Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân" nhằm nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nên tác giả đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân
- PHỤ LỤC Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1. Lý do chọn đề tài: II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2 1.Tình hình chung: 2 1.1. Thuận lợi: 2 1.2. Khó khăn: 2 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 3 1. Biện pháp 1: Khảo sát sự hiểu biết của phụ huynh về tầm quan trọng của 3 việc giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân 2. Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh cá nhân 4 3. Biện pháp 3: Lồng ghép phương pháp giáo dục tiên tiến giúp giáo 7 dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày. 4. Biện pháp 4: Tăng cường phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ 19 biết giữ vệ sinh cá nhân 5. Biện pháp 5:Tăng cường phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ 20 biết giữ vệ sinh cá nhân IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 22 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai” Đó cũng là lỗi trăn trở của cá nhân tôi cũng như của toàn xã hội. Mong muốn một thế hệ trẻ trong tương lai khoẻ mạnh, có kỹ năng tốt trong cuộc sống, Trẻ lứa tuổi mầm non rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng của trẻ kém. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giáo dục trẻ giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đặc biệt là kỹ năng “biết giữ gìn vệ sinh cá nhân”. hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Việc vệ sinh cá nhân như : Đánh răng , rửa tay, rửa mặt,….là những việc vệ sinh cá nhân đơn giản, nhưng qua đó hình thành thói quen tự lập, tự giác cho trẻ, đồng thời giúp trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân, một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất. Bản thân tôi xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình, phải suy nghĩ phải làm thế nào để hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Rửa tay, rửa mặt, súc miệng nước muối ….một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi mình rằng: Sẽ làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nên tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân” * Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022-2023 * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. * Phạm vi nghiên cứu: Lớp B2, trường mầm non A Văn Điển 1
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm chung: Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Tổng số trẻ trong lớp 33 cháu, trong đó có 15 nữ, 18 nữ. Đa số học sinh là trẻ có hộ khẩu trên địa bàn. 1.1. Thuận lợi: - Nhà trường thường xuyên phát huy tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ - Ban giám hiệu luôn quan tâm đặt việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác triển khai kế hoạch hàng tháng - Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. - Bản thân là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. Chủ động xây dựng các hoạt động tại lớp, luôn dành tình yêu thương, tận tụy cho trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục. - Trẻ đi học chuyên cần cao do vậy được tham gia nhiều hoạt động giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân. 1.2. Khó khăn: * Về phía lớp: Diện tích lớp nhỏ hẹp nên không gian để trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân hàng ngày còn gò bó cho trẻ. * Về phía Giáo viên: Ngoài việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ giáo viên Mầm non hiện nay còn phải thường xuyên cập nhật đổi mới chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin. * Về phía Trẻ: - Đa số trẻ thụ động, ngại giao tiếp, một số trẻ lại rất nhút nhát, khép mình, không có sự mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động. Một số trẻ rất hiếu động, có biểu hiện tăng động, nên thường chạy nhảy theo ý mình, chưa ý thức được về vệc vệ sinh cá nhân của mình, trẻ còn hiếu động đùa nghịch cũng như sự tập chung chú ý còn rất kén nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động. Đa số trẻ chưa có kỹ năng làm việc theo nhóm. - Một số cháu rất ích kỷ, sẵn sàng tranh dành đồ chơi với bạn, một số cháu có thói quen ăn uống chưa tốt: chỉ ăn cơm trắng, cơm chan canh ... 2
- Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nhiều trẻ phải nghỉ học về quê; không được đến trường không được đến trường, nghỉ ngắt quãng ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen vệ sinh các nhân, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi. - Đa số trẻ thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân chưa đúng cách, đúng qui trình. * Về phía phụ Huynh: - Một số phụ huynh thường xuyên làm giúp “ Làm hộ” trẻ khi ở nhà khiến trẻ không có kỹ năng vệ sinh cá nhân do đó trẻ không biết giữ vệ sinh cá nhân đúng cách, không có thói quen tự lập tự giác. - Một số phụ huynh chưa thực sự chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nên công tác phối hợp với cô cùng giáo dục còn chưa đạt hiệu quả tốt. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp 1: Khảo sát sự hiểu biết của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân Phụ huynh là những người gần gũi nhất với trẻ, vì vậy tôi khảo sát nhằm nắm được nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết của việc giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân. Từ đó, làm tiền đề xây dựng các biện pháp khác sau này. * Cách làm cũ: Năm học trước tôi xây dựng phiếu khảo sát rồi in, phát cho phụ huynh. Sau đó thu lại phiếu, kết hợp với giáo viên ở lớp tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát trẻ. Cách làm này mất nhiều thời gian và công đoạn, hơn nữa khi thu lại phiếu, nhiều phụ huynh hay quên ở nhà hoặc bận chưa làm, có phụ huynh lại làm mất phải phát lại phiếu nên gây khó khăn cho giáo viên. * Cách làm mới: Năm học này tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện khảo sát thông qua Google biểu mẫu: Tôi làm phiếu khảo sát trên Google biểu mẫu, gửi cho phụ huynh đường link của Google biểu mẫu mà tôi xây dựng. Phụ huynh điền thông tin rồi gửi lại cho giáo viên. Giáo viên chỉ việc tổng hợp câu trả lời bằng Excel trích xuất từ Google biểu mẫu. BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA TRẺ Đầu năm Nội dung Đạt Chưa đạt Tổng Số Tỷ lệ % Tổng Số Tỷ lệ % 3
- Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng 11/33 32% 22/33 68% Kỹ năng rửa mặt 12/33 29% 29/33 71% Kỹ năng đánh răng 10/33 24,4% 31/33 75,6% Kỹ năng xúc miệng nước muối 14/33 34% 27/33 66% Đi vệ sinh đúng nơi quy định 21/33 51% 20/33 49% Kỹ năng tự đi giày, dép 19/33 46% 22/33 54% 2. Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh cá nhân Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch khảo sát trẻ và kết hợp với giáo viên cùng lớp xây dựng một kế hoạch cụ thể rèn vệ sinh cá nhân cho trẻ trong từng tháng. Tôi xác định và quyết tâm phải rèn cho trẻ những kĩ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có một thói quen vệ sinh nhất định, luôn luôn tự giác trong các hoạt động ở trường, lớp. Vì trẻ vừa mới lên lớp 4 tuổi nên rất nhiều trẻ kĩ năng vệ sinh cá nhân chưa tốt nên tôi xác định sẽ rèn trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tôi đặc biệt chú ý, quan tâm nhiều hơn đến những trẻ mới đi học, trẻ chậm và trẻ còn non tuổi. Tôi đã lập một bảng kế hoạch theo tháng như sau: Thời gian Nội dung kỹ năng cần rèn Ứng dụng vào thực hiện các hoạt động Tháng 9 * Kĩ năng tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh cá nhân: - Hướng dẫn trẻ biết tự cất giày dép ba lô đúng - HĐ đón trả nơi quy định. trẻ - Rèn trẻ biết tự đi vệ sinh đúng nơi qui định: - Trò chơi: “Ai +Biết xả nước sau khi đi vệ sinh ngoan hơn” + Biết gọi người lớn sau khi đi đại tiện, biết rửa -HĐ vệ sinh, tay sau khi đi vệ sinh ăn ngủ - Dạy trẻ biết lấy cốc uống nước và úp cốc đúng - Thực hiện vệ nới qui định. sinh trước và - Rèn kĩ năng lau mặt đúng cách sau khi ăn - Rửa tay bằng xà phòng đúng qui trình. 4
- + Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ - HĐC sinh và sau khi vui chơi. HĐ ăn , ngủ, vệ sinh(vệ sinh trước và sau khi ăn) Tháng 10 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng lau mặt đúng cách - HĐ vệ sinh, - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng xúc miệng nước muối. ăn ngủ - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng rửa tay bằng xà phòng - HĐC đúng qui trình. Tháng 11 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng lau mặt đúng cách - HĐ vệ sinh, - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng xúc miệng nước muối. ăn ngủ - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng rửa tay bằng xà phòng - HĐC đúng qui trình. * Dạy trẻ cách xử lý khi có mũi + Trẻ biết dung khăn giấy,dùng 2 bàn tay cầm -HĐ trong khăn giấy hỉ mũi,xì thật mạnh sau đó cho giấy ngày vào thùng rác. - HĐC Tháng 12 - Rèn trẻ biết cần phải thay quần áo khi nào? - HĐ trong + Khi bị đại , tiểu tiện hoặc bị đổ cơm canh ra ngày quần áo biết gọi người lớn thay. - Dạy trẻ không mút tay, ngoáy mũi: + Biết giữ gìn đôi tay và các giác quan trên cơ - HĐC, nhắc thể, không mút tay, ngoáy mũi, không dụi mắt nhở trẻ mọi tay bẩn sẽ làm đau mắt. lúc, mọi nơi. Tháng 1 - Dạy trẻ vệ sinh ăn uống + Không bốc thức ăn để tránh bị bẩn,bị bỏng - HĐ giờ ăn, + Không làm đổ vãi thức ăn ra quần áo để tránh - HĐC cơm canh nóng có thể bị bỏng, bị bẩn áo quần. + Không ăn uống trên giường trước khi đi ngủ. -Dạy trẻ không nghịch bẩn ở những chỗ mất vệ - HĐNT, HĐC, sinh. làm bài tập giấy 5
- Tháng 2 - Ôn kĩ năng thay quần áo khi thấy bị ướt,bị bẩn - HĐC - Dạy trẻ kĩ năng chải tóc: + Biết chải đầu gọn gàng sau khi ngủ dậy. - HĐG -Rèn trẻ biết giữ vệ sinh: HĐ trong ngày + Không nghịch nước, xà phòng để khỏi bị ướt, bẩn quần áo. -HĐC,nhắc + Không xả rác bừa bãi ra nhà vệ sinh để tránh nhở thường gây mất vệ sinh tắc bồn cầu. xuyên - Trò chơi: “Ai làm đúng” Tháng 3 - Ôn lại kỹ năng xúc miệng nước muối và uống - HĐ sau giờ nước sau khi ăn xong. ăn - Rèn trẻ đánh răng đúng cách: - HĐC, HĐG + Nắm được cách đánh răng đúng cách. Nhắc - Trò chơi: “Bé nhở trẻ luôn phải đánh răng sáng , tối để có hàm làm bác sĩ răng trắng , khỏe mạnh , hơi thở thơm tho khám rang” - Dạy trẻ kĩ năng vệ sinh cơ thể: + Giữ gìn đầu tóc, mặt mũi, quần áo gọn gàng -HĐC sạch sẽ + Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để có- HĐ đón , trả một cơ thể khỏe mạnh. trẻ - Trò chơi: “Bé nào xinh” Tháng 4 - Ôn lại kỹ năng vs cơ thể - HĐ đón , trả - Ôn lại cách đánh răng:Củng cố lại kĩ năng đánh trẻ, HĐ trò răng đúng cách. Để giúp có hàm răng trắng và chuyện hơi thở thơm tho - Củng cố các kỹ năng đã học: rửa mặt, rửa tay: - HĐ ăn ngủ vệ Nhằm giúp trẻ có kĩ năng tốt trong việc rửa tay, sinh rửa mặt. Tháng 5 - Hướng dẫn trẻ mới ( nếu có) đi vệ sinh, chỗ - Các HĐ trong uống nước – xúc miệng. Nếu có trẻ mới đi học ngày 6
- cô hướng dẫn trẻ tỉ mỉ giúp trẻ có một số kĩ năng vệ sinh cá nhân tự phục vụ. Kế hoạch trên là kim chỉ nam giúp tôi thực hiện rèn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ theo từng tháng. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các giờ hoạt động như sau. 3. Biện pháp 3: Lồng ghép phương pháp giáo dục tiên tiến giúp giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày. Chương trình trong phương pháp giáo dục tiên tiến theo quan điểm “Học mà chơi – chơi mà học”, với sự vận dụng nhịp nhàng các phương pháp trực quan, nghe - nhìn, nhằm đem lại một môi trường học tập tự nhiên, tôn trọng sự đa dạng cá nhân. Các bài học được thiết kế thành hoạt động theo chủ đề dựa vào đặc điểm tiếp thu của từng trẻ. Học sinh được khuyến khích tự lựa chọn phương thức trải nghiệm, khám phá thế giới và môi trường bên ngoài; từ đó phát huy tính chủ động, tinh thần độc lập trong việc giúp trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân và có trách nhiệm đối với bản thân và những người xung quanh. * Cách làm cũ: Từ năm học 2021 - 2022 mục tiêu phát triển của nhà trường là “Ứng dụng phương pháp Montessori trong các hoạt động” chính vì vậy nhà trường luôn phấn đấu trên mọi lĩnh vực, không ngừng cập nhật những công nghệ hiện đại để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và năng lực chủ động, sáng tạo mọi lúc, mọi nơi trẻ được chơi trực tiếp với những giáo cụ Montessori ứng dụng vào hoạt động chơi góc, hoạt động học. * Cách làm mới: Năm học 2022-2023 nhà trường đã tìm hiểu và trang bị những đồ dùng học tập, đồ dùng kỹ năng và vui chơi tốt nhất để giành cho trẻ, những mầm non tương lai của đất nước. Khi được trang bị đồ dùng, đồ chơi phát triển tư duy, ký năng cho trẻ giáo viên của trường đã được tập huấn cách sử dụng để phát huy hết tác dụng của đồ dùng, đồ chơi. Qua một số buổi tập huấn thì giáo viên đã trao đổi cho phụ huynh học sinh về tác dụng của bộ đồ dùng, đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ và đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình, tránh trường hợp giáo viên dạy một đằng, về nhà bố mẹ dạy một kiểu. Bởi trẻ ở trường được cô giáo dạy các kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, dạy cách chủ động làm một số việc phục vụ cá nhân và cách bảo vệ bản thân khi gặp các sự cố. 7
- Ví dụ: Giáo viên không những dạy trẻ kỹ năng tự mặc quần áo, tự mang cặp sách tới trường, kỹ năng tự cất đồ dùng, kỹ năng đánh răng…mà còn dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân không mắc các bệnh chuyền nhiễm khi đến chỗ đông người... Tại các hoạt động trong ngày Tôi hướng dẫn, giải thích cho trẻ biết lợi ích của việc làm đó thông qua các thời điểm sinh hoạt trong ngày giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn - Ở giờ đón trẻ, trả trẻ tôi giáo dục trẻ có ý thức tự cất giầy dép đồ dùng cá nhân ( ba lô) đúng nơi quy định.Vì rất nhiều các bậc phụ huynh thường “làm hộ” trẻ không tạo cho trẻ có thói quen tự lập tự giác.Do đó tôi thường khuyến khích, động viên trẻ tự cất đồ dùng của mình . Ví dụ: Tại mỗi ngăn tủ ba lô , giá giầy dép tôi thường dán những ký hiệu riêng của từng trẻ, khuyến khích trẻ tìm đúng ký hiệu của mình và cất ba lô,giầy dép đồng thời trao đổi với phụ huynh cùng với cô tạo thói quen tự lập, tự giác cho các con. Luôn luôn quan sát, khích lệ, khen ngợi trẻ để tạo niềm vui,sự hứng thú của trẻ mỗi khi trẻ tự giác làm một việc gì đó. 8
- Hình ảnh trẻ tự giác cất ba lô, giầy dép đúng nơi qui định - Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích. Thông qua các hoạt động học giáo dục trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể qua các bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần gũi.Dùng những câu chuyện, bài thơ quanh các nhân vật trẻ yêu thích là một cách hữu hiệu để truyền tải đến bé những thông điệp cần thiết. Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng” Tôi giáo dục trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 9
- Hình ảnh minh họa Hoặc kể chuyện theo tranh “Mẹ tắm cho em bé”. Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân.. Chuẩn bị:Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé” Một số câu hỏi để hỏi khi trẻ xem tranh Một búp bê để minh hoạ. Tiến hành: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Yêu mẹ” Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường tắm cho các con? Cô cho trẻ xem tranh “ Mẹ đang tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì đây các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang làm gì? Sau đó cô kể cho cháu nghe câu chuyện theo sự sáng tạo của cô. Có thể kể như sau: Hôm qua chủ nhật, An ở nhà chơi với chị ,trời nắng mà tay chân bị bẩn, mẹ tắm cho An , An thích lắm. Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi. Sau khi cô kể chuyện xong cô làm động tác minh hoạ: gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ chân tay trên búp bê cho trẻ xem, rồi cho trẻ tập minh hoạ lại các động tác 10
- theo cô . Qua các bài thơ , câu chuyện … trẻ có thêm một số kinh nghiệm và học được nhiều thói quen tốt . Hay ở hoạt động khám phá đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định. Hình ảnh minh họa Ở chủ đề bản thân hoạt động khám phá : “Tìm hiểu về cơ thể của bé” hay “ Các giác quan” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi tiết . VD : Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? Bảo vệ đôi chân thì phải làm thế nào? … chứ không giáo dục một cách chung chung trẻ sẽ mau quên . - Hay ở hoạt động ngoài trời: + Trước khi ra ngoài trời tôi nhắc nhở trẻ tự phục vụ: Mặc quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết, và chỉ hướng dẫn giúp trẻ khi cần thiết. Biết giữ gìn tay chân sạch sẽ. + Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò 11
- chuyện sau đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác thực hành cùng cô qua đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn . Kết thúc hoạt động, tập trung trẻ lại nhắc nhở trẻ tự cất giày dép gọn gàng, đúng nơi quy định. - Trong giờ chơi hoạt động góc : Tôi thường cho trẻ chơi ở góc gia đình các trò chơi như: Rửa mặt cho búp bê , rửa tay cho búp bê,tắm cho búp bê, luôn nhắc nhở trẻ khi chơi xong phải xếp đồ chơi gọn gàng, rửa tay sạch sẽ . Thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày giúp trẻ hình thành những kỹ năng,kỹ xảo vệ sinh cá nhân. Hình ảnh trẻ chơi góc lau mặt cho búp bê - Hoạt động giờ ăn: Trước khi trẻ bước vào giờ ăn tôi luôn chú trọng việc rèn trẻ rửa tay cho đúng cách, đúng qui trình để hình thành ,tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ.Giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải rửa tay: 12
- Đối với việc rửa tay, tôi đặt lên hàng đầu vì tôi luôn quan niệm rằng giữ đôi bàn tay sạch sẽ là ngăn chặn được phần lớn các dịch bệnh lây qua đường ăn uống. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì trẻ rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu chúng ta không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rô ta...Vì thế, tôi đã dạy cho trẻ phải biết giữ đôi tay thật sạch và lúc nào cần phải rửa tay bằng xà phòng.(Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi…) Ví dụ: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng. * Cách tiến hành: - Chuẩn bị: Bồn rửa tay, nước sạch, xà phòng bánh, khăn lau tay khô. - Địa điểm: Khu vực rửa tay qui định của lớp 13
- - Cách làm: Trong khu vực rửa tay qui định của lớp, tôi và đồng nghiệp đã làm những bức tranh thể hiện rõ 6 qui trình các bước rửa tay bằng xà phòng .Qui trình này đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng, gồm 6 bước cơ bản sau: - Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước và xoa xà phòng. - Bước 2: Rửa cổ tay và mu bàn tay. Dùng tay này xoay cổ tay kia. Chà lòng bàn tay này lên mu của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 3: Rửa kẽ ngón tay. Ngón bàn tay này chà sát vào kẽ của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 4: Rửa đầu ngón tay. chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay trong lòng của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 5: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy. - Bước 6: Lau khô tay bằng khăn. Ảnh minh họa qui trình rửa tay Lúc đầu,trước khi cho trẻ vào rửa tay tôi cho trẻ tiến hành từng bước rửa tay trên không như một trò chơi để ôn luyện lại các bước rửa tay bằng xà phòng cho trẻ, cũng để gây sự thích thú cho trẻ mỗi khi được rửa tay.Giáo dục cho trẻ biết vì sao phải rửa tay bằng xà phòng. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt từng bàn vào rửa tay.Tôi hướng dẫn trực tiếp trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo từng bước. Tôi luôn chú ý quan sát hướng dẫn, khuyến khích, động viên trẻ kịp thời. Để trẻ dễ nhớ và yêu thích việc này, tôi đã hướng dẫn trẻ và kết hợp với hình ảnh minh họa..Tôi đã dành một góc của khuôn viên lớp để 14
- trang trí thành góc rửa tay cho trẻ thật đẹp. Tại đây tôi dán quy trình rửa tay để trẻ thực hiện việc rửa tay được dễ dàng và hiệu quả. Mỗi lần rửa tay trẻ rất là thích thú và tự giác rửa theo đúng qui trình. Sau một quá trình giáo dục trẻ thì hiện nay trẻ đã biết được tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng ,giúp phòng tránh những bệnh dịch cho trẻ.Trẻ lớp tôi đã rất tự giác trẻ tự bảo nhau lần lượt từng bàn đi rửa tay mà không cần cô phải nhắc nhở. Sau khi trẻ rửa tay thì trẻ sẽ lần lượt đi lấy khăn lau mặt.Đây là một thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết mà tôi luôn muốn rèn cho trẻ . * Vì sao phải lau mặt: Chúng ta giúp trẻ hiểu rằng hàng ngày phải lau mặt để mặt được sạch sẽ, bản thân mình cảm thấy dễ chịu, thoải mái và mọi người nhìn vào thấy khuôn mặt mình sáng sủa, xinh xắn. * Tôi thường thực hiện như sau: - Chuẩn bị: Giá phơi khăn, mỗi trẻ một khăn mặt ướt có kí hiệu riêng, chậu để khăn bẩn. - Địa điểm: - Nơi để giá khăn mặt của lớp ( Ngoài cửa lớp) * Cách tiến hành: - Lần 1 cô thực hiện lau mặt cho trẻ quan sát không phân tích - Lần 2 cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn cách lau cho trẻ + Đỡ khăn bằng hai lòng bàn tay + Lau 2 mắt từ trong ra ngoài dịch khăn lau xuống mũi xuống miệng. + Gập hoặc lật khăn lại, mỗi mặt khăn lau 1 bên má. + Cuối cùng, gập khăn làm 4 rồi lau cằm cổ. - Lần 3 cô cho trẻ thực hiện:Cô bao quát gợi ý, hướng dẫn trẻ. 15
- Hình ảnh minh họa cô hướng dẫn trẻ lau mặt đúng cách Tôi thường xuyên cho trẻ thực hiện lau mặt trước khi ăn và sau khi ngủ dậy vào các buổi chiều trong ngày. Sau một thời gian ngắn trẻ lớp tôi đã có kỹ năng lau mặt đúng cách, luôn tự giác lau mặt sau rửa tay và sau khi ăn xong. Tương tự như vậy rèn trẻ một số thói quen giữ vệ sinh cá nhân thông qua một số hoạt động. * Giờ ăn trưa: Ăn trưa là một hoạt động diễn ra hàng ngày của trẻ. Những thói quen vệ sinh cá nhân được trẻ làm thường xuyên. Đối với giờ ăn trưa tôi rèn trẻ ăn phải gọn gàng, sạch sẽ, không bốc thức ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện làm bắn thức ăn, nước bọt vào người khác. Biết dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi… biết nhặt cơm rơi vào khay rồi lau tay. Ăn xong lau miệng, xúc miệng nước muối sạch sẽ. * Giờ đi vệ sinh: chúng tôi thống nhất nam một bên, nữ một bên có gắn kí hiệu qui định nhà vệ sinh nam, nữ. Tôi thường nhắc nhở đi vệ sinh vào đúng nơi quy định, biết 16
- rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện và biết rửa tay giữ gìn vệ sinh cá nhân.Qua đó trẻ có thói quen vệ sinh và trẻ đã thực hiện tốt việc này. * Sau khi trẻ ngủ dậy tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng và cùng trẻ nhảy bài dân vũ rửa tay,để tạo hứng khởi ,niềm vui cũng như củng cố kỹ năng rửa tay cho trẻ qua bài dân vũ. ẢNH CÔ VÀ TRẺ NHẢY DÂN VŨ RỬA TAY * Hoạt động chiều: Bản chất của trẻ nhỏ là dễ nhớ , dễ quên chính vì vậy tôi thường xuyên rèn lại các kỹ năng cho trẻ vào các buổi chiều thứ 3 hàng tuần để hình thành cho trẻ thói quen nhằm củng cố các kĩ năng cho trẻ theo đúng qui trình. Tôi thường tổ chức rèn hoặc ôn luyện các kĩ năng vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, lau mặt, mặc , cởi quần áo, đánh răng.... Trước khi dạy trẻ tôi thường giải thích ,giáo dục cho trẻ biết vì sao phải đánh răng? Vì chải răng giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, chất bám dính, mảng bám còn sót lại trên răng, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập phát triển phòng chống sâu răng. Ngoài ra chải răng còn giúp mô nha chu, mô nướu săn chắc, khỏe mạnh. 17
- + Đánh răng như thế nào cho đúng? Và đây là qui trình tôi dạy trẻ : Trong quá trình dạy trẻ tôi luôn tạo sự vui tươi nhí nhảnh, gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thích thú ví dụ như: Cô đóng vai anh tý sún cùng trẻ hát bài hát “thằng tý sún”, cho trẻ xem những bức tranh hình răng sâu, hoặc kết hợp dạy trẻ vừa đánh răng vừa hát : “Răng này ăn bánh, răng này ăn kẹo, răng này ăn cơm, răng này 18
- ăn cháo”… “Đánh cho con sâu ở trong này ra, đánh cho cái chân của nó không chui vào đây này”…..Để trẻ chú ý ghi nhớ từng bước của qui trình đánh răng. Sau khi hướng dẫn trẻ tôi sẽ mời một số trẻ lên thực hiện lại các bước chải răng, chú ý động viên khen ngợi để trẻ tăng thêm phần tự tin. Sau đó tôi cho trẻ về các nhóm trải nghiệm đánh răng trên mô hình.khiến trẻ rất hào hứng và thích thú. Hình ảnh trẻ tập chải trên mô hình * Kết quả: Sau một thời gian thực hiện biện pháp nêu trên, lớp tôi đã đạt được những kết quả sau: - Đa số trẻ có thói quen vệ sinh tốt như: Biết tự rửa tay bằng xà phòng truớc khi ăn, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, biết giữ vệ sinh thân thể, biết xúc miệng nước muối sau khi ăn, biết tự giác lau mặt trước khi ăn và sau khi ngủ dậy, bên cạnh đó còn biết giữ vệ sinh môi trường lớp học. 4. Biện pháp 4: Sưu tầm những bài thơ,câu chuyện,bài hát, những trò chơi nhằm hình thành thói quen biết giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non “ học mà chơi, chơi mà học” . Các trò chơi, bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung gần gũi,dễ nhớ, phù hợp với trẻ. Vì vậy khi trẻ được học tập những kiến thức, kỹ năng mà lại thông qua bài hát, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ hay những trò chơi thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu. Những hình ảnh trong trí tưởng tượng có khả năng tác động đến bé hơn ngàn lời nói. Do vậy Tôi đã sưu tầm các bài hát trong các tuyển tập bài hát dành cho trẻ mầm non, 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 193 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 165 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn