Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông theo từng chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ; Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ thông qua một số hoạt động hàng ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng
- 1 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG =========== =========== BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LỚP 5 TUỔI A2 TRONG TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG Họ và tên: Trần Thị Nghiên Lớp giảng dạy: Lớp 5-6 tuổi A2 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nhân Thắng Nhân Thắng, tháng 11 năm 2024
- 2 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần I. Đặt vấn đề. 02 Phần II. Giải quyết vấn đề 04 1. Thực trạng về việc giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia 04 giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng a. Ưu điểm 04 b. Hạn chế và nguyên nhân 05 2. Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia 06 giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng a. Biện pháp 1. Xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông theo 05 từng chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. b. Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao 07 thông cho trẻ thông qua một số hoạt động hàng ngày. c. Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động dưới dạng trò chơi, tham quan, trải nghiệm thực tế cho trẻ nhằm nâng cao ý thức và chấp hành những qui định về an toàn giao thông. d. Biện pháp 4. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh. 3. Kết quả của một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn 13 khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Kết quả đạt được 13 b. Điều chỉnh bổ sung 16 4. Kết luận 16 5. Kiến nghị 17 a. Đối với tổ chuyên môn 17 b. Đối với lãnh đạo nhà trường 17 c. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo 18 Phần III. Minh chứng và hiệu quả của biện pháp 24 Phần IV. Cam kết 25 PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ Như chúng ta đã biết ngày nay con người được sống trong một xã hội hiện đại, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định, đời sống tinh thần thoải mái
- 3 hơn xưa, con người muốn gặp gỡ hay đi lại từ nơi này đến nơi khác đều nhanh chóng và tiện lợi khi tham gia vào các dịch vụ giao thông tiện ích như máy bay, xe ô tô, tàu lửa… Một điều công nhận rằng các dịch vụ giao thông góp phần giúp con người gắn bó nhau hơn, thuận lợi hơn trên mọi mặt. Nó giúp cho việc trao đổi, giao lưu, thông thương hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người tốt hơn rất nhiều, giảm tải sức lao động của chúng ta… chính vì vậy mà các công ty nhà máy đua nhau sản xuất các phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mỗi gia đình hầu hết đều trang bị cho mình một loại phương tiện (xe) để đi lại và với dân số ngày một gia tăng thì các phương tiện giao thông (nhất là các phương tiện giao thông đường bộ) cũng tăng lên theo đó. Tham gia giao thông là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia và của mỗi con người, tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tai nạn xảy ra khi tham gia giao thông, lỗi có thể do chủ quan hoặc khách quan…Vấn đề an toàn giao thông đang là vấn đề nóng ở mỗi quốc gia và ở Việt Nam. Tai nạn giao thông xảy ra cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một đề tài nóng mà Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng và chăm lo đời sống cho nhân dân. Để ngăn ngừa và hạn chế những tai nạn giao thông xảy ra trước hết phải tuyên truyền giáo dục ý thức tham gia giao thông, luật lệ an toàn giao thông không những cho người trưởng thành mà còn cần giáo dục cho học sinh trong đó có trẻ mầm non. Trẻ lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động nên khi vui chơi chạy nhảy nô đùa dưới lòng đường, khi tham gia giao thông cùng với ông bà bố mẹ, khi ngồi tàu thuyền có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào nếu người lớn không giáo dục nhắc nhở quan sát trẻ ở mọi lúc mọi nơi .... Từ những vấn đề nêu trên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng” để áp dụng năm học 2024-2025.
- 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng về việc giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng Trong những năm trở lại đây trường mầm non nơi tôi công tác luôn chú trọng đến việc giáo dục lồng ghép các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, trong đó việc giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, giáo dục an toàn giao thông cũng đã được giáo viên lập kế hoạch xây dựng và lồng ghép theo từng chủ đề trong năm học, trong các hoạt động học hay vui chơi cũng thường xuyên nhắc nhở trò chuyện để giúp trẻ khắc sâu kiến thức phòng tránh tai nạn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ nâng cao kiến thức kỹ năng phòng tránh an toàn khi tham gia giao thông vẫn còn khá mờ nhạt, giáo viên ít cho trẻ được quan sát những nguyên nhân có thể xảy ra tai nạn, ít tổ chức cho trẻ được thực hành trải nghiệm các tình huống để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tại lớp tôi đang phụ trách, tôi nhận thấy ý thức thực hiện các qui định về giao thông và nắm được những luật lệ cơ bản về giao thông của trẻ còn có nhiều hạn chế như: còn đòi bố mẹ cho ngồi phía trước, không chịu đội mũ bảo hiểm, chưa nhận biết được các biển báo quen thuộc, thích được tự do vui chơi ngoài vỉa hè. Một số phụ huynh chưa chấp hành khi tham gia giao thông như đến trường để xe không ngay ngắn, tới trường chưa tắt máy đã cho trẻ xuống xe, trẻ 6 tuổi nhưng đa số phụ huynh chưa cho trẻ đội mũ bảo hiểm.. Năm học 2023-2024 và năm 2024-2025 Trường Mầm non Nhân Thắng đã triển khai chương trình “Vẽ chiếc ô tô mơ ước” bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, Phòng giáo dục cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về chuyên đề “Vẽ chiếc ô tô mơ ước” cho cán bộ Quản lý và GVMN để nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non. Trong quá trình chăm sóc giáo dục và tìm hiểu kiến thức kỹ năng của trẻ về ATGT tôi nhận thấy có những ưu điểm, tồn tại hạn chế sau: a) Ưu điểm. - Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như của chính quyền địa phương đầu tư về cơ sở vật chất và luôn động viên tinh thần để giáo viên luôn cố gắng tận tâm với nghề. Đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường đến các khối lớp và điều kiện hoàn cảnh của giáo viên. - Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trao dồi kiến thức về an toàn giao thông. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ. Đặc biệt luôn có ý thức tốt chấp hành nhiệm vụ được giao cũng như chấp hành tốt
- 5 những quy định về luật lệ an toàn giao thông, thực hiện cam kết với nhà trường khi tham gia giao thông. - Trẻ trong lớp đa số ngoan ngoãn, biết nghe lời cô giáo và bố mẹ, đi học đều, sĩ số lớp luôn được duy trì thường xuyên. - Đa số phụ huynh có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. - Luôn tuyên truyền trên nhóm lớp, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về ATGT cho phụ huynh và cho trẻ. - Bản thân tôi là bí thư chi đoàn Trường Mầm non Nhân Thắng luôn nhận thức được vai trò trách nhiệm của thanh niên. Luôn luân phiên giáo viên đứng cổng hướng dẫn phụ huynh để xe đúng hàng mà Đoàn thanh niên đã kẻ đầu năm học. b) Hạn chế và nguyên nhân. - Với giáo viên: + Bản thân khi tổ chức các hoạt động lồng ghép an toàn giao thông vào trong các hoạt động cho trẻ chưa linh hoạt, mềm dẻo, chưa thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ. + Giáo viên còn ôm đồm trong việc dạy học, chưa có nhiều sáng tạo, chưa tổ chức tốt các hoạt động vui chơi thực hành trải nghiệm cho trẻ mà chủ yếu chỉ lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày. - Với trẻ. + Trẻ còn nhỏ nên chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm, chưa biết được hết sự nguy hiểm khi xảy ra tai nạn, ngồi trên xe còn đùa nghịch, chơi đùa dưới lòng lề đường. + Vốn sống vốn kinh nghiệm thực tế của trẻ còn ở mức thấp. + Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động nói chung và tổ chức hoạt động giáo dục lồng ghép an toàn giao thông cho trẻ nói riêng tôi nhận thấy: Trẻ chưa tự tin, hứng thú, chưa có kỹ năng cơ bản về ATGT. Một số trẻ sức khỏe yếu hay nghỉ học phần nào ảnh hưởng đến nền nếp thói quen của lớp. - Với Phụ huynh. + Đa số phụ huynh còn khá chủ quan trong việc giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông, chưa đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi chở đi học, đi chơi. + Một số phụ huynh ở gần trường nên khi đưa đón trẻ có thói quen không đội mủ bảo hiểm và không cho trẻ đội mũ bảo hiểm. Một số phụ huynh khi đưa đón con, cháu đã sử dụng rượu, bia nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ chưa cao. - Cơ sở giáo dục mầm non. + Môi trường thuận lợi nhưng các đồ dùng đồ chơi về ATGT chưa phong phú và đa dạng.
- 6 + Một số tranh ảnh, mô hình, biển báo để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. - Các hạn chế khác. Hiện nay phương tiện giao thông đặc biệt là ô tô xe máy khá nhiều, một số người ý thức chấp hành giao thông chưa cao, phóng nhanh vượt ẩu nên tình trạng tai nạn rất dễ xảy ra mặc dù người bị nạn đã nâng cao ý thức tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông. Chính vì các nguyên nhân hạn chế trên nên tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông tại lớp mình phụ trách và thu được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN Trước khi thực hiện biện pháp Stt Nội dung Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ biết ý thức chấp hành luật giao thông 15/33 45,5 % 2 Nhận biết biển báo, một số luật lệ giao thông 25/33 75,8% quen thuộc 3 Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia một số trò 20/33 60,6% chơi về an toàn giao thông 4 Biết được hậu quả khi vi phạm an toàn giao 15/33 45,5 % thông 2. Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng a. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông theo từng chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về việc xây dựng kế hoạch giáo dục năm học lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông vào từng chủ đề tôi đã cùng giáo viên các lớp thảo luận để xây dựng các nội dung lồng ghép an toàn giao thông để đưa vào các chủ đề, hay các hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ dựa trên kế hoạch của nhà trường như sau: STT Tên chủ đề Nội dung lồng ghép tích hợp an toàn giao thông vào chủ đề
- 7 1 Trường mầm non An toàn khi tới trường 2 Bản thân Bé với chiếc mũ bảo hiểm 3 Gia đình - Gia đình bé tham gia giao thông - Cuộc thi “Rung chuông vàng” 4 Nghề nghiệp - Công việc của chú cảnh sát giao thông - Trải nghiệm làm chú cảnh sát giao thông 5 Tết và mùa xuân - Gia đình bé an toàn khi đi chơi Tết Chiến dịch an toàn giao thông. 6 Giao thông + Đưa vào hoạt động chung ở lớp + Luật lệ an toàn giao thông + Phương tiện giao thông 7 Nước - Hiện tượng tự An toàn khi duy chuyển trên tàu thuyền, nhiên nơi sông, suối 8 Quê hương- Đất nước- An toàn khi đi thăm quan Bác Hồ 9 Trường tiểu học Đi đường bé nhớ Với những nội dung lồng ghép trong kế hoạch trên bản thân tôi và giáo viên đứng lớp đã xây dựng một cách cụ thể chi tiết lồng ghép giáo dục an toàn giao thông một khoa học phù hợp với nhận thức của trẻ trong lớp mình. Ngoài ra để giáo viên nắm vững kiến thức an toàn giao thông cũng như thực hiện tốt chương trình “Tôi yêu Việt Nam” Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tăng cường các hoạt động về an toàn giao thông thông qua mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” . Phát động các phòng trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” hằng tháng, hằng quý, có cơ chế khen thưởng rõ ràng để các giáo viên trong nhà trường cùng cố gắng phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
- 8 Hình ảnh minh họa Cổng trường an toàn giao thông Xây dựng các câu lạc bộ “Bé với an toàn giao thông”, tổ chức hội thi về an toàn giao thông....Trong nhà trường, qua các câu lạc bộ, hội thi đó nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác tổ chức lồng ghép các hoạt động an toàn giao thông vào tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, và góp phần đánh giá chất lượng triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam”. Qua việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên trong nhà trường về chương trình “Tôi yêu Việt Nam” bản thân tôi có sự tiến bộ rõ rệt, giáo viên mạnh dạn tự tin khi tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Các hoạt động được lồng ghép một cách linh hoạt, thú hút trẻ tham gia vào hoạt động.
- 9 Hình ảnh minh họa chương trình “Vẽ chiếc ô tô mơ ước” b. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ thông qua một số hoạt động hàng ngày. Trẻ mẫu giáo thường dễ nhớ nhưng mau quên. Chính vì vậy để giúp trẻ khắc sâu kiến thức về việc chấp hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông thì đòi hỏi giáo viên cần nhắc nhở giáo dục trẻ một cách thường xuyên. + Hoạt động đón, trả trẻ Vào thời gian này trẻ thường ngồi ngay ngắn và nghe cô giáo dạy. Trẻ sẽ tích cực để được cô khen, để được bằng hoặc hơn bạn bè. Vì vậy ngoài các hoạt động lồng ghép tích hợp trong các hoạt động thì việc giáo dục trẻ trong giờ điểm danh, bình cờ là cần thiết nhằm giúp trẻ khắc ghi kiến thức. Khi giáo dục trẻ tôi không những chú trọng truyền thụ kiến thức cho trẻ một chính chính xác dễ hiểu nhất mà thường cho trẻ xem các hoạt động làm mẫu, xem các video bổ ích hay cho trẻ trực tiếp thực hành để giúp trẻ khắc sâu kiến thức về luật an toàn giao thông thông qua hình thức học mà chơi, chơi mà học. Cụ thể, để cung cấp cho trẻ kiến thức về các kỹ năng tham gia giao thông, hằng ngày thông qua giờ đón trẻ, lúc trẻ vui chơi ngoài trời hoặc vào buổi chiều tôi trò chuyện với trẻ và cho trẻ đọc thơ: Đàn kiến nó đi, xe chữa cháy, Ti toe ti toe, trên đường, vui chơi múa hát về giao thông với những câu từ đơn giản, dễ
- 10 nhớ như bài: “Đường em đi”, “Đèn xanh đèn đỏ”, “Đi đường em nhớ”, “Em đi qua ngã tư đường phố”. => Khi đọc thơ, hát múa tôi luôn nhấn mạnh những nội dung trọng tâm giáo dục luật lệ giao thông và thông qua việc hát múa đọc thơ trẻ dễ dàng khắc ghi những điều cô dạy mà không phải qua lời nói suông. Hình ảnh minh họa giáo dục trẻ tham gia giao thông an toàn giờ trả trẻ + Hoạt động học Trong hoạt động học thì tùy vào đề tài mà giáo viên có thể tích hợp lồng ghép an toàn giao thông cho trẻ - Ví dụ: thông qua giờ phát triển thể chất, ở hoạt động khởi động giáo viên thường cho trẻ đi vòng tròn, giả làm đoàn tàu xe xe ô tô, với những khẩu lệnh đoàn tàu lên dốc, đoàn tàu chạy nhanh, chạy chậm... thì giáo viên giáo dục trẻ các cô chú lái tàu phải lái xe thật an toàn, nghiêm túc, chú ý quan sát phía trước... - Hay thông qua các hoạt động học, mở đầu giáo viên thường dẫn dắt trẻ đi tham quan mô hình, đi siêu thị, đi đến thăm nhà bà, nhà bác... thì luôn dặn dò trẻ đường đi khá xa, các con cần đi bên phải, đi sát lề đường, không chen lấn xô đẩy để đảm bảo an toàn giao thông... Thông qua hoạt động học khác : - Ví dụ: trong hoạt động học ở chủ đề trường mầm non, dạy trẻ đọc thơ “Tình bạn” đến hoạt động ôn luyện củng cố bài học giáo viên sẽ tổ chức cho các bạn đến thăm bạn Thỏ và sẽ giáo dục nếu ngồi trên ô tô các bạn nhớ thắt dây an toàn, không thò tay thò đầu ra cửa sổ...
- 11 - Ở chủ đề gia đình hoạt động đọc thơ: đến thăm bà, kể chuyện Tích Chu giáo viên vẫn có thể tích hợp giáo dục trẻ đến thăm bà đường xá xa xôi, hay giúp Tích Chu vào rừng sâu lấy nước đường đi quá nguy hiểm cần phải chú ý khi di chuyển... Ngoài ra có rất nhiều bài thơ, câu chuyện bài hát giáo dục an toàn giao thông mà giáo viên có thể dạy trẻ ở chủ đề “giao thông”. - Ví dụ: hoạt động âm nhạc dạy trẻ hát vận động bài: đi đường em nhớ; em đi qua ngã tư đường phố; bài học giao thông ... - Hoạt động kể chuyện với nhiều câu chuyện hay như “xe đạp con trên đường phố”, “qua đường”, “kiến con đi ô tô”, “thỏ con đi học”... đều có nội dung giáo dục an toàn giao thông rất nhẹ nhàng và trẻ dễ hiểu + Ví dụ: Hoạt động kể chuyện câu chuyện “Qua đường”. Giáo dục trẻ khi qua đường phải có người lớn dắt và phải tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông. - Hoạt động đọc thơ cho trẻ đọc bài “cô dạy con, đèn giao thông, khuyên bạn, giúp bà qua đường... để trẻ ghi nhớ những điều nên và không nên làm khi tham gia giao thông. - Hoạt động khám phá khoa học: Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ, khám phá xe đạp, xe máy, trò chuyện về giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không, Trò chuyện về một số luật lệ khi tham gia giao thông.. - Hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi tổ chức cho trẻ được khám phá và nhận xét màu sắc, đặc điểm của các hình học, ý nghĩa của các con số. Tôi lồng ghép an toàn giao thông cho trẻ qua việc cho trẻ quan sát biển báo giao thông đọc tên các con số ghi trên biển báo giao thông, hình dạng của biển báo giao thông giống hình học nào. Biển báo giao thông có gắn số có ý nghĩa gì? Qua đó giúp trẻ biết về những biển báo giao thông - Hoạt động làm quen với chữ cái: Cho trẻ tìm chữ cái đã học dưới hình ảnh các loại phương tiện giao thông, biển báo giao thông. Qua đó vừa giúp trẻ ghi nhớ về các chữ cái đã học và đồng thời lồng ghép an toàn giao thông cho trẻ như: thông qua các bức tranh về phương tiện giao thông phân loại vùng hoạt động, hay sắp xếp các nhóm biển báo giao thông. - Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến như steam để lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ: Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục an toàn giao thông đạt kết quả cao hơn tôi còn ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam trong trong tổ chức các hoạt động cho trẻ như thực hiện các dự án có lồng ghép giao thông (làm xe ô tô, mô hình đập tràn, nhà để xe, ngôi nhà của bé, trang trại,….)
- 12 Như vậy, việc hình thành ý thức cho trẻ khi tham gia giao thông với những hoạt động trên cơ bản hình thành nhận thức đúng đắn các qui định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Hình ảnh minh họa về an toàn giao thông trong tiết học thể dục + Hoạt động vui chơi Ở đây, tôi cho trẻ xem tranh ảnh, những thông tin về an toàn giao thông, tiếp đó là tiếp xúc với các mô hình, trò chơi giao thông, khi trẻ đã được cô cung cấp một số kiến thức và kỹ năng về an toàn giao thông cũng như tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm với các hoạt động lồng ghép mọi lúc, mọi nơi như hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ khắc ghi kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ví dụ: khi cho trẻ vui chơi ngoài trời cùng trẻ quan sát xe cộ và những người tham gia giao thông, trò chuyện với trẻ những hành động đúng sai của người đi đường, hay cùng trẻ quan sát tìm hiểu đặc điểm công dụng của xe máy, vị trí nào trên xe là nơi ngồi an toàn, nơi nào của xe là nơi nguy hiểm…
- 13 Hình ảnh minh họa trẻ quan sát xe máy c. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động dưới dạng trò chơi, tham quan, trải nghiệm thực tế cho trẻ nhằm nâng cao ý thức và chấp hành những qui định về an toàn giao thông. * Tổ chức trò chơi nhằm ôn luyện kiến thức, kĩ năng Để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả việc đầu tiên xác định được cấu trúc của một trò chơi, tên trò chơi, mục đích, nội dung, hành động chơi, cách chơi, luật chơi và đồ chơi. Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi về phương tiện giao thông: Tìm bóng cho phương tiện giao thông, ghép hình các phương tiện giao thông, bé tập lái xe… Trò chơi về các loại hình đường giao thông: Ghép biển báo giao thông, đặt biển báo vào chỗ đúng đèn xanh, đèn đỏ, đèn hiệu giao thông, Sắp xếp lại cho đúng, trò chơi “ô tô về bến”, “ô tô và chim sẻ”, “đèn xanh đèn đỏ” Ví dụ trò chơi: Đèn hiệu giao thông + Mục đích: Giúp trẻ biết được ý nghĩa công dụng của đèn hiệu giao thông + Chuẩn bị: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng bằng vải nỉ hoặc bìa cat tông đủ cho mỗi trẻ + Luật chơi: Nói đúng tên đèn tín hiệu. + Cách chơi: Cô giới thiệu trò chơi: - Cho trẻ chọn 1 đèn tín hiệu mà cô và trẻ đã chuẩn bị, cô và trẻ cùng đi vòng tròn, hát các bài hát theo chủ đề. Khi cô hô đèn xanh thì các trẻ cầm đèn hiệu màu xanh sẽ giơ cao và nói “Đèn xanh” và nói đèn xanh được đi. Tương tự
- 14 đèn vàng (Chuẩn bị), Đèn đỏ (Dừng lại). Và ngược lại cô cho trẻ đổi đèn tín hiệu cho nhau. Hình ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi “Đèn hiệu giao thông” - Tổ chức đố vui tìm hiểu về an toàn giao thông: Trẻ nhỏ rất thích được tham gia vui chơi, chính vì vậy tôi thường xuyên thiết kế một số trò chơi game powepoit như trò chơi: Vòng quay kì diệu, rung chuông vàng, ô cửa bí mật, lật mảnh ghép với những màu sắc âm thanh hấp dẫn kèm những phần quả ảo giúp trẻ hào hứng tiếp thu bài học lôi cuốn trẻ suy nghĩ và trả lời. Các bước cần được chuẩn bị và tiến hành chơi như sau: * Bước 1: Xác định nội dung kiến thức để tổ chức trò chơi. * Bước 2: Xây dựng nội dung câu hỏi Cách đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, các phương án trả lời bằng hình thức trải nghiệm, đố vui. Ví dụ: Các phương án trả lời: A- Xe đạp, B- Xe máy * Bước 3: Hình thức câu hỏi được thiết kế trên phần mềm trình chiếu Powerpoint và có hình ảnh minh họa, âm thanh để hấp dẫn trẻ, động viên khuyến khích trẻ thi đua vui vẻ. Để tạo sự lôi cuốn hấp dẫn giáo viên có thể cho trẻ tham gia chơi với 3 hoặc 4 đội chơi, giáo viên giống như một người MC dẫn chương trình, đặt tên
- 15 cho mỗi đội chơi, chuẩn bị sax xo cho mỗi đội. Trước khi bước vào phần câu hỏi giáo viên có thể cho trẻ hát múa lắc lư theo nhạc để tạo sự phấn khích ở trẻ. Và sau mỗi câu hỏi đúng sai đều có âm thanh phù hợp. + Ví dụ bộ câu hỏi: - Câu 1: Khi đi bộ, bé đi như thế nào? A. Đi trên vỉa hè, đi phía bên phải B. Đi trên vỉa hè. - Câu 2: Khi ngồi trên xe máy, bé ngồi như thế nào cho đúng và đảm bảo an toàn? A. Ngồi phía sau người lái xe, vòng 2 tay ôm người lái xe. B. Ngồi phía trước người lái xe, tay bấm còi. C. Ngồi sau người lái, đội mũ bảo hiểm, không lắc lư đùa nghịch, 2 tay ôm người lái * Bước 4: Tổ chức cho trẻ chơi tham gia vào trò chơi - Trò chơi: Kết đội. Trẻ về 3 hoặc 4 đội, nhìn lên máy tính quan sát hình ảnh về các loại biển báo và đoán câu trả lời. Đội nào có câu trả lời sẽ rung chuông dành quyền trả lời, trả lời đúng sẽ được thưởng 1 lá cờ, trả lời chưa đúng đội khác được dành quyền trả lời. * Tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế Khi tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế, dù xa hay gần, dù đi bộ hay trẻ ngồi trên xe ô tô thì giáo viên luôn chú ý quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi và luôn giáo dục trẻ chấp hành tốt khi tham gia giáo thông Ví dụ: trẻ đi bộ tham quan khu di tích của địa phương; thăm quan nhà vườn của bác Năm; tham quan trường Tiểu học…) thì giáo viên luôn cho trẻ đi theo hàng, đi trên vỉa hè bên phải, tuyệt đối không để trẻ chạy lung tung hay chen lấn xô đẩy nhau, rèn cho trẻ thói quen nhường nhịn, nghiêm túc, cho trẻ biết nếu tai nạn xảy ra thì sẽ như thế nào, … Hay khi trẻ được đi tham quan bằng ô tô thì khi ngồi trên xe giáo viên luôn nhắc nhỏ trẻ ngồi vào ghế ngay ngắn, không thò tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, đến những điểm có biển báo giáo thông tôi chỉ dẫn và nói cho trẻ biết biển báo giao thông đấy có ý nghĩa gì ? đến ngã tư đường phố gặp đèn đỏ xe dừng tôi sẽ hỏi trẻ vì sao phải dừng lại khi gặp đèn đỏ hay khi nào thì xe mới được đi khi đến ngã tư đường phố ? Ngoài ra khi ngồi trên xe, tôi nhắc trẻ giữ trật tự, cùng trẻ giao lưu với nhau bằng các bài hát, bài thơ về giao thông ? hay đọc cho trẻ nghe một vài mẩu chuyện vui nhằm giúp trẻ đỡ mệt mỏi và nắm rõ hơn về những luật lệ khi tham gia giao thông. Khi đến nơi tham quan trẻ cũng được rèn luyện theo quen xếp hàng đi theo đoàn, đi bên phải, không được tự ý đi chơi một mình…
- 16 Hình ảnh minh họa trẻ xếp hàng trật tự đi ngay hàng thẳng lối khi đi tham quan d. Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh. - Tổ chức tuyên truyền trực tiếp -Trực tuyến: Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh giúp các con có những kiến thức kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là ý thức văn hóa giao thông của trẻ. -Tôi chia sẻ lên nhóm zalo của lớp những bài thơ câu chuyện hay về giáo dục an toàn giao thông để phụ huynh đọc kể cho trẻ nghe. Hay gửi lên nhóm lớp một số hình ảnh giao thông không an toàn ở trẻ để phụ huynh nắm bắt và phòng tránh. Bên cạnh đó thông qua nhóm zalo của lớp tôi còn gửi đến một số thông điệp cho phụ huynh: + Khi trẻ ngồi trên xe gắn máy cần cho trẻ đội mũ bảo hiểm, cần cho trẻ ngồi ở vị trí an toàn, không chở quá 3 người, khi ngồi trên ô tô phụ huynh cho trẻ thắc dây an toàn, chú ý nhắc nhở trẻ không thò tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, không đùa nghịch trên xe, khi đi trên tàu thuyền cần cho trẻ mặc áo phao + Tuyệt đối không nên để cho trẻ cầm những đồ vật có dấu hiệu không an toàn khi ngồi sau xe máy như bóng bay… + Hạn chế tối đa việc để trẻ tự đi bộ một mình nhất là ở những nơi giao thông đông đúc vào bất cứ nơi nào có xe, đường lộ. + Không để trẻ chơi một mình. Không cho trẻ đá bóng ngoài đường. + Khi tham gia giao thông cha mẹ cần làm gương tốt cho trẻ noi theo, cần chấp hành nghiêm túc luật lệ khi tham gia giao thông. - Xây dựng góc tuyên truyền ở lớp:
- 17 Tại góc tuyên truyền của lớp luôn xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp theo từng chủ đề và lồng ghép an toàn giao thông trong mỗi hoạt động để phụ huynh nắm bắt. Như vậy việc phối hợp tốt với các bậc phụ huynh với lớp là điều kiện không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hướng dẫn trẻ đảm bảo an toàn giao thông. 3. Kết quả pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng a. Kết quả đạt được. * Qua thời gian nghiên cứu, tôi có bảng khảo sát sau khi áp dụng: BẢNG KHẢO SÁT TRẺ SAU KHI THỰC HIỆN Stt Nội dung Sau khi thực hiện biện pháp Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ biết ý thức chấp hành luật giao thông 27/33 81,8% 2 Nhận biết biển báo, một số luật lệ giao thông 30/33 90,9% quen thuộc 3 Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia một số trò 29/33 87,8% chơi về an toàn giao thông 4 Biết được hậu quả khi vi phạm an toàn giao 27/33 81,8% thông * Đối với trẻ - Trẻ ở lớp rất tích cực rèn luyện, tự giác thực hiện, một số biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông. - 100% trẻ trường tôi trong những năm qua không gặp phải những tai nạn giao thông đáng tiếc. - Trẻ biết được hậu quả khi bị tai nạn từ đó luôn có ý thức chấp hành tốt khi tham gia giao thông cũng như nhắc nhở bố mẹ tham gia giao thông an toàn. - Trẻ nhận biết được một số quy định giao thông và biển báo quen thuộc - Không vui chơi ở dưới lòng đường. Biết đi bên tay phải và đi sát lề đường. - Có ý thức tốt và chấp hành những quy định nội quy khi đi trên tàu thuyền, ôtô. Nhận thức được điều gì sẽ xảy ra khi không tuân thủ luật lệ an toàn giao thông. * Đối với giáo viên:
- 18 - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm và đổi mới sáng tạo trong việc lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày - Luôn tấm gương sáng trong mọi hoạt động cũng như trong văn hóa khi tham gia giao thông để phụ huynh tin tưởng và để trẻ noi theo. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của con em mình về an toàn giao thông. Chấp hành tốt quy định của nhà trường, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho bản thân và trẻ. - Phối hợp tốt với nhà trường cũng như giáo viên thực hiện cam kết an toàn giao thông. b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là một quá trình quan trọng và cần được thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên. Để giúp trẻ nâng cao ý thức và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông tôi rút ra một số nội dung cần bổ sung như sau: - Giáo viên phải xác định và vạch rõ được kế hoạch thực hiện của mình trong từng giai đoạn thực hiện cụ thể. - Giáo viên phải tâm huyết, yêu nghề và có năng lực chuyên môn; có hiểu biết về Luật lệ an toàn giao thông. - Để trẻ khắc sâu nội dung bài học giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở và củng cố kiến thức đã học qua các tình huống thực tế. - Giáo viên và bố mẹ cần làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ luật giao thông. - Điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. - Khi giáo dục trẻ giáo viên cần sự kiên nhẫn và kiên trì. Khen ngợi khi trẻ làm đúng để tạo động lực. Tránh la mắng trẻ khi trẻ mắc lỗi, thay vào đó hãy nhẹ nhàng nhắc nhở và giải thích. - Thực hiện tốt việc tuyên truyền về công tác chăm sóc - giáo dục của nhà trường tới các bậc phụ huynh. 4. Kết luận. Khẩu hiệu “An toàn là bạn, tai nạn là thù” quả thật đúng trong mọi hoàn cảnh, đúng với mọi gia đình, nhà trường và mỗi cá thể. Đặc biệt với trẻ mầm non, kiến thức kỹ năng sống còn khá thấp, trẻ chưa hiểu hết được điều gì sẽ xảy ra với bản thân mình khi bị tai nạn và không nắm hết được những việc làm cần thiết để phòng tránh tai nạn xảy ra. Chính vì lẽ đó mà gia đình và nhà trường tuyên truyền giáo dục những kiến thức kỹ năng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ là một việc làm đúng đắn nhằm giúp trẻ hiểu biết những luật lệ cơ bản về an toàn giao thông và thực hiện các qui định về an toàn giao thông góp phần rèn kỹ năng sống, thói quen đúng đắn khi được tham gia giao thông.
- 19 Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Bằng cách áp dụng những biện pháp nêu trên, chúng ta có thể giúp trẻ hình thành ý thức tự giác, tuân thủ luật giao thông và bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh. Tóm lại giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là trách nhiệm và lương tâm của người lớn giúp cho cuộc sống của trẻ được phát triển toàn diện và là tiền đề hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 5. Kiến nghị - Đề xuất a. Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức chuyên đề theo tháng, quý cho giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, trao đổi về các phương pháp giáo dục trẻ có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: - Nhà trường thường xuyên, tăng cường tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời, các buổi trải nghiệm, các cuộc thi về an toàn giao thông để trẻ có những trải nghiệm khi tham gia giao thông. Từ đó, trẻ có thêm kiến thức cơ bản về ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong cuộc sống hàng ngày. - Trang bị thêm một số phương tiện giao thông đường bộ, biển báo giao thông... bằng mô hình, đồ chơi để khơi gợi trẻ có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông tích cực hơn. - Đề xuất với nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi: “Bé với an toàn giao thông” tại trường để trẻ có thể phát huy tài năng, kiến thức về an toàn giao thông cũng như thể hiện ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. c. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo: Tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên đề cho giáo viên có cơ hội tham gia các lớp bồi dưỡng về an toàn khi tham gia giao thông.
- 20 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP - Qua 12 tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5 Tuổi A2 trong Trường Mầm non Nhân Thắng” với 33 cháu ở nhóm lớp tôi đã thu được kết quả như sau: * Bảng thống kê kết quả khảo sát trẻ sau khi thực hiện biện pháp: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện biện pháp STT NỘI biện pháp DUNG Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ trẻ % % 1 Trẻ biết ý thức chấp hành luật giao 27/33 81,8% 15/33 45,5 % thông 2 Nhận biết biển báo, một số luật lệ giao 25/33 75,8% 30/33 90,9% thông quen thuộc 3 Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia một 20/33 60,6% 29/33 87,8% số trò chơi về an toàn giao thông 4 Biết được hậu quả khi vi phạm an toàn 15/33 45,5 % 27/33 81,8% giao thông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn