intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn" nhằm giúp trẻ lại gần nhau hơn, giúp trẻ có những giây phút thư giãn, hứng thú hơn và đặc biệt là kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn

  1. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nói đến hoạt động tạo hình, chúng ta đều hiểu rằng đó là một hoạt động mang tính nghệ thuật, hoạt động đó giúp trẻ phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng. Ở đó trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để phản ánh, miêu tả, từ đó giúp trẻ nhận thức và phản ánh sự vật thông qua các hình tượng nghệ thuật. Khi đến với hoạt động tạo hình, trẻ không chỉ đuợc học vẽ, tô màu, xé dán, mà trẻ còn được rèn luyện các kỹ năng khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay thông qua hoạt động nặn. Trong hoạt động tạo hình thì hoạt động chơi với đất nặn là hoạt động bổ ích, lý thú có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Việc nặn để tạo ra sản phẩm như: Đồ vật, các loại quả, các loại bánh không những mang đến cho trẻ những ấn tượng, xúc cảm mà còn giúp trẻ phát huy sự khéo léo và tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế không phải trẻ nào cũng hứng thú khi chơi với đất nặn, có trẻ hứng thú khi tham gia nhưng cũng có trẻ lại thờ ơ. Việc khích lệ trẻ nặn hình những con vật, để làm những món quà tặng sẽ giúp trẻ thấy hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Vậy làm thế nào để hoạt động nặn trở nên phong phú giúp trẻ lại gần nhau hơn, giúp trẻ có những giây phút thư giãn, hứng thú hơn và đặc biệt là kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn”.
  2. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng: Trong năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy lớp 3-4 tuổi A9, tổng số trẻ 25 trẻ, 11 trẻ trai và 14 trẻ gái. Trong đó có 85% trẻ đã đến trường, còn 15% chưa học qua lớp nhà trẻ. Qua thời gian tiếp nhận lớp, tôi nhận thấy một số mặt ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như sau: 1.1. Ưu điểm: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị đầy đủ đất nặn để trẻ học tập và vui chơi. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn tốt. Đa số phụ huynh quan tâm, phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đã đi học qua lớp nhà trẻ ngoan, có nề nếp học tập. 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Những trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ chưa có nề nếp, thói quen trong sinh hoạt tập thể, còn rụt rè, nhút nhát và thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động. Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý của mình đối với người khác. Giáo viên còn dạy trẻ trên hình thức một chiều, chưa sát sao tìm hiểu ý tưởng của trẻ, còn ngại khi tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, chưa có nhiều hình thức khuyến khích trẻ mạnh dạn phát huy ý tưởng của mình trong những sản phẩm. Nhiều phụ huynh còn mải công việc chưa quan tâm đến rèn các kỹ năng cho trẻ tại nhà nên kỹ năng nặn của nhiều cháu còn kém. BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHƠI
  3. 3 VỚI ĐẤT NẶN CỦA TRẺ ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 Đạt Chưa đạt Tống số STT Nội dung Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % % trẻ 1 - Trẻ có kỹ năng nặn 14/25 56 11/25 44 2 - Trẻ có khả năng sáng tạo 13/25 52 12/25 48 - Trẻ hứng thú, tự nguyện 3 25 14/25 56 11/25 44 tham gia hoạt động nặn - Trẻ tự đặt tên và gọi đúng 4 13/25 52 12/25 48 tên sản phẩm - Trẻ có khả năng tự nhận xét 5 14/25 56 11/25 44 sản phẩm của mình, của bạn Qua khảo sát đánh giá đầu năm, tôi thấy việc dạy cho trẻ biết cảm nhận cái đẹp và hứng thú tham gia vào bộ môn tạo hình là một vấn đề tôi phải đầu tư suy nghĩ. Vậy làm thế nào để trẻ ham thích chơi với đất nặn và tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp từ đất nặn. Từ những suy nghĩ đó tôi đã nghiên cứu tìm tòi ra các biện pháp để giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động tạo hình và khả năng sáng tạo với đất nặn. 2. Biện pháp thực hiện: 2.1. Biện pháp 1: Lên kế hoạch giáo dục và tổ chức rèn luyện cho trẻ: Ngay từ đầu năm học, việc làm đầu tiên sau khi khảo sát kỹ năng của trẻ là lập kế hoạch giáo dục nhằm dạy trẻ những kỹ năng cơ bản về nặn như: nhồi đất, chia đất, xoay tròn, lăn dài, ấn dẹp, bẻ cong. Song với tình hình của lớp tôi có nhiều do đi nam từ khi sinh ra nên về bắc đi học muộn và là lần đầu tiên đến trường, nên vận động tinh của trẻ còn yếu, chưa khéo. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt nên khả năng nắm bắt và vận động cũng khác nhau. Có trẻ thì nắm bắt nhanh do hứng thú với một sản phẩm nào đó, nhưng cũng có trẻ thì ngược lại. Trẻ tỏ ra thờ ơ với mọi việc diễn ra xung quanh cho dù đang ở trong không gian vui tươi, đầy màu sắc. Hàng năm, tôi luôn tìm kiếm các đề tài mới lạ nhưng gần gũi và có sức lôi cuốn trẻ bắt tay vào thực hiện.
  4. 4 Ví dụ: Để giúp trẻ hứng thú với việc tập làm bánh. Tôi đã lên kế hoạch cần chuẩn bị từ bột nặn (bột mì) đến nguyên vật liệu và thời gian tiến hành cho trẻ để trẻ thấy hứng thú khi làm mà không thấy chán. Điều này đòi hỏi phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ vì trẻ chỉ tập trung chú ý trong thời gian ngắn. Đầu tiên, tôi cho trẻ xem các khuôn làm bánh với nhiều kiểu dáng và hình ảnh khác nhau cũng như bánh đã làm sẵn nhằm kích thích hứng thú của trẻ. Ngay lập tức, tất cả trẻ trong lớp đều muốn được tham gia làm bánh. Cứ như thế, tôi luôn kích thích hứng thú của trẻ qua từng ngày. Sau đó tôi tiến hành dạy cho trẻ các kỹ năng nặn, luôn chú ý những trẻ thực hiện chưa khéo, dùng ngữ điệu nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, không la mắng, khuyến khích trẻ để trẻ tự tin khi thực hiện giống cô. Luôn có những câu khen ngợi kịp thời khi trẻ nặn ra được sản phẩm. Và không ngoài mong đợi, tất cả trẻ đều thích thú khi tham gia nặn. Để giúp trẻ hứng thú hơn, hàng ngày tôi đều ghi lại cảnh trẻ đang nặn cùng bạn và tạo thành một đoạn phim để chiếu lên tivi cho trẻ xem, trẻ tỏ ra vô cùng thích thú khi xem thấy hình ảnh quá trình thực hiện của mình và bạn. Từ đó, trẻ sẽ trông ngóng đến giờ để được tham gia chơi với đất nặn cùng các bạn. Trẻ tham gia làm bánh
  5. 5 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học hấp dẫn nhằm khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bản thân: Ngoài việc lập kế hoạch, việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là tạo môi trường hấp dẫn trẻ khi trẻ tới lớp, trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo và bạn bè thì trẻ mới an tâm và thích đến lớp. Từ đó trẻ mới có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Đối với lớp, ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp với không gian thoáng, đơn giản nhưng bắt mắt để gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp, luôn có sự thay đổi phù hợp tạo sự mới mẻ hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ luôn ấn tượng trước những cái mới lạ và cái đẹp. Chính vì vậy, tôi luôn để đồ dùng, đồ chơi đẹp có màu sắc sặc sỡ được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt. Ngoài ra, chỉ cho trẻ thấy được vẻ đẹp của lớp được trang trí rất đẹp bởi các sản phẩm nặn và những vật dụng trang trí. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực, hứng thú hơn. Để đạt được điều đó tôi cho trẻ xem nhiều sản phẩm được làm từ đất nặn. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những sản phẩm đó. Thông qua đó, tôi khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển hứng thú của trẻ khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ nặn. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo, hứng thú của trẻ. Trẻ quan sát sản phẩm từ đất nặn
  6. 6 Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng dạy học mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ và nội dung hoạt động. Có góc tạo hình nghệ thuật mở để trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình khác nhau, các đồ chơi làm bằng đất sét, bột mì, các nguyên vật liệu thiên nhiên cần thiết cho trẻ nặn và thiết kế album giới thiệu về các sản phẩm từ đất nặn có kèm chỉ dẫn cách thực hiện nhằm tạo cho trẻ có thói quen tự chọn lựa đồ chơi và chơi cùng bạn khi về góc chơi. Ban đầu, một số trẻ còn e dè chỉ ngồi xem bạn nặn hoặc chỉ xoay tròn viên đất mãi nhưng tôi đã đến hướng dẫn và lôi cuốn trẻ cùng nặn với bạn và cô. Dần dần, trẻ đã có thói quen nhìn thấy đất nặn là ngồi vào bàn nặn. Và trẻ rất vui khi hoàn thành sản phẩm của mình, và còn vui hơn nữa khi được bạn bè, cô giáo khen ngợi. Cách sắp đặt góc chơi hợp lý, phong phú nguyên liệu luôn là nơi kích thích trẻ hoạt động khám phá, sáng tạo Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động chơi với đất nặn là để cho trẻ tự thể hiện cảm xúc bản thân và không chỉ sao chép những gì các bạn khác đang làm. Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn
  7. 7 hiểu biết, thì khả năng lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động, tôi luôn tìm tòi, nghĩ ra những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó đòi hỏi khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khả năng tạo hình để tạo ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao, vì trẻ học dựa trên sự bắt chước là chủ yếu. 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động trong ngày Để gây hứng thú cho trẻ nặn, thì tùy theo từng chủ đề mà tôi sẽ chuẩn bị phần kiến thức cũng như các loại đất nặn, kể cả đất nặn thật, các trang phục, phụ kiện, nguyên vật liệu. Đối với đất nặn thì tôi luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó tôi chuẩn bị một sản phẩm nặn mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ trong các hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó, giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó, giúp trẻ có kỹ năng hơn trong hoạt động học. Vì thế ở các giờ hoạt động tạo hình cũng như các hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: vật mẫu phải đẹp, nổi bật, và đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát. Khi sản phẩm của trẻ đã được hoàn thành, chúng sẽ được trưng bày ở nơi mà mọi người dễ dàng nhìn thấy. Đặt trên bàn, hoặc trên kệ để các bạn trong lớp quan sát. Qua đó trẻ có thể cảm nhận được công việc của mình quan trọng, được mọi người quan tâm. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú, tự tin hơn cho những lần nặn tiếp theo. Ví dụ: Với chủ đề “Các loại bánh” ở góc tạo hình tôi nặn một số loại bánh có hình dạng khác nhau. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ, tôi gây hứng thú hoạt động nặn cho trẻ bằng cách: Đố trẻ đây là bánh gì? Các loại bánh
  8. 8 này được nặn như thế nào? Nhờ đó, khi thực hiện các đề tài “Nặn các loại bánh” trẻ đã có những hiểu biết và kỹ năng qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin và thực hiện tốt hơn. Bột mì trở thành cái bánh dưới bàn tay trẻ 2.4. Biện pháp 4. Tổ chức hội thi bé khéo tay tại lớp: Nhân dịp các ngày lễ như ngày phụ nữ Việt Nam, ngày nhà giáo Việt Nam. Tôi trao đổi với đồng nghiệp, phối hợp tổ chức hội thi “Bé khéo tay” nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu thẩm mỹ và thể hiện sự sáng tạo góp phần khơi gợi óc nghệ thuật cho trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu cố gắng hơn để cũng tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp như các bạn. Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng nặn của mình. Để khích lệ trẻ tham gia và thể hiện hết mình, khi tổ chức hội thi tôi chuẩn bị sẵn phần thưởng cho trẻ, có thể là những con thú bông nho nhỏ. Như vậy, trẻ sẽ rất thích thú, phấn khởi. Qua đó kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng nặn cho trẻ đạt hiệu quả cao. Bằng hình thức này đã giúp trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực khi tham gia hoạt động nặn và rất hào hứng khi được tham gia nhận giải cũng như được đem sản phẩm của mình về khoe và tặng ba mẹ.
  9. 9 Các bé tham gia hội thi “Bé khéo tay” Các bé nhận giải sau hội thi
  10. 10 2.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh Cha mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của trẻ và cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Để đạt kết tốt nhất trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp, tôi luôn tạo niềm tin và sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về hoạt động nặn của trẻ ở lớp để phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động nặn và rèn luyện củng cố các kỹ năng cho con tại nhà. Hình ảnh cô giáo trao đổi cùng phụ huynh Ví dụ: Với đề tài: “Nặn các loại bánh” tôi hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: Đây là bánh gì? Có dạng hình gì? Được dùng vào dịp nào? Như vậy, với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động nặn. Đưa phụ huynh đến gần trẻ và nhà trường hơn để cùng phối hợp thống nhất biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
  11. 11 3. Kết quả (Áp dụng thực tiễn) 3.1. Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn” tôi đã thu được kết quả sau: * Về phía trẻ: Đa số trẻ ở lớp tiến bộ rất nhiều, từ rụt rè, nhút nhát khi thực hiện hoạt động nặn nay trở nên mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn. Khi trẻ được học và chơi với đất nặn, dường như mọi khoảng cách đều tan biến, dù trẻ đang ở ngoài hay trong lớp học thì cũng đều nhanh chóng vào chỗ và cùng nhau nặn, chỉ còn những nụ cười, sự say sưa dễ thương, không có sự khác biệt giữa các trẻ, tất cả chỉ là sự hứng thú. Hầu hết các trẻ trong lớp tôi đều phấn khởi khi đi học, trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có những phản xạ phù hợp với môi trường mới, thích thú khi được tham gia nặn. Kỹ năng nặn của trẻ được tốt hơn, có sự bền bỉ dẻo dai hơn. Các thao tác của trẻ trở nên thuần thục và chính xác hơn rất nhiều. * Về phía giáo viên: Về bản thân tôi, qua quá trình thực hiện tôi thấy tay nghề được nâng cao, tự tin hơn khi lựa chọn các đề tài nặn để dạy cho trẻ hình thành, hoàn thiện và phát triển những kỹ năng nặn thành thạo cho trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người: tính tập thể, tính chủ động, trẻ cảm thấy hứng thú và mạnh dạn tự tin khi tham gia tất cả các hoạt động cùng bạn. * Về phía phụ huynh: Tạo được sự an tâm nơi phụ huynh, phụ huynh yên tâm gửi con và hỗ trợ về nguyên vật liệu, luôn gần gũi, lắng nghe và chia sẻ. 3.2. Điều chỉnh bổ sung sau khi thực hiện: Sau một thời gian áp dụng “Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn” đã góp phần nâng cao về mặt thẩm mỹ và kích thích sự hứng thú, sáng tạo cho trẻ. Từ đó trẻ tích cực trong tất cả các hoạt động tại lớp.
  12. 12 Để thực hiện tốt vai trò là một giáo viên bản thân tôi xin đưa ra một số điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm như sau: Một là: Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua và không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi cho bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ. Hai là: Lồng ghép một số bài thơ, bài hát, ca dao theo hướng phù hợp để tạo sự hứng thú hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Ba là: Nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm giúp cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp để tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. 4. Kết luận: Hoạt động chơi với đất nặn là hoạt động bổ ích, lý thú có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Việc nặn để tạo ra sản phẩm như: Đồ vật, các loại quả, các loại bánh không những mang đến cho trẻ những ấn tượng, xúc cảm mà còn giúp trẻ phát huy sự khéo léo và tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Hoạt động chơi với đất nặn là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ thể hiện cảm xúc và sự khéo léo của bản thân. Không chỉ tạo cơ hội cho trẻ lại gần nhau một cách thoải mái, mà còn giúp trẻ thể hiện ý tưởng sáng tạo của bản thân qua sản phẩm nặn. Từ đó, giúp trẻ học được đức tính cẩn thận, kiên trì, kiên nhẫn khi thực hiện công việc. 5. Kiến nghị, đề xuất : 5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Giáo viên trong tổ thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ để rút ra kinh nghiệm. Mỗi tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần để chị em học tập trao dồi kiến thức. 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường: Cần tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Cần trang bị thêm nguyên vật liệu, khuôn mẫu phong phú để thu hút trẻ trong quá trình học tập, đồng thời góp phần tạo môi trường hoạt động của trẻ được phong phú, đa dạng hơn. 5.3. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo : Tiếp tục tổ chức thêm nhiều các buổi giao lưu chuyên môn, các chuyên đề về lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ để giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
  13. 13 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BẢNG 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHƠI VỚI ĐẤT NẶN CỦA TRẺ CUỐI NĂM HỌC 2021-2022 Đạt Chưa đạt Tống số TT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ % trẻ % 1 - Trẻ có kỹ năng nặn 22/25 88 3/25 12 2 - Trẻ có khả năng sáng tạo 23/25 92 2/25 8 - Trẻ hứng thú, tự nguyện 3 22/25 88 3/25 12 tham gia hoạt động nặn 25 - Trẻ tự đặt tên và gọi đúng 4 23/25 92 2/25 8 tên sản phẩm - Trẻ có khả năng tự nhận xét 5 23/25 92 2/25 8 sản phẩm của mình, của bạn BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM HỌC VÀ CUỐI NĂM HỌC 2021-2022 Đầu năm Cuối Tống số Tăng TT Nội dung học năm học trẻ Đạt Đạt Tỷ lệ % 14/25 22/25 1 - Trẻ có kỹ năng nặn 32 56% 88% 13/25 23/25 2 - Trẻ có khả năng sáng tạo 40 52% 92% - Trẻ hứng thú, tự nguyện 25 14/25 22/25 3 32 tham gia hoạt động nặn 56% 88% - Trẻ tự đặt tên và gọi đúng tên 13/25 23/25 4 40 sản phẩm 52% 92% - Trẻ có khả năng tự nhận xét 14/25 23/25 5 36 sản phẩm của mình, của bạn 56% 92% PHẦN IV: CAM KẾT
  14. 14 Tôi xin cam đoan báo cáo về “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa hứng thú, sáng tạo trong hoạt động chơi với đất nặn” không sao chép, không vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là hoàn toàn trung thực. Nếu phát hiện vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trên đây là báo cáo tôi đã áp dụng tại lớp mẫu giáo 3 tuổi A9 trường Mầm non Tam Đa, rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên để báo cáo của tôi được hoàn thiện và nhân rộng hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tam Đa, ngày 11 tháng 11 năm 2022 GIÁO VIÊN (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thực
  15. 15 Đánh giá nhận xét của tổ/nhóm chuyên môn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………….......................………… TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………......................…………………………………………………. HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2