Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo - Trường Mầm non Tuổi Hoa
lượt xem 7
download
Kể chuyện sáng tạo đối với trẻ 4-5 tuổi quan trọng như vậy mà qua phân tích thực trạng tiếp thu kiến thức của các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở năm học trước cho thấy việc lĩnh hội kiến thức làm quen văn học còn chưa cao, nhất là thể loại kể chuyện sáng tạo. Việc lên lớp của cô trong tổ chức giờ kể chuyện sáng tạo cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được trẻ tập trung vào học môn học này. Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo - Trường Mầm non Tuổi Hoa" sẽ giúp giáo viên có thêm những ý tưởng cho công tác dạy học của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo - Trường Mầm non Tuổi Hoa
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI NÂNG CAO KỸ NĂNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Loan Chức vụ : Giáo viên ĐT : 0373617033 Đơn vị công tác : Trường mầm non Tuổi Hoa Quận Long Biên - Hà Nội Long Biên, tháng 3 năm 2023
- MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................4 II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ................................................................................. 4 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.................4 2. Thực trạng vấn đề..............................................................................................5 3. Các biện pháp đã tiến hành................................................................................6 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn truyện, sáng tác truyện và xây dựng kế hoạch giáo dục......................................................................................................... 6 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm................................................................... 12 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................12 1. Bài học kinh nghiệm........................................................................................12 2. Kiến nghị......................................................................................................... 13
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên, có nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề, cơ sở ban đầu rất cần thiết cho trẻ bước vào các cấp học khác. Nếu coi giáo dục là “ngôi nhà” thì giáo dục mầm non là “nền móng”, “nền móng” có chắc thì “ngôi nhà” mới vững. Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng - là cơ sở sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, ham hiểu biết, óc quan sát, sáng tạo, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ trẻ em bày tỏ được ý nghĩ, nguyện vọng của mình khi giao tiếp với người xung quanh. Qua đó, góp phần phát triển tư duy của trẻ và cũng là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật học ở một tầm cao mới trong đó phải kể đến hình thức “Kể chuyện sáng tạo” giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực về mọi mặt, rèn đức tính kiên trì ở trẻ, lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng phù hợp. Kể chuyện sáng tạo đối với trẻ 4-5 tuổi quan trọng như vậy mà qua phân tích thực trạng tiếp thu kiến thức của các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở năm học trước cho thấy việc lĩnh hội kiến thức làm quen văn học còn chưa cao, nhất là thể loại kể chuyện sáng tạo. Việc lên lớp của cô trong tổ chức giờ kể chuyện sáng tạo cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được trẻ tập trung vào học môn học này. Xuất phát từ lý do trên, với tâm huyết nghề tôi thấy việc bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho trẻ, trong đó nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà tập trung chính là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một nhiệm vụ tôi thấy rất cần thiết, vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian suy ngẫm, trăn trở nhằm tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo” II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Dạy trẻ làm quen văn học, trong đó dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm cung cấp một số kỹ năng cho trẻ: đó là khả năng giao tiếp, khả năng nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng câu có ý nghĩa, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Qua những câu chuyện, những nhân vật trong truyện mà trẻ được kể, được nghe cô kể còn giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Kể chuyện sáng tạo còn là phương tiện giáo dục tri thức cho trẻ phát huy tính tích cực ở trẻ, rèn nếp tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 4/10
- Đặc điểm tư duy của trẻ 4-5 tuổi chủ yếu là trực quan hình tượng tức là chỉ dựa vào những hình ảnh, những biểu tượng được quan sát trực tiếp, những kinh nghiệm đã trải qua để liên hệ và suy ra cái mới. Chính vì vậy mà kể chuyện sáng tạo xuất phát từ đặc điểm này. Ngoài tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu thì trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện tư duy mới đó là tư duy sơ đồ, ở giai đoạn này tình cảm và trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, ngôn ngữ của trẻ rất phát triển. Trẻ có khả năng khái quát sự vật hiện tượng không chỉ ở thuộc tính bên ngoài mà còn cả thuộc tính bên trong, nhưng mức độ khả năng khái quát của trẻ không giống nhau nên tùy thuộc vào sự phát triển của từng trẻ để có phương pháp phù hợp phát triển tính tích cực cá nhân và hướng đến sự phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất cho trẻ. 2. Thực trạng vấn đề - Trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi âm... đầy đủ, tuy vậy đồ dùng tự tạo của giáo viên còn hạn chế... nên làm hiệu quả giảng dạy, truyền thụ của cô hạn chế và không hấp dẫn, thu hút trẻ ham học hỏi, tìm tòi, ít hấp dẫn và không gây hứng thú nhiều cho trẻ. - Đội ngũ giáo viên đều được đào tạo, bồi dưỡng đúng nghề nhưng chưa thực sự chuyên tâm đầu tư thời gian đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, thuần thục đặc biệt giọng kể của giáo viên còn thiếu diễn cảm, hệ thống câu hỏi cô giáo chuẩn bị và đưa ra trong quá trình giảng dạy chưa phong phú, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia kể chuyện sáng tạo, chưa đáp ứng được các đối tượng trẻ trong lớp. - Trong số phụ huynh, trình độ văn hóa không đồng đều, trong đó rất nhiều phụ huynh chưa thấy được vị trí tầm quan trọng của việc bồi dưỡng ngôn ngữ cho trẻ, nên thiếu quan tâm đến việc rèn luyện trẻ kể chuyện sáng tạo giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ. - Khả năng tiếp nhận, lĩnh hội khác nhau, ngôn ngữ trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển không đồng đều, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiếp thu cách kể chuyện sang tạo. Bảng phân loại đánh giá trẻ đầu năm học về lĩnh vực kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ đạt được cho thấy như sau: Tổng số: 35 cháu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có STT Đánh giá Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % trẻ % 1 Hứng thú với KCST 6 17% 19 54% 13 37% 2 Tập trung chú ý 2 5% 31 88% 5 14% 3 Trả lời câu hỏi 2 5% 28 8% 8 22% 4 Đặt tên mới cho chuyện 2 5% 19 54% 17 48% 5/10
- 5 Tạo nhân vật để KCST 5 14% 25 71% 8 22% 6 KCST diễn cảm 3 8% 21 6% 14 35% 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ Môi trường lớp học rất cần thiết cho việc kích thích sự tò mò, khơi gợi sự hứng thú của trẻ đối với các hoạt động. Nếu giáo viên xây dựng được môi trường phát triển ngôn ngữ để trẻ thoải mái, tự nhiên tham gia các hoạt động thì đó sẽ là bước thành công đầu tiên của giáo viên trong việc giúp trẻ tiếp cận với các biện pháp phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Ngay từ đầu năm học, tôi đã vận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội qua đợt tập huấn bồi dường chuyên môn về "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” để xây dựng môi trường theo hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi đã làm bằng cách tận dụng không gian, vị trí hợp lý để tạo ra môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Đưa hình ảnh nhân vật gần gũi, thân quen gần gũi trong cuộc sống mà trẻ yêu thích, cũng như các nhân vật trong câu chuyện vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các bảng chơi, mảng tường. Vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh tự tạo, giáo viên còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: các loại rối khác nhau một số con rối dẹt, rối ngón tay, rối dây, rối que, rối nam châm... hay quyển sách kể chuyện sáng tạo, sa bàn hộp, có thể thay đổi nhân vật, thay đổi hình nền, gắn dính được các chi tiết phụ sao cho phù hợp với nhiều nội dung chuyện. Giúp trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn truyện, sáng tác truyện và xây dựng kế hoạch giáo dục. a. Lựa chọn truyện và sáng tác truyện: 6/10
- Đối với trẻ 4-5 tuổi, lứa tuổi rất ham hiểu biết và rất nhạy cảm, ngôn ngữ trẻ ngây thơ, trong sáng hồn nhiên giàu hình ảnh và ngữ điệu,... nếu nội dung truyện không hay, không gần gũi với trẻ sẽ không hấp dẫn và không gây được hứng thú, làm trẻ chán không muốn tham gia vào giờ học. Do vậy câu chuyện cô kể cũng phải có nội dung hay, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, chính vì vậy mà tôi luôn phải tìm chọn những câu chuyện hay theo chủ điểm để kể mẫu cho trẻ nghe. Được nghe câu chuyện hay trẻ rất thích và có ý tưởng kể chuyện sáng tạo cho mình. Ví dụ: - Chủ đề “Trường mầm non” tôi đã chọn truyện” Mai Mai đến trường” trẻ rất thích vì có nội dung gần gũi với trẻ giống như cuộc sống hiện tại của trẻ. Tuy nhiên, khi kể tôi không giới thiệu tên truyện để trẻ tự đặt tên cho câu chuyện cô kể, trẻ đã đặt tên cho câu chuyện là “ Bé Mai Mai đến trường”, “ Cô giáo của bạn Mai Mai”,... Trẻ đã sáng tạo kể các câu chuyện như “ Bé Bi đi học”, “ Cô giáo em”,... Ngoài việc lựa chọn truyện hay phù hợp tôi còn có thể nghĩ và sáng tác truyện để phù hợp với mục đích yêu cầu chủ điểm như chủ đểm thế giới thực vật tôi đã sáng tác truyện về quả. Khi được nghe truyện các con lớp tôi còn reo lên “ hay quá” và đặt tên cho câu chuyện là “ Chôm Chôm dũng cảm”, “ Bạn Cam biết lỗi” “ Tên Chuột gây sự”,... Kết quả 100% trẻ thích truyện. Chủ đề thế giới động vật tôi đã sáng tác một câu chuyện nhỏ có chó sói và 3 anh em dê đó là truyện “BA CHÚ DÊ VÀ NGỰA VẰN ”. Với nội dung chuyện có ba anh em dê đi ăn cỏ, em dê út gặp ngựa vằn dọa thì sợ bỏ chạy, anh dê hai gặp ngựa vằn đã đánh lại nhưng sừng còn bé chưa nhọn nên không húc được ngựa vằn. Còn dê cả sừng nhọn đã đánh được ngựa vằn, dê cả còn giúp ngựa vằn nhận ra lỗi của mình. Ngựa vằn đã rất hối hận, biết xin lỗi ba anh em dê và chúng kết bạn với nhau, trở thành những người bạn tốt của nhau. Câu chuyện có các tình huống nguy hiểm, có nhiều giọng nhân vật, ngôn ngữ gần gũi với trẻ, có anh em biết giúp đỡ nhau, dạy trẻ biết học tập dê cả tha thứ, giúp đỡ cho người khác. Khi mắc lỗi( ngựa vằn) phải biết nhận lỗi, xin lỗi, biết sửa sai sẽ được tha thứ và yêu thương. Kết thúc truyện có hậu, hướng trẻ đến những điều tốt đẹp tích cực, trẻ rất thích. Kết quả 100% trẻ thích truyện. b. Xây dựng kế hoạch giáo dục: Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, các hoạt động của trẻ tiến hành theo chủ đề. Kể chuyện sáng tạo cũng mang nội dung theo từng chủ điểm. Đồng thời, phải tập trung dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ toàn bộ chương trình làm quen văn học để có kế hoạch phân loại cụ thể, nắm chắc mục đích yêu 7/10
- cầu, nội dung của từng bài, từng loại tiết, nắm chắc lượng kiến thức cần đạt đối với trẻ 4-5 tuổi để phân loại và áp dụng cho phù hợp. Kể chuyện sáng tạo khác với các tiết kể chuyện khác là cô có thể kể một câu chuyện mẫu theo chủ đề, đàm thoại với trẻ, dựa vào đó trẻ có thể kể một câu chuyện khác, có thể kể theo tranh, theo đồ vật đồ chơi,… mang nội dung chủ điểm bằng chính ngôn ngữ của trẻ nhằm mở rộng sự hiểu biết phát huy tính tích cực của trẻ, tạo cho trẻ tính chủ động về khả năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ. STT Chủ đề Nội dung Ghi chú 1 Trường Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô mầm non kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ đề “Trường mầm non” với quan hệ giữa cô giáo - các con , quan hệ bạn bè trong trường lớp, các hoạt động ở trường, các cô bác trong trường, đồ dùng đồ chơi,… 2 Gia đình Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Gia đình” với quan hệ trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh em, đồ dùng gia đình,… 3 Thế giới Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô động vật kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Thế giới động vật” với quan hệ giữa các con vật gần gũi trẻ quan sát được hoặc hiểu biết của trẻ về những con vật đó. Chủ điểm này có thể chia ra một số tiết kể chuyện sáng tạo nhỏ: - Kể chuyện về các con vật sống trong rừng. - Kể chuyện về các con vật sống trong gia đình. - Kể chuyện về động vật sống ở khắp nơi… Tóm lại: Để cho trẻ kể chuyện sáng tạo tốt trước hết cần phải xác định rõ trong mỗi tiết học ở mỗi chủ đề cần đạt được mục đích yêu cầu gì, từ đó có những biện pháp tiếp theo. 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với lời kể sáng tạo, tính cách nhân vật. Để đảm bảo trẻ có thể tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng một cách tốt nhất. Giáo viên cần hiểu nhu cầu, sở thích, trình độ và khả năng của trẻ để tạo nhiều cơ hội cho trẻ được học tự nhiên, tích cực, tự tin và thoải mái khi tham 8/10
- gia vào các hoạt động kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh mọt môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng và phong phú thì chúng ta còn phải hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật và lời kể sáng tạo. Để tạo mọi cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, theo tôi chúng ta cần thực hiện những điều sau: - Xác định mục đích, yêu cầu - Dựa vào kết quả mong đợi của chương trình và khả năng của trẻ để xác định về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt của trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. - Hình thức tổ chức: Đối với độ tuổi mẫu giáo nhỡ, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo không cần thiết phải tổ chức trong hoạt động học. Ví dụ: Gà cón xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ thì độc ác. Bên cạnh đó cô giáo còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện , sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Giáo viên dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, trẻ sẽ được cùng nhau xây dụng ý tưởng cho câu chuyện, phân công nghiệm vụ để cùng chia sẻ câu chuyện của nhóm mình cho các nhóm khác, các bạn trong lớp cùng lắng nghe câu chuyện của nhóm mình. Củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, sự tự tin của trẻ. * Trẻ sử dụng đồ dùng trực quan vào hoạt động kể chuyện sáng tạo như sau - Sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại. - Ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh. - Ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ. - Kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng. - Kể chuyện theo đồ chơi: Trò chuyện, đàm thoại với trẻ để trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa các món đồ chơi đó. Gợi mở để trẻ xây dựng nội dung câu chuyện theo ý tưởng của trẻ. 9/10
- VD: Đồ chơi góc lắp ghép, trẻ lắp được 2 ngôi nhà khác nhau. Một ngôi nhà có hồ bơi, một ngôi nhà vườn cây trên sân thượng. Câu chuyện: Nhà của An có hồ bơi rất rộng, nhà của Hiếu có một vườn hoa trên sân thượng. Mùa hè đến, An thường rủ Hiếu sang nhà An bơi lội trong hồ mát lắm nhé. Hiếu thì hay rủ An lên sân thượng nhà mình chăm sóc câyvui lắm nhé. Hai bạn sẽ luôn là bạn tốt của nhau. - Kể chuyện theo sơ đồ: Trẻ cắt xé dán hoặc vẽ nội dung câu chuyện mình sẽ kể theo sơ đồ. Giúp phát triển tư duy logic của trẻ, định hướng diên biến của câu chuyện. * Tổ chức hoạt động giáo dục “kể chuyện sáng tạo” Tùy vào từng thời điểm đánh giá khả năng của trẻ, ta sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ tiếp cận với các phương pháp kể chuyện sáng tạo khác nhau sao cho phù hợp. VD: Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo hình thức: “Kể nối tiếp cho câu chuyện” - Hoạt động 1: Giới thiệu đoạn đầu của câu chuyện + Kể lần 1: Kể diễn cảm, nhấn mạnh vào ngữ điệu của từng nhân vật. Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Kể lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan Mở đầu câu chuyện có chuyện gì? Tính cách của các nhân vật như thế nào? - Hoạt động 2: Chia nhóm để thảo luận và cùng nhau sáng tạo ra nội dung tiếp theo cho câu chuyệnCho các nhóm sử dụng dụng cụ trực quan như sa bàn, rối, sách kê chuyện sáng tạo,... để thảo luận. - Hoạt động 3: Chia sẻ câu chuyện của nhóm mình với các nhóm khác. Sau khi trẻ hoạt động nhóm, thảo luận và thống nhất được nội dung câu chuyện của nhóm mình. Các bạn sẽ phân công nhiệm vụ: ai kể chuyện, ai diễn rối, ai sẽ đóng nhân vật nào,..để hợp tác, chia sẻ câu chuyện c ủa nhóm mình. - Hoạt động 4: Nhận xét và đặt câu chuyện cho câu chuyện của nhóm bạn. Sau khi nghe câu chuyện của nhóm bạn, các nhóm khác muốn hiểu rõ câu chuyện có thể đặt câu hỏi để thành trong nhóm bạn trả lời. Cũng có thể nêu ý tưởng góp ý cho nhóm bạn. Phát triển ngôn ngữ nghe hiểu cũng như diễn đạt, tư duy sáng tạo của trẻ rất nhiều. 3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo có thể áp dụng, lồng ghép cho trẻ ở rất nhiều các hoạt động khác nhau. Tạo điều kiện thay đổi không khí, trạng thái khi kể chuyện. Làm cho trẻ thấy hứng thú, có 10/10
- nhiều cơ hội trải nghiệm, giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự tin và toàn diện nhất. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”…. Âm nhạc là môn bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện. Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với Phụ huynh Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học và rèn luyện khả năng nghe, phân tích tình huống, tư duy logic cũng như ngôn ngữ diễn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện nhất. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giáo viên nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phụ huynh đã cởi mở hơn trong việc nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để giáo dục, 11/10
- giúp con trẻ được tăng cường khả năng giao tiếp diễn đạt thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.Và một điều quan trọng và cũng là động lực với người giáo viên chúng tôi, đó là phụ huynh có thể cảm nhận rõ sự vất vả nhưng vẫn tận tâm với nghề. Từ đó, phụ huynh có cái nhìn đúng và toàn diện về công việc cũng như chia sẻ những kinh nghiệm giúp giáo dục con em chúng ta tốt hơn. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 4.1. Về giáo viên: Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, có hình thức tổ chức phù hợp hấp dẫn, phát huy được các hoạt động chủ đạo của trẻ “ chơi mà học, học bằng chơi”, biết làm đồ dùng đồ chơi, ứng dụng CNTT vào khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 4.2. Về phía phụ huynh: Trẻ không những kể chuyện ở lớp mà còn kể ở nhà, các cháu kể rất diễn cảm và sáng tạo cho ông bà, bố mẹ nghe. Gia đình rất ngạc nhiên, phấn khởi và tin tưởng ở các cô giáo vì vậy cho con đi học đều. 4.3. Về đồ dùng: Trước kia chỉ có bộ tranh truyện chung, nay ở lớp có thêm nhiều bộ đồ dùng đồ chơi do các cô giáo và học sinh tự làm như rối dẹt, rối tay, rối di chuyển trên tranh, rối đớp lời,... để cho trẻ sử dụng. Trong đó rối đớp lời, rối tay và rối dẹt di chuyển trên tranh đạt hiệu quả rất cao trong việc kể chuyện sáng tạo, trẻ rất thích. 4.4. Vế phía trẻ: 100% các cháu tập trung chú ý cao, thực sự hứng thú và có kỹ năng khi tham gia vào kể chuyện sáng tạo tích cực, giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. - Sau khi thực hiện các biện pháp trên kết quả khảo sát học kỳ I năm học 2022 - 2023 đạt được trên trẻ như sau: Tổng số: 35 cháu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có STT Đánh giá Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % trẻ % 1 Hứng thú với KCST 25 71% 10 28% 0 0% 2 Tập trung chú ý 17 48% 17 48% 1 2,8% 3 Trả lời câu hỏi 15 43% 16 45% 4 11% 4 Đặt tên mới cho chuyện 13 37% 17 48% 5 14% 5 Tạo nhân vật để KCST 8 22% 25 66% 2 5,7% 6 KCST diễn cảm 8 22% 21 60% 5 17% III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm Trải qua quá trình thực hiện một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ 4 - 5 tuổi kể chuyện sáng tạo, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 12/10
- - Trước hết cô giáo phải xác định được tầm quan trọng của môn văn học đặc biệt là kể chuyện sáng tạo đối với học sinh 4- 5tuổi. Cô yêu thích say mê và từ đó cô có kế hoạch cụ thể để tìm truyện hay hoặc sáng tác truyện phù hợp từng chủ điểm. - Thực hiện các tiết dạy với sự sáng tạo không ngừng, mỗi tiết dạy có nét riêng, có sự hấp dẫn và thu hút riêng đối với trẻ, cô khai thác triệt để để trẻ phát huy sáng tạo của trẻ một cách tốt nhất. - Làm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đẹp, dễ sử dụng. - Cô giáo cần tuyên truyền tốt với phụ huynh bằng cách giao tiếp, từng chủ đề cô giáo viết thông báo lên góc tuyên truyền để phụ huynh nắm bắt được và tích cực tham gia ủng hộ nguyên vật liệu làm nhiều đồ dùng đồ chơi. Cô giáo còn sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để cô và trẻ làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh trẻ thích mà góp phần tiết kiệm kinh phí mua đồ dùng đồ chơi cho Nhà trường. - Cô giáo phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Kiến nghị - Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện về kinh phí, tổ chức các lớp tập huấn, tham quan, dự giờ về các hoạt động “Kể chuyện sáng tạo cho trẻ mầm non” cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo”. Đối với tôi đây cũng là một đề tài không dễ, nên trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tôi có kinh nghiệm tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! 13/10
- PHỤ LỤC Hình ảnh: Góc thư viện của bé
- Hình ảnh : Đồ dùng trực quan 15/10
- Hình ảnh : Bộ rối tay truyện: Cáo, thỏ và gà trống - Tích Chu.
- IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non, NXBGD Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tạo (2011), 2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, NXBGD Việt Nam - TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết ( 2012) 3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (Theo chương trình giáo dục mầm non mới).Trẻ 4 -5 Tuổi.NXBGD Việt Nam - TS Lê Thu Hương,TS Phạm Mai Chi, ThS, Bùi Thị Kim tuyến . 4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ (4-5 Tuổi).NXBGD Việt Nam - TS Trần Thị Ngọc Trâm.TS.Lê Thu Hương, PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết. 17/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 192 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 165 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 115 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 103 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn