intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp giáo viên nắm vững được mục đích, yêu cầu của từng tiết học âm nhạc, từ đó tìm ra được những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc vừa thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc

  1. BIỆN PHÁP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA TRONG GIA TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC” I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ¢m nh¹c lµ lo¹i h×nh nghÖ thuËt, lµ mãn ¨n tinh thÇn kh«ng thÓ thiÕu ®-îc ®èi víi ®êi sèng con ng-êi. ¢m nh¹c ph¶n ¸nh cuéc sèng con ng-êi b»ng nh÷ng h×nh t-îng ©m nh¹c, ©m nh¹c cßn ph¶n ¸nh niÒm vui, nçi buån, kh¸t väng -íc mơ cña con ng-êi. §Æc biÖt ®èi víi trÎ mÇm non, ©m nh¹c cã mét vai trß hÕt søc quan träng. ¢m nh¹c lµ ph-¬ng tiÖn gióp trÎ nhËn thøc thÕ giíi xung quanh, ph¸t triÓn lêi nãi, quan hÖ giao tiÕp, trao ®æi t×nh c¶m. ¢m nh¹c lµ thÕ giíi kú diÖu ®Çy c¶m xóc. TrÎ cã thÓ tiÕp nhËn ©m nh¹c ngay tõ khi cßn n»m trong n«i. Nh÷ng lêi ru µ ¬i cña bµ cña mÑ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã ngấm vào máu thịt và nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Mặt khác, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật yêu thích những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. là một giáo viên mầm non tôi luôn tâm huyết với nghề, mong muốn truyền đạt cho các bé thật nhiều kiến thức, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có và điều quan trọng hơn cả là giáo viên phải biết nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao. Song trªn thùc tÕ hoạt động âm nhạc chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát nhằm tạo không khí văn nghệ để gây hứng thú, âm nhạc chỉ diễn ra một cách dập khuôn, máy móc, không thoải mái, trẻ chưa được sáng tạo cùng cô để tạo ra các vận động thống nhất cùng thực hiện, đồ dùng nhạc cụ ở góc âm nhạc còn hạn chế không thu hút được sự hứng thú ở trẻ, rất nhiều trẻ không hứng thú tham gia, trẻ chưa biết thể hiện các vận động phù hợp với bài hát, chưa cảm nhận được giai điệu của bài hát khi nghe, chính vì thế mà trẻ chưa tích cực hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. XuÊt ph¸t tõ nh÷ng nhËn thøc trªn nªn t«i ®· chän ®Ò tµi "Mét sè biÖn pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc" ®Ó nghiªn cøu vµ thùc hiÖn. 2. Đối tượng nghiên cứu: "Mét sè biÖn pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc" 3. Mục đích nghiên cứu:
  2. Giúp giáo viên nắm vững được mục đích, yêu cầu của từng tiết học âm nhạc, từ đó tìm ra được những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc vừa thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo trong biểu diễn âm nhạc, rèn luyện các kĩ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc, phát triển khả năng nghe và cảm thụ giai điệu của các bài hát, hát đúng nhạc, vận động theo đúng tiết tấu của bài hát. Giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về ý nghĩa và hiệu quả giáo dục của các giờ hoạt động âm nhạc nói riêng và chương trình giáo dục mầm non nói chung. Từ đó tích cực, nhiệt tình hợp tác, ủng hộ giáo viên và nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng Qua khảo sát thực tế tại lớp 4TB1 trường mầm non Trung Lập, tôi thấy rằng đa số trẻ ở lớp đều tỏ ra mạnh dạn, tự tin, hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, tuy nhiên vẫn còn nhiều trẻ nhút nhát, hát nhỏ, hát ngọng, hát chưa đúng nhạc, kĩ năng biểu diễn, kĩ năng sử dụng các đồ dùng âm nhạc còn nhiều hạn chế. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế về số lượng, chưa phong phú đa dạng và hấp dẫn trẻ. 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp 2.1.Cơ sở lí luận Hoạt động âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vật, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đồi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học, cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động. 2.2. Cơ sở thực tiễn Qua nghiên cứu thực tế tại trường mầm non Trung Lập, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn.
  3. Hầu hết giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, được đào tạo kỹ lưỡng vì thế mà giáo viên ở lớp nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc, giọng hát tốt. Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiều nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức Phụ huynh luôn quan tâm và ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay, chất lượng. b. Khó khăn *Về phía phụ huynh Quan điểm của một số phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy trẻ đếm số hoặc tô màu các hình được học mà chưa chú ý đến kỹ năng ca hát của các cháu đúng hay sai. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Một số phụ huynh còn chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. *Về phía giáo viên Bản thân giáo viên chưa chú ý đến nhiều đến việc trẻ hát đúng giai điệu chưa hay khi trẻ hát đã mạnh dạn tự tin chưa, ít tiết dạy kỹ năng ca hát cho trẻ mà chỉ dạy lồng ghép vào một số tiết học khác. Giáo viên chưa linh hoạt, chưa sáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ và sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh. *Về phía trẻ Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng ca hát của trẻ còn nhiều hạn chế. *Kết quả khảo sát ban đầu Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, qua quá trình tiếp xúc và tìm hiểu tôi đã đánh giá được vốn kỹ năng âm nhạc của trẻ như sau: Bảng 1: Khảo sát ban đầu Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Kĩ năng hát đúng nhạc của trẻ 18/30 = 60 % Kĩ năng biểu diễn của trẻ 20/30 = 67%
  4. Từ khảo sát ban đầu tôi rất lo lắng và trăn trở và quyết tâm tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để giáo dục kỹ năng hát cho trẻ với mong muốn từ những biện pháp của mình sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng ca hát và biết mạnh dạn tự tin khi hát biết thể hiện tình cảm của mình qua giai điệu của bài hát, giao tiếp và hợp tác với bạn bè. 3.Áp dụng biện pháp Biện pháp 1: T¹o m«i tr-êng kÝch thÝch høng thó häc tËp cña trÎ tham gia ho¹t ®éng âm nhạc Nh- chóng ta ®· biÕt, trẻ 4 -5 tuổi có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước như nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác, điệu bộ. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻ rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận động bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú của trẻ. Tôi thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ. * Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích thích trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ. * Ví dụ: Chủ điểm “ Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các con vật sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, con thì cầm micrô hát… Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình. Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo. Tại đây trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạn một cách thích thú. Và điều quan trọng hơn nữa để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc thì phải chuẩn bị rất nhiều loại nhạc cụ, băng đĩa nhạc mầm non thuộc các chủ đề để bật cho trẻ nghe trong góc, các trang phục được sắp xếp một cách khoa học ở góc âm nhạc để trẻ dễ sử dụng, nhưng để có nhiều đồ dùng phong phú thì giáo viên phải tận dụng những nguyên vật liệu phế thải sẵn có dễ tìm để cô và trẻ có thể tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc hay trang phục biểu diễn.
  5. * Ví dụ: Tôi đã tận dụng những vỏ hộp sữa bột để làm trống cơm, những mảnh xốp màu và giấy gói quà sinh nhật làm những chiếc quạt múa, những lon bia, vỏ thạch làm sắc xô cho trẻ gõ, giấy báo cũ bản rộng cắt thành những trang phục để trẻ biểu diễn. Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc. Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở góc nghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như góc thiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng… * Ví dụ: Ở góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa, trẻ có thể vừa làm vừa hát “Màu hoa” Trong giờ thể dục sáng, giờ đón, trả trẻ cô có thể mở cho trẻ nghe băng đài tạo cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động. Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻ yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Biện pháp 2: Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, ngày lễ, ngày hội và các trò chơi mọi lúc mọi nơi Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác trở nên sinh động hơn. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình và thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động khác. Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các trẻ còn chưa tự giác, giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Vì thế là một giáo viên mầm non đã công tác trong ngành 10 năm tôi đã thấu hiểu tâm sinh lí trẻ bằng cách chọn và mở các ca khúc phù hợp lôi cuốn trẻ thích đến trường như ca khúc: “Em đi mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên; “ Cháu đi mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, “Vui đến trường” của Hồ Bắc, “ Trường chúng cháu là trường mầm non” của Phạm Tuyên… Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ hoạt động khác như: Hoạt động làm quen với toán, với văn học, hoạt động khám phá khoa học, hoạt động tạo hình… Ví dụ: Hoạt động làm quen với văn học, khi giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung…Để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt nam nối tiếp nhau. Thông qua việc dạy trẻ bài thơ: “Đàn gà con” của tác giả Phạm Hổ, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Đàn gà trong sân” do Nguyễn Văn Hiến phổ
  6. nhạc. Nhờ giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, giờ học thêm sinh động phong phú và trẻ rất chú ý. Mặt khác thông qua các hoạt động tổ chức ngày lễ, ngày hội cô giáo có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc. Ví dụ: Ngày khai giảng, lễ hội 20/11, tết trung thu, mừng ngày 8/3, hội thi “ tiếng hát bé thơ” và lễ tổng kết năm học. Trong những giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, thuộc chủ đề, chủ điểm, chơi các trò chơi dựa trên nội dung bài hát. Đối với trẻ thơ, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ rất hứng thú để cảm thụ âm nhạc. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”, để kích thích trẻ hứng thú trong khi chơi cô phải thay đổi hình thức chơi kết hợp với việc lựa chọn bài hát cho phù hợp với nội dung trò chơi, nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó đã góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Ví dụ: Trò chơi “Tai ai tinh” yêu cầu trẻ phải lắng tai nghe âm thanh phát ra để có thể đoán được giai điệu to nhỏ, trầm bổng của âm thanh để có thể vỗ tay bắt chước hoặc đoán tên dụng cuh amm nhạc quen thuộc với trẻ. Như vậy, âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, trong các ngày lễ, ngày hội và các trò chơi âm nhạc mọi lúc mọi nơi có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhạc của trẻ và còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia biểu diễn. Biện pháp 3: Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học Thường xuyên vào các trang web như: you tube.com, blog socnhi.com, nhac cua toi.vn…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng video clip ….kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop…®Ó xử lí hình ảnh và sử dụng trong bài dạy. Ví dụ: Ở chủ đề bản thân: Bài hát “Anh tý sún” Sử dụng đoạn clip “Đánh răng buổi tối của Bo và ba Nam”. Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip “Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ thêm vui nhộn và sinh động hơn. Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ được trực tiếp xem
  7. các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với những làn điệu dân ca đó. Ví dụ: Khi cho nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tôi đưa đoạn clip các liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay hình ảnh của các chị hai, chị ba quan họ với nón thúng quai thao và những bộ quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn điệu dân ca của các vùng. Với những bài hát của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh về các lễ hội của đồng bào các dân tộc: Thái, Tây Nguyên Với các bài hát về Bác Hồ, khi nghe bài hát “Ai yêu nhi dồng bằng Bác Hồ Chí Minh” kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu: Víi những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) ®Ó phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ. Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán, tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ: “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ống tre, nứa, trúc có kích thước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, đàn tơ rưng, sau khi cô giới thiệu, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. Biện pháp 5: Chuẩn bị trang phục, các loại nhạc cụ thu hút sự yêu thích âm nhạc ở trẻ Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chỉ là “Những bông hoa khô héo”. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng phong phú. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ cùng âm nhạc giúp trẻ phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ…M.Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác dụng diệu kì đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quý của con người. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc gíáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm, càng tốt”.
  8. Vậy là một người giáo viên mầm non muốn cho trẻ được phát triển toàn diện thì khi tổ chức hoạt động âm nhạc giáo viên cần linh hoạt chuẩn bị các đạo cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn. Ví dụ: Với bài “ Cái bống” cô chuẩn bị những cái thúng hoặc mẹt, với bài “ Trống cơm” cô chuẩn phách tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đống. Ngoài ra giáo viên còn cung cấp nhiều nguồn âm thanh để trẻ kết hợp sử dụng cùng với trang phục như phách tre, các loại lon, vỏ thạch, hộp sữa, các loại đá. Từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có, dễ tìm, cô và trẻ có thể tự thiết kế ra những đồ dùng, nhạc cụ sáng tạo. Ví dụ: Dùng giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo những kiểu áo, váy…Phục vụ vũ hội hoá trang, nhảy múa tự do. Mặt khác giáo viên cần quan tâm sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điển…Các loại nhạc cụ dân tộc và một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, những con rối, con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng để kích thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc một cách hào hứng, thoải mái. Tóm lại góc âm nhạc với đầy đủ trang phục, nhạc cụ mở như vậy đã góp phần thu hút sự yêu thích âm nhạc một cách tự nhiên ở trẻ. Biện pháp 6: Phèi kÕt hîp víi c¸c bËc phô huynh cho trẻ hoạt động với âm nhạc Nh- chóng ta ®· biÕt "Gia ®×nh lµ m«i tr-êng gi¸o dôc ®Çu tiªn cña trÎ". Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Thông qua việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các thành viên gia đình trong sự tương tác với nhau và với “Thế giới bên ngoài gia đình”, gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ, điều đó được thể hiện thông qua các hình thức: Giáo dục trực tiếp, giáo dục gián tiếp. Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên thông báo , trao đổi với phụ huynh về những trẻ có khả năng âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các con được luyện tập ở nhà. Vào các dịp lễ hội nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được rèn luyện những kỹ năng ca hát, kỹ năng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm và làm quen với các trang phục khi biểu diễn. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường quan tâm đối với
  9. trẻ. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười. Mặt khác nhằm kích thích thích hứng thú say mê với âm nhạc thì rất cần phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp sữa, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hoá trang…Để cô và trẻ có thể tự tạo ra những nhạc cụ, đạo cụ hoá trang nhằm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.Như vậy việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc. *Đánh giá ưu điểm và hạn chế của biện pháp - Ưu điểm: Môi trường hoạt động âm nhạc được xây dựng một cách rộng rãi, phong phú, đẹp, đúng chủ đề, có tác dụng kích thích trẻ thực hiện các hoạt động âm nhạc một cách thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc. Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trả trẻ, trong các ngày hội, ngày lễ và các trò chơi âm nhạc giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó đã góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn.. có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhạc của trẻ và còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia biểu diễn. Trẻ được tạo điều kiện thể hiện và phát huy hết khả năng của mình, được tôn trọng và khuyến khích, vì thế trẻ ngày càng yêu thích môn âm nhạc cũng như tích cực, hào hứng tham gia vào các giừo học âm nhạc Tạo được lòng tin của phụ huynh, sự nhiệt tình ủng hộ, phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. -Hạn chế: Do đặc thù công vệc của giáo viên mầm non nên thời gian dành cho việc tìm tòi, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc và tạo moi trường cho trẻ hoạt động còn nhiều hạn chế Đồ dùng đồ chơi âm nhạc còn chưa mang tính đa năng, chủ yếu là đồ dùng tự tạo của cô và trẻ nên chưa mang tính bền vững, chỉ sử dụng tạm thời. Việc phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục âm nhạc cho trẻ cũng như sưu tầm, ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc còn nhiều hạn chế do phụ huynh chủ yếu là lao động nông nghiệp, quỹ thời gian hạn chế. *Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc ” cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự đồng
  10. thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả sau: * Đối với trẻ Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp đạt được cụ thể như sau: Bảng 2: Khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Kĩ năng hát đúng nhạc của trẻ 25/30 = 84 % Kĩ năng biểu diễn của trẻ 27/30 = 90% Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đặt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của lớp và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn. Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt, nhanh nhẹn hơn * Đối với giáo viên. Giáo viên tự tin sáng tạo hơn trong việc dạy âm nhạc cho trẻ. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo được uy tín với phụ huynh và với trẻ. Được phụ huynh yêu quý. Giáo viện mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm khắc phục mọi khó khăn để trẻ có những kỹ năng hoạt động âm nhạc tốt nhất. Bản thân trau dồi thêm được những kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ khi tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Khả năng triển khai nhân rộng của biện pháp và hướng phát triển tiếp theo Biện pháp này đã được áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực tại nhóm lớp 4TB1 do tôi chủ nhiệm và các nhóm lớp khác trong trường mầm non Trung Lập, có thể áp dụng được đối với tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo. 2. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện áp dụng các biện pháp, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
  11. Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo. Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, cùng học cách làm để hướng dẫn trẻ thực hiện ở nhà và phát huy, cũng cố những kỹ năng mà cô giáo đã dạy ở trường thông qua việc ôn luyện cho trẻ các bài hát, trò chơi âm nhạc ở nhà. Cô giáo phải có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các mẫu làm, cách làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc sao cho đẹp, tiện dụng, phù hợp với khả năng của cô và trẻ để cùng trẻ tạo nên sản phẩm hữu ích, khơi dậy cho trẻ lòng ham thích, yêu quý đồ dùng đồ chơi âm nhạc, sử dụng một cách thành thạo, đúng cách. 3.Đề xuất, kiến nghị Trong quá trình thực hiện các biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia trong giờ hoạt động âm nhạc ở lớp 4TB1 trường mầm non Trung Lập, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: *Đối với giáo viên Giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sách báo, học hỏi bạn đồng nghiệp để thực hiện tốt việc tổ chức giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ. Biết hình thành kiến thức cho bản thân và học tập nâng cao trình độ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ ở trường, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ, quan tâm đến từng trẻ, không thiên vị đối với trẻ. Luôn đầu tư suy nghĩ sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc, nắm bắt được những cách thức và phương thức để hướng dẫn cho trẻ thực hiện việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp tốt với phụ huynh để cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động một cách hợp lý. *Đối với Ban giám hiệu nhà trường Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề. Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời tạo được sự ủng hộ, trợ giúp nhiệt tình từ cha mẹ trẻ, nâng cao nhận thức của xã hội đối với giáo dục mầm non, từ đó công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chặt chẽ hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động, tự tinvaf rèn luyện các kỹ năng âm nhạc cho trẻ mầm non.. *Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên vào dịp hè, đầu năm học
  12. Tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để khuyến khích giáo viên nhằm nâng cao chất lượng cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là những việc làm và kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi. Tôi hi vọng những biện pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được các bạn đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo góp ý và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng. Trong quá trình thực hiện chắc chắn rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của lãnh đạo nhà trường cũng như đồng nghiệp để biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trung Lập, ngày 15 tháng 11 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Lê Thị Huế Ngô Thị Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2