   tạo khi thực hiện bài vẽ của mình. Từ đó sản phẩm của trẻ đa dạng, sinh động hơn.  Ngoài tiết học chính, hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động trẻ hứng thú   tham gia nhất trong ngày, bởi hoạt động ngoài trời giúp trẻ  thoải mái, vui vẻ, trẻ  được thư  giãn sau một tiết học chính. Trẻ được quan sát, trải nghiệm các đối tượng cụ thể, được tham  gia các trò chơi, được chơi theo ý thích. Cô có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, từ đó giáo dục trẻ  có ý thức chăm sóc bảo vệ cây, biết yêu và cảm nhận cái đẹp, biết nâng niu nhánh cây bị đổ,  biết thương xót những chiếc lá, cành hoa bị gẫy, dập nát…Biết vệ sinh sạch sẽ môi trường   xung quanh để có một bồn hoa thật đẹp. VD cô hỏi trẻ:  Để có nhiều hoa đẹp các con phải làm  gì? Con làm gì khi gặp cây bị đổ? Khi thấy các bạn bứt lá, bẻ cành, vứt vỏ bánh kẹo, hộp sữa quanh bồn hoa con có thái   độ như thế nào? Với hoạt động góc cũng là một hoạt động trẻ  được tham gia hoạt động nhiều nhất,   trẻ được thể hiện ý tưởng của mình, được trải nghiệm các hoạt động phản ánh cuộc sống   hàng ngày thông qua việc chơi. Vì vậy  ở hoạt động góc cô cần chuẩn bị nhiều đồ  dùng đồ 
  15. chơi, tạo cho trẻ nhiều cơ hội để trải nghiệm từ đó phát huy tính tích cực của trẻ. Qua việc  chơi giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn các đồ dùng đồ chơi… VD:  Ở  chủ  đề  Gia đình: Trong góc phân vai với nội dung: Gia đình, bán hàng, trẻ  được đóng vai bố, mẹ, các con… người bán, người mua hàng. Khi nấu ăn cho gia đình, khi chế biến thực phẩm phục vụ bữa ăn, cần vệ  sinh sạch   sẽ các loại thực phẩm, dụng cụ chế biến thức ăn. Biết thu gom, túi bóng, rễ rau, cuống..bỏ  vào thúng rác. Không được vứt rác bừa bãi gây  ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và   sức khỏe con gười… Ở  góc xây dựng: Khi xây xong công trình chính để  công trình thêm hoàn thiện, đẹp   hơn cô gợi mở cho trẻ có thể trồng thêm cây xanh, hoa cỏ, đặt thêm thùng rác để thu gom rác   thải, vật liệu phế thải trong quá trình xây dựng. Đối với góc thiên nhiên: Chăm sóc cây: Khi trẻ chơi ở góc này cô cho trẻ quan sát góc  thiên nhiên, cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường thật như: tưới nước, lau lá, nhổ cỏ  nhặt lá vàng… Với những nội dung tích hợp nhẹ  nhàng đưa vào các hoạt động trẻ  được “Học mà   chơi, chơi mà học” trẻ không cảm thấy bị áp lực mà tạo cho trẻ sự  thoái mái, hứng thú, phát  huy tính tích cực chủ động, muốn khám phá thế giới xung quanh, muốn tự mình tạo nên môi   trường sống đẹp, lành mạnh.  Phụ lục 2: Giáo án đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, có lồng ghép  nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi Như chúng ta đã biết  đặc điểm của trẻ mầm non là “Học mà chơi” và “Dễ nhớ, mau   quên” vì vậy muốn trẻ nắm được nội dung, yêu cầu giáo dục giáo viên cần phải giáo dục trẻ  một cánh thường xuyên, trong mọi hoạt động: Như giờ đón, trả trẻ, giờ ăn trưa… Trong giờ  đón trẻ: Cô nhắc nhở, hướng dẫn  trẻ  tự  cất đồ  dùng cá nhân gọn gàng,  đúng nơi quy định, khi ăn quà sáng xong biết bỏ  rác vào thùng, biết nhắc nhở  các bạn khi   nhìn thấy các hành vi chưa đẹp như  vứt rác bừa bãi, để  đồ  dùng cá nhân không gọn gàng   ngăn nắp. Cô nhẹ  nhàng trò chuyện với trẻ  về  những hành vi tốt, xấu đối với môi trường  xung quanh và lợi ích của việc giữ môi trường sống trong sạch. Hỏi trẻ về những hành vi tốt  xấu trẻ gặp, những tác hại, lợi ích của các hành vi đó đối với môi trường. Cho trẻ thực hành,  hướng dẫn lại các bạn những hành vi, thói quen tốt để các bạn hiểu và thực hiện cùng trẻ. Trong giờ ăn trưa cô nhắc nhở trẻ ăn uống vệ sinh, không làm rơi vãi cơm, không bốc   thức ăn bằng tay. Khi làm cơm rơi vãi, làm đổ  canh ra bàn trẻ  biết cách tự  xử  lý như  dùng 
  16. khăn lau khô hay nhặt cơm rơi vào đĩa để tránh bản thân hay bạn khác tì tay lên làm mất vệ  sinh quần áo. Biết nhắc nhở các bạn, giúp đỡ, hướng dẫn các bạn thực hiện công tác vệ sinh  khi ăn uống.  Không đùa nghịch khi ăn, khi ho hắt hơi phải lấy tay che miệng tránh thức ăn   bắn vào các bạn, đồ  dùng... Cô giáo dục trẻ khi ăn xong phải cất dọn đồ  dùng bát thìa, bàn  ghế đúng nơi quy đinh, rửa tay, lau miệng sạch sẽ sau khi ăn. Nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng đi vệ  sinh đúng nơi quy định. Trong giờ  trả  trẻ  cô giáo dục cho trẻ  ý thức bảo vệ  môi trường thông qua các hoạt  động cụ  thể  như  xếp đồ  dùng, bàn ghế  gọn gàng ngăn lắp. Khuyến khích trẻ  lớn giúp đỡ,  hướng dẫn các trẻ bé hơn, nêu gương những trẻ có hành vi đẹp, đồng thời nhắc nhở trẻ nhẹ  nhàng đối với những trẻ có hành vi chưa tốt. Giải pháp 4: Tuyên truyền phụ huynh  Công tác tuyên truyền với phụ  huynh nhằm giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho   trẻ  là rất quan trọng. Để  phụ  huynh phối hợp tốt với giáo viên bảo vệ  môi trường cho trẻ.   Trước hết phụ huynh phải hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, là tấm gương   tốt cho con học hỏi noi theo. Chúng tôi sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền: Qua tranh ảnh,   trình chiếu, thông qua   thông qua các buổi họp phụ huynh  về  tác hại của việc săn bắn, đốt   nương, làm dãy…gây ảnh hưởng đến môi trường, cách vệ sinh nhà ở, đường đi thôn bản ...  hay để  thống nhất được mục đích nội dung phương pháp tổ  chức giáo dục bảo vệ  môi   trường cho trẻ  giữa gia đình và nhà trường, trao đổi với phụ  huynh về  tầm quan trọng của   việc giáo dục trẻ  biêt giữ  gìn vệ  sinh môi trường trong gia đình cũng như   ở  trường học và  nơi công cộng. Thu gom nguyên vật liệu phế thải cùng giáo viên làm đồ  dung, đồ chơi, tạo   môi trường trong và ngoài lớp cho con hoạt động. Đối với phụ  huynh chưa thường xuyên đưa đón trẻ  đi học, không tham gia họp phụ  huynh, ít quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ  thì giáo viên cần giành sự  quan tâm đặc   biệt đó, giáo viên đến tận gia đình để  tuyên truyền để  truyền đạt tới các bậc phụ  huynh   thông qua tranh  ảnh, đài báo, tivi... Từ  đó giúp phụ  huynh nắm được phương pháp cơ  bản   nhất để  chăm sóc giáo dục trẻ  đặc biệt là công tác giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho  trẻ. Giúp cho chính các bậc phụ huynh rèn luyện thói quen, ý thức, vệ  sinh môi trường cho   trẻ để nêu gương tốt cho trẻ noi theo. Tuyên truyền vận động phụ  huynh khi đưa trẻ  đến trường cho trẻ  ăn quà sáng thì  không vứt rác bừa bãi trên đường, trường học cũng như   ở  trong gia đình, tuyên truyền các   thành viên trong gia đình trẻ vệ sinh xung quanh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát để trẻ học tập và 
  17. làm theo. Từ đó tạo sự  liên kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo giáo dục để  nâng cao chất lượng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Phụ lục 3: Hình ảnh phụ huynh tham gia lao động, vệ sinh trường lớp. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 4.1. Hiệu quả kinh tế Sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên sáng tạo hơn trong việc tạo môi trường giáo dục  và tận dụng nguyên vật liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ.  Trẻ tích cực tham gia các hoạt động đã có ý thức, thói quen bảo vệ môi trường trong và ngoài   lớp, trong gia đình, nơi công cộng. Phụ huynh cũng đã thường xuyên hơn trong việc phối kết   hợp với cô giáo tạo môi trường sạch sẽ để  trẻ  có sức khỏe tốt đảm bảo các hoạt động vui   chơi và học tập. Phụ huynh có niềm tin, yên tâm công tác, phát triển kinh tế, làm cho xã hội  ngày càng phát triển.  4.2. Hiệu quả kỹ thuật Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường và linh hoạt  tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Trẻ  có thói quen, kỹ  năng cơ  bản và nhận ra các hành vi đúng sai, tốt xấu, biết học   tập các hành vi tốt để bảo vệ môi trường. Phụ  huynh có ý thức, tham gia tích cực giáo dục trẻ  bảo vệ  môi trường khi  ở  nhà  cũng như ở công cộng.  4.3. Hiệu quả về mặt xã hội Việc áp dụng các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trẻ tích cực tham gia   vào các hoạt động bảo vệ  môi trường, giúp trường, lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát đảm   bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Ngoài ra trẻ cũng có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng,  trong gia đình luôn gọn gàng, sạch sẽ.  Kết quả thể hiện qua biểu sau: Kết quả Tháng 9  Tháng 3 năm  Diễn  Tổng  năm 2016 2017 giải kết  Tuổi Nội dung số  Số  Số  trẻ  % trẻ  % quả  trẻ đ ạt đ ạt 2 Thực hiện các hành vi bảo vệ  Tăng  môi trường đơn giản theo cô  11 0 0 7 64 tuổi 64%
  18. 3 tuổi Thực hiện các hành vi bảo vệ  Tăng  môi trường khi có sự nhắc nhở 15 2 13 13 87 74% 4 Trẻ có ý thức, hành vi bảo vệ môi  Tăng  tuổi trường. 31 8 26 29 94 68% 5 tuổi Trẻ  có ý thức, tự  giác thực hiện  Tăng  hành vi bảo vệ môi trường, nhắc  25 8 32 25 100 nhở các bạn cùng thực hiện. 68% Phụ  huynh nhận thức tầm quan   trọng của việc bảo vệ môi trường,  Tăng  64 7 11 58 91 tham gia cùng giáo viên giáo dục  80 bảo vệ môi trường cho trẻ. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến“Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp MGL   Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam   Đường”  đã được áp dụng tại lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải,  Sin Chải của trường đạt  kết quả cao, có thể áp dụng cho các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc thiểu số các trường mầm  non trong toàn huyện.  6. Các thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Kiến nghị, đề xuất. 7.1. Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến Kiến nghị với Hội đồng sáng kiến cấp huyện công nhận Sáng kiến đồng tác giả: Bùi  Thị Tú, Vũ Thị Lý Chung, Vàng Thị Nhỉm. 7.2. Kiến nghị khác  * Đối với nhà trường Cần cung cấp thêm tranh  ảnh minh hoạ  phục vụ  cho nội dung giáo dục bảo vệ  môi  trường. * Đối với chính quyền địa phương xã Sùng Phài Có chính sách ưu tiên và hỗ trợ phần nào kinh phí cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường   như: Cấp phát thùng rác công cộng, xây hố thu gom xử lý rác thải. Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, nhân dân trên địa bàn làm tốt công tác bảo vệ môi  trường. Giữ gìn vệ sinh trong gia đình, môi trường công cộng sạch đẹp. * Đối với Phòng Giáo dục. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan mô hình các trường điểm trong tỉnh, các  trường có điều kiện giống với trường Mầm non Sùng Phài.
  19. 8. Tài liệu kèm: Hình ảnh, giáo án.  Trên đây là nội dung, hiệu quả  của tác giả  do chính chúng tôi thực hiện không sao   chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ  TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ............................. Bùi Thị Tú Hiệu trưởng ............................Vũ Thị Lý Chung           .............................Vàng Thị Nhỉm   Phụ lục 1: Hình ảnh trẻ lao động vệ sinh, chăm sóc vườn rau, bồn hoa. Hình ảnh các cháu lớp mẫu giáo lớn ­  Trung tâm chăm sóc vườn rau
  20. Các cháu lớp mẫu giáo lớn – Sin Chải chăm sóc bồn hoa của lớp Phụ lục 2: Giáo án đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, có lồng ghép  nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Dạy vận động: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp: Cá vàng bơi Nghe hát: Đàn vịt con Trò chơi: Tai ai tinh Đối tượng: 2,3,4,5 tuổi Lớp: Mẫu giáo lớn ­ Sin Chải I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trẻ 2,3 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm theo và các bạn  Trẻ 4 tuổi: Trẻ hát, vỗ tay theo đúng tiết tấu chậm, cảm nhận được giai điệu của bài  hát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1