Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
lượt xem 10
download
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ; Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật; Xây dựng vòng tay bè bạn; Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được đi học” điều này đã được khẳng định trong Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em. Trẻ khuyết tật cũng như bao trẻ em khác đều có quyền được học tập, vui chơi và tham gia vào mọi hoạt động của xã hội trong khả năng có thể. Song do ảnh hưởng của khuyết tật và các rào cản khác nhau khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động và hòa nhập cộng đồng của các em gặp rất nhiều khó khăn. Để tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng cho các em khuyết tật thì giáo dục là một trong những biện pháp có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt là giáo dục tiếp cận dựa trên đánh giá tổng thể cá nhân, khả năng và nhu cầu của từng cá nhân trẻ. Nếu như trong xã hộ lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ… lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ khuyết tật ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển. Ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến những đối tượng khuyết tật. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1988 quy định “Việc học tập của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”. Trong mục tiêu chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật ở Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 đảm bảo cho 70% trẻ khuyết tật được đi học. Kế thừa truyền thống nhân ái của dân tộc Việt nam “Thương người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển chúng ta đang từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là 1
- giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về thể chất lẫn tinh thần vuotự qua khó khăn để hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật chính là tạo môi trường sống, môi trường học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật ở lứa tuổi mầm non qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ bình thường ở các trường lớp mầm non. Tất cả những quyền lợi mà trẻ khuyết tật có được đòi hỏi giáo viên phải chăm sóc tận tình trong học tập và sinh hoạt, được các bạn trong lớp cảm thông, giúp đỡ. Đặc biệt được ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo có các biện pháp quan tâm, giúp đỡ trẻ hòa nhập. * Điểm mới của đề tài. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ GDĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng. Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường mà phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Là giáo viên mầm non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong Trường Mầm non ngày được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước. Xuất phát từ lý do trên luôn thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho bản thân với hy vọng việc làm này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả hơn trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non. 1.2 Phạm vi áp dụng của đề tài: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 4 5 tuổi ở trường mầm non” có thể được áp dụng trong trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng và trong các trường mầm non nói chung. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng: 2
- Năm học 20192020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 5 tuổi với tổng số 27 cháu trong đó có 1 cháu khuyết tật khiếm thị. Trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ về cơ sở vật chất đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo huyện, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trường được đầu tư trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ đổi mới, hiện đại tạo cho tiết học hấp dẫn, sinh động nên thuận lợi cho công tác giảng dạy. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật. Trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, người dạy lâu năm chia sẽ kinh nghiệm cho người mới vào dạy nên tôi được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân tôi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, đồng thời có sự phối kết hợp đồng đều giữa 2 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Phụ huynh học sinh luôn tin tưởng, tận tình phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài những thuận lợi trên bản thân tôi nhận thấy rằng thuận lợi lớn nhất đó chính là được sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, sự động viên khích lệ của đồng nghiệp, gia đình đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. * Khó khăn: Giáo viên chủ nhiệm lớp không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật quá ít có gây khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Trẻ không dùng thị giác để khám phá xung quanh, nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ đôi khi không kiểm soát được hành vi của bản thân. Trẻ thường tự ti, mặc cảm, không dám hòa nhập với bạn bè. 3
- Trẻ không thể thực hiện một số khả năng tự phục như: Đi vệ sinh, tự xúc cơm ăn, mặc, cởi quần áo… * Khảo sát thực tiễn: Ngay từ đầu năm học khi mới tiếp nhận trẻ khuyết tật khiếm thị tôi đã tiến hành khảo sát cháu và thấy kết quả như sau: Trẻ hoảng sợ, không dám hòa nhập với bạn bè. Trẻ không thể thực hiện một số khả năng tự phục vụ như: Đi vệ sinh, mặc cởi quần áo, xúc cơm ăn, uống nước... Trẻ không biết gọi cô, gọi bạn giúp đỡ khi có nhu cầu. Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế phát âm chưa rõ từ, rõ câu. Không tham gia được các hoạt động học tập, vui chơi với bạn bè. Phụ huynh còn e dè, không dám đưa con đến trường. * Nguyên nhân: Nguyên nhân sinh lý: + Theo nhiều công trình nghiên cứu của các ngành sinh lý học, tâm lý học, giáo dục học thì có 40% trẻ khuyết tật chưa tìm hiểu được nguyên nhân, 60% các trường hợp khác nhau gây nên khuyết tật của trẻ như: bị tổn thương não, nhiễm độc từ môi trường, sự di truyền... Nguyên nhân tâm lý và các yếu tố khác: + Gia đình của trẻ khó khăn về kinh tế nên không có sự quan tâm đúng mức, sự chấp nhận số phận có những đứa con khuyết tật dẫn đến việc nhiều phụ huynh không muốn đưa trẻ hòa nhập cộng đồng đến trường lớp. + Đứa trẻ bị mặc cảm bỏ rơi hoặc vì lỗi khuyết tật của mình nên không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không muốn đến trường. + Công tác tổ chức phối hợp giúp trẻ khuyết tật của các tổ chức đoàn thể chưa mạnh. + Việc tập huấn cho giáo viên về các kĩ năng dạy trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế cũng như sự đầu tư cho trẻ khuyết tật chưa đầy đủ với mục tiêu trong giai đoạn hiện nay. + Một số phụ huynh chưa phối hợp để làm hồ sơ khuyết tật cho trẻ Với kết quả khảo sát thực tế trên tôi thấy việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập đang là vấn đề đặt lên hàng đầu và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non” 2.2. Cac giai pháp: ́ ̉ Nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang 4
- được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển. Đây là một nhiệm vụ cao cả của giáo viên để giúp trẻ tìm thấy cuộc sống mới và có một chân trời mới tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nhận thức được điều đó, tôi đã tìm ra các giải pháp để giúp trẻ khuyết tật tự tin, mạnh dạn và có thể hoà nhập được với các bạn trong lớp, hứng thú tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. * Giải pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ. Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hòa nhập, từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ bản thân tôi mới có thể xây dựng được kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ và các họat động hỗ trợ sau này giúp trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em không khuyết tật khác ngoài ra trẻ khuyết tật còn có một số nhu cầu riêng theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ. Được phân công chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ đối tượng trẻ khuyết tật của lớp mình về hoàn cảnh, lý do khuyết tật, tình trạng cuộc sống, năng lực, nhu cầu, sở thích của trẻ thông qua giờ dạy trên lớp, các hoạt động học tập, lao động vui chơi, qua việc trò chuyện với trẻ, đến thăm gia đình trẻ. Ngoài ra, tôi còn nắm rõ sự phát triển về thể chất, hình dáng bên ngoài, khả năng học tập, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, tư duy, xúc cảm hay nhận thức thế giới của trẻ... để lập hồ sơ cá nhân trẻ với những thông tin chính xác theo mẫu của trường. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp khá nhiều năm nay, nhưng thực tế năm nay bản thân tôi mới trực tiếp đứng lớp có trẻ khuyết tật khiếm thị vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và biết được đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật như sau: Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực. Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém. Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài. Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một công việc, thiếu tính bền vững. Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói… Có thể nói, trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Khi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi dễ dàng nhận biết trẻ ở dạng khuyết tật nào để có những biện pháp giáo dục phù hợp. * Giải pháp 2: Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. Từ những căn cứ trên, tôi tiến hành lập kế hoạch để theo dõi, đánh giá sự tiens bộ của trẻ theo từng hoạt động, theo ngày, theo tuần, theo tháng hay học 5
- kỳ một cách cụ thể. Nếu thấy trẻ tiến bộ thì tiếp tục lên kế hoạch học thêm kiến thức; nếu ngược lại thì tôi sẽ dừng lại để củng cố những kiến thức đã học cho trẻ. Khi lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, tôi luôn đưa ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể. Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ trong giáo dục hòa nhập tôi đả căn cứ vào: Bản thân đứa trẻ: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có ở trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng. Điều kiện và nguyện vọng của gia đình trẻ. Điều kiện của địa phương, nhà trường, lớp học. * Khi xây dựng mục tiêu cho mỗi trẻ khuyết tật bản thân tôi luôn chú ý các nội dung sau: Mục tiêu hòa nhập xã hội. Mục tiêu kiến thức về các môn học. Mục tiêu về hành vi ứng xử giao tiếp. Mục tiêu giáo dục hành động tự phục vụ. Mục tiêu phát triển các khả năng. Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ khuyết tật tôi luôn kết hợp với phụ huynh trẻ, nhóm hỗ trợ cộng đồng, y tế … cùng xây dựng chi tiết, rỏ ràng, cụ thể. * Lập kế hoạch: Khi xây dựng mục tiêu xong, căn cứ vào mục tiêu, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của trẻ. Vì trẻ có thể phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình. Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc giáo dục cá nhân của trẻ trong 1 tuần như sau: TT Yêu cầu Biện pháp Kết quả 1 Trẻ xác định được vị Mỗi ngày cô tập cho Trẻ biết quay đầu trí của cửa chính, khu trẻ xác định được vị trí về hướng cô nhưng vực nhà vệ sinh... của cửa chính, khu vực chưa tự tin đi đến nhà vệ sinh...bằng cách hướng cô gọi. gọi trẻ để trẻ lắng nghe xác định được tiến gọi của cô từ hướng nào sau đó gọi trẻ đi chậm đến hướng có cô. 2 Trẻ biết chủ động Cô kết hợp với 1 số cô Trẻ nhận biết trả lời giao tiếp với cô, với giáo khác và các bạn được tên gọi của 1 số 6
- bạn bè, biết được tên trong lớp giới thiệu tên, cô và bạn khi được gọi của một số cô giáo nói chuyện với trẻ để hỏi. trong điểm trường trẻ giúp trẻ ghi nhớ giọng học và một số bạn bè nói và tên của các cô và qua giọng nói các bạn. 3 Trẻ thực hiện được Cô giúp trẻ lấy cơm một số yêu cầu đơn và nước hướng dẫn trẻ Trẻ thực hiện được giản cô giao: tự bưng ly tự quan sát, nhắc nhở cầm ly uống nước uống nước và bưng bát trẻ bưng ly uống nước song chua cầm được ăn cơm... và bưng bát ăn cơm bát để tự ăn cơm. 4 Dạy trẻ đọc thơ thuộc Dạy trẻ đọc thơ, hát 1 2 câu ngắn trong bài thường xuyên, ở mọi Trẻ đọc được 70%. thơ, các bài hát đơn lúc, mọi nơi: đón trẻ, giản. trả trẻ, chuẩn bị đi ngủ... * Giải pháp 3: Xây dựng vòng tay bè bạn. Với các trẻ bình thường việc kết bạn và duy trì tình bạn giữa trẻ với nhau mang tính tự nhiên. Nhưng với trẻ khuyết tật luôn gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày, trong hoạt động nhận thức nên trẻ cũng gặp khó khăn trong tình bạn. Bởi đây là quan hệ được xây dựng từ hai phía và đòi hỏi phải thường xuyên củng cố, giữ gìn. Để tình bạn của trẻ thực sự có ý nghĩa trong đời sống tình cảm, tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu, giúp đỡ bạn ngay từ khi mới biết nhau giáo viên cầm xây dựng vòng tay bè bạn cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỉ mỉ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn. Trong các hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức. Từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên, tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần 7
- tạo điều kiện về thời gian để trẻ được hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập, phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật. Cô giáo phải là chỗ dựa cho trẻ khuyết tật, dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động, tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ. Ví dụ: Trong các hoạt động vui chơi tham quan sân trường cô nhắc nhở các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, dắt bạn cùng vui chơi với trẻ, nhắc các trẻ khác không chạy nhảy xô đẩy làm bạn ngã. Trong các hoạt động, cô thường xuyên khuyến khích, gợi mở, kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ lại vào người khác. Với mong muốn cháu khuyết tật được học hòa nhập cùng các bạn, ngoài sự quan tâp, giúp đỡ của cô giáo thì sự giúp đỡ của bạn bè cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tôi thiết lập “vòng tay bè bạn” ở trong lớp của tôi dạy; đó là những cháu ở gần nhà của trẻ bị khuyết tật, và cả những cháu biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Tôi sắp xếp cho trẻ ngồi gần nhau để các cháu hỗ trợ cho bạn trong các hoạt động. * Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ. Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Vì khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển tiềm năng các tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa, trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nảy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Cô giáo như mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm, vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo sự thân thiện để trẻ được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, thích đến trường, thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm và cùng chơi với bạn…Đây cũng là cơ 8
- hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Lớp tôi dạy có 27 trẻ, các trẻ khác đều chơi vui vẻ, hoà đồng cùng các bạn trong lớp của mình. Riêng cháu Thiên Phúc do bị khuyết tật khiếm thị nên không chơi với ai, cháu hay ngồi một mình vì vậy đòi hỏi tôi phải thường xuyên để ý, quan tâm đến cháu, luôn theo dõi những cử chỉ và hành động của cháu, tôi thường đến bên cháu trò chuyện với cháu, tìm hiểu xem cháu thích chơi gì, thích bài thơ nào? Lúc đó tôi cho các trẻ khác đọc thơ cho Phúc nghe. Tôi động viên cháu đến vui chơi cùng các bạn. Ví dụ: Đối với tiết dạy thơ tôi đến bên trò chuyện với trẻ: Con có biết các bạn vừa đọc bài thơ gì không? Con có thích bài thơ đó không? Con đến ngồi cùng các bạn để đọc thơ nhé!". Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường nhẹ nhàng, vuốt ve âu yếm trẻ, tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ muốn. Bên cạnh đó, tôi chú ý sắp xếp, tổ chức trang trí lớp một cách gọn gàng, bố trí cho trẻ vị trí phù hợp như ngồi gần một bạn biết quan tâm, chia sẻ với trẻ; biết động viên trẻ trong học tập, giáo viên sẽ khơi gợi được sự hứng thú, say mê học tập của trẻ. Hơn nữa vị trí thuận tiện của trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, thuận tiện hơn trong học tập và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, giúp trẻ khuyết tật có cơ hội học tập bạn bè, xoá bỏ mặc cảm, khả năng giao tiếp phát triển, hình thành nhiều kĩ năng trong sinh hoạt. * Giải pháp 5: Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì thế, việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại mới có kết quả tốt. Trẻ khuyết tật hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy trẻ. Trẻ thường lơ đãng, không tập trung khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ, khi dạy trẻ tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ để trẻ hiểu. Nếu trong bài thơ có những từ khó tôi giảng giải cho trẻ hiểu và đọc lại nhiều lần, nhấn mạnh để trẻ đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành 30 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ. Đối với các câu chuyện, ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều kể cho trẻ nghe nhiều lần, nhấn mạnh tên của các nhân vật trong câu chuyện. Do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh nên khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh, tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng đó. 9
- Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về các loại quả: quả dưa hấu, quả xoài, quả đu đủ … dùng quả thật cho trẻ sờ, nếm mùi, vị của quả đó để trẻ phân biệt. Hoặc khi cho trẻ chơi Hoạt động góc, tôi dắt trẻ đến nơi các bạn đang chơi, giải thích cho trẻ hiểu các bạn của mình đang làm gì: "Bạn Thư đang nấu ăn, Bạn Thông đang xây nhà" hoặc cho trẻ hát, đọc thơ cùng các bạn ở góc nghệ thuật…Qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ nói rõ ràng hơn. Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều lần còn “đi ngoài” ra quần mà không hề hay biết và cũng không nói với cô. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu, rèn cho cháu thói quen gọi cô để dắt đi tiểu trước khi đi ngủ và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ở trường ở lớp, cô nhắc trẻ và giúp trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiêu tiểu, đánh răng sau khi ăn xong, giúp trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ở nhà, tôi nhờ cha mẹ nhắc nhở, giúp đỡ trẻ để trẻ có thể tự phục vụ mình. * Giải pháp 6: Giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho đội ngũ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non khi mà những kiến thức, kĩ năng được đào tạo trước đây chưa đủ để thực hiên có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường. Nội dung bồi dưỡng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non được thực hiện thông qua sinh hoạt theo chuyên đề hoặc lồng ghép với nội dung khác trong sinh hoạt chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non. Bản thân giáo viên luôn tích cực tham gia các buổi kiến tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục trẻ khuyết tật được hòa nhập một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh việc tham gia học tập, tập huấn tôi cũng luôn tìm hiểu theo dõi các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trên tivi, phim ảnh, các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu và có các biện pháp giáo dục phù hợp nhất. Hiện nay với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tôi cũng tìm hiểu trên các trang mạng điện tử google, youtobe về các biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập. 10
- Ngoài quá trình tự học tập bồi dưỡng tôi thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ với bạn bè đồng nghiệp trong trường và các trường khác trên địa bàn. Bản thân tôi cũng học hỏi và có them nhiều kiến thức giúp cho việc giáo dục trẻ khuyết tật ngày một có hiệu quả hơn. * Giải pháp 7: Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong trường. Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Hằng ngày trong những giờ đón và trả trẻ tôi đều dành một thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về những chuyển biến của trẻ và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Để tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của mình, tôi đã in những bài thơ, câu chuyện, bài hát, vẽ các bức tranh mẫu gửi về cho phụ huynh để lúc ở nhà, phụ huynh có điều kiện kèm cặp thêm trẻ, dạy trẻ đọc thơ, hát và tập trẻ tô màu... Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh, tôi cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn luyện, uốn nắn trẻ kịp thời. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của xã hội đều có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, tôi chủ động đề xuất với nhà trường tham mưu với các ban ngành đoàn thể cho trẻ khuyết tật được hưởng một số chế độ chính sách ưu tiên như: khám và chữa bệnh miễn phí, tặng quà ngày 1/6, ngày tết trung thu, tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn…để tạo động lực giúp trẻ vươn lên trong cuộc sống và động viên các bậc phụ huynh có trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật. 2.3. Kết quả đạt được Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, bản thân tôi cũng nắm được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ, từ đó xác định được mục tiêu cho bài dạy phụ hợp cho trẻ, lên kế hoạch giáo dục hợp lý giúp trẻ phát triển đồng đều và đạt kết quả cao. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hòa nhập với bạn bè. Trẻ biết đọc và hát thuộc nhiều bài hát, bài thơ, kể được nhiều câu chuyện. Trẻ còn biết thể hiện cảm xúc của mình theo giai điệu bài hát. Trẻ biết đi lên, xuống cầu thang mà không cần sự giúp đỡ của cô giáo. Trẻ biết đi vệ sinh, biết lấy gối để ngủ. Trẻ biết gọi cô, gọi bạn giúp đỡ khi có nhu cầu. 11
- Qua sự tiến bộ rõ rệt của cô và trẻ đã tạo được lòng tin cho phụ huynh hơn khi đưa trẻ đến trường, xóa bỏ được những suy nghĩ ban đầu của việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non, các bậc phụ huynh đã yên tâm hơn khi đưa con đến trường và thường xuyên hỏi thăm tình hình học tập của trẻ, và hỏi thăm bài học để phụ huynh về nhà rèn luyện thêm cho trẻ. 3. KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là thành quả của sự phát triển tư tưởng nhân văn trong giáo dục. Trên cơ sở một nhân sinh quan đúng đắn về người khuyết tật. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vừa đáp ứng nhu cầu giúp cho từng trẻ khuyết tật có điều kiện phát triển tốt vừa tạo được niềm tin và nhận thức đúng đắn trong ngành và ngoài xã hội về phương thức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật giúp trẻ khuyết tật có được những tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Đối với từng dạng tật cụ thể, giáo dục còn giúp cho trẻ khuyết tật có thể phục hồi chức năng, phát triển về trí tuệ, phát triển về nhận thức,… Giáo dục hòa nhập cũng giúp cho trẻ khuyết tật có được những kiến thức cơ bản và nó sẽ trở thành nền tảng cần thiết và quan trọng trong gia đình và xã hội. Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật tái hòa nhập vào cộng đồng. Trong môi trường học tập, trẻ khuyết tật sẽ có điều kiện để giao tiếp với thầy cô cũng như bạn bè và những người khác. Đây môi trường tốt nhất và nhanh nhất để trẻ khuyết tật phát triển nhận thức và trí tuệ của mình. Để trẻ cảm thấy luôn được quan tâm, hòa đồng không bị phân biệt đối xử hay xa lánh. Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật có được những kiến thức kỹ năng, sự hiểu biết nên sẽ giúp họ tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống, mang lại cho họ những nhận thức mới mẻ và đúng đắn để tự tin và có nghị lực vươn lên những khó khăn trong cuộc sống. Trường mầm non chính là chiếc nôi giúp trẻ khuyết tật phát triển tiến bộ hằng ngày, tạo cho trẻ có sự tự tin hòa nhập với cộng đồng, với toàn xã hội. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. Để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Cụ thể như sau: 12
- Phòng giáo dục và đào tạo cần hỗ trợ phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với các loại tật dành cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở các trường. Mở các lớp tập huấn về giáo dục hòa nhập cho cán bộ, giáo viên và cộng đồng Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị điển hình để làm tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Lớp học cần có tỉ lệ học sinh hợp lý. Khi nhận 12 trẻ khuyết tật, sĩ số lớp cần được giảm 3 5 trẻ để giáo viên có điều kiện giảng dạy và chăm sóc trẻ Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ đã giúp tôi đạt được kết quả cao trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật khiếm thị cho trẻ ở trường Mầm non. Tôi biết rằng những kinh nghiệm này của cá nhân tôi chưa phải hoàn thiện và khoa học nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp cũng như cấp trên để giúp tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình giảng dạy cho trẻ khuyết tật cho trẻ mầm non ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! 13
- 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn