Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học; Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/môn : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Mai Hiên Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng Năm học: 2022-2023
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học và công nghệ huyện Thanh Trì Ngày tháng Nơi công tácChức Trình độ Họ và tên Tên sáng kiến năm sinh danh chuyên môn Một số biện pháp nâng cao chất Nguyễn Trường Mầm Nhân Cao đẳng lượng bữa ăn cho Thị Mai 13/03/1985 non Tả Thanh viên nuôi nấu ăn trẻ suy dinh Hiên Oai B dưỡng dưỡng trong trường mầm non 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/09/2022. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học. Bản thân tôi không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ, nhất là số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm là 2.2 %. Thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn dưới 0.5%. Chính vì thế tôi thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi qua sách báo tài liệu, chia sẻ với tổ nuôi, giáo viên các nhóm lớp cùng thống nhất biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có hiệu quả. Tổ nuôi có tạo trang zalo riêng kết nối với giáo viên, phụ huynh để đưa tin về các món ăn hàng ngày, thực đơn theo mùa, theo tháng. Kết quả: Qua việc tự tìm tòi học hỏi tôi đã có kiến thức về cách phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, đã tuyên truyền với giáo viên, phụ huynh về trẻ suy dinh dưỡng, tham mưu xây dựng thực đơn cho trẻ nâng cao chất lượng bữa ăn. Hàng tháng chúng tôi đã quay được 3 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 01 bài tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi gửi vào kho học liệu của trường, gửi zalo các lớp. Tôi đã nhận được phản hồi
- tích cực từ phụ huynh có lời khen về chế độ dinh dưỡng, các món ăn, các giờ ăn của trẻ. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu Thực hiện thông tư số số 30/2012/TT-BYT. Trường tôi tiến hành kiểm thực 3 bước đúng quy trình. KIỂM THỰC 3 BƯỚC Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào trước khi chế biến món ăn. Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn. Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn. Phối hợp, lựa chọn thực phẩm tươi ngon Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và các trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến món ăn. Kết quả: Tôi cùng với tổ nuôi, ban giám hiệu, giáo viên nhận lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi ngon. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thực phẩm trong ngày, có nhận xét về thực chất lượng, số lượng thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Biện pháp 3: Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng là các nhóm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng dể chế biến món ăn phù hợp cho trẻ giúp trẻ ăn ngon và ăn hết xuất. Kết quả: Trường tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, dựa trên các ý kiến đề xuất của giáo viên trên lớp, nhu cầu ăn thực tế của trẻ. Tôi cùng tổ
- nuôi đã cải tiến chế biến một số món ăn hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Quan tâm trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Biện pháp 4: Phối hợp tốt với giáo viên và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng. Phối hợp tốt với giáo viên các lớp và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng và tăng cân. Tôi đã chủ động cùng giáo viên trên các lớp có trẻ suy dinh dưỡng, cùng giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ, tôi ngồi cùng nhóm trẻ ăn chậm, suy dinh dưỡng, động viên trẻ ăn từng ít một, làm cho trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng, dần dần mỗi ngày động viên trẻ ăn thêm một chút. Cứ như thế sau một tháng trẻ đã hết kênh suy dinh dưỡng. Kết quả: Tôi đã thiết kế và gửi phụ huynh qua zalo các lớp được 4 thực đơn cho 4 lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo dành cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì thấp còi. Tôi đã xây dựng 5 bài tuyên truyền về cách nuôi dạy trẻ khoa học, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và 5 bài video hướng dẫn chế biến món ăn cho trẻ, giúp phụ huynh hiểu được giá trị lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ. 4. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các biện pháp mà tôi đưa ra đã tạo sự chuyển biến trong công tác tuyên truyền cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng cao. Các trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm. Không xảy ra tình trạng ngộ độc. Tôi đã có kinh nghiệm trong chế biến món ăn cho trẻ, biết phối hợp dây truyền tổ nuôi hợp lý. Đã kết hợp với giáo viên trên nhóm lớp trong việc chăm sóc trẻ. Đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tình hình sức khỏe, giờ ăn, ngủ, học và chơi của trẻ đã được các bậc phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm đến các con nhiều hơn và có những lời động viên khích lệ các cô. Công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nhà trường, giáo viên khen ngợi. * Về phía phụ huynh Các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Về phía trẻ: Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng và thấp còi đã được thay đổi một cách rõ rệt.
- 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sau khi tiến hành các biện pháp của sáng kiến bản thân tôi nhận thấy. * Hiệu quả về mặt kinh tế: Trẻ được chăm sóc bán trú tại trường giúp bố mẹ yên tâm khi gửi con, trẻ được phát triển về thể chất, giảm được tỷ lệ béo phì, suy dinh dưỡng, có chế độ ăn hợp lý. Khẩu phần, món ăn được nhà trường, giáo viên tuyên truyền qua trang Wedsite, pange nhà trường, zalo nhóm lớp nhắm nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ. Các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. góp phần giảm chi phí vào việc chăm sóc bồi dưỡng trẻ không đúng cách. Phụ huynh có thể áp dụng thực đơn của nhà trường để chế biến cho trẻ ăn tại nhà vừa đảm bảo kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non sẽ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở một số trẻ đang theo học bán trú tại trường. Từ đó trẻ dần nâng cao về thể lực, thể chất, trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. Phụ huynh nắm vững được cách chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, tin tưởng khi gửi gắm con em mình cho nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Thị Mai Hiên
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường Mầm non Tả Thanh Oai B Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Họ và tên Tên sáng kiến năm sinh danh chuyên môn Một số biện pháp nâng cao chất Nguyễn Trường Mầm Nhân Cao đẳng lượng bữa ăn cho Thị Mai 13/03/1985 non Tả Thanh viên nuôi nấu ăn trẻ suy dinh Hiên Oai B dưỡng dưỡng trong trường mầm non 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/09/2022. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học. Bản thân tôi không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ, nhất là số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm là 2.2 %. Thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn dưới 0.5%. Chính vì thế tôi thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi qua sách báo tài liệu, chia sẻ với tổ nuôi, giáo viên các nhóm lớp cùng thống nhất biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có hiệu quả. Tổ nuôi có tạo trang zalo riêng kết nối với giáo viên, phụ huynh để đưa tin về các món ăn hàng ngày, thực đơn theo mùa, theo tháng. Kết quả: Qua việc tự tìm tòi học hỏi tôi đã có kiến thức về cách phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, đã tuyên truyền với giáo viên, phụ huynh về trẻ suy dinh dưỡng, tham mưu xây dựng thực đơn cho trẻ nâng cao chất lượng bữa ăn. Hàng tháng chúng tôi đã quay được 3 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 01 bài tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi gửi vào kho học liệu của trường, gửi zalo các lớp. Tôi đã nhận được phản hồi
- tích cực từ phụ huynh có lời khen về chế độ dinh dưỡng, các món ăn, các giờ ăn của trẻ. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu Thực hiện thông tư số số 30/2012/TT-BYT. Trường tôi tiến hành kiểm thực 3 bước đúng quy trình. KIỂM THỰC 3 BƯỚC Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào trước khi chế biến món ăn. Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn. Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn. Phối hợp, lựa chọn thực phẩm tươi ngon Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và các trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến món ăn. Kết quả: Tôi cùng với tổ nuôi, ban giám hiệu, giáo viên nhận lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi ngon. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thực phẩm trong ngày, có nhận xét về thực chất lượng, số lượng thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Biện pháp 3: Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng là các nhóm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng dể chế biến món ăn phù hợp cho trẻ giúp trẻ ăn ngon và ăn hết xuất. Kết quả: Trường tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, dựa trên các ý kiến đề xuất của giáo viên trên lớp, nhu cầu ăn thực tế của trẻ. Tôi cùng tổ
- nuôi đã cải tiến chế biến một số món ăn hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Quan tâm trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Biện pháp 4: Phối hợp tốt với giáo viên và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng. Phối hợp tốt với giáo viên các lớp và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng và tăng cân. Tôi đã chủ động cùng giáo viên trên các lớp có trẻ suy dinh dưỡng, cùng giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ, tôi ngồi cùng nhóm trẻ ăn chậm, suy dinh dưỡng, động viên trẻ ăn từng ít một, làm cho trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng, dần dần mỗi ngày động viên trẻ ăn thêm một chút. Cứ như thế sau một tháng trẻ đã hết kênh suy dinh dưỡng. Kết quả: Tôi đã thiết kế và gửi phụ huynh qua zalo các lớp được 4 thực đơn cho 4 lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo dành cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì thấp còi. Tôi đã xây dựng 5 bài tuyên truyền về cách nuôi dạy trẻ khoa học, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và 5 bài video hướng dẫn chế biến món ăn cho trẻ, giúp phụ huynh hiểu được giá trị lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ. 4. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các biện pháp mà tôi đưa ra đã tạo sự chuyển biến trong công tác tuyên truyền cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng cao. Các trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm. Không xảy ra tình trạng ngộ độc. Tôi đã có kinh nghiệm trong chế biến món ăn cho trẻ, biết phối hợp dây truyền tổ nuôi hợp lý. Đã kết hợp với giáo viên trên nhóm lớp trong việc chăm sóc trẻ. Đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tình hình sức khỏe, giờ ăn, ngủ, học và chơi của trẻ đã được các bậc phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm đến các con nhiều hơn và có những lời động viên khích lệ các cô. Công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nhà trường, giáo viên khen ngợi. * Về phía phụ huynh Các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Về phía trẻ: Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng và thấp còi đã được thay đổi một cách rõ rệt.
- 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. * Hiệu quả về mặt kinh tế: Trẻ được chăm sóc bán trú tại trường giúp bố mẹ yên tâm khi gửi con, trẻ được phát triển về thể chất, giảm được tỷ lệ béo phì, suy dinh dưỡng, có chế độ ăn hợp lý. Khẩu phần, món ăn được nhà trường, giáo viên tuyên truyền qua trang Wedsite, pange nhà trường, zalo nhóm lớp nhắm nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ. Các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. góp phần giảm chi phí vào việc chăm sóc bồi dưỡng trẻ không đúng cách. Phụ huynh có thể áp dụng thực đơn của nhà trường để chế biến cho trẻ ăn tại nhà vừa đảm bảo kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non sẽ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở một số trẻ đang theo học bán trú tại trường. Từ đó trẻ dần nâng cao về thể lực, thể chất, trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. Phụ huynh nắm vững được cách chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, tin tưởng khi gửi gắm con em mình cho nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Thị Mai Hiên
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ................................................................. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................... 3 I. Cơ sở lý luận................................................................................................. 3 II. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 4 1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 4 2. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................. 4 3. Bảng tổng hợp số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm ........................................... 5 III. Các biện pháp ........................................................................................... 5 Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học. ................................ 5 Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. ....................................................................................... 7 Biện pháp 3. Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. .............. 8 Biện pháp 4: Phối hợp tốt với giáo viên và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng. ..................................................................................... 10 1 IV. Kết quả đạt được........................................................................................ 11 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 14 1. Kết luận ........................................................................................................ 14 2. Khuyến nghị................................................................................................. 14
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ đầu chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực. Chiến lược quốc gia về gia đình đã khẳng định: “Nâng cao hiểu biết của mọi người dân về ăn uống và chăm sóc sức khỏe trẻ. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo viên mầm non, tuyên truyền viên giáo dục cha mẹ là hết sức cần thiết”. Nếu trẻ được cung cấp dinh dưỡng tốt trẻ sẽ được mau lớn, khỏe mạnh và thông minh, học giỏi. Ngược lại nếu dinh dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh. Dinh dưỡng hợp lý, đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng giúp cơ thể khỏe mạnh. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Việc này đã được triển khai tuyên truyền rộng tới các bậc phụ huynh để thực hiện tốt về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ và cộng đồng. Thực tế bên cạnh những trẻ khỏe mạnh, cân đối về chiều cao và cân nặng, thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm ở trường tôi vẫn cao. Các món ăn phong phú đa dạng về thực phẩm, được các cô nuôi chế biến đảm bảo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn 1 số phụ huynh bận công việc nên chưa chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tại gia đình. Vì vậy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất nhằm giúp trẻ tăng cân, có cân nặng và chiều cao phù hợp theo lứa tuổi. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng thực hiện tại trường mầm non Tả Thanh Oai B, huyện Thanh Trì đạt kết quả tốt. Đây cũng là những biện pháp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe của trẻ trong lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ suy dinh dưỡng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
- 2 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng về chất lượng bữa ăn cũng như công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường. Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Tả Thanh Oai B. Tuyên truyền phối hợp với giáo viên, phụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát + Phương pháp kiểm tra, đánh giá + Phương pháp thống kê 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phụ huynh, học sinh trường mầm non Tả Thanh Oai B. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023. - Phạm vi áp dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên toàn Thành phố Hà Nội.
- 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là nhân viên nuôi dưỡng, tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong độ tuổi mầm non, nhất là trẻ suy dinh dưỡng là rất quan trọng. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tôi cùng với Ban giám hiệu luôn cố gắng suy nghĩ làm thế nào để có một bữa ăn ngon hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của trẻ, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đa phần trẻ học tại trường là con nhà thuần nông, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng cho trẻ? Làm thế nào để các cháu ăn ngon miệng, hết suất? Làm thế nào để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con vào trường, tin tưởng vào đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường? Làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng? Câu hỏi đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non, căn cứ vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của các lớp, của nhà trường để tôi đưa ra các biện pháp, nguyên tắc nhằm nâng cao dinh dưỡng trong các món ăn khi tổ chức cho trẻ ăn mỗi bữa hàng ngày.
- 4 II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có 66 đồng chí (3 đồng chí ban giám hiệu, 47 đồng chí giáo viên, 10 đồng chí nhân viên nuôi dưỡng, 1 đồng chí kế toán và 5 đồng chí bảo vệ). Nhà trường có đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại trường được ghi nhận đánh giá cao của Phòng giáo dục huyện Thanh Trì qua các đợt kiểm tra cũng như đánh giá của các bậc phụ huynh. 03 khu bếp được trang bị đầy đủ đồ dùng đồng bộ, hiện đại và thực hiện đúng theo quy trình bếp một chiều. Từ thực tế trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Tả Thanh Oai và sự nhất trí cao của các bậc phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài trường về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh. 20/20 lớp và 3/3 bếp ăn được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường đã chỉ đạo các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng thường xuyên kết nối với phụ huynh để chia sẻ những bài video, bài tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua Zalo các lớp và trang Wedsite nhà trường. Đội ngũ các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng nhiệt tình yêu nghề, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Bản thân tôi là cô nuôi lâu năm nên luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình và tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ để tuyên truyền với phụ huynh về vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, quan tâm trẻ suy dinh dưỡng. Tôi đã được tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình.
- 5 b. Khó khăn - Các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc xây dựng video để truyền tải nội dung đến phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm học trong nhà trường còn cao. - Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non còn hạn chế. 3. Bảng tổng hợp số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm (cân, đo đợt 1/tháng 9/2022). Suy dinh Suy dinh Tổng dưỡng dưỡng Tỉ lệ % Béo phì Tỉ lệ % Tỉ lệ % số trẻ thể nhẹ thể thấp cân còi 590 13 2,2 6 1 17 2,9 Qua bảng tổng hợp kết quả cân, đo đợt 1 như trên, tôi thấy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm ở trưởng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Do đó, việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết. Tôi đã phối hợp với ban giám hiệu, tổ nuôi cùng giáo viên và phụ huynh giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học. Thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm từ 2.2% xuống còn 0.5% vào cuối năm. Bản thân tôi thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi qua sách báo tài liệu, chia sẻ với tổ nuôi, giáo viên các lớp cùng đưa ra các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có hiệu quả. Tổ nuôi đã tạo trang zalo riêng kết nối với giáo viên, phụ huynh để chia sẻ về các món ăn hàng ngày, thực đơn theo tuần, theo mùa của nhà trường. Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non: Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ năng lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải cân đối các chất dinh dưỡng: Bữa ǎn nào cũng phải có đủ 4 nhóm thực phẩm cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), rau củ quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu
- 6 phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng, thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng. Thực hiện vệ sinh môi trường: Việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tôi đã chủ động phối hợp với giáo viên các lớp nhắc trẻ thường xuyên rửa tay đúng quy trình. Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ ngay đầu năm học: Năm học 2022-2023 trẻ đi học bình thường trở lại đồng nghĩa với việc phụ huynh đi làm trở lại do đó họp phụ huynh trực tiếp tại các lớp, nhìn chung chưa đạt 100%. Vì thế nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm kết nối qua zoom ngay từ đầu năm học để giáo viên, cô nuôi trò chuyện, giao lưu với phụ huynh nắm được kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến món ăn, chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe. Hàng tuần tôi quay những bài video về cách chế biến món ăn ngon cho trẻ, chụp ảnh giờ ăn của trẻ tại các lớp, quan tâm đến trẻ ăn chậm, suy dinh dưỡng để hướng dẫn phụ huynh có thể đem lại những món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho trẻ khi ở nhà mà lại đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.Tôi đã kết hợp với các cô giáo trên lớp tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học cũng như tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc. Qua đó giúp các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong gia đình và thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ đạt hiệu quả cao. Kết quả: Tôi đã có kiến thức về cách phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, đã tuyên truyền với giáo viên, phụ huynh về trẻ suy dinh dưỡng và tham mưu cùng tổ trưởng tổ nuôi xây dựng thực đơn cho trẻ nâng cao chất lượng bữa ăn. Hàng tháng tổ nuôi của tôi đã quay được 3 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 01 bài tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi gửi vào zalo các lớp. Chính vì vậy, tôi đã nhận được sự tương tác rất cao và phản hồi tích cực từ phía phụ huynh về các bài viết.
- 7 2. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức bữa ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau: Thực hiện rửa tay theo qui định như: Rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ.Rửa tay trước khi chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Tuân thủ đúng các bước theo quy định. Mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài. Đảm bảo thức ăn an toàn: Giữ vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm, dụng cụ đựng thực phẩm. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chế biến thực phẩm đúng cách, nấu chín thức ăn. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn. Nguyên tắc lưu mẫu thức ăn: Đảm bảo 3 đủ như có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy, mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng. Có đủ lượng mẫu tối thiểu, thức ăn đặc 100g, thức ăn lỏng 150g, sữa 150ml, đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ, mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong, chỉ mở khi có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. Thực hiện thông tư số 30/2012/TT-BYT. Trường tôi tiến hành kiểm thực 3 bước đúng quy trình. Kiểm thực 3 bước: Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào trước khi chế biến món ăn. Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn. Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn. Phối hợp, lựa chọn thực phẩm tươi ngon Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và các trường mầm non sử dụng thường xưyên hàng ngày trong chế biến món ăn. Đối với thịt gia súc, gia cầm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò… Đối với thịt lợn: Chúng ta cần chọn những công ty tin cậy có đầy đủ tính pháp lý, chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Đối với thịt gà: Ta nên chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài da.
- 8 Đối với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ và cho vào cối xay nhỏ. Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn để đảm bảo vệ sinh. Đối với các loại hải sản như: tôm, cua, cá… Đối với Tôm: Chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng, khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu và râu tôm dùng để nấu canh. Đối với cá: Chọn những con cá bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy xước. Khi sơ chế chúng ta rửa sạch, đánh vẩy cho vào nồi luộc gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương gĩã nhỏ lọc lấy nước nấu canh. Đối với rau: Chúng ta cần lựa chọn những cửa hàng quen thuộc. Chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa. Đối với các loại hạt như gạo củ, quả khô: Chọn những loại gạo ngon, không có mẩy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc. Đối với bún và phở tươi: Chúng ta cũng nên chọn các cửa hàng tin cậy. Trước khi cho trẻ ăn nên đi kiểm dịch mẫu rồi cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua. Đối với thực phẩm làm gia vị như nước mắm, dầu…Khi mua nên chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng của sản phẩm. Kết quả: Hàng ngày, khi giao nhận thực phẩm ở trường phải có đầy đủ các thành phần để thực hiện việc kiểm tra giao nhận. Thực hiện nghiêm túc lịch phân công giao nhận thực phẩm hàng ngày, có nhận xét đánh giá về chất lượng thực phẩm và ký nhận rõ ràng theo sự phân công của ban giám hiệu. Thực phẩm luôn tươi ngon, đảm bảo hợp vệ sinh, có dán đầy đủ bao bì, nhãn mác địa chỉ cụ thể. 3. Biện pháp 3: Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày để tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng là các nhóm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ
- 9 cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các chất dinh dưỡng: Protein, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật ). Trung bình hàng ngày của trẻ tại trường tôi: Trẻ nhà trẻ đạt từ 600 - 650kalo, trẻ mẫu giáo đạt từ 620 - 726kalo. Tiền ăn được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay nhà trường đang thực hiện là 30.000đồng/ngày/trẻ ( kể cả chất đốt ). Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng béo phì, nếu để trẻ đói ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng. Là người trực tiếp nấu ăn và thường xuyên đi thăm giờ ăn của trẻ tôi hiểu được sự thích thú của trẻ khi ăn các món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn, hiểu được cảm giác bữa ăn có hương vị thơm ngon. Do đó, tôi và các chị em tổ nuôi luôn thường xuyên tìm tòi cách chế biến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp với sở thích, và màu sắc hấp dẫn để giúp trẻ ăn ngon miệng. Vì vậy, tôi đã cải tiến, sáng tạo cách chế biến món ăn cho trẻ như sau: Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua các phương tiện như tìm trên sách báo, truyền hình, khai thác trên mạng và tham gia học tập các lớp tập huấn về chế biến món ăn cho trẻ mầm non, học hỏi đồng nghiệp và kết hợp các cô giáo trên lớp tìm hiểu tâm lý, sở thích của trẻ để chế biến cho phù hợp, cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm theo thực đơn và áp dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được yêu thích, để ăn hết xuất. Cụ thể như món: Thịt lợn, tôm lớp xào thập cẩm Cách chế biến: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào phi hành tỏi thơm sau đó cho tôm vào đảo tôm săn lại, múc để riêng. Phi hành tỏi thơm cho thịt lợn vào đảo săn lại cho nước đun khoảng 10 phút thì cho cà rốt. Nêm gia vị vừa ăn. Cà rốt, khoai tây gần chín cho ngô ngọt vào đun chín thì cho tôm vào đun sôi sau đó cho hành, thì là vào đảo đều tắt bếp. Yêu cầu thành phẩm: Món ăn có vị thơm, ngon ngọt của tôm, thịt, màu sắc đẹp tự nhiên của rau , củ, quả. Món canh rau củ quả tổng hợp nấu thịt: Tôi lựa chọn các thực phẩm sau: Thịt lợn, khoai tây, cà rốt, ngô ngọt. Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn
- 10 rửa sạch và sơ chế: Thịt thái nhỏ đem xay, khoai, cà rốt thái hạt lựu với kích thước khoảng 1cm rồi đem tẩm ướp gia vị, cho vào xoong xào cho khoai và cà rốt mềm và ngấm gia vị. Đun nước sôi, cho thịt đã xay vào xoong sau đó đun cho đến khi sôi thì bỏ khoai tây, cà rốt, ngô ngọt vào nồi thịt đã đun và tiếp tục đun cho đến khi thực phẩm chín, nêm gia vị cho vừa rồi bỏ hành, mùi tàu vào rồi bắc ra. Món cháo ngao, thịt lợn hành răm Cách nấu cháo ngao: Bước 1: Ngao sau khi ngâm cho nhả bớt cát và bùn ra, rửa sạch và cho vào nồi đổ nước vào luộc. Luộc đến khi ngao há miệng ra thì tắt bếp. Bước 2: Đổ ngao ra rổ tách lấy phần thịt, xay nhỏ ướp với chút mắm, hạt nêm, dầu ăn, để cho ngao ngấm gia vị. Phần nước luộc ngao để lắng sau đó chắt bỏ cặn giữ lại phần nước trong. Bước 3: Gạo vo thật sạch sau đó ngâm. Sau khi ngâm gạo xong đổ gạo ra rá cho ráo nước. Bước 4: Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ. Bước 5: Phi thơm hành, cho ngao và thịt vào xào săn, nêm gia vị vừa ăn. Bước 6: Đun nước sôi cho gạo vào ninh nhừ, sau đó cho ngao và thịt đã xào khuấy đều vào nêm lại gia vị, cho hành, răm thái nhỏ vào là được. Kết quả: Trường tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần đa dạng phong phú các loại thực phẩm dựa trên các ý kiến góp ý của giáo viên trên lớp vào nhu cầu ăn thực tế của trẻ. Tôi cùng tổ nuôi đã cải tiến chế biến các món ăn hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Chính vì vậy, số trẻ suy dinh dưỡng qua theo dõi hàng tháng đã giảm rõ rệt. Cụ thể tháng 9 tổng số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân toàn trường là 13 trẻ, sang tháng 12 còn 4 trẻ, đến tháng 3 không còn trẻ nào. Tổng số trẻ béo phì tháng 9 là 6 trẻ, sang tháng 12 còn 5 trẻ, đến tháng 4 còn 3 trẻ. Tổng số trẻ thấp còi tháng 9 là 17 trẻ, tháng 12 còn 9 trẻ, đến tháng 4 còn 5 trẻ 4. Biện pháp 4: Phối hợp tốt với giáo viên và phụ huynh giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn ngon miệng. Trong năm học này, tôi đã chủ động cùng giáo viên các lớp có trẻ suy dinh dưỡng tổ chức giờ ăn cho trẻ, tôi ngồi cùng nhóm trẻ ăn chậm, suy dinh dưỡng động viên trẻ ăn từng ít một, giúp trẻ ăn ngon miệng, dần dần mỗi ngày động viên trẻ ăn thêm một chút. Cứ như thế sau một thời gian áp dụng cách làm này số trẻ kênh suy dinh dưỡng đã giảm rõ rệt. Với phụ huynh tôi đã chia sẻ thực đơn cho trẻ để phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà qua zalo các lớp. Việc ăn uống của trẻ giống như người lớn, tức là trẻ có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 197 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 85 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn