Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển ngôn ngữ; Giúp trẻ 24- 36 tháng thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, sự tò mò của trẻ, giúp trẻ hình thành kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 -36 THÁNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUA HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Tên tác giả: Phùng Thanh Huyền Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Hồng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2022 – 2023 1|18
- STT Tran MỤC LỤC g 2
- Phần thứ Đặt vấn đề 3 nhất 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu. 3 Đối tượng nghiên cứu. 4 Đối tượng kháo sát, thực nghiệm 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài. Phần thứ Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề 5 hai 1 Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 5 1.1 Cơ sở lí luận 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 5 2 Khảo sát thực trạng 5 2.1 Thuận lợi và khó khăn 2.2 Khảo sát chất lượng đầu năm 3 Các biện pháp thực hiện 6 4 Biện pháp thực hiện.(Biện pháp thực hiện từng phần) 6 4.1 Dùng thủ thuật khi dạy trẻ nhận biết kết hợp sử dụng phương tiện hiện đại 4.2 Chọn nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài 4.3 Chọn trò chơi phù hợp với đề tài kết hợp làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động 3|18
- 4.4 Sửa tật nói ngọng, nói lắp cho trẻ thông qua xem tranh ảnh sách báo 4.5 Nghiên cứu phương pháp dạy để thu hút trẻ kết hợp dạy trẻ mọi lúc mọi nơi 4.6 Phối kết hợp giữa giáo viên trong lớp và phụ huynh học sinh 5 Kết quả thực hiện 15 Phần thứ Kết luận và khuyến nghị 17 ba 1 Kết luận 17 2 Khuyến nghị 17 Phần thứ Tài liệu tham khảo 18 tư 4
- PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đúng vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ chính là công cụ để trẻ nhận thức và giao tiếp góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc hướng dẫn và dạy cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng học tốt hoạt động nhận biết nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì ở lứa tuổi nhà trẻ còn non nớt, vụng về, cần được chăm sóc kỹ lưỡng về mọi mặt cả tinh thần lẫn thể chất. Nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. Trẻ được ba mẹ và mọi người dạy tập nói, trong đó cô giáo là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, bảo ban, chỉ bảo cho trẻ mọi điều, và việc quan trọng hơn cả là người giáo viên phải chú ý quan tâm đến trẻ hơn về mặt trẻ có nói đúng ngữ pháp không, có đủ câu chưa, có nói ngọng hay không,….Qua đó trẻ được làm quen thêm về một số hoạt động của lứa tuổi nhà trẻ trong đó có hoạt động nhận biết là điển hình: - Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. - Trẻ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. - Trẻ được làm quen và hình thành khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi ở lớp, qua các giờ học và qua các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng đó. Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng. Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô một cách mạch lạc, to, rõ ràng là cả quá trình cô phải trao dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ dưới các hình thức, cũng như giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung của hoạt động nhận biết. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển ngôn ngữ. 5|18
- Giúp trẻ 24- 36 tháng thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, sự tò mò của trẻ, giúp trẻ hình thành kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3.Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết 4.Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Trẻ 24 – 36 tháng tuổi, lớp nhà trẻ D3. Số lượng 15 trẻ 5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tình cảm - Phương pháp trực quan hình ảnh - Phương pháp dùng lời nói - Phương pháp trực quan, minh họa - Phương pháp thực hành - Phương pháp sử dụng các trò chơi - Phương pháp luyện tập - Phương pháp đánh giá nêu gương 6.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài - Năm học 2022- 2023 tôi được phân công là giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng với số trẻ là 15 cháu. - Đề tài được thực hiện trong năm học từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. 6
- PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề. 1.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Đặc biệt đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh.....Mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để giúp trẻ khám phá tốt các ngành giáo dục mầm non đã thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, trong đó hoạt động nhận biết ở lứa tuổi 24 – 36 tháng, vì lứa tuổi này là lứa tuổi của những câu hỏi tại sao? Vì trẻ luôn ngỡ ngàng trước cuộc sống và môi trường xung quanh. Qua sự giải thích của cô, đàm thoại giữa cô và trẻ, trẻ được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, được mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh, trẻ hiểu được sự vật hiện tượng, những chuẩn mực về hành vi đạo đức gần gũi với trẻ. Đặc biệt với phương pháp tích hợp ở hoạt động này trẻ còn phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của mình qua các hoạt động khác như hoạt động âm nhạc, hoạt động với đồ vật….Mặc dù hoạt động này có những ưu điểm đồng thời cũng còn rất nhiều khó khăn. 2. Khảo sát thực trạng 2.1. Mét sè thuËn lîi vµ khã kh¨n a. Thuận lợi Được ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm cho toàn khối. 7|18
- Giáo viên có đủ trình độ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. b. Khó khăn: Trẻ đang sống cùng gia đình, khi đến trường lớp hoàn toàn mới lạ với trẻ do đó nhiều trẻ còn nhút nhát, rụt rè, cô hỏi trẻ cũng không nói. Đồ dùng để phục vụ hoạt động học chưa đáp ứng nhu cầu của hoạt động. Nhiều cháu nói ngọng, nói lắp. 2.2. Khảo sát chất lượng đầu năm. Khi bắt đầu thực hiện đề tài tôi khảo sát chất lượng của các cháu và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 – 2023 Lớp: D3 (15 trẻ) STT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng (%) ( %) 1. Trẻ nói đủ câu 8 53,3 7 46,7 2. Trẻ diễn đạt rõ ý 9 60 6 40 3. Trẻ không nói ngọng, nói 10 66,7 5 33,3 lắp. Từ thực trạng trên tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nói rõ hơn và đầy đủ câu hơn. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 3.Các biện pháp thực hiện. 3.1.Dùng thủ thuật khi dạy trẻ nhận biết kết hợp sử dụng phương tiện hiện đại 3.2.Chọn nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài. 3.3.Chọn trò chơi phù hợp với đề tài kết hợp làm đồ dung đồ chơi phục vụ hoạt động. 3.4.Sửa tật nói ngọng, nói lắp cho trẻ thông qua xem tranh ảnh, sách báo để phát triển ngôn ngữ 3.5.Nghiên cứu phương pháp dạy để thu hút trẻ kết hợp dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. 3.6.Phối kết hợp giữa giáo viên trong lớp và phụ huynh học sinh 4. Biện pháp thực hiện ( biện pháp thực hiện từng phần). 4.1. Biện pháp 1: Dùng thủ thuật khi dạy trẻ nhận biết, kết hợp sử dụng phương tiện hiện đại. 8
- Hoạt động nhận biết là một hoạt động học rất đa dạng và phong phú về ngôn từ. Tôi đã sử dụng một số thủ thuật để dạy trẻ như: Tôi sử dụng ti vi hay máy tính để phát tiếng kêu của các con vật cho trẻ đoán hoặc cho trẻ bắt chước tiếng kêu, động tác của đối tượng để trẻ đoán tên và ngược lại, hay gợi ý một số đặc điểm nổi bật của đối tượng để trẻ đoán tên. Quá trình đó tôi thấy trẻ hào hứng học bài hơn và thích được nói hơn. Trong khi trẻ dần hứng thú tôi dần hướng trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Hơn nữa, với điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú học hỏi cho trẻ. Bên cạnh đó một cách mới và vô cùng hấp dẫn với trẻ đó là việc xây dựng những giáo án điện tử. Trong năm học vừa qua tôi học hỏi xây dựng được những giáo án điện tử nhằm tiến hành các hoạt động học hấp dẫn đối với trẻ. Thường trong những giờ cho trẻ học hoạt động nhận biết và nhận biết phân biệt tôi sử dụng hình ảnh động trong slide sẵn có. Ví dụ: Trong hoạt động nhận biết. Đề tài: Gà con, vịt con xinh xắn. Bước1: gây hứng thú giới thiệu bài: ( Cô sử dụng hình thức xem phim) Tận dụng nhạc của bài “ Chim bay” cô và trẻ cùng xem phim về các con vật sẽ định học để trẻ củng cố lại kiến thức về các con vật dẫn dắt vào chủ đề Những con vật đáng yêu. Cũng như vào nội dung bài chính. Bước 2: Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố, hình ảnh bằng các hình thức: + Với con vịt: Cô dùng câu đố: Con gì có cán Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng? (Minh chứng 2: Hình ảnh trong giờ nhận biết tập nói) Thông qua mỗi hình thức làm quen với một số con vật gần gũi thì trẻ được củng cố, nói nhiều lần sao cho chính xác từ và tên các con vật cần làm quen và tìm hiểu thêm về một số bộ phận đơn giản của con vật đang tìm hiểu.( Mỏ, chân, cánh….. thức ăn yêu thích….). Lúc đầu cho trẻ nói tên con vật to, rõ ràng cùng cả lớp 2-3 lần. Sau đó cá nhân trẻ được nói 6-7 trẻ. 4.2. Biện pháp 2: Chọn nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài. 9|18
- Để đảm bảo cho giờ học thật sự thoải mái cho cô và trẻ, đặc biệt là sự phát triển khả năng tư duy, sáng tạo thì việc lựa chọn nội dung tích hợp của từng bài dạy thực sự quan trọng, nó quyết định đến kết quả của giờ học. Đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ cần phải biết được 3 màu cơ bản ( xanh, đỏ, vàng). Vì vậy theo từng đề tài đã lên sẵn tôi thay đổi, lựa chọn hình thức để dạy trẻ. Ví dụ: Đề tài: “ Một số đồ dùng trong gia đình” ( bàn, ghế, tủ, giường). Nội dung tích hợp: Chọn đồ dùng màu vàng, với đề tài này tôi thay đổi nội dung tích hợp bằng: Xếp bàn, ghế, giường với hình thức: “ Các con hãy chọn cho cô khối gỗ màu xanh để xếp cái bàn và cái ghế, còn khối gỗ màu đỏ để xếp giường”. Ngoài ra, tôi sắp xếp đồ dùng như giường để cho búp bê nằm, xếp bàn, xếp ghế và để sẵn chén trên bàn ở cuối lớp. Sau giờ học tôi cho trẻ đến thăm quan để hệ thống lại bài dạy giúp trẻ hiểu được rõ hơn. Qua đề tài : “ Các con vật sống dưới nước ”. ( con cá, con tôm,con cua, con ốc). Tôi chọn nội dung tích hợp: Xâu con cá, con tôm màu vàng. Tôi làm con cá, con tôm, con cua, con ốc có nhiều màu sắc khác nhau, có lỗ để xâu. Tôi bỏ cá, tôm, cua, ốc vào chiếc rổ. Tôi nói “ Các con hãy bắt những con tôm, con cá nào có màu vàng để xâu vào dây xem ai bắt được nhiều tôm nhiều cá”. (Minh chứng 3: Trẻ xâu tôm, cá có màu vàng) Qua phương pháp này, không những đảm bảo cho các cháu chọn được màu sắc còn cho các cháu được hoạt động với đồ vật và phát huy khả năng sáng tạo của mình, giúp trẻ hiểu được cách làm ra sản phẩm ( Bàn, ghế, giường) phù hợp hơn khi cho trẻ xâu con cá, con tôm. Với hình thức này, giữa cô và trẻ cảm thấy thoải mái hơn nên giờ học đạt kết quả cao. 4.3.Biện pháp 3: Chọn trò chơi phù hợp với đề tài kết hợp là đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động Phần trò chơi của hoạt động nhận biết đóng vai trò hết sức quan trọng, không những tạo cho trẻ sự thoải mái, hưng phấn; sau những phần trẻ tập trung vào quan sát luyện tập tôi còn giúp trẻ hệ thống lại toàn bộ kiến thức mà cô đã cung cấp. Vì vậy tôi đã áp dụng những trò chơi phù hợp với từng đề tài như: Ví dụ: qua đề tài “ Các loại quả” tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kỳ diệu”. Tôi cho quả vào trong chiếc túi, cho trẻ sờ vào và đoán xem đó là quả gì? Vỏ quả như thế nào? ( nhẵn hay sần sùi). Ở đề tài “ Những con vật nuôi trong gia đình” . Tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Đoán và bắt chước tiếng kêu các con vật”. Cô giả làm tiếng gáy “ Ò ó o” tôi hỏi các cháu con gì gáy thế? Thưa cô “ Con gà trống”. Thế con gà trống gáy làm 10
- sao? Gáy “ Ò ó o”. Cứ như vậy tôi cho trẻ đoán và bắt chước tiếng con vịt, con gà mái.... Sang đề tài “ Các loại hoa” tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Hoa gì biến mất”. Tôi làm những bông hoa hồng màu đỏ, cúc màu vàng...bằng xốp... Tôi đặt những bông hoa vào chiếc bình và cho trẻ chơi “ Trời tối - trời sáng”, trời tối cả lớp nhắm mắt vờ như ngủ, tôi cất đi một bông hoa. Khi nói trời sáng cả lớp cùng mở mắt ra. Tôi hỏi hoa gì đã biến mất? Hoa hồng màu gì? Sau đó cho trẻ tiếp tục chơi. Qua những trò chơi như vậy đã gây được sự hứng thú và thoải mái cho trẻ. Giúp trẻ luyện được phát âm và phát triển rất tốt về khả năng suy đoán tư duy cho trẻ. Để hoạt động học đạt kết quả cao tôi luôn cố gắng làm những đồ dùng sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và mức độ an toàn cho trẻ. Tôi tận dụng những chai nước rửa bát, vỏ chai C2, vỏ sữa Fisty, vỏ sữa chua, xốp để làm một số đồ dùng trong gia đình bé”. (Minh chứng 4: Bộ ca cốc uống nước làm bằng vỏ sữa chua) 4.4. Biện pháp 4: Sửa tật nói ngọng, nói lắp cho trẻ thông qua xem tranh ảnh, sách báo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ là một nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục Mầm non. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh. Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng, dùng đúng ngữ điệu thích hợp ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ trong đó có ở hoạt động nhận biết, vì đây là hoạt động học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó trong từng hoạt động dạy tôi đã sử dụng chính xác tiếng phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương để dạy, phát âm rõ đúng từ ngữ. Qua thực tế lớp tôi có 15 cháu nói ngọng, nói lắp như phát âm nhiều lần mới được một từ, trong đó 10 cháu nói ngọng âm L thành âm N; âm L thành V; Tôi dùng tranh ảnh minh họa cho các từ khó như: hoa Lan - quả Na.; Hoa lan- Quả vải ...cho trẻ xem để trẻ phát âm chính xác hơn. Trong hoạt động học, tôi thường xuyên gọi những cháu nói ngọng, nói lắp để trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ phát âm đúng. Tập cho trẻ sự tự tin bình tĩnh khi đàm thoại giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ động viên, khuyến khích khi trẻ phát âm gần đúng và khi phát âm đúng. Thông qua tranh ảnh, tôi thấy các cháu nói được rất nhiều về sự hiểu biết của mình như: Tên con vật, đặc điểm của chúng. Trẻ nói một cách tự nhiên thoải 11 | 1 8
- mái theo ý hiểu của mình. Ở đây tôi đã dạy trẻ phát triển được ngôn ngữ và phát triển cho trẻ kỹ năng xem sách, lật sách. (Minh chứng 5: Cho trẻ xem tranh hoa lan và quả na để trẻ phát âm đúng) 4.5. Biện pháp 5: Nghiên cứu phương pháp dạy để thu hút trẻ kết hợp dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Để trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt và nắm được bài một cách cơ bản và đầy đủ nhất, người giáo viên cần phải nghiên cứ kỹ phương pháp của hoạt động học trước khi dạy trẻ. Một hoạt động nhận biết tiến hành đầy đủ 3 bước: Quan sát - luyện tập - trò chơi. Khi quan sát vật, cô không nên nói ra ngay tên gọi, đặc điểm của vật, mà nên đặt thành câu hỏi ngắn gọn, chính xác để hướng sự chú ý của trẻ và phát huy tính chủ động tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và đặt câu hỏi cho trẻ nhắc lại. Trong bước luyện tập, cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi đối với trẻ như: Con gì đây? Cái gì đây? Để làm gì? Với cùng một nội dung cô có thể dẫn dắt dưới nhiều dạng câu hỏi khác nhau ( Gà mái kêu như thế nào? Con gì kêu cục tác cục ta?). Phần trò chơi có thể cho trẻ chơi trò chơi lựa chọn các con vật, chọn tranh lô tô, hay thi xem ai nói nhanh.... Từ những phương pháp cơ bản đó tôi thấy trẻ tiếp thu rất tốt về ngôn ngữ và kiến thức của bài dạy. (Minh chứng 6: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua hoạt động góc) Để phát triển ngôn ngữ được tốt qua hoạt động nhận biết thì không chỉ dạy trẻ ở các giờ hoạt động chung mà cần phải dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như trong giờ đón, trả trẻ, hoạt động góc. Tôi tận dụng thời gian trò chuyện với trẻ để trẻ có cơ hội được giao lưu, thể hiện những điều mà trẻ được trải nghiệm. Qua việc rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua hoạt động nhận biết rất tốt. Trẻ rất hứng thú học bài và trả lời được các câu hỏi của cô, do đó chất lượng của hoạt động nhận biết được nâng lên rõ rệt. 4.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa giáo viên trong lớp và phụ huynh học sinh. Sự kết hợp giữa giáo viên trong lớp với nhau và với phụ huynh học sinh là hết sức cần thiết. Qua sự phối hợp này giúp tôi đưa ra được các biện pháp thống nhất để cùng nhau dạy trẻ tốt hơn. 12
- * Đối với giáo viên: Tôi lên kế hoạch chuyên môn của từng tháng, trong tháng đó cần làm những đồ dùng gì? Dạy trẻ những gì? Đưa ra cùng bàn bạc thống nhất giữa các thành viên trong nhóm. *Đối với phụ huynh: Ngoài những lúc ở bên cô, những giờ còn lại cháu ở nhà với cha mẹ, được trò chuyện với cha mẹ những lúc đó các cháu được cha mẹ uốn nắn, sửa sai từ ngữ, giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh. Vì vậy tôi đã kết hợp với phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con nói ngọng, nói lắp để cùng sửa cho trẻ. Ví dụ: Qua đề tài “ Gia đình bé” tôi đã trao đổi với phụ huynh cần nói cho cháu biết trong nhà cháu có những ai? Bố mẹ cháu làm gì? Hay về các con vật nuôi: Cần cho trẻ biết trong nhà có những con vật gì? Tiếng kêu của các con vật đó ra sao?..... Khi cho trẻ ăn quả cần cho trẻ biết tên gọi của quả, mùi vị của quả, khi ăn quả phải gọt vỏ, bỏ hạt nếu có…… Hay đề tài về “ Đồ dùng trong gia đình” tôi trao đổi với phụ huynh cần cho cháu biết những đồ dùng trong gia đình và công dụng của chúng: như chỉ cho cháu biết cái tủ để đựng đồ chơi, quần áo. Giường để nằm ngủ, bàn ghế để ngồi ăn cơm, uống nước, học bài. Giúp cho trẻ có ấn tượng về đồ dùng để đến giờ dạy trẻ học một cách dễ dàng hơn. (Minh chứng 7: Giáo viên trao đổi với phụ huynh sửa tật nói ngọng, nói lắp cho trẻ) Qua biện pháp phối kết hợp giữa giáo viên với nhau, giáo viên với phụ huynh đã giúp cho trẻ tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn, đạt kết quả cao hơn và đặc biệt giúp tôi rất nhiều trong việc sửa tật nói ngọng, nói lắp cho trẻ. 5. Kết quả thực hiện Qua một năm thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết” cho trẻ đến nay tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 2: Bảng thống kê so sánh số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài: Kết quả Đầu Cuối năm STT Nội năm dung Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt 13 | 1 8
- Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ lượng lệ lượng (%) lượng lệ lượn lệ (%) (%) g (%) 1 Trẻ nói đủ câu 8 53,3 7 46,7 13 86, 2 13,3 6 2 Trẻ diễn đạt 9 60 6 40 12 80 3 20 rõ ý 3 Trẻ không nói 10 66,7 5 33,3 14 93, 1 6,7 ngọng, nói lắp. 3 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1.Kết luận: Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục của ngành giáo dục mầm non không những đòi hỏi giáo viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mắt mà người giáo viên phải tích cực học hỏi, tìm tòi sáng tạo để đổi mới nội dung, phương pháp sao cho phù hợp với từng đề tài, phù hợp với điều kiện ở địa phương mình. Đặc biệt đối với hoạt động nhận biết ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi, nhất là người giáo viên phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ để chăm sóc, giáo dục và phải có kiến thức để trả lời chính xác những thắc mắc của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ. Bên cạnh đó cô giáo phải luôn kiên trì uốn nắn, sửa sai những phát âm của trẻ để trẻ nói rõ ràng hơn trong giao tiếp. Một điều không thể thiếu nữa đó là sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm và sự kết hợp với phụ huynh học sinh để có biện pháp chăm sóc, giáo dục các cháu ngày một tốt hơn đồng thời giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về 5 mặt Đức - Trí –Thể - Mỹ và Lao động. 2.Khuyến nghị. * Đối với phòng giáo dục: Kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện, quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm thiết bị dạy học để trẻ được phát triển vốn từ một cách tốt nhất. * Đối với trường: Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, lớp tập huấn… để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Ngoài ra rất mong các bậc phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhiều hơn nữa và cho các cháu ra lớp đều và đúng độ tuổi. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi rất mong được sự đóng góp xây dựng của hội đồng khoa học các cấp, để tôi phát huy hơn nữa khả năng của mình. 14
- Tôi xin cam đoan đề tài này tôi tự viết, không sao chép bất kỳ của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tản Hồng, ngày tháng 3 năm 2023 Tác giả Phùng Thanh Huyền PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3- 36 tháng. 2. Cẩm nang nhà trẻ- mẫu giáo. 3. Tham khảo trên internet 4. Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng đổi mới. 15 | 1 8
- Các minh chứng Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 – 2023 Lớp: D3 (15 trẻ) STT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng (%) ( %) 1. Trẻ nói đủ câu 8 53,3 7 46,7 2. Trẻ diễn đạt rõ ý 9 60 6 40 3. Trẻ không nói ngọng, nói 10 66,7 5 33,3 lắp. Minh chứng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm của trẻ 16
- (Minh chứng 2: Hình ảnh trong giờ nhận biết tập nói) 17 | 1 8
- (Minh chứng 3: Trẻ xâu tôm, cá có màu vàng) 18
- (Minh chứng 4: Bộ ca cốc uống nước làm bằng vỏ sữa chua) (Minh chứng 5: Cho trẻ xem tranh hoa lan và quả na để trẻ phát âm đúng) 19 | 1 8
- (Minh chứng 6: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua hoạt động góc) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn