Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ" nhằm giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ
- MỤC LỤC
- Tên đề mục Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 2.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3 *Thuận lợi. 4 * Khó khăn. 4 * Kết quả khảo sát. 4 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải 5 quyết vấn đề. 2.3.1. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình 5 phát triển vận động. 2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động. Xây dựng góc vận động, 5 thống nhất kế hoạc với giáo viên cùng lớp. 2.3.3. Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học cho trẻ. 7 2.3.4. Tăng cường tổ chức các trò chơi phát triển vận động giữa các hình thức sáng tạo tổ, nhóm, cá nhân trong lớp đảm bảo tính vừa sức 8 cho trẻ. 2.3.5. Xây dựng môi trường giáo dục thể chất ngoài trời, kích thích 11 tính tích cực vận động của trẻ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 11 * Hiệu quả trên trẻ. 11 * Hiệu quả cho bản thân. 12 * Đối với đồng nghiệp. 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12 3.1. Kết luận. 12 3.2 .Kiến nghị. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Một trong các lĩnh vực phát triển đó thì lĩnh vực phát triển thể chất là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Vai trò to lớn đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khỏe. Các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe lời hướng dẫn của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ có thể trao đổi cùng cô, trao đổi với các bạn về nội dung của bài tập, được nghe và biết thêm những từ mới, những kiến thức mới có ở trong hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời các hoạt động phát triển vận động còn giúp tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các hoạt động vận động ở mọi lúc, mọi nơi và trò chơi vận động, trẻ vừa có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, vừa vận động vừa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thực hiện.[1] Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong Trường Mầm non Thanh Kỳ nói riêng. Bản thân là một giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non vùng cao vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường như thế
- nào để đạt kết quả tốt nhất, vì vậy tôi đã lấy tên “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động rèn luyện sức khỏe, củng cố hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Là giáo viên hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục các cháu, tôi luôn mong muốn trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, một tầm vóc cao lớn, từ đó hình thành sự mạnh dạn, tự tin, khéo léo, sự phát triển cân đối, hài hòa. Giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ năm học 2021 – 2022. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liêu có liên quan đên thực tiễn và công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực trạng: Điều tra về mức độ, khả năng vận động của trẻ. Tìm hiểu các biện pháp phát triển vận động để trẻ đạt kết quả cao nhất. - Phương pháp quan sát: Quan sát các vận động của cô, bạn thông qua ngôn ngữ và hành động. - Phương pháp thực hành trải nghiệm: Bao gồm các trò chơi, bài tập vận động. Những phương pháp này giúp trẻ tích cực vận động khi được bắt chước, tập theo cô và các bạn. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu toán học: Xử lý số liệu khảo sát, để biết được kết quả và mức độ đạt được như thế nào, để rút ra kinh nghiệm cho vấn đề nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Như một câu nói trong danh ngôn cuộc sống: “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống, về cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp, yêu thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Giúp trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát triển vận động. Là một giáo viên mầm non tôi luôn đi sâu vào nghiên cứu các tài liệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ như: Nội dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non biên soạn trên cơ sở quy định của Luật Giáo dục và đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Kí
- ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module MN 40 “Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non”, 9 bài tập thể dục theo tháng trong đĩa thiết kế giáo án điện tử mầm non. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: "Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù", "Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động". Do đó vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: - Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ - Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. - Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. - Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. - Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các tài liệu trên để tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động tại nhóm lớp mà tôi đang phụ trách. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài tôi đã khảo sát thực trạng chung của lớp. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của Trường Mầm non Thanh Kỳ: Trường Mầm non Thanh Kỳ là trường đạt Chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Có đầy đủ đồ chơi ngoài trời, sân chơi phát triển vận động. Có phòng học rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động như: Ghế thể dục, cổng, bóng, gậy, ống chui, đích đứng, đích ngang... phục vụ cho mọi hoạt động để dạy trẻ tốt hơn. - Đối với bản thân: Giáo viên trẻ, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề mến trẻ, làm được nhiều đồ dùng phát triển vận động như:
- Túi cát, đi khà kheo, tập tạ, hộp zích xắc...Với số lượng đầy đủ cho trẻ hoạt động. Có trình độ đạt trên chuẩn. - Đối với trẻ: Huy động được 100% trẻ ra lớp. Đạt chỉ tiêu nhà trường giao cho lớp. *Khó khăn: - Một số dụng cụ phát triển vận động chưa đa dạng và phong phú. -Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động. Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh cho rằng môn giáo dục thể chất là không quan trọng mà chỉ là môn phụ không cần quan tâm. - 85% Phụ huynh học sinh trong lớp làm nghề nông, điều kiện quan tâm đến các con còn hạn chế * Kết quả thực trạng: Với những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu quan sát khả năng vận động của trẻ qua các hoạt động trong ngày và đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động. Kết quả thu được như sau : Bảng khảo sát trẻ đầu năm học 2021 – 2022 (Tháng 9/2021) Đạt Chưa đạt Nội dung Tổng số Số Tỷ Số Tỷ trẻ trẻ lệ % trẻ lệ % Trẻ tập trung chú ý, hứng thú, tích cực, mạnh 29 21 72 8 28 dạn tham gia hoạt động. Trẻ thực hiện được các động tác phát triển 29 22 76 7 24 các nhóm cơ và hô hấp. Trẻ thể hiện các kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: Đi, chạy, tung, 29 20 69 9 31 ném, bắt, bật - nhảy. Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động 29 21 72 8 28 của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt. Trước thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ”. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Đây là việc làm cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn và có sức khoẻ tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- 2.3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình giáo dục phát triển vận động. Bản thân tôi luôn nhận thấy để giúp trẻ nâng cao chất lượng phát triển vận động một cách có hiệu quả thì trước hết giáo viên cần phải nắm được những kiến thức cơ bản sau: Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt ở lớp, ở trường. Rèn luyện cho trẻ nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh, kĩ năng vận động. Tạo không khí và trạng thái hoạt động vui vẻ kích thích sự sẵn sàng vận động của trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và học liệu phục vụ cho giáo dục phát triển vận động. Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, tự tin...Thực hiện đầy đủ nội dung, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Để thực hiện tốt các nội dung đó bản thân tôi không ngừng học tập, rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân với nhiều hình thức như: Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non do nhà trường tổ chức, dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp có những giờ dạy hay, hấp dẫn. Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào giảng dạy, đọc tham khảo các tài liệu có nội dung về giáo dục vận động để chọn đề tài cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn tham khảo qua internet về các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tham khảo cách làm đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải để phục vụ cho hoạt động phát triển vận động. Qua những tìm tòi nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kiến thức hiểu biết về hình thức tổ chức cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Tôi thấy được những kết quả bước đầu trong các hoạt động khi thực hiện tôi thấy mình luôn bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều khi đứng trước trẻ và kiến thức, kỹ thuật vận động chính xác hơn trong các bài dạy khác nhau. 2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động. Xây dựng góc vận động, thống nhất kế hoạch với giáo viên cùng lớp. Điều đầu tiên cần làm đó là dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng nội dung trong chương trình theo độ tuổi mẫu giáo lớn. Căn cứ vào thời gian thực hiện chủ đề ở các giai đoạn của chương trình trong năm học thì đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần ứng với từng chủ đề trong năm học. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ ở lớp mình. Tôi đã xây dựng kế hoạch các bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào kế hoạch dạy trẻ sao cho thứ tự các bài tập đảm bảo đi từ dễ đến khó. Các bài tập ôn luyện, củng cố đưa vào các hoạt động nhằm củng cố các kỹ năng vận động đã học vào cuối năm học. Sau khi lập kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ. Tôi tiếp tục xây dựng “Góc vận động” để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả cả các bậc phụ huynh. Trong lớp tôi đã chọn một ví trí thích hợp để xây dựng “Góc vận động” cho trẻ. Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải như: Hộp sữa làm vòng thể dục, hộp sữa bột làm chướng ngại vật cho trẻ đi ziczắc, lon bia, nước ngọt làm cổng, vải vụn làm bao cát…và nột số dụng cụ mua sẵn như: Vòng nhựa, gậy thể dục… để thực hiện các hoạt động phát triển vận động. Dán
- các hình ảnh về vận động cơ bản, trò chơi vận động, trò chơi dân gian để làm nổi bật tên góc. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà cô giáo yêu cầu. Ở “Góc vận động” tôi còn xây dựng góc mở để trẻ thực hiện trải nghiệm bằng các hình ảnh: Tôi chuẩn bị các hình ảnh về các trò chơi vận động, trò chơi dân gian để trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ làm sách, tranh về nội dung phát triển vận động, cho trẻ tìm tranh ảnh về các trò chơi: Trò chơi dân gian, trò chơi vận động để trẻ treo lên tại góc mở. Ngoài ra tôi còn treo các hình ảnh có nội dung phát triển vận động cơ bản để trẻ nhìn vào các hình ảnh đó là trẻ nói được tên vận động cơ bản mà trẻ đã được học. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn thân thiện để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận động với các loại thiết bị, đồ chơi và tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường. Ví dụ: Khi xây dựng góc vận động trẻ tự tham gia vận động. Chiều được bố mẹ đón, trẻ khoe với bố mẹ, cùng bố mẹ đến góc vận động buổi sáng đã học cho bố mẹ xem như bài tập “Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát”…. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động, xây dựng góc vận động cho trẻ ở tôi trao đổi cùng cô giáo đứng lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực hiện. Như vậy tiết học giáo dục phát triển thể chất giáo viên nào thực hiện bài dạy thì cũng có thể truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách tốt nhất và đồng nhất giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình hoạt động vận đông. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp, tôi đã xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với trẻ sao cho phù hợp, cân đối các vận động giữa chân và tay, giữa các bài tập cần đến sự linh hoạt, nhanh nhẹn, tập trung chính xác sự bền bỉ kết hợp khéo léo của cơ thể trẻ. Từ biện pháp xây dựng kế hoạch phát triển vận động, xây dựng góc vận động và thống nhất kế hoạch với giáo viên cùng lớp đã đem lại những thành quả bước đầu như đảm bảo về tính vừa sức, khả năng nhận thức của trẻ ngày một tiến bộ, kết quả rất khả quan với 95% trẻ hứng thú, năm vững kiến thức, kỹ năng phát triển đồng đều hơn thông qua các hoạt động. 2.3.3. Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học cho trẻ. Hoạt động học là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Muốn trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động trong hoạt động giáo dục thể chất thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ và cách sử dụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào?. Cách thực hiện các bước trong hoạt động giáo dục thể chất ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng vận động nhanh nhẹn, bình thường, hoặc lười vận động để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:
- * Luyện các kiểu đi chạy. Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô,… dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, giáo viên nên sử dụng âm nhạc vào hoạt động này để tạo sự hào hứng, thoải mái cho trẻ. Khi điều khiển trẻ thực hiện các kiểu đi chạy giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. * Bé tập thể dục Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ nhằm phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính như cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Bật liên tục” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, thì tôi luôn lưu ý chọn động tác chân bật và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Khi tập nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi trẻ đi lấy dụng cụ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Đội hình tập phải đứng xen kẽ để thuận tiện cho trẻ khi tập. * Vận động cơ bản Để hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Khi trẻ thực hiện giáo viên phải động viên, khích lệ, chú ý sửa sai cho trẻ. Khi đa số trẻ đã thực hiện tốt vận động thì thực hiện lần 2 có thể cho 2 nhóm, hoặc 2 đội thực hiện theo hình thức thi đua để tăng sự hào hứng, phấn khởi ở trẻ. Còn khi đa số trẻ chưa thực hiện tốt thì không nên tổ chức thực hiện với hình thức thi đua. * Trò chơi vận động Chọn các trò chơi củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ tay, vai thì trò chơi vận động là phát triển cơ chân… Lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, chó sói xấu tính, bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, kéo co, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố… Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: cho trẻ đi vòng tròn, hít thở, trò chơi vận động tĩnh như: “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”...và có thể kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác định đúng mục đích: kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với khả năng của trẻ. Để thu hút được trẻ vào hoạt động thì giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ trang phục của cô và trẻ, sân bãi
- sạch sẽ, an toàn và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ vào hoạt động học thể dục. Với việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất như trên tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Nội dung phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất, giúp cho quá trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi - chơi mà học. Trong năm học tôi đã thiết kế được nhiều hoạt động phát triển vận động với các phương pháp, hình thức, những thủ thuật gây hứng thú cho trẻ như trên để dạy trẻ tại lớp của mình và được Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp đến dự và đánh giá các tiết dạy đạt kết quả xuất sắc. 2.3.4. Lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động học khác và mọi thời điểm trong ngày cho trẻ. Lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động học khác. Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi luôn đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian. Ví dụ: Lồng ghép vào hoạt động khám phá khoa học. Chủ đề thế giới động vật đề tài: “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình”. Với hoạt động khám phá này ở phần ôn luyện củng cố tôi cho trẻ chơi trò chơi “Phân nhóm động vật”. Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội. Lần lượt từng trẻ ở mỗi đội đi theo đường díc zắc (qua chướng ngại vật) lên phân nhóm gia súc và nhóm gia cầm. Việc lồng tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động làm thay đổi tư thế, và hình thức trong hoạt động khiến trẻ rât hứng thú trong hoạt động học, làm cho hoạt động học thêm sinh động. Ví dụ: Lồng ghép vào hoạt động Làm quen với văn học: Chủ đề gia đình đề tài: Truyện “Tích chu”. Với hoạt động này tôi lồng tích hợp trò chơi vận động “thi xem đội nào nhanh” với nội dung ghép tranh theo nội dung câu chuyện. Cách chơi: Trẻ bật qua vòng lên ghép tranh lần lượt theo nội dung câu chuyện. Trẻ nghe chuyện thường ngồi với thời gian dài nên tôi đã cho trò chơi động để trẻ được vận động thay đổi không khí buổi học. Lồng ghép nội dung vận động vào mọi thời điểm trong ngày cho trẻ. Vào các buổi trong ngày tôi luôn luôn tìm cách giáo dục thể chất cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và kết hợp vào tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ như Giờ đón trả trẻ, hoạt động góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều... Ví dụ: Giờ đón, trả trẻ: Tôi mở các bài hát, bản nhạc theo chủ đề để trẻ tự do nhún, nhảy, lắc lư theo lời ca bài hát hay tôi cho chơi tự doở các góc mà trẻ thích, trẻ chơi lắp ghép, hoặc xâu hột hạt, đan, tết... nhằm phát triển sự linh hoạt của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt.
- + Giờ thể dục sáng: Kế hoạch thể dục sáng tập theo từng chủ đề với những động tác của bài tập khác nhau để phát triển các nhóm cơ, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động đơn giản được đưa vào nhẹ nhàng, hợp lý. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với nhà trường mua phần mềm giáo án điện tử trong đó có 9 bài tập thể dục sáng theo chủ đề theo tháng được hướng dẫn rất cụ thể để giáo viên học tập và dạy tại lớp của mình, các bài nhạc kết hợp phù hợp với từng động tác: Khởi động (trẻ chạy nhẹ nhàng từ trong lớp ra, đi các kiểu chân, về hàng dọc theo từng lớp), trọng động (trẻ thực hiện động tác hô hấp, tay-vai, bụng-lườn, chân-bật), hồi tĩnh (trẻ làm động tác điều hòa nhẹ nhàng) rất phù hợp với trẻ. Mỗi buổi sáng khi nghe thấy tiếng nhạc thể dục là trẻ lấy dụng cụ thể dục theo các chủ đề như quả bông, gậy, vòng để ra sân cùng nhau tập thể dục sáng. Thể dục sáng có tác dụng điều hòa thân nhiệt, đối với trẻ được ra sân tắm ánh nắng mặt trời, hít thở không khí trong lành của nắng sớm sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thể dục sáng đề đặn giúp cho trẻ có thói quen nề nếp học tập ở trường mầm non cũng như trong cuộc sống của trẻ sau này. Trẻ biết được ích lợi của việc thường xuyên tập thể dục có tác dụng rất tốt cho cơ thể và tinh thần của con người, sau khi ra sân tập thể dục sáng trẻ có một tinh thần thoải mái, bắt đầu được học tập, vui chơi các hoạt động khác trong ngày tự tin thoải mái, khả năng tiếp thu bài tốt. + Giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là một hoạt động rất bổ ích đối với trẻ vì trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm rất nhiều các hiện tượng tự nhiên, cỏ cây hoa lá, trẻ được nghe và trả lời các câu hỏi do cô đặt ra. Thường thì sau khi quan sát hoặc trò chuyện thì cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động hay trò chơi dân gian theo từng chủ đề nhằm ôn luyện lại các bài tập vận động được cô giáo tổ chức dưới hình thức trò chơi: “Lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột, ném vòng cổ chai, nhảy bao bố…” Ví dụ: Với chủ đề động vật tôi cho trẻ chơi các trò chơi: “Phi ngựa, rùa bò, gấu đi trên cầu, ếch nhảy, cáo và thỏ”. Thông qua hoạt động ngoài trời những trò chơi phát triển vận động nhằm giúp trẻ có phẩm chất đạo đức, có ý chí, tinh thần đoàn kết. Tăng cường khả năng phối hợp các hoạt động các vận động trong vận động tập thể. + Hoạt động góc: Qua hoạt động góc trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt với các bài tập. Ví dụ: Ở góc toán: Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm, bớt, tạo ra các hình học... Ở góc tạo hình: Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết hợp với nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ. Trẻ dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay. Việc lồng ghép nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động học khác và các thời điểm trong ngày cho trẻ đã góp phần rèn thêm kỹ năng vận động cho trẻ. Trẻ rất hứng thú với những trò chơi phát triển vận động. Với cô giáo cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và sưu tầm được nhiều trò chơi
- phát triển vận động để tích hợp vào các hoạt động cũng như ở mọi hoạt động trong ngày. Hình ảnh các tổ đang thi đua cùng nhau 2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động. Các bậc cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Gia đình là môi trường giáo dục đâu tiên của trẻ và cũng là môi trường giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đứa trẻ. Chính vì thế bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ đầu năm học bẳng nhiều cách như thông qua tài liệu, trong các cuộc họp phụ huynh của lớp, các giờ đón trả trẻ, thông qua các bảng biểu dành cho góc phụ huynh tại trường đến các bậc cha mẹ. Bản thân tôi còn phối hợp cùng phụ huynh để hướng dẫn trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của nhà trường, khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường, động viên phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động khác như hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, tham quan hay các giờ thể dục mở do nhà trường tổ chức. Từ đó phụ huynh nhận ra và hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ để rồi
- đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ” đã đạt được kết quả sau. Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt động giáo dục đã xóa đi những suy nghĩ giáo dục phát triển vận động là khô khan, gò bó, cứng nhắc. Thực tế khi tổ chức hoạt động này cho trẻ thường nhẹ nhàng hấp dẫn, cô và trẻ hòa quyện vào nhau và kết quả đạt được thể hiện rõ nét. * Đối với trẻ: Qua một năm áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Bạn giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi thao giảng, dự giờ. Lớp tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Kết quả khảo sát đến tháng 3 năm 2022 Đạt Chưa đạt Nội dung Tổng số Số Tỷ Số Tỷ trẻ trẻ lệ % trẻ lệ % Trẻ tập trung chú ý, hứng thú, tích cực, 29 28 97 1 3 mạnh dạn tham gia hoạt động. Trẻ thực hiện được các động tác phát triển 29 29 100 0 0 các nhóm cơ và hô hấp. Trẻ thể hiện các kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: Đi, chạy, tung, 29 27 93 2 7 ném, bắt, bật - nhảy. Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động 29 28 97 1 3 của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt. * Đối với bản thân. Bản thân đã nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thể lực cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo trong hoạt động dạy.
- Bản thân được nhà trường đánh giá cao về phương pháp dạy trẻ và được Ban giám hiệu đánh giá và xếp loại có nhiều giờ dạy giỏi. Bản thân đã nâng cao được trình độ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch và thiết kế hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Từ đó bản thân có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phù hợp, phong phú cho trẻ. * Đối với đồng nghiệp. Được đồng nghiệp đánh giá cao với những biện pháp đưa ra trong sáng kiến. 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Sau một năm nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ” tôi thấy bản thân mình đã rút ra những kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động phát triển vận động, đã nghĩ ra được rất nhiều cách khi vào bài gây được nhiều hứng thú cho trẻ, tìm ra và tổ chức thêm nhiều trò chơi mới. Các cháu lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh không còn trẻ suy dinh dưỡng vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. Như vậy qua hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng đã giúp trẻ hình thành và phát triển cả về ( Đức - Trí -Thể - Mỹ). Góp phần giáo dục trẻ trở thành con người có ích cho xã hội sau này. Qua quá trình thực hiện sử dụng những biện pháp này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân: - Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi. - Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động mang tính khoa học và vừa sức đối với trẻ. - Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động học. - Xây dựng môi trường ngoài trời kích thích tính tích cực vận động của trẻ. - Lồng ghép nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động học khác. - Lồng ghép nội dung giáo dục vào mọi thời điểm trong ngày. - Tăng cường tổ chức các hoạt động trò chơi vận động giữa các lớp trong năm học. - Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát tiển vận động cho trẻ. Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát và dạy trẻ. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các hoạt động khác nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng, tôi thấy kết quả của trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ. Đây là những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình dạy trẻ đạt kết quả tốt ở lớp tôi.
- 3.2. Kiến nghị: Để cho việc giáo dục phát triển vận động ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói chung và các khối khác trong nhà trường được tốt hơn, tôi có một số đề nghị như sau: - Nhà trường tăng cường trang thiết bị cho các lớp về trang thiết bị cơ sở vật chất trong lớp và ngoài trời cho hoạt động giáo dục phát triển vận động được phong phú hơn. - Trang bị thêm đồ dùng hiện đại để áp dụng nhu cầu dạy và học hiện nay nhằm nâng cao các loại hoạt động giáo dục phát triển vận động cho các nhóm, lớp. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A Trường Mầm non Thanh Kỳ” mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, bổ sung giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Thanh Kỳ, ngày 5 tháng 3 năm 2022 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Yến
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo). 2. Chương tình giáo dục mầm non5 – 6 tuổi do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành 3. Sách các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non (TG: Nguyễn Sinh Thảo - Nguyễn Thị Tuất). 4. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non (Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành) 5. Tham khảo qua Internet. 6. Các bài tập thể dục sáng trong phần mềm giáo án điện tử mầm non. 7. Module MN 40 BDTX: Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 188 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 98 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 159 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 149 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 103 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 131 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn