Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái
lượt xem 4
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái
- NỘI DUNG Trang I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4.Đối tượng , phạm vi nghiên cứu 2 5.Phương pháp nghiên cứu 2 6.Kế hoạch nghiên cứu 2 II :GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận 3 2.Cơ sở thực tiễn 4 2.1.Khái quát về trường 5 2.2 Thuận lợi 5 2.3 Khó khăn 6 3.Một số biện pháp thực hiện 3.1 Biện pháp 1 :.Gây hứng thú cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái 7 3.2 Biện pháp2.Tạo môi trường làm quen chữ cái 11 3.3 Biện pháp 3.Tổ chưc trên tiết học 12 3.4 Biện pháp 4.Dạy trẻ làm quen chữ cái qua các trò chơi 14 3.5 Biện pháp 5.Lồng ghép tích hợp các môn học khác 17 3.6 Biện pháp 6. Cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi 20 3.7 Biện pháp 7.Phối hợp với phụ huynh 21 4. Kết quả đạt được 22 4.1.Đối với giáo viên 22 4.2.Đối với trẻ 23 4.3.Đối với phụ huynh 23 III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 2. Khuyến nghị IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1/28
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhập Quốc tế. Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Để đưa Đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới. Để nước Việt Nam trường tồn và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẻ.... Nói tóm lại là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội để tạo lập một xã hội Việt Nam văn minh hơn, sung túc hơn, an toàn hơn. Đứng trước xu thế đó, nghành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện. Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi... Cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp... 2/28
- Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái gợi mở. Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 6 tuổi .Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận những tri thức mới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen chữ cái ", với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết. 2/ Mục đích nghiên cứu: Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu :Trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi + Phạm vi nghiên cứu : Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái . 4/ Đối tượng khảo sát, thực nhiệm: Trẻ lớp mẫu giáo Lớn A7 trong trường. 5/ Phương pháp nghiên cứu: 3/28
- Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu, thu thập , phân tích khái quát hóa hệ thống hóa tài liệu có liên quan tới tâm lý học, sinh lý học giáo dục học mầm non . Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. Đối tượng nghiên cứu: Lớp giáo lớn A7. 6/ Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 8 9 /2017 : Chọn đề tài và trang bị lý luận Từ tháng 10 3/2018: Tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp hoạt động từ tháng 3 – 4/2018 : phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 56 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái. Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ 4/28
- cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt . Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng 5/28
- nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đó chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp để nâng cao để nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ cho trẻ 5 6 tuổi làm quen chữ cái" . Trong thực tế ở trường Mầm Non để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và cái cũ, chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà họ đang còn bắt chước nhau. Do đó họ đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì họ chưa phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát vµi nÐt vÒ trêng Trường có cơ sở vật chất sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị học tập đầy đủ , hiện đại có tổng diện tích là 5.976 m² với 22 phòng học và 8 phòng chức năng hiệu bộ. Các khu vực được bố trí riêng biệt được đầu tư tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị. Trường nằm trên địa bàn dân cư rộng lớn, đại đa số học sinh là con của công nhân, nông dân, làm nghề tự do, nội trợ…. Trường có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 57 người. HiÖn nay trêng tiÕp nhËn 609 ch¸u tõ 24 th¸ng ®Õn 72 th¸ng tuæi. Tõ n¨m häc 2010 cho ®Õn nay liªn tôc trêng ®¹t tËp thÓ Lao ®éng xuÊt s¾c cÊp Thành phố. Đạt cấp độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục năm 2018. 6/28
- Nhµ trêng thùc hiÖn tèt chñ tr¬ng chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ nhµ n- íc, chÊp hµnh nghiªm chØnh sù qu¶n lý cña chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng. ChÊp hµnh nghiªm tóc sù chØ ®¹o cña c¬ quan qu¶n lý gi¸o dôc, thùc hiÖn tèt vÒ chñ tr¬ng kÕ ho¹ch cña l·nh ®¹o c¸c cÊp. Nhµ trêng cã bé m¸y l·nh ®¹o ®Çy ®ñ vµ hîp lý, cã ®éi ngò gi¸o viªn trÎ cã tr×nh ®é chuyªn m«n cao, ®îc ph©n c«ng phï hîp theo qui ®Þnh cña §iÒu lÖ trêng mÇm non vµ ph¸p lÖnh c¸n bé, c«ng chøc. C¸c ®oµn thÓ cña trêng ho¹t ®éng tÝch cùc vµ đã có những thành tích đáng khích lệ. 2.2 Thuận lợi: Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ viết, từ những thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Quận và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã khắc phục được những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên chủ yếu là lớp 5 tuổi được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểm trong tỉnh về bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do Ngành học và nhà trường tổ chức. Lớp luôn luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục. 7/28
- Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn A7 đều đạt trình độ chuẩn trở lên, đều là giáo viên giỏi cấp Quận, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động. Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch. Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học. 2.3 Khó khăn: Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Bên cạnh đó phụ huynh huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. * Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: 8/28
- Số trẻ Mức độ đạt được TT Khả năng KS Đạt Chưa đạt 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 30 73,3% 26,7% Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư 2 30 80% 20% thế 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 30 83,3% 16,7% Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 4 30 86,6% 13,4% động làm quen chữ viết Biết cách cầm sách, mở sách ra xem 5 30 90% 10% và quy trình đọc Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao. 3. Các biện pháp thực hiện Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ cái trong trường như sau: 3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái" Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy 9/28
- không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn. Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ g, y (chủ đề phương tiện giao thông). Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc thơ "Cô dạy con". "Mẹ, Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay bay đường không Ôtô chạy đường bộ Tàu thuyền ca nô đó Là đường thuỷ mẹ ơi .... Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga, hỏi bức tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga). Trong nhà ga có những dòng người qua lại đón khách, trả khách .... Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga" 10/28
- bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen với chữ "g". Tiếp đến chữ "y" cô hỏi trẻ: Ngoài tàu hoả ra thì còn có phương tiện giao thông gì nữa? Trả lời: "Máy bay .... ". Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và hỏi: Ai có thể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy bay" và trẻ lên rút chữ "y". Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện về trò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến". Tôi huy động trẻ sưu tầm bìa catton, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, ôtô, thuyền buồm.... Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và thuận lợi trong việc viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra. Theo bé 3 chữ dưới đây được phát âm là “gờ" đúng hay sai? A) Đúng B) Sai KIỂM TRA CHỌN LẠI The Your You Youcorrect answer: Correct Incorrect did must answer not-answer answer Click - Click is: anywhere the this anywhere question question to to You answered this correctly! before completely continue continue continuing 11/28
- Hình 1a: Học chữ G,Y Có bao nhiêu chữ Y trong bức tranh? y g u y y g y h y g y p A) 5 B) 6 C) 7 KIỂM TRA CHỌN LẠI Hình 1b: Học chữ G,Y Ví dụ khác: Với chủ đề mà mùa xuân với tiết học "Làm quen chữ cái" l, m, n? Tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt. Những vật liệu đó đều phải chứa các chữ cái l, m, n như: Lá na, hạt mơ .... Cô và trẻ cùng phết vào sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt .... Với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Một số sáng kiến của tôi trong việc làm đồ dùng cho trẻ là không bao giờ theo khuôn mẫu và tôi thường thay đổi, sáng tạo về cả hình dạng, màu sắc, kích thước thực tế của nó. 12/28
- Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn. 3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường "Làm quen chữ cái" Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ đề. Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Bé cùng làm quen chữ cái" và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề. Ví dụ như chủ đề thực vật thì tôi cắt bìa thành cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh về các loại lá, hột, hạt .... Sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n, (trong chủ đề thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ dưới các loại hột, hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì dán chữ L, mận thì dán chữ m, hạt na thì dán chữ n.... Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ "Hoa cúc vàng" cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy. Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không những ở góc bé cùng "Làm quen chữ cái" mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và tư tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động "Làm quen chữ cái", trẻ học đến 13/28
- nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để dựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô .... Ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ lô tô. Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 90%. Hình 2: Góc chữ cái 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức trên tiết học: Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc. Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn 14/28
- dắt. Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải: Lấy trẻ làm trung tâm. Phát huy tính tích cực của trẻ. Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động tĩnh phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b, d, đ chủ đề "Mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ d). 15/28
- Hình 3: Tiết học làm quen chữ cái 3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu "vít vít"... Để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi. 16/28
- Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với chữ d và hoa đào được làm quen với chữ đ. Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như Tìm chữ cái trong câu đố. Đi chợ tết. Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học. * Cách hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị 2 câu đối có các chữ b, d, đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữ cái b, d, đ. Cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng có chữ b, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh bèo .... Tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ cái d, đó là những thứ gì? quả dừa, quả dứa.... Tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái đ... Khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó là loại gì? và có chữ cái gì? các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái. Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái b, d, đ "Mùa xuân đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu?" (Được đi xem pháo hoa, đi công 17/28
- viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học. Ví dụ: Rềnh rềnh ràng ràng Tìm các loài hoa Hoa gì ngoài Bắc Cánh nhỏ màu hồng Cùng vui đón tết. Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ đ. Cứ như thế cô đọc cho trẻ đoán chữ b, d sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau. Hay với chủ đề "Trường mầm non" với nhóm chữ cái o, ô, ơ vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu .... Tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ "bảng con" khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ o trên cơ thể nào? Cô cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay.... Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ o, trẻ nói: Mắt, đầu.... Hai bạn có thể tạo thành chữ o không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng). Ai có thể tạo thành chữ ô. Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu ô. Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế. 18/28
- Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam, chữ y giống cái nạng, chữ d giống cái giáo, chữ h giống cái ghế. Ví dụ: Trò chơi : “vẽ chữ cái trên cát ” Với những hạt cát màu sắc trẻ rất hứng thú vẽ những chữ cái trên đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Trẻ rất hứng thú vẽ chữ cái trên cát tranh trên cát .Trẻ vừa học vừa chơi trẻ rất hứng thú 19/28
- trẻ cảm thấy thoải mái khi học . Hình 4: Trò chơi chữ cái Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. 20/28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 106 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn