Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển. Giúp cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên mầm non làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, ban ngành đoàn thể; huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC 20142015 1
- Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC 20142015 Họ và tên: Nguyễn Thị Luân Chức vụ: Hiệu trưởng 2
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy Lệ Thuỷ Quảng Bình Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 Phần I PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Hồ Chủ Tịch đã nói: “Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII xác định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Giáo dục Đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn phát triển giáo dục phải huy động các lực lượng trong toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo”. Nghị quyết số: 90/CP ngày 21 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá đã chỉ rõ bản chất của xã hội hoá Giáo dục là: “Huy động các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội tham gia công tác giáo dục, góp sức xây dựng nền giáo dục toàn dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. Giáo dục không chỉ thực hiện trong nhà trường mà thực hiện song song cả ngoài xã hội, Nghị quyết đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tếxã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dụcđào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. 3
- Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục…..” Như vậy, Xã hội hoá giáo dục là chủ trương lớn của Đảng nhằm huy động mọi nguồn lực về vật lực, tài chính, về nhân lực, vận động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Mục đích của công tác xã hội hoá giáo dục là nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo làm tốt công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non là nhu cầu cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em 5 tuổi đến trường, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào học ở trường Phổ thông… Đối với trường mầm non nơi tôi đang công tác, là đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện, trường có nhiều điểm lẻ (8 điểm trường), dân cư phân tán. Trước đây, mỗi điểm trường chỉ có 1 lớp học do đó chỉ tập trung ưu tiên huy động số trẻ 5T vào lớp còn trẻ 4T, 3T và nhà trẻ do không có phòng học nên không thể huy động vào lớp được. Là xã thuộc vùng núi hầu hết trẻ em là người dân tộc BruVân Kiều do đó được đến trường để hưởng các quyền lợi về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, được tăng cường dạy Tiếng Việt, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào học lớp Một, được hình thành thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống… là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước và toàn ngành quan tâm. Vì vậy, xã hội hoá giáo dục là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, được làm cán bộ quản lý tại đây hiểu được tình hình thực tế của nhà trường: Phòng học còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đầy đủ, tỷ lệ trẻ vào lớp chưa cao, tỷ lệ trẻ bán trú còn thấp, tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng đang ở mức cao, đội ngũ tuy có lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp nhưng một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện chưa có….Vì vậy, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để có đủ phòng học, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu và sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước. Từ đó, tôi đã 4
- đưa hết khả năng, sức lực, tâm huyết của mình, tìm tòi nhiều biện pháp góp phần vào sự nghiệp phát triển của giáo dục vùng núi ở đơn vị tôi đang công tác. Tuy vậy, công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tôi gặp nhiều khó khăn: Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước; coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, phó thác cho giáo viên; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể chưa nhiều, hiệu quả chưa cao… Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp, hy vọng sẽ rút ra một số biện pháp trong công tác xã hội hoá giáo dục mầm non và mong được sự đóng góp, giúp đỡ của quý cấp lãnh đạo cũng như đồng nghiệp để chất lượng giáo dục của đơn vị tôi ngày càng tiến bộ hơn. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài: “Một số biện pháp xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non” trong những năm qua đã có một số cán bộ, giáo viên thực hiện nhưng với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế của mỗi đơn vị khác nhau do đó kết quả, tính chất, mức độ, các biện pháp thực hiện khác nhau. Đề tài này vừa có thể áp dụng cho cán bộ quản lý các trường mầm non trong địa bàn của huyện, vừa có thể áp dụng cho cán bộ quản lý các trường mầm non trong phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt là các đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tôi mong muốn chia sẻ và đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả hơn tại đơn vị mình phụ trách. Đây là đề tài này đúc rút kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm công tác, thuộc lĩnh vực quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý trường mầm non. * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận. 1.3. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp * Điểm mới của đề tài là đã áp dụng một số biện pháp: Tham mưu với chính quyền địa phương và lãnh đạo các cấp về giáo dục mầm non. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; 5
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Tạo điều kiện thu hút sự đầu tư của các dự án… * Đề tài nhằm giải quyết vấn đề: Dựa vào tình hình thực tiễn, phân tích thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non của nhà trường. Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển. Giúp cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên mầm non làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, ban ngành đoàn thể; huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường. Chỉ đạo đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt được mục tiêu nhiệm vụ năm học và đóng góp phần nhỏ vào phong trào giáo dục huyện nhà. Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học của ngành, bạn bè đồng nghiệp và quý đọc giả góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Phần II NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Xã hội hoá giáo dục là huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trước tiên phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự quan tâm chăm lo của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan tổ chức, các dự án, các nhà hảo tâm... thực hiện đúng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”. Như vậy, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục. Đối với trường mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện, nhà trường có nhiều điểm lẻ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương còn nghèo, thu nhập của phụ huynh còn thấp việc huy động sức dân để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường khó thực hiện được. Nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường cần một lượng rất lớn. Nếu chỉ chờ đợi sự đầu tư của Nhà nước thì chưa biết bao giờ mới đáp ứng được nhu cầu học tập của các cháu và mục tiêu giáo dục 6
- hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi công tác xã hội hoá giáo dục càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì cán bộ quản lý nhà trường cần phân định rõ trách nhiệm và khả năng của từng đối tượng, biết phát huy lợi thế và khai thác tiềm năng đúng cách: Đối với Đảng uỷ, chính quyền địa phương: Phải tham mưu để quy hoạch đất, tạo điều kiện cho trẻ có đủ các giấy tờ (Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu gia đình…) theo quy định pháp luật; tạo cơ chế, chính sách quan tâm và ưu tiên cho giáo dục mầm non… Đối với các bậc phụ huynh: Cần thực hiện đầy đủ quyền của trẻ em đó là quyền được đến trường, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, được khai sinh…..; được tuyên truyền nâng cao kiến thức nuôi dạy trẻ và nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ năm học, các nội quy, quy định của nhà trường; đưa, đón trẻ đến lớp thường xuyên, phối hợp với giáo viên dạy Tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà, bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tinh thần của trẻ… Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên: Nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo; tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; tích cực phối kết hợp với phụ huynh nâng cao chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đối với lãnh đạo huyện: Nhà trường tích cực tham mưu để có kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ gạo cho các cháu ăn. Đối với các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn, các dự án: Phối hợp để thu hút sự quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, trang thiết bị….. Từ năm học 2012 2013 đến nay, trường chúng tôi còn nhiều khó khăn, hạn chế, khảo sát tình hình, nghiên cứu thực trạng có kết quả như sau: * Cở sở vật chất: Phòng học: 13 phòng trong đó: Phòng bán kiên cố: 03 phòng, phòng mượn: 02, phòng cấp 4: 08 phòng trong đó: 02 phòng đã xuống cấp trầm trọng. + Nhà bếp: 05 phòng + Công trình vệ sinh: 12 phòng… + Sân chơi có 8 sân nhưng chưa có đồ chơi ngoài trời; + Trang thiết bị theo Thông tư 02 đạt trên 60%. * Số lượng trẻ điều tra qua các độ tuổi: Năm sinh Trẻ 5T Trẻ 4T Trẻ 3T Trẻ 2T Trẻ 1T Trẻ dưới 1T 7
- (Sinh năm (Sinh năm (Sinh năm (Sinh năm (Sinh năm (Sinh năm 2008) 2009) 2010) 2011) 2012) 2013) Số trẻ 104 80 103 80 96 94 * Số trẻ huy động vào lớp: Nhà trẻ: 3 nhóm/40 cháu (vượt 5 cháu), so với trẻ trong độ tuổi đạt 14,8%. Mẫu giáo: 11 lớp/258 cháu, so với kế hoạch đạt tỷ lệ 100% so với trẻ trong độ tuổi đạt 89,9%. Trong đó: Trẻ 5T (sinh năm 2008): 95/104 cháu có 9 cháu học trái tuyến đạt tỷ lệ: 100%; Trẻ 4T (sinh năm 2009): 77/80 cháu có 2 cháu học trái tuyến đạt tỷ lệ: 98,7%; Trẻ 3T (sinh năm 2010): 86/103 cháu tỷ lệ: 83,5%. * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Số lớp ăn bán trú: 8 nhóm, lớp. Số trẻ: 156/298 cháu, tỷ lệ: 52,3%; trong đó nhà trẻ: 40/40 cháu tỷ lệ: 100%, mẫu giáo: 116/258 cháu tỷ lệ: 44,9% + Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: Trẻ 5T: 21/95 cháu tỷ lệ: 22,1% Trẻ 4T: 19/77 cháu tỷ lệ: 24,7% Trẻ 3T: 26/86 cháu tỷ lệ: 30,2% Nhà Trẻ: 7/40 cháu tỷ lệ: 17,5% + Tỷ lệ trẻ thấp còi: Trẻ 5T: 22/95 cháu tỷ lệ: 23,2% Trẻ 4T: 22/77 cháu tỷ lệ: 28,6% Trẻ 3T: 29/86 cháu tỷ lệ: 33,7% Nhà Trẻ: 9/40 cháu tỷ lệ: 22,5% + Kết quả đánh giá trẻ theo chuẩn của Bộ. Số trẻ 5T đạt các lĩnh vực: 79/95 cháu tỷ lệ: 83,2% Số trẻ 4T đạt các lĩnh vực: 62/77 cháu tỷ lệ: 80,5% Số trẻ 3T đạt các lĩnh vực: 67/86 cháu tỷ lệ: 77,9% Trẻ nhà trẻ đạt các lĩnh vực: 33/40 cháu tỷ lệ: 82,5% Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34 người trong đó cán bộ quản lý: 03 người, giáo viên: 27 người, nhân viên: 04 người; biên chế: 23, HĐ: 10 8
- Tổng số giáo viên trong biên chế: 17 người, hợp đồng: 10 người. Số giáo viên đạt chuẩn sư phạm 27/27 tỉ lệ: 100%, trong đó trên chuẩn 13/27 người tỷ lệ: 48,1%. Chưa có giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Qua bảng kháo sát thực trạng tôi nhận thấy: Số lượng phòng học mượn, phòng tạm còn nhiều (05 phòng), trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ đạt trên 55% theo Thông tư 02; công trình vệ sinh chưa đủ để phục vụ cho trẻ, hệ thống điện, nước phục vụ sinh hoạt nhiều khu vực chưa có, hàng rào, khuôn viên chưa được xây dựng kiên cố… Tỷ lệ trẻ mẫu giáo huy động vào lớp đạt: 258/287 cháu, tỷ lệ: 89,6%. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ huy động vào lớp đạt: 40/269 cháu, tỷ lệ: 14,9% Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở mức cao: (trên 22%); Kết quả đánh giá trẻ theo chuẩn của Bộ ở mức thấp: 241/298 cháu tỷ lệ: 80,9% Số lượng nhóm lớp ăn bán trú chưa nhiều, tỷ lệ trẻ ăn bán trú thấp: 156/298 cháu, tỷ lệ: 52,3%; Số lượng giáo viên đạt trình độ trên chuẩn chưa cao (48,1%), giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chưa có, một số năng lực sư phạm còn hạn chế… Với nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường phải có sự nổ lực, tìm tòi nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo, phải tập trung thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực quan tâm chăm lo để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Sau đây là một số biện pháp chúng tôi đã thực hiện. 2.2. Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non: Biện pháp 1: Công tác tham mưu Là người cán bộ quản lý nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương. Để tham mưu có hiệu quả cán bộ quản lý phải chủ động, biết xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, thời cơ, thời điểm, có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại để lãnh đạo địa phương sắp xếp thời gian thích hợp, đồng thời có đủ thời lượng để trao đổi nội dung công việc cần tham mưu, báo cáo tình hình của đơn vị. Khi tham mưu cần trình bày một cách ngắn gọn, khoa hoc, hê thông, toan ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ diên, trong tâm vân đê, đúng các n ́ ̀ ội dung đã chuẩn bị; diễn đạt một cách lưu loát, dễ nghe, dễ hiểu và có sức thuyết phục, giúp cán bộ địa phương thấy đó là 9
- việc làm cần thiết, cấp bách, là trách nhiệm thuộc về mình. Đồng thời tạo tinh thần vui tươi để cán bộ địa phương có thiện chí, từ đó có sự đồng thuận cao. Tranh thủ và tao nhiêu c ̣ ̀ ơ hôi đê lanh đao đ ̣ ̉ ̃ ̣ ịa phương đên thăm tr ́ ường đặc biệt thăm các khu vực lẻ của trương. Các ngày lê trong năm nh ̀ ̃ ư: Ngay khai ̀ ̉ giang, H ội nghị triển khai kế hoạch năm học, Hội nghị Sơ kết, Tông kêt năm ̉ ́ ̣ hoc, Ngày 20/11… và các ho ạt động khác mời lãnh đạo đia phương tham dự để nắm bắt tình hình của đơn vị. Trong công tac tham m ́ ưu, không thể ngày từ lần đầu tham mưu là có kết quả ngay mà có những nội dung phải tham mưu nhiều lần vì vậy, cán bộ quản lý phải biết trực tiếp trao đổi với nhiều đối tượng khác để huy động sự giúp đỡ… Do đó, người cán bộ quản lý cân phai kiên tri, nhân nai, không nãn chí, ̀ ̉ ̀ ̃ ̣ ̀ ước, phải biết tranh thu moi luc, moi th chun b ̉ ̣ ́ ̣ ời cơ sao cho phu h ̀ ợp. Công tac tham m ́ ưu cua ng ̉ ười cán bộ quản lý phai tr ̉ ở thanh y Đang, long ̀ ́ ̉ ̀ dân; các nội dung tham mưu được thê hiên cu thê trong cac Nghi quyêt cua Đ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ảng ̉ uy, Ngh ị quyết của Hội đồng nhân dân và Kế hoạch triển khai thực hiên c ̣ ủa Uỷ ban nhân dân xã có như thề mới đem lại hiệu quả. Sau khi nhà trường thực hiên xong nhi ̣ ệm vụ phai bao cao v ̉ ́ ́ ới chính quyền địa phương về kêt qua đ ́ ̉ ạt được và tiếp tục đề xuất một số nhiệm vụ tiêp theo. ́ Cán bộ quản lý nhà trường phải thương xuyên va kip th ̀ ̀ ̣ ơi cung câp thông ̀ ́ tin vê cac chu tr ̀ ́ ̉ ương cua nganh, tình hình ho ̉ ̀ ạt động của nhà trường và cac hoat ́ ̣ ̣ đông n ổi bật cua cac đ ̉ ́ ơn vi b ̣ ạn với lanh đia ph ̃ ̣ ương biêt đ ́ ể co h ́ ướng chi đao ̉ ̣ cho nha tr ̀ ương kip th ̀ ̣ ơi. ̀ Nhờ làm tốt công tác tham mưu nên trong các năm qua tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương về các vấn đề: Chuyển xây dựng trường sang địa điểm mới tại 3 khu vực; UBND xã cử cán bộ Tư pháp về tại các bản xa trung tâm, sát biên giới làm các thủ tục Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu gia đình cho trẻ; hỗ trợ kinh phí khuyến học động viên cho các cháu học sinh nghèo vượt khó có thành tích trong học tập, hỗ trợ gạo cho trẻ ăn bán trú, thực hiện Kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5T…. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện đầu tư kinh phí xây dựng nhà bếp, hàng rào, cổng trường, nâng cấp 3 phòng học, hỗ trợ gạo cho trẻ ăn bán trú… Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền. Tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên. Người cán bộ quản lý phải biết xác định đối tượng để lựa chọn nội dung tuyên truyền cho phù hợp mới đem lại hiệu quả: * Đối với với phụ huynh: Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học: 10
- Là đơn vị vùng đặc biệt khó khăn của huyện, phụ huynh chủ yếu người dân tộc Vân Kiều trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ còn hạn chế, nhiều bà mẹ chưa nắm được kiến thức về nuôi dạy con theo khoa học. Mặt khác, điều kiện kinh tế gia đình còn nghèo, tập quán lạc hậu nên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý phải xem việc tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Chỉ đạo đội ngũ tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh như: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ trong thời kỳ mang thai đến khi lớn lên để trẻ phát triển bình thường cả về chiều cao, cân nặng, tâm sinh lý…. Thường xuyên cho trẻ đến trường để được hưởng các quyền lợi về chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục của Bộ ban hành. Dần dần xoá bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống, sinh hoạt gia đình văn hoá, đồ dùng dụng cụ, nhà ở phải sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thực hiện nếp sống văn minh “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”… Việc tuyên truyền phải có kế hoạch, nội dung phù hợp với từng thời điểm. Ví dụ: Vào tháng 9: Phải tuyên truyền về việc đưa đón trẻ đến trường, kế hoạch nhiệm vụ năm học, các quy chế, quy định của ngành và nhà trường. Tháng 10: Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng của trẻ trong mùa mưa bão; Tháng 11. Tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh. Yêu cầu về kiến thức kỹ năng trẻ cần đạt được theo mục tiêu chương trình giáo dục từng độ tuổi. Tháng 12. Tuyên truyền về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ thấp còi và suy dinh dưỡng; tăng cường công tác giáo dục thể chất cho trẻ…. Tuyên truyền về chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ: Trường Mầm non là nơi tập trung lực lượng phụ huynh nên công tác tuyên truyền có rất nhiều thuận lợi. Vì vậy, sau khi lập kế hoạch cụ thể tôi đã giao trách nhiệm cho giáo viên của từng nhóm lớp triển khai đầy đủ. 100% nhóm, lớp đều có góc tuyên truyền với hình thức phong phú, hấp dẫn và nội dung giáo viên đã tuyên truyền như: 11
- Một số bài học: Làm quen với toán, Chữ cái, Thơ, Chuyện, Môi trường xung quanh, Âm nhạc, Tạo hình… hoạt động chơi ở góc như: Góc phân vai, Xây dựng, Học tập, Nghệ thuật….... Tuyên truyền về cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc, phòng chống các bệnh thường gặp, các tai nạn thương tích ở trẻ, kết quả khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ và cách chế biến một số món ăn rẽ tiền, giàu chất dinh dưỡng, tận dụng thực phẩm sẵn có tại gia đình và địa phương. Tuyên truyền về kết quả các hoạt động của cô và cháu trong lớp. Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt, dán,... Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, từng thời điểm thích hợp nên gây được sự chú ý, phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới. Cần lựa chọn nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của phụ huynh, ngắn gọn, thiết thực cơ bản và trọng tâm về nuôi dạy trẻ theo khoa học. * Tuyên tuyền giúp phụ huynh nắm các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, các Văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục: Trước tiên, chúng tôi tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Phụ huynh của nhà trường phần lớn là người dân tộc BruVân Kiều, cách xa Ủy ban nhân dân xã, trình độ dân trí thấp nên việc nắm bắt các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Họ chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, không thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Một số phụ huynh còn duy trì tập quán lạc hậu, kết hôn trước tuổi, không đăng ký kết hôn tại xã nên khi có mâu thuẩn gia đình là họ tuỳ tiện di chuyển chỗ ở mà không cần khai báo với chính quyền địa phương… Vì vậy, khi điều tra trẻ gặp nhiều khó khăn, khi đến lớp trẻ không có các giấy tờ theo quy định như Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…. Trước tình hình đó, tôi tích cực tuyên truyền và chỉ đạo giáo viên gần gủi với phụ huynh, hướng dẫn giúp cho phụ huynh nắm và chấp hành các quy định của pháp luật. Đặc biệt là phải đăng ký kết hôn và làm các giấy tờ, thủ tục cho trẻ theo quy định. Những phụ huynh chuyển chỗ ở phải liên hệ với các địa phương lân cận để tìm đúng đối tượng và theo dõi trẻ chặt chẽ, không được bổ sót. Tuyên truyền về các Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. 12
- Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động như: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 20112015”, “Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi”….giúp phụ huynh biết được những nội dung liên quan để họ tham gia: Ví dụ: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phụ huynh cần tham gia: Trồng cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ; sưu tầm và sáng tác một số bài hát, trò chơi dân gian, một số hoạt động truyền thống phù hợp với địa phương; tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập; tham gia vào các trò chơi dân gian, hát làn điệu dân ca; huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. Nhà trường kết hợp gia đình động viên trẻ đến trường, phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ… Những nội dung phụ huynh tham gia giám sát: Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo. Giáo viên phải gần gủi thương yêu tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ; không được doạ nạt, quát mắng, đánh đập trẻ…; đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất, tinh thần; tiích cực dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp… * Tuyên truyền về những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, đặc biệt đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn: Từ năm 2010 đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đối với các cháu vùng đặc biệt khó khăn. Trẻ đi học được hưởng nhiều chế độ chính sách: Tiền ăn trưa cho trẻ 34 tuổi theo Quyết định 60:120.000đ/cháu/tháng Tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 239: 120.000đ/cháu/tháng Tiền hộ nghèo theo Nghị định 74: 70.000đ/cháu/tháng Tiền UBND huyện hỗ trợ mua đồ dùng học tập cho trẻ 140.000đ/trẻ/năm. Để thực hiện các chế độ trên phụ huynh phải lập hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bao gồm Đơn xin hưởng chế độ, pôtô Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu… Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hội thi: Hằng năm, nhà trường tổ chức các hội thi như: “Bé khoẻ Bé ngoan”, “Bé khéo tay”, “Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ”, “Bé với an toàn giao thông”, “Bé với trò chơi dân gian, hát dân ca”….. 13
- Khi tổ chức hội thi tôi lựa chọn một số nội dung phù hợp, liên quan với phụ huynh và mời phụ huynh tham dự. Hội thi: Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ”, “Bé với an toàn giao thông”, “Bé với trò chơi dân gian, hát dân ca”…..Mỗi lớp 1 đội gồm: Giáo viên, trẻ và phụ huynh tham gia. Qua hội thi, họ hiểu hơn về các hoạt động của trường Mầm non, nắm bắt được các nội dung trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo niềm tin và có trách nhiệm hơn về công tác phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuyên truyền thông qua các cuộc họp, các thời điểm đón, trả trẻ: Đây là thời điểm thuận lợi để phụ huynh gặp gỡ giáo viên và ban giám hiệu nhà trường nên chúng tôi chủ động tiếp cận với phụ huynh trao đổi các nội dung liên quan. Tuy nhiên, hình thức này thời gian không nhiều nên chỉ lựa chọn những nội dung thiết thực, trọng tâm để tuyên truyền, trao đổi bàn bạc và chia sẽ. Biện pháp 3: Làm tốt công tác phối kết hợp: * Phối kết hợp với phụ huynh: Phối hợp với phụ huynh và người thân trong gia đình tích cực dạy Tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà. Bồi dưỡng, hình thành cho trẻ kỹ năng sống, hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt cho trẻ…. Ngoài thời gian ở lớp, thời gian ở nhà của trẻ chiếm một lượng khá lớn, được bố mẹ và người thân dạy Tiếng Việt cho trẻ hiệu quả rất tốt nên tôi yêu cầu giáo viên thường xuyên phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nói Tiếng Việt trong thời gian ở nhà. Hàng năm, tôi đã chủ động phối hợp với phụ huynh huy động hàng trăm ngày công lao động tu bổ khuôn viên, trồng rau sạch, trồng cây xanh, làm vệ sinh xung quanh trường lớp. Đặc biệt, năm học này thực hiện Kế hoạch tổ chức Hội thi “Xây dựng môi tường xanh sạch, đẹp, thân thiện, hiệu quả” cấp huyện và tỉnh. Tôi đã phối hợp với phụ huynh huy động hàng trăm ngày công tham gia lao động trồng hoa, trồng rau, ủng hộ phân bón, hạt giống, cây cảnh… Các bậc phụ huynh của mỗi lớp thi đua tận dụng vật liệu, phế thải như lốp xe, xô, chậu, bình nước khoáng bị hỏng, …. tạo ra những chậu để trồng rau, trồng hoa, trồng cây xanh và làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các cháu hoạt động… Phối kết hợp với phụ huynh, khuyến khích phụ huynh tham gia các hoạt động của trường như: Tham gia phòng chống lụt bão, thực hiện an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống ma tuý, đảm bảo an toàn trật tự trường học… 14
- * Phối hợp với các ban ngành đoàn thể: Hội phụ nữ: Đây là lực lượng đông đảo nhất, phần đông phụ huynh tham gia vào tổ chức này. Để làm tốt công tác phối kết hợp, tôi đã gặp gỡ, trao đổi về kế hoạch phối hợp với các chi hội phụ nữ ở các thôn bản, nắm số liệu các hội viên, lên lịch tổ chức các cuộc họp. Tuỳ vào tình hình của từng thôn bản có thể tổ chức buổi họp với các hội viên phụ nữ hoặc có thể kết hợp với các buổi họp của chi hội. Ví dụ: Vào thời điểm tổ chức ngày 20/10, 8/3 trước đó các chi hội đều có thể họp chuẩn bị cho ngày 20/10 và 8/3 nhân buổi đó, tôi phát tài liệu cho các chi hội lồng ghép vào nội dung họp, toạ đàm để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ với nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận,... Phối hợp với Trung tâm y tế xã: Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung tuyên truyền phong phú về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và phụ nữ, giáo dục sức khoẻ và sinh sản….Chính vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch, liên hệ với trung tâm y tế để tuyên truyền. Một năm 2 lần nhà trường đã kết hợp với y tế khám sức khoẻ cho học sinh và cán bộ giáo viên để kịp thời điều trị bệnh tật, sau đó giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với phụ huynh học sinh về tình trạng sức khoẻ của những cháu bị suy dinh dưỡng và thấp còi, đồng thời tuyên truyền về một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. * Phối hợp vơi c ́ ơ quan, đơn vị đong trên đia ban: ́ ̣ ̀ Nha tr ̀ ương tao môi quan hê, giao tiêp ̀ ̣ ́ ̣ ́ ứng xử tôt v ́ ới cac c ́ ơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn, các nha tai tr ̀ ̀ ợ. Xây dựng kê hoach tuyên truyên xuyên suôt co s ́ ̣ ̀ ́ ́ ự đâu t ̀ ư ở môt sô th ̣ ́ ời ̉ điêm có ý nghĩa…. ̣ ̣ Tân dung nh ưng cuôc hop cua đ ̃ ̣ ̣ ̉ ịa phương, tranh thu gi ̉ ờ nghi giai lao, ̉ ̉ ̀ ̣ chúng tôi tro chuyên vê tinh hinh tr ̀ ̀ ̀ ường lớp đê cac đ ̉ ́ ồng chí lanh đao hiêu va chia ̃ ̣ ̉ ̀ ̉ ưng kho khăn cua nha tr se nh ̃ ́ ̉ ̀ ương, t ̀ ạo sự thân thiện, cởi mở, chân thành và đề xuất các nội dung cần phối hợp, giúp đỡ.… Nhờ đo lanh đao cac c ́ ̃ ̣ ́ ơ quan săñ sang hô tr ̀ ̃ ợ nha tr ̀ ường môt cach nhanh chong. ̣ ́ ́ Biện pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là thước đo sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh đối với nhà trường và đội ngũ. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của 15
- ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm. Vì vậy, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phấn đấu trở thành con người vừa “Vừa hồng, vừa chuyên” như lời Bác dạy. Mặt khác, nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về kiến thức quản lý giáo dục, tổ chức thao giảng, dự giờ, tham gia sinh hoạt liên trường để học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi hội họp triển khai các Công văn, Chỉ thị, Quyết định của pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non cho cán bộ giáo viên; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động “Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm” với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... Bên cạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần bồi dưỡng cho giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh; thấy rõ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục mầm non để phát huy tình cảm, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo, tự hào với nghề nghiệp, phấn đấu rèn luyện trở thành người giáo viên giỏi. Đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân và phụ huynh. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cán bộ vừa phải có tài, có tâm, có tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền để đội ngũ giáo viên thực sự là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiến thức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho phụ huynh. Giúp cho phụ huynh nắm được kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non, đây là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng của đời người nếu được chăm sóc, nuôi dạy tốt sau này trẻ trở thành người tốt. Tuyên truyền bằng nhưng bi ̃ ện phap nh ́ ư: Tâp trung lam tôt công tac ra ̣ ̀ ́ ́ ̀ ̣ soat, phân loai năng l ́ ực chuyên môn cua t ̉ ưng giao viên đê t ̀ ́ ̉ ừ đo co kê hoach bôi ́ ́ ́ ̣ ̀ dương đôi ngu sao cho phu h ̃ ̣ ̃ ̀ ợp, khai thác và phat huy tôi đa năng l ́ ́ ực sở trương ̀ ̉ ̣ cua đôi ngu, đánh giá x ̃ ếp loại chất lượng đội ngũ một cách trung thực, chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ. 16
- Chăm lo xây dựng đôi ngu d ̣ ̃ ươi nhiêu hinh th ́ ̀ ̀ ức như: * Thông qua lực lượng nông côt trong chuyên môn: ̀ ́ ̀ ương l Hang năm, nha tr ̀ ̀ ựa chọn những giáo viên có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng bô tri vào t ́ ́ ổ chuyên môn, tao điêu kiên cho cac đông ̣ ̀ ̣ ́ ̀ chi côt can tham gia cac l ́ ́ ́ ́ ơp tâp huân, bôi d ́ ̣ ́ ̀ ưỡng chuyên môn do Phong, S ̀ ở GD&ĐT tô ch ̉ ưc sau đó các đ ́ ồng chí này tổ chức trực tiếp bồi dưỡng cho giáo iên trong tổ của mình. Nhờ đó giao viên tiêp thu va câp nhât nh ́ ́ ̀ ̣ ̣ ững kiên th ́ ức và thông tin mơi vế ̀ chương trinh giao duc va cac chuyên đê trong tâm trong năm ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ một cách thuận tiện, kịp thời. * Tổ chức cac tiêt day mâu, các bu ́ ́ ̣ ̃ ổi chuyên đề: Ngay từ đâu năm hoc, nha tr ̀ ̣ ̀ ương đa xây d ̀ ̃ ựng kế hoạch dự giờ thăm lớp cho các giáo viên; tổ chức các đợt thi đua thông qua đó chọn ra các tiết dạy mẫu, ̣ ́ ̣ day chuyên đê, đăng ky day tiêt tôt…, sau đó c ̀ ́ ́ ử ban giám hiệu dự giờ gop y bô ́ ́ ̉ sung, trươc khi đ ́ ưa ra triên khai toan tr ̉ ̀ ường. ̣ ̣ ̀ ương không chi đ Hoat đông trong nha tr ̀ ̉ ơn thuân la day va hoc ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ở trong lớp ̉ ma con phai co nh ̀ ̀ ́ ưng ̃ hoạt động ngoài trời, các trò chơi dân gian, tổ chức các buổi tham quan, giao lưu với lớp bạn…Qua nhưng ho ̃ ạt động nay đã phat huy ̀ ́ ́ ́ ực, sáng tạo cua h tinh tich c ̉ ọc sinh. Xây dựng kê hoach ki ́ ̣ ểm tra nội bộ trường học, tăng cương kiêm tra đôn ̀ ̉ đôc giáo viên th ́ ực hiện nghiêm tuc ch ́ ương trình giáo dục, nâng cao chât l ́ ượng, ̃ ̣ hình thành nê nêp, ky luât, ky c ̀ ́ ̃ ương sư pham. ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ Giao viên chu nhiêm co vai tro quan trong trong viêc tuyên truy ́ ́ ̀ ền, phối kêt́ hợp giưa nha tr ̃ ̀ ương và ph ̀ ụ huynh la câu nôi đông thuân gi ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ữa nha tr ̀ ương gia ̀ ̀ ̃ ̣ ̣ ̣ đinh va xa hôi. Do vây, viêc bô tri giao viên lam tôt công tac chu nhiêm hêt s ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̣ ́ ức ̣ quan trong. Nha tr ̀ ương phai biêt chon nh ̀ ̉ ́ ̣ ưng giao viên co kinh nghiêm, năng l ̃ ́ ́ ̣ ực ̉ ̣ trong giang day co uy tin v ́ ́ ơi nhà tr ́ ường, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục phụ huynh đo la yêu tô quan trong đê ph ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ụ huynh sẵn sang h ̀ ưởng ưng tham gia ́ đong gop khi tr ́ ́ ường cần, lơp cân. ́ ̀ Biện pháp 5: Tạo điều kiện thu hút sự đầu tư của dự án: * Đối với dự án Plan: Những năm trước đây, nhà trường được dự án Plan đã đầu tư kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, trang cấp một số đồ dùng, dụng cụ dạy học, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Từ năm 2010 đến nay, dự án quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Dự án này thuộc tổ chức phi Chính phủ nên việc đầu tư kinh phí xây dựng trường đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt, chặt chẽ, tiến độ thực hiện 17
- chỉ trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, để nhận được sự đầu tư của dự án nhà trường phải có sự hợp tác hết sức tích cực, năng động, sáng tạo. Từ năm học 20112013: Dự án đã đầu tư xây dựng cho nhà trường 4 phòng học, 02 nhà bếp và mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú, xây bể chứa nước. Năm học 20132014: Dự án tiếp đầu tư xây dựng cho nhà trường 3 phòng học, nhà bếp, khuôn viên, cổng trường, mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú, xây bể chứa nước….Với nguồn kinh phí khá lớn đòi hỏi xây dựng trên khu đất khá rộng, trong lúc đó diện tích đất ở khu vực này chỉ 780m2 không đáp ứng yêu cầu. Bởi vì, nếu xây dựng theo chiều rộng khu đất thì không có sân chơi, nếu xây dựng theo chiều dài khu đất thì không đủ để bố trí các phòng học, nhà bếp, công trình vệ sinh…. Là xã đồi núi có diện tích tự nhiên rộng trên 48 ngàn ha nhưng để có diện tích xây dựng nhà trường với khoảng 1.500 m 2 thì quả là vô cùng khó khăn bởi vì “đất đã có chủ”. Thật đúng “Tấc đất tấc vàng”. Dự án giao cho chúng tôi trong vòng gần 2 tháng phải xoay sở làm sao có mặt bằng khoảng 1.500 m2 đất để xây trường. Có đủ diện tích trên dự án mới cho triển khai xây dựng, nếu không đủ diện tích đó thì dự án sẻ chuyển sang đơn vị khác. Nếu không chớp lấy thời cơ, để dự án chuyển sang đơn vị khác thì người cán bộ quản lý nhà trường vừa có lỗi với dân, vừa thiếu trách nhiệm với Đảng và Nhà nước, nếu thu hút được sự đầu tư của dự án thì giảm gánh nặng về đầu tư kinh phí cho huyện và tỉnh. Đứng trước tình hính đó bản thân tôi đã nổ lực, tìm hết mọi cách, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với một số cán bộ chủ chốt đã từng công tác tại địa bàn để vận động người dân hiến đất. Qua nhiều khó khăn vất vả, sau một thời gian dày công chăm lo cuối cùng được người dân bằng lòng hiến đất cho nhà trường gần 500m2 quả là niềm vui không sao kể xiết. Ngoài ra, trước và trong khi xây dựng nhà tài trợ yêu cầu về thăm địa điểm đang thi công, thăm tình hình của các cháu. Để đón đoàn với không khí thân thiện, gây ấn tượng tốt đẹp cho các thành viên, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động như: Biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Tổ chức làm lễ khởi công, động thổ, theo yêu cầu với không khí trang trọng, tinh thần vui tươi phấn khởi. …. Làm các thủ tục về bàn giao mặt bằng, hồ sơ trích đo địa chính… Làm các thủ tục: Báo giá, chọn nhà thầu, mời thầu, mở thầu theo quy định. Sau hơn 4 tháng thi công phòng học, nhà bếp, khuôn viên, cổng trường…. đã được xây dựng khang trang đem lại niềm vui khấn khởi cho hàng chục người 18
- dân khi được cho trẻ đến học tại ngôi trường này. Đồng thời đây cũng là niềm vui mừng phấn khởi không sao kể xiết của chính bản thân tôi khi phải trải qua một quá trình với bao bộn bề, lo âu và đầy gian lao, vất vả. * Đối với Binh đoàn 15: Trường chúng tôi có nhiều khu vực, trong đó có khu vực gần biên giới, cách trung tâm nhà trường trên 60km. Những năm trước, khu vực này do không có phòng nên lớp mẫu giáo phải học chung trong khuôn viên trường Tiểu học. Chế độ sinh hoạt và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non không giống như học sinh trường tiểu học nên bị chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau rất nhiều. Vì vậy, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khu vực này rất hạn chế. Biết được Đoàn Kinh tế 79 Binh đoàn 15 Bộ Quốc phòng là đơn vị có nhiệm vụ vừa bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc vừa sản xuất, làm kinh tế vừa chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nên chúng tôi tích cực tham mưu và phối hợp xin hỗ trợ kinh phí xây dựng phòng học. Mãi đến tháng 8 năm 2013, Đoàn kinh tế 79 Binh đoàn 15 Bộ Quốc Phòng mới có kế hoạch đầu tư xây dựng cho nhà trường 2 phòng học, nhà bếp, sân chơi tại điểm trường này. Được sự đầu tư của Binh Đoàn, chúng tôi vô cùng phấn khởi. Do đó trong quá trình thi công mặc dù cách xa hàng chục km, bộn bề nhiều công việc nhưng chúng tôi luôn luôn có mặt để theo dõi, nắm bắt tình hình và phát hiện những nội dung không phù hợp xin điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của giáo dục mầm non. Ví dụ: Khi xây dựng khu vực bếp: Theo thiết kế khu vực bàn bếp dài chỉ dài 2,5m không đủ để bố trí khu cắt thái thực phẩm, nấu và chia ăn cho các cháu. Nhờ sự có mặt kịp thời nên chúng tôi đã tham mưu với Binh đoàn và xin nhà thầu ủng hộ kinh phí mở rộng khu vực này lên: 6,5 m tăng hơn lúc đầu 4m, làm thêm khu rửa thấp và điều chỉnh hệ thống bồn rửa của các lớp, bê tông 30 m đường đi trị giá trên 5 triệu đồng. Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên đến nay trường chúng tôi có nhiều chuyển biến, mạnh mẽ trên các mặt công tác: 2.3. Kết quả đạt được: * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Phòng học: Xây dựng mới: 07 phòng, xoá được 2 phòng mượn, 2 phòng cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng; Nhà bếp: 07 phòng (tăng so với trước: 02 phòng). Nâng cấp tu sửa: 3 phòng học, xây dựng 450m hàng rào, cổng trường, sân chơi. Công trình vệ sinh: 22 phòng (tăng so với trước: 10 phòng). 2/8 sân được trang bị đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời; 19
- 3/8 khu vực được xây dựng hàng rào, cổng trường kiên cố; 14/15 phòng học công trình vệ sinh được xây dựng khép kín; 6/8 khu vực có điện sáng để phục vụ sinh hoạt của trẻ…. Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác dạy học, đạt trên 75% yêu cầu cầu theo Thông tư 02. Đồ dùng dụng cụ bán trú đầy đủ phục vụ chế biến theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: 5.430 triệu đồng Trong đó Ngân sách UBND huyện: 750 triệu Dự án Plan: 2.880 triệu Binh Đoàn 15 Bộ Quốc Phòng: 1.8 triệu Kinh phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp trên: 900 triệu. * Số trẻ huy động vào lớp: toàn trường: 261 cháu, trong đó cháu mẫu giáo: 243 cháu so với kế hoạch đạt: 100%, so với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt: 90% (tăng so với trước: 0,4%), nhà trẻ: 18 cháu. Cụ thể: Trẻ 5T: 89/89 cháu đạt tỷ lệ: 100% Trẻ 4T: 85/87 cháu và có 2 cháu học trái tuyến, tỷ lệ: 100% (tăng so với trước: 1,3%); Trẻ 3T: 69/87 cháu tỷ lệ: 79,3 (tăng so với trước: 18,4%). Trẻ nhà trẻ: tỷ lệ: 18 cháu, tỷ lệ: 15,5% * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Số nhóm lớp ăn bán trú: 14/15 nhóm lớp (tăng hơn trước 6 nhóm lớp). Số trẻ ăn bán trú: 244/261 cháu tỷ lệ: 93,5% (tăng so với trước: 41,2%) Số trẻ suy dinh dưỡng: 36/261 cháu tỷ lệ: 13,8% ( giảm so với năm trước: 10,7%) trong đó: Trẻ 5T: 11/89 cháu tỷ lệ: 12,4% (giảm so với năm trước: 9,7%). Trẻ 4T: 12/85 cháu tỷ lệ: 14,1% (giảm so với năm trước: 10,6%). Trẻ 3T: 12/69 cháu tỷ lệ: 17,4% (giảm so với năm trước: 12,8%). Trẻ nhà trẻ: 2/18 cháu tỷ lệ: 11,1% (giảm so với năm trước: 6,4%). Số trẻ thấp còi: 38/261 cháu tỷ lệ: 14,5% (giảm so với năm trước: 13%) trong đó: Trẻ 5T: 11/89 cháu tỷ lệ: 12,4% (giảm so với năm trước: 10,8%). Trẻ 4T: 13/85 cháu tỷ lệ: 15,3% (giảm so với năm trước: 13,3%). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 106 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn