Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Hiến Nam
lượt xem 7
download
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục thể chất nhằm điều khiển sự phát triển thể chất và tinh thần con người phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và dự báo phát triển trong tương lai. Xuất phát từ mục tiêu trên các giải pháp mới có tác dụng đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho trẻ chuẩn bị cho trẻ có một sức khỏe tốt chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một và việc học trong các giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Hiến Nam
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề: 1.1. Thực trang cua vân đê nghiên c ̣ ̉ ́ ̀ ưu: ́ Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng sử lý thông tin cao, có khả năng lựa chọn và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Để đạt được nhiệm vụ cao cả đó, trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Trách nhiệm này đặt lên vai ngành giáo dục Mầm non đòi hỏi nghành phải có những nội dung, chương trình phù hợp, đổi mới hương pháp dậy và học một cách tích cức. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn tạo ra những con người đủ phẩm chất và trì tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội. Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ những cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham ra tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Để giúp trẻ phát triển thể chất được tốt có cơ thể khỏe mạnh hài hòa cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực của trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc 1
- nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về phẩm chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Theo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học qua chơi, chơi qua học”, Vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường Mầm non phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: Giáo dục, vệ sinh, an toàn, thẩm mĩ. Cách sử dụng thiết bị dụng cụ phụ thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo điều chủ yếu là chúng phải đảm bảo thỏa mãn toàn bộ các yêu cầu đối với thiết bị dụng cụ. Đối với trẻ Mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng phải giáo dục được những cảm xúc tích cực, đảm bảo được sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết vượt qua những trạng thái tâm lí tiêu cực. Trên thực tế trường Mầm non Hiến Nam là một trường thuộc địa bàn Phường Hiến Nam – Thành phố Hưng Yên nhưng mọi điều kiện thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về nhận thức của một số phụ huynh…Nếu trẻ không được chuẩn bị đầy đủ về kĩ năng, thể chất, về tâm lí sẵn sàng đi học thì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng yếu kém của các cấp học sau. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi phát triển thể chất”. 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. Phát triển thể chất cho trẻ 56 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Nó giúp cho trẻ có một niềm tin, sự mạnh dạn, tự tin, bền bỉ, khéo 2
- léo, cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa và khả năng nhanh nhẹn trong các hoạt động. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục thể chất nhằm điều khiển sự phát triển thể chất và tinh thần con người phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và dự báo phát triển trong tương lai. Xuất phát từ mục tiêu trên các giải pháp mới có tác dụng đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho trẻ chuẩn bị cho trẻ có một sức khỏe tốt chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một và việc học trong các giai đoạn tiếp theo. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. ̀ ̀ ̀ chúng tôi nghiên cưu tai Đê tai nay ́ ̣ lớp 5A2 Trương Mâm non ̀ ̀ Hiến Nam. ́ ượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 56 tuổi Đôi t . ̃ ực khoa hoc nghiên c Linh v ̣ ́ “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 ưu: 6 tuổi phát triển thể chất”. II. Phương pháp tiến hành. 1. Cơ sở lý luận Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ Mẫu giáo ghi rõ mục tiêu giáo dục Mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam Khỏe mạnh Nhanh nh ẹn, c ơ thể phát triển hài hòa cân đối, có một số kĩ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,…). Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ Mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của hài nhi là do thiếu vận động phù hợp với chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển cơ thể ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. 3
- Khi nói đến thể lực của chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào trong học tập, lao động, thể thao…Phạm trù thể lực bao gồm các mặt sau: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cầu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng, hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ đi qua quá trình biến đổi dần về khối lượng có thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Năng lực tham ra vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lí chỉ là tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn 5 6 tuổi nói riêng thì việc phát triển thể chất là một yếu tố quan trọng cần thiết nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người. Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác dụng của những điều kiện môi trường xung quanh. Vì vậy trong giờ thể dục phải có các cơ sở vật chất: Địa điểm, trang phục, dụng cụ cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển thể lực được tốt. 2. Cơ sở thực tiễn a. Đặc điểm chung Trường Mầm non Hiến Nam có địa hình tương đối phức tạp. Trường có 3 khu cách xa nhau. Năm học 2018 2019 chúng tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 5A2 Phố An Vũ. Là giáo viên có trình độ chuẩn được thực hiện nhiệm vụ chăm sóc cho 24 trẻ. Nữ: 7 trẻ. Nam: 17 trẻ. 4
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường. b. Thuận lợi. Trường Mầm non Hiến Nam luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục nhất là việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”. Ban giám hiêu tạo điều kiện cho giáo viên đi kiến tập học hỏi thêm kinh nghiệm của các trường bạn. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất ( Sân chơi, các đồ chơi ngoài trời, các bộ đồ chơi phục vụ các vận động ở lĩnh vực phát triển thể chất…) để cho trẻ học tập và tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời… Sĩ số trong lớp vừa phải. Bản thân chúng tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi đã nhiều năm lên có chuyên môn cũng như hiểu biết về tâm lý đối với các cháu 5 tuổi. Trẻ mẫu giáo 56 tuổi thích tham ra các hoạt động có tính vận động. Tỉ lệ trẻ đến lớp đạt 100%, đa số các cháu đều phát triển khỏe mạnh. Phòng học được tách riêng theo độ tuổi thoáng mát, có đủ ánh sáng cho các cháu vui chơi học tập. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn lên có một thời thơ ấu đầy ắp những kĩ niệm tuổi thơ đặc biệt là những trò chơi vận động giúp cơ thể phát triển toàn diện như: Nhảy dây, Nhảy ô, kéo co, đá cầu…, vì vậy tôi luôn tìm tòi sưu tầm những trò chơi vận động theo chủ đề thú vị (Ngoài những trò chơi mình đã biết) phù hợp để tổ chức chơi cho trẻ giúp trẻ phát triển thể chất. Chúng tôi được ban giám hiệu, đồng nghiệp và các phụ huynh học sinh nhiệt tình hưởng ứng biện pháp phát triển thể chất cho trẻ để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. b. Khó khăn 5
- Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn vì vậy các cháu rất hiếu động và đôi chút khó bảo. Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú. Đa số các bậc phụ huynh của lớp mẫu giáo 5A2 đều làm công nhân và nông dân, kinh tế thấp không có điều kiện quan tâm đến con cái, và nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh không quan tâm đến việc các cháu đến trường được học gì mà chỉ thích cho trẻ biết viết chữ, làm toán như lớp một phổ thông. 2.3. Các biện pháp và thời gian tạo ra giải pháp a Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thời gian từ tháng 8/ 2018 đến tháng 9/2019. Đọc sách báo và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó chọn lọc để xây dựng lên cơ sở lý luận cho đề tài. b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019. Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu với phụ huynh học sinh nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi. Cô dùng lời để trò chuyện vời trẻ qua đó biết được tính cách, khả năng phát triển vận động cho trẻ trong lớp. Cô đàm thoại giảng giải để trẻ nắm được các nội dung của trò chơi, của các vận động cơ bản và cách thực hiện vận động. Cô quan sát để thấy được sự tiến bộ, thay đổi của trẻ về thể chất sau khi áp dụng biện pháp mới. c Phương pháp thực hành trải nghiệm: Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 3 /2019 6
- Thử nghiệm sư phạm trên cơ sở tìm hiểu thực trạng xác định một số biện pháp nhằm khai thác phát triển thể chất cho trẻ, nhằm kiểm chứng và khẳng định hiệu quả của các biện pháp. d Phương pháp thống kê toán học: Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019 Tổng hợp thống kê những số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tập hợp các số liệu để thấy được hiệu quả của đề tài. B. NỘI DUNG 1 Mục Tiêu Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát thực trạng phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 56 tuổi của lớp 5A2 trường Mầm non Hiến Nam. Đặt ra những mục tiêu phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 56 tuổi. Tổ chức thể nghiệm để ứng dụng tính khả thi của biện pháp mới vào lĩnh vực phát triển thể chất mà đề tài nghiên cứu. 2 Các giải pháp 2.1. Một số điểm mới của vấn đề nghiên cứu Dựa vào mục tiêu của chương trình giáo dục Mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội, đặc biệt về thể chất tôi đã tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi phát triển thể chất” , đây là một sáng kiến hoàn toàn mới mà bản thân chúng tôi tự nghiên cứu, tìm hiểu. Qua tài liệu, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Tính mới của sáng kiến mà tôi thực hiện là giúp cho phụ huynh có những hiểu biết và quan tâm đến lĩnh vực phát triển vận động của con em mình. Đặc biệt là hình thành ở trẻ tính tự tin, mạnh dạn, các kỹ năng, kĩ xảo vận động. Giúp cho giáo viên ứng dụng các phương pháp, biện pháp dậy học tích cực gây hứng thú nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non. 7
- 2.2. Các biện pháp thực hiện Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non theo chương trình GDMN của Bộ GD& ĐT việc hình thành và phát triển thể chất cho trẻ là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đối với cô giáo mầm non bởi trẻ ở lứa tuổi Mầm non trong 5 năm đầu đời như một tờ giấy trắng, ngây thơ, hồn nhiên. Để giúp trẻ phát triển toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham ra vào cuộc sống, chuẩn bị học tập tốt ở lớp một và các bậc học sau thì trẻ phải có một sức khỏe tốt, có một thể lực cân đối . Ngay từ những buổi đầu tiên khi đón trẻ vào lớp tôi đã thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm cũ của lớp để nắm bắt được đặc điểm của các trẻ trong lớp và tôi biết có một số cháu nhút nhát thiếu tự tin trong khi vận động ( Cháu: Bảo An, Trần Minh Đức, Việt Anh… ). Chúng tôi trực tiếp trao đổi với PHHS để có biện pháp cùng kết hợp trong việc phát triển thể chất và kĩ năng vận động cho trẻ. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề đầu tiên của năm học chủ đề “Trường Mầm non của bé” với thời gian thực hiện 2 tuần, tôi lồng ghép tích cực các trò chơi vận động ở hoạt động học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. Sau 2 tuần thực hiện tôi đã thấy được sự tiến bộ nhưng còn chậm không cho thấy dấu hiệu khả quan, tôi tiến hành khảo sát khả năng phát triển thể chất của trẻ trong lớp và thấy kết quả như sau: Bảng số liệu khảo sát thực trạng ban đầu Stt Nội dung khảo sát Tổng số Số trẻ Đạt % trẻ khảo đạt sát 1 Trẻ tập chung chú ý khi tham gia 24 trẻ 16 trẻ 66 % vào các vận động 2 Trẻ tích cực, chủ động trong các 24 trẻ 18 trẻ 75% hoạt động. 3 Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, 24 trẻ 15 trẻ 62% khéo léo và có một thể lực tốt. 8
- 4 Trẻ có kĩ năng, kĩ xảo vận động. 24 trẻ 15 trẻ 62% 5 Trẻ có kĩ năng tự phục vụ 24 trẻ 19 79% Qua khảo sát đánh giá tôi nhận thấy khả năng phát triển thể chất của trẻ còn hạn chế nguyên nhân là do: Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn để đổi mới phương pháp dạy học, còn sợ hãi, e dè chưa thoát khỏi phương phương pháp dạy học cũ. Bên cạnh đó môi trường cho trẻ hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu về thực tế hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức sâu sắc về sự phát triển thể chất cho trẻ. Trước thực trạng và những nguyên nhân đó tôi đã chăn trở và tìm ra biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển thể chất. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và thấy được hiệu quả rất lớn trong việc phát triển thể chất cho trẻ, đây cũng chính là một trong những nội dung thiết thực cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”. Dựa vào mục tiêu giáo dục Mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của mỗi lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm ra và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi phát triển thể chất. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho đứa trẻ liềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham ra vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. Sau đây là “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi phát triển thể chất.” a Lập kế hoạch chương trình giáo dục phát triển thể chất. Môn học nào giáo viên cũng cần nắm được đề tài đưa ra ở các chủ đề xem có phù hợp với khả năng nhận thức của lớp mình hay không, để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất cho sự phát triển thể chất cho trẻ lớp mình. Chúng tôi đã học hỏi kinh nghiệm từ, sách, qua mạng, từ các bạn động nghiệp để có kinh nghiệm cho bản thân trong việc lập kế hoạch. Ngay mới đầu năm học chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với đồng chí hiệu phó chuyên môn để có được kế hoạch sát với tình hình thực tế của lớp, của 9
- trường. Từ đó, chúng tôi đã xây dựng các đề tài phù hợp với từng chủ đề, phát huy từ dễ đến khó nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Với giáo dục phát triển thể chất, trẻ lớp tôi được tập luyện với các vận động phù hợp. Phát triển được các vận động cơ bản (vận động thô): Đi, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật… Phát triển được các vận động tinh: Vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt tay, kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ. Phát triển các nhóm cơ, xương: Cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng… Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ: Bóng, gậy, vòng, quả bông… Từ những định hướng ngay từ khi nhận chủ nhiệm lớp 5A2 tôi đã xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ theo chủ đề sát với thực tế. Năm học này, tôi đã xây dựng các kế hoạch từ kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày một cách cụ thể nhằm phát triển thể chất cho trẻ một cách khoa học hiệu quả. b Xây dựng môi trường để phát triển thể chất cho trẻ Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp việc tạo môi trường là điều tất yếu. Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạo dựng được cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ hoạt động phù hợp, đồng thời phải xây dựng được môi trường thân thiện đối với trẻ. Nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích phát triển thể chất ở mọi lúc, mọi nơi, tham ra vào các hoạt động và đạt hiệu quả rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm tôi đã đi sâu vào tạo môi trường trong lớp, cũng như ngoài trời. * Môi trường trong lớp: Tôi đã trang trí lại các góc, bố trí các góc logic, đưa những hình ảnh phù hợp để cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng cũng như về vận động cho trẻ, bên cạnh đó tôi sắp xếp bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật 10
- liệu chơi….trên giá, trên mảng tường trong trạng thái mở để kích thích ý tưởng cho trẻ. Tùy vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các hoạt động, giúp tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vận động tinh như xé, dán, cắt, nặn…Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra trẻ rất yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình. * Môi trường bên ngoài: Để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đề xuất với bạn giám hiệu nhà trường sắp xếp bố trí các đồ chơi ngoài trời phù hợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ thoải mái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Xung quanh sân trường được bố trí nhiều loại cây xanh, cây rau, cây hoa hàng ngày tôi có thể cho trẻ dọn vệ sịnh nhẹ nhàng như nhặt lá, tưới cây, bắt sâu, đây cũng là môi trường hoạt động giúp phát triển thể lực cho trẻ qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động. * Làm và sử dụng đồ dùng cho lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất. Nói đến phát triển thể chất thì đồ dùng, đồ chơi là phương tiện để học, để chơi. Việc sử dụng đồ dùng trực quan là vô cùng quan trọng vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập có tính thực tế, các bài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng dụng cụ khác nhau, giúp cho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng. Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc, cầy đối với người nông dân…Muốn giờ học đạt kết quả cao thì đồ dùng không thể thiếu và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã kiểm tra đồ dùng dạy học xem đồ dùng đã phù hợp với chủ đề, với đề tài, hình thức dạy chưa. Từ đó tôi có kế hoạch tham mưu với ban giám hiệu bổ sung còn thiếu, lên kế hoạch sắp xếp thời gian để làm đồ dùng. 11
- Căn cứ vào kết quả thống kê đồ dùng, các đồ dùng được nhà trường trang bị chúng tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng cho từng chủ đề, từng đề tài. Việc làm đồ dùng tự tạo đối với giáo viên Mầm non rất quan trọng nó giúp rất nhiều trong quá trình dạy trẻ hơn nữa nó là đặc thù riêng của giáo viên Mầm non từ những nguyên vật liệu phế thải như bìa cát ton, xốp, hộp sữa,….tôi đã làm bổ xung đồ dùng còn thiếu phù hợp cho nhiều chủ đề trong các trò chơi. Một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động và chơi. Đặc điểm của trẻ Mầm non là rất thích bắt trước người lớn đặc biệt là thích làm công việc giúp đỡ cô giáo. Tôi đã hướng dẫn trẻ cùng làm những chiếc mũ thỏ, mũ cáo, mũ chim, mũ chó sói, mũ hoa… đầu tiên tôi vẽ hình sau đó cho trẻ dùng bút vẽ mắt, miệng và tô màu giúp cô. 12
- Hình ảnh cô cùng trẻ làm đồ dùng Với biện pháp này ngoài việc tặng cường đồ dùng còn giúp trẻ phát triển vận động tinh từ đó giúp trẻ khéo léo hơn trong vận động. Quá trình giáo dục thể chất trong trường Mầm non không đạt hiệu quả tốt nêu không có các trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ, thiết bị, dụng cụ giúp cho các bài tập thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ nó làm tăng hiệu quả của các bài tập. Việc sử dụng đa dạng các dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo… được phát triển rất tốt thông qua việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng . c Khai thác nhiều hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ Mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tôi đã theo các nguyên tắc: Bám sát chương trình giáo dục Mầm non hiện hành để lựa chọn mục tiêu, nội dung phù hợp độ tuổi. 13
- Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học, thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, ngày hội thể thao, giáo dục cá biệt… nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. * Trong tiết học: Bám vào kế hoạch năm, trước hết tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt được sau bài dạy. Giờ thể dục gồm 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác dụng và hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau. Khi tổ chức dạy vận động cơ bản cho trẻ, tôi luôn chú ý đến việc phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Mỗi giáo viên cần phải có niềm say mê với nghề nghiệp, hết lòng vì trẻ thơ, luôn tìm tòi tiếp cận cái mới để thu hút trẻ tích cực tham gia vận động một cách tích cực nhất. Giáo viên cần nghiên cứu tìm ra những biện pháp, những hình thức tổ chức phong phù, đảm bảo tính sư phạm, tính vừa sức, giúp trẻ hứng thú học tập. Các giờ học phát triển vận động không chỉ dập khuôn cứng nhắc mà thay vào đó là các bản nhạc sôi động, các trò chơi hấp dẫn, với những dụng cụ tập phong phú, đa dạng. Sử dụng biện pháp dạy vận động cơ bản bằng các hình thức hội thi, trò chơi như: “Bé nhanh trí”; “Bé khỏe, bé ngoan” hoặc dựa trên nội dung các câu chuyện có sẵn hay sáng tác… đây là biện pháp tốt giúp trẻ “ Học bằng chơi, chơi bằng học”. Do vậy đòi hỏi giáo viên biết thiết kế tiết dậy vận động bằng nhiều hình thức khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo, biết lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục khác vào tiết dạy phù hợp. Trên đây là tiết dạy với các hình thức tổ chức khác nhau mà tôi đã xây dựng để dậy trẻ: GIÁO ÁN 14
- LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. Chủ đề: Một số loại hoa Đề tài: VĐCB “Ném trúng đích nằm ngang”. Trò chơi vận động: Thi trồng hoa Đối tượng: 56 Tuổi. Thời gian: 3035 phút. Người thực hiện: Lê Thị Thu Đơn vị: Trường Mầm non Hiến Nam I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức Trẻ biết định hướng ném và khi ném đưa tay lên cao. Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung nhịp nhàng theo nhạc qua lời bài hát “Vườn cây của ba”. 2. Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng đứng chân trước chân sau, nhằm đích và biết dùng sức của tay để đẩy vật ném trúng vào đích, không bị ném ra ngoài. Củng cố kĩ năng bật liên tục qua trò chơi thi trồng hoa. 3. Thái độ. Trẻ mạnh dạn tự tin, có ý thức tổ chức kỉ luật và tuân theo hiệu lệnh của cô. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô: Máy tính, loa, tivi, Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, Vòng, túi cát. 2 rổ to, xắc xô, cây hoa, 2 mô hình vườn hoa….. Bài hát: Gieo hạt, Vườn cây của ba, Ra chơi vườn hoa. 2. Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một đôi vòng. 15
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. CÁCH TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức: Chúng mình có biết mùa này là mùa gì không? Trẻ đưa ra ý kiến. Mùa xuân đến làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc….., Và mùa xuân còn có rất nhiều lễ hội nữa đấy, Vậy chúng mình cùng chờ đón xem lễ hội gì sắp diễn ra. Hề: Ra loa sau đó trò chuyện cùng trẻ và mời Trẻ lắng nghe và trò trẻ đến lễ hội hoa xuân. chuyện cùng hề. Lễ hội hoa xuân đã mở rồi các bé có muốn Trẻ đưa ra ý kiến. cùng cô đến lễ hội hoa xuân không? ( Cô kiểm tra sức khỏe) 1. Hoạt động 1: Khởi động (Trẻ đi trên lên nhạc bài “Gieo hạt”) Cô cho trẻ đi thành vòng tròn rèn các kiểu đi: Trẻ thực hiện theo hiệu Đi thường Đi bằng mũi bàn chân Đi thường lệnh. Đi bằng gót chân, Đi thường Đi bằng mé bàn chân,….. Sau đó về 2 hàng . 2. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Tay: Song song trước mặt gập khuỷu tay + Chân: Bước lên khuỵu gối. + Bụng : 2 tay chống hông xoay người sang trái Phải. + Bật: Tách chụm. Để thực hiện được màn đồng diễn cô mời các 16
- bé cùng điểm danh. ( Cô cho trẻ dóng dãn cách hàng và quay theo yêu cầu của cô). Cô cho trẻ tập bài đồng diễn kết hợp với vòng. Trẻ thực hiện màn đồng Tập trên nền nhạc bài “vườn cây của ba” diễn. Cho trẻ tập các động tác của bài 2 lần x 8 nhịp nhấn mạnh động tác tay thêm 2 lần x 8 nhịp. b. Vận động cơ bản. Cô cho trẻ nhắm mắt lại sau đó thưởng quà cho trẻ. Với những đồ dùng này chúng mình nghĩ tới Trẻ suy nghĩ và đưa ra câu vận động gì? trả lời. Cô cho trẻ cùng nhau thảo luận để lấy tên cho Trẻ tham ra thảo luận. đội và đưa ra tên vận động cũng như cách thực hiện. ( Sau một phút cô cho 2 đội đưa ra ý kiên). Cô mời từng đội đưa ra ý kiến về tên đội, tên Trẻ đưa ra ý kiến. gọi của vận động và cách thực hiện vận động. Đó là vận động ném trúng đích nằm ngang. Vậy cô mời lần lướt các bạn trong 2 đội lên Trẻ tham ra vào hoạt động. thực hiện. ( Cô khảo sát trẻ). Cô cho những trẻ ném không trúng đích đứng Trẻ thực hiện. lên phía trước. Cô làm mẫu lần 1: Chậm, chính xác. Cô làm mẫu lần 2: phân tích động tác. Trẻ lắng nghe. Tư thế chuẩn bị: Tại vạch chuẩn cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát trùng với chân 17
- sau, tay đưa ngang tầm mắt và mắt ngắm vào đích khi nào có hiệu lệnh ném thì dùng sức của cánh tay đẩy túi cát vào đích. Trẻ thực hiện. Cô cho trẻ ném chưa trúng đích thực hiện (Cô sửa sai cho trẻ) Lần 2: Cô cho 2 đội thi đua nhau. Lần 3: Ban tổ chức thấy các bé đều xuất sắc lên muốn thử sức chúng ta qua đích xa hơn, vậy ai muồn thử sức mình qua đích mới nào? Những ai muốn thử sức mình qua đích mới xin mời hãy đứng về bên phải của cô. Còn những bạn chưa tự tin xin mời chúng mình cùng rèn luyện ở đích cũ. ( Cô cho trẻ lựa chọn để thực hiện). Cô hỏi cảm nghĩ của bạn thực hiện ở đích xa hơn. Để ném được trúng đích thì con phải làm như thế nào? * Trò chơi vận động Cô giới thiệu trò chơi:“Thi trồng hoa”. Cô nói tên trò chơi trẻ nói luật chơi cách chơi. Trẻ tham ra chơi. Sau đó cô chính xác lại. + Cách chơi: Lần lượt các bạn 2 đội sẽ bật liên tục qua 5 vòng sau đó trồng 1 cây hoa vào vườn. + Luật chơi: Những bông hoa không được tính khi không bật, hoặc khi trồng 2 bông, hay khi bản nhạc kết thúc. Kết thúc bản nhạc đội nào trồng được nhiều cây hoa thì đội đó chiến 18
- thắng. Cô cho trẻ chơi 2 lần sau mỗi lần cô kiểm tra Trẻ thực hiện. kết quả. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng thăm vườn hoa vừa trồng trên nền nhạc bài “Ra chơi vườn hoa” Hình ảnh trẻ học tiết thể dục ném trúng đích nằm ngang. Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh như: “ Nghiêm”, “ Nghỉ”, “Đi”, chạy dừng lại, khẩu lệnh, mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập chung chú ý ở trẻ. Trong quá trình trẻ tập luyện tùy theo đối tượng trẻ tôi có thể nâng cao dần yêu cầu của vận động. Tùy theo từng chủ đề tôi lựa chọn các bài tập phù hợp. Như vậy, trong một giờ thể dục, để đạt được kết quả cao giáo viên phải biết kết hợp nhiều yếu tố để tổ chức cho trẻ tham ra hoạt động có hiệu quả. * Ngoài tiết học: Nhiệm vụ phát triển thể chất cho trẻ không chỉ trên tiết học mà còn được tổ chức thông qua các hoạt động hàng ngày. 19
- Thể dục sáng: Buổi sáng trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phát triển kĩ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham ra thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao được tinh thần tập thể, ý thức lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ. Muốn tổ chức được hoạt động thể dục sáng thì phải chủ động sáng tạo đưa ra các hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Trước giờ thể dục sáng tôi thường trò chuyện với trẻ về ngày hội ngày lễ, chủ đề trẻ đang học, đặc điểm thời tiết ngày hôm đó qua đó cũng giúp trẻ hiểu hơn ý nghĩa của ngày hội ngày lễ, nhớ lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho một kiến thức của ngày mới. Ví dụ: Trò chuyện về ngày 8/3? Đó là ngày của ai? Và để xem ngày 8/3 có những hoạt động gì cô mời chúng mình cùng lên nhà văn hóa dự lễ mít tinh kĩ niệm ngày mồng 8/3 nhé. Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kĩ năng đi, chạy, nhảy để hình thành tư thế đúng giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực. Bài tập tập thể dục sáng không thể thiếu được các động tác hô hấp, củng cố cơ vai, chân, bụng…nên trẻ rất hào hứng tham gia buổi tập, thứ ba, thứ năm trẻ tập thể dục kết hợp là động tác điều hòa hoạt động tim, chuyển cơ thể về trạng thái bình thương. Trong giờ thể dục sáng tôi kết hợp giữa thể dục động tác và thể dục nhịp điệu: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Tập nhịp điệu với các động tác và dụng cụ như bông, cờ… Với các dụng cụ này trẻ có cảm giác đúng và thoải mái về động tác khi tập. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 161 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn