Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động múa cho trẻ 4-5 tuổi
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động múa trong trường mầm non trong nhiều năm qua chưa thực sự được chú trọng, dạy múa ở đây chỉ dừng lại ở những tiết mục biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, lễ và nếu có thì chỉ là những động tác đơn giản như cuộn cổ tay, nghiêng người… rất đơn điệu. Vì vậy trẻ thường không có kiến thức về các động tác múa cơ bản, giáo viên còn áp đặt theo chương trình, chưa khuyến khích tạo sự hứng thú, say mê cho trẻ khi tham gia múa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động múa cho trẻ 4-5 tuổi
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài : Ngay từ thưở nhỏ , những câu hát ru ầu ơ của bà, của mẹ đã đi sâu vào tâm hồn của trẻ nhỏ, nó như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trẻ cảm nhận được tình yêu thương đùm bọc đó bằng ánh mắt và một số vận động cơ thể. Lớn lên, khi trẻ chập chững bước vào trường mầm non, những bài hát, điệu múa cô dạy cho trẻ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của trẻ hướng tới cái đẹp, hình thành nhân cách và khả năng linh hoạt của cơ thể. Trên thực tế, ở trường mầm non nơi tôi đang công tác nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ 45 tuổi nói riêng, đã có khả năng chú ý một cách có chủ định. Ở trong trẻ đã dần dần phát triển khả năng tái tạo và sáng tạo, trẻ có thể thể hiện tình cảm qua các động tác, trẻ biết phối hợp giữa chân, tay, đầu và mình một cách nhịp nhàng. Chính bởi vậy mà trẻ có thể thực hiện động tác múa một cách chính xác, mềm dẻo, thể hiện sự khéo léo và linh hoạt trong khi vận động múa. Khi trẻ được hoạt động múa, trẻ vui vẻ, sôi nổi, hào hứng với hoạt động, hoà mình vào tập thể và cuộc sống của trẻ trở nên phong phú và đa dạng hơn. Do đó, hoạt động múa là một trong những dạng hoạt động góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. II. Mục đích nghiên cứu : Hoạt động múa trong trường mầm non trong nhiều năm qua chưa thực sự được chú trọng, dạy múa ở đây chỉ dừng lại ở những tiết mục biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, lễ và nếu có thì chỉ là những động tác đơn giản như cuộn cổ tay, nghiêng người… rất đơn điệu. Vì vậy trẻ thường không có kiến thức về các động tác múa cơ bản, giáo viên còn áp đặt theo chương trình, chưa khuyến khích tạo sự hứng thú, say mê cho trẻ khi tham gia múa. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động múa cho trẻ 45 tuổi ”. Tôi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ góp phần làm cho chất lượng hoạt động múa của trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ 45 tuổi nói riêng sẽ ngày càng phong phú thêm, các chương trình văn nghệ trong các ngày hội ở trường mầm non thêm chất lượng, đa dạng, giúp cho các giáo viên có những biện pháp căn bản để dàn dựng các tiết mục múa hấp dẫn. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi. 1/13
- Phạm vi nghiên cứu : Lớp mẫu giáo nhỡ B5 – Trường mầm non Đại Kim. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Cơ sở lí luận: Qua các công trình nghiên cứu vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, về thực tế giảng dạy của các nhà nghiên cứu Liên Xô và các nước Đông Âu đã hoạch định môn múa trong đào tạo nghành mầm non ở các bậc học trung cấp và cao đẳng với khái niệm “Vận động theo nhạc”. Như vậy có thể hiểu, ngay từ thưở ban đầu hình thành sự nghiệp giáo dục cho trẻ với chương trình “Giáo dục mầm non”, các nhà khoa học đã sớm đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ với môn học có tên “Vận động theo nhạc”. Giáo viên thao tác những động tác múa để dạy những chất liệu cơ bản về múa cho trẻ trong chương trình giáo dục. Đồng thời, giáo viên vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về hoạt động múa – biên dạy các tiết mục múa cho trẻ, để trẻ được vận động, thả mình trong nghệ thuật múa, trẻ được biểu diễn trong các hội thi, hội diễn và trong các ngày hội của trường mầm non. Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ đã chuyển dần từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng, việc thay thế này giúp trẻ nhìn sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, chứ không tách rời từng mảng, từng bộ phận một cách thô cứng. Một đặc điểm nữa về sự phát triển tâm lý của trẻ là khả năng bắt chước và thích bắt chước, nhờ khả năng này mà trẻ có thể tiếp nhận hay nói một cách khác “bắt chước” một cách nhanh chóng những bài luyện tập múa theo sự hướng dẫn của cô giáo Về khả năng vận động, trẻ biết phối hợp nhịp nhàng chân tay, trẻ đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng, do đó các hoạt động vui chơi nhảy múa là điều kiện để trẻ bộc lộ nhu cầu giapo tiếp với mọi vật xung quanh, làm cho trẻ có năng lực cảm thụ nghệ thuật một cách tốt nhất II. Cơ sở thực tiễn: 1.Đặc điểm tình hình: Năm học 2019 – 2020 ,nhà trường phân công tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ với sĩ số là 35 trẻ trong đó: 21 trẻ nam và 14 trẻ nữ. Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, giáo viên biết phối hợp cùng nhau trong công tác chăm 2/13
- sóc giáo dục trẻ cùng đưa ra các biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: 2.1. Về cơ sở vật chất : Trường mầm non Đại Kim có phòng học chức năng phục vụ cho hoạt động múa cũng như học năng khiếu múa cho trẻ.Đời sống ngày càng phát triển, nhiều phụ huynh có xu hướng cho con em tham gia các lớp học múa từ rất sớm. Trong năm học nhà trường tổ chức rất nhiều các ngày hội, lễ, các hoạt động ngoại khóa,giúp trẻ được tập luyện nhiều lần, khi biểu diễn tự tin hơn. 2.2. Về Giáo viên : Giáo viên có năng lực sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ phối hợp nhịp nhàng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về múa thông qua các lớp bồi dưỡng do Phòng giáo dục, do trường tổ chức nên có khả năng múa tương đối tốt. 2.3 . Về Học sinh : Phần lớn trẻ thích đến lớp, đi học đều và có hứng thú tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp. Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ khá tốt . Khi nhạc cất lên, trẻ rất hứng thú và nhún nhảy, làm động tác mà trẻ nghĩ ra để minh hoạ theo nhạc. Trẻ rất hứng thú với múa và rất thích được múa, được vận động. 3. Khó khăn: 3.1. Về cơ sở vật chất : Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn nghèo nàn đối với nhu cầu của môn học múa. 3.2. Về giáo viên : Đa số giáo viên chỉ thực hiện dạy trẻ một số bài múa đơn giản như trong chương trình gợi ý, múa chỉ mang ý nghĩa vận động theo lời ca. Giáo viên đã được bồi dưỡng một số những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa, tuy nhiên để biên dạy múa cho trẻ cần một quy trình, phương pháp, biện pháp cụ thể thì thật sự những kiến thức mà giáo viên mầm non chưa đủ sâu rộng để phát huy khả năng của mình, vì vậy việc biên dạy múa cho trẻ ở trường mầm non còn nhiều mặt hạn chế. 3/13
- 3.3 . Về học sinh : Trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với loại hình nghệ thuật múa, nên còn chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động múa. Khả năng cảm thụ nhịp điệu, giai điệu để có những vận động phù hợp còn hạn chế. Những động tác mà trẻ bất chợt minh hoạ chỉ là động tác mà trẻ đã nhìn thấy ở đâu đó và diễn lại. Trẻ chưa được học múa 1 cách có hệ thống, đồng bộ. Vì vậy, khi múa trẻ khó nhớ động tác, cách di chuyển đội hình vẫn còn lúng túng. Những kỹ năng xoay người, nhảy chân sáo, kỹ năng mềm dẻo của tay…. Trẻ thực hiện chưa tốt, trẻ vẫn còn những động tác thừa, chưa dứt khoát. 4. Thực trạng : Nhằm đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động múa của trẻ trong lớp.Từ đầu năm, tôi đã đề ra những nội dung điều tra sau: Khảo sát tiết dạy âm nhạc Khảo sát giờ học năng khiếu của trường Khảo sát khả năng biên dạy múa của 1 số giáo viên trong tiết dạy vận động âm nhạc và trong tiết dạy năng khiếu Khảo sát sự tiếp nhận và kỹ năng thực hiện múa của trẻ : Kỹ năng trẻ biết múa theo cô, biết múa theo giai điệu của bài hát, thể hiện kỹ năng cảm thụ âm nhạc. Sự tương tác giữa cô và trẻ trong khi học múa. Khảo sát một số bài múa trong các ngày hội đã được dàn dựng từ trước của 1 số trường mầm non. Khảo sát đồ dùng, trang phục, đạo cụ phục vụ cho hoạt động múa Phương pháp chủ yếu để điều tra là quan sát tiết dạy vận động âm nhạc, tiết học năng khiếu của trường kết hợp với phương pháp điều tra trực tiếp, gián tiếp trò chuyện với giáo viên dạy năng khiếu và giáo viên chủ nhiệm các lớp về tư vấn đề tài liên quan đến đề tài. Xem video các chương trình ngày hội mà nhà trường đã tổ chức. Dưới đây là kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Tổng số Mức độ yếu Mức độ Mức độ khá Mức độ tốt học sinh trung bình 35 trẻ 18 11 4 2 100 % 52% 31% 11% 6% III. Các biện pháp : 4/13
- Biện pháp 1 : Bồi dưỡng nâng cao khả năng biên dạy múa và phương pháp biên soạn động tác múa cho giáo viên mầm non. 1.1.Mục đích: Mục đích của biện pháp này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản , giúp giáo viên mầm non tiếp cận các phương pháp, biện pháp, vận dụng, sử dụng trong quá trình sáng tạo, thao tác biên dạy múa có hiệu quả, khả thi nhất. Múa là một loại hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp, phương tiện thể hiện là cơ thể con người. Ngôn ngữ biểu hiện là những động tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển động trong âm nhạc, diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn định trước. trong quá trình lao động, múa được hình thành do nhu cầu thực tiễn để truyền bá kinh nghiệm trong lao động, những tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên. 1.2. Cách thực hiện : Múa mẫu giáo được phân định theo 3 độ tuổi để xác định giúp trẻ tiếp thu thuận lợi nhất. Để tìm ra giải pháp hữu hiệu trong giáo dục nghệ thuật múa cho trẻ, các nhà giáo dục , tâm lý đã nghiên cứu, thống nhất về quan điểm không áp đặt cách thể hiện của người lớn cho trẻ mẫu giáo, vì vậy múa mẫu giáo cần đạt 2 yêu cầu sau : Đảm bảo tính khoa học: khoa học ở sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với phương pháp tiếp nhận của trẻ, đảm bảo tính khoa học trong quy trình vận động. Đảm bảo tính sáng tạo: để thu hút, có sức hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ. Ta có thể hiểu rằng: múa mẫu giáo phải đạt được yêu cầu : dễ múa nhưng phải hay, sinh động .Phân loại nghệ thuật múa: căn cứ vào thời lượng, thời gian biểu diễn của một tác phẩm, căn cứ vào nội dung, tính chất biểu diễn có thể phân ra làm hai loại chính là múa sinh hoạt và múa sân khấu, Múa nhà trẻ mẫu giáo thuộc thể loại múa sinh hoạt. * Phương pháp biên soạn động tác múa: Khi biên soạn động tác để phụ họa cho một bài hát cụ thể nào đó, trước hết ta phải tìm hiểu tác phẩm âm nhạc. Muốn biên soạn động tác phụ họa trước hết cần nắm được thể loại, tính chất của bài hát, âm nhạc có nhiều thể loại và tính chất khác nhau, song ở trẻ những bài hát thường có 3 loại tính chất nhịp điệu chính : Vui , rộn ràng, sôi nổi Trữ tình, êm dịu, nhẹ nhàng 5/13
- Hành khúc: khỏe, dứt khoát Căn cứ vào tính chất của bài hát, đôi khi từng đoạn của bài hát để biên soạn động tác, tuy nhiên cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của lời ca, nội dung bài hát. Mặt khác cũng cần quan tâm đến chất liệu âm nhạc như các bài hát có chất liệu là dân ca miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng, quan họ Bắc Ninh, dân ca vùng Tây Nguyên… các động tác phụ họa cũng cần phải sử dụng các động tác múa cơ bản dân gian của các dân tộc, vùng miền đó cho phù hợp. Động tác là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một tác phẩm múa, mỗi động tác như một nôt nhạc trong một bản nhạc, có 2 loại động tác chủ yếu : Động tác dạng mô phỏng: mô phỏng cánh chim bay, chèo thuyền, ru con… Động tác dạng biểu cảm, biểu hiện để thể hiện tâm tư, tình cảm… Biên soạn động tác cho trẻ trước hết giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ theo lứa tuổi để lựa chọn những động tác cho phù hợp, với trẻ 45 tuổi tôi lựa chọn một số động tác múa dân gian đồng bằng , bao gồm: Động tác hái đào 1 tay, động tác hái đào 2 tay. Mõ mời, mõ xệt. Một số động tác múa dân gian miền núi phía Bắc: Xòe Thái, vi pắn. Xúng xính, vòng khăn. Một số động tác múa dân gian vùng Tây Nguyên: Đi rung. Nhảy nhích. Nhún đưa mông. Các thế tay, chân cơ bản: Sáu thế tay , sáu thế chân cơ bản: ( tôi xin trình bày ở phần phụ lục ). Căn cứ vào các bài dạy múa trong chương trình, kết hợp với những gì học được qua các lớp bồi dưỡng, tôi đã mạnh dạn biên dạy một số bài múa cho trẻ cũng như các bài hát nghe, các bài: Bài dạy trẻ vận động múa: 1. Gác trăng 2. Cháu yêu bà 3. Chúng cháu chúc mừng cô ngày 20.11 4. Chú bộ đội 5. Cô và mẹ 6/13
- 6. Em đi chơi thuyền 7. Mùa xuân 8. Bông hoa mừng cô 9. cá vàng bơi 10. Mùa hè đến 11. Yêu Hà Nội 12. Nhớ ơn Bác (Cụ thể các động tác biên dạy cho các bài trên tôi xin trình bày ở phần phụ lục) Vậy, để giáo viên có được một trình độ nhất định với nghệ thuật múa thì: Trước hết giáo viên phải là người yêu thích múa, có lòng say mê và luôn mong muốn đem đến cho trẻ của mình những động tác múa, bài múa đẹp. Ngoài say mê, giáo viên phải chăm chỉ luyện tập, với những lĩnh vực khác thì giáo viên có thể học hỏi qua sách báo, đồng nghiệp, những với môn nghệ thuật múa thì học sách báo, nắm được các động tác múa cơ bản thôi thì chưa đủ, mà giáo viên phải thường xuyên luyện tập một cách nghiêm túc, bởi ngôn ngữ của múa là đường nét của cơ thể, cô có múa đẹp thì trẻ mới yêu thích, từ thích cô truyền cảm hứng cho trẻ ham thích được múa. Tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng do trường, phòng, sở giáo dục tổ chức, bởi đây chính là cơ hội để giáo viên có thể tích lũy thêm những kiến thức mà mình còn thiếu, được giao lưu học hỏi với các bạn đồng nghiệp trường bạn Thường xuyên theo dõi các hoạt động nghệ thuật thiếu nhi như nhảy cùng Bibi, Đồ rê mí, đây là những chương trình thiếu nhi được các chuyên gia dàn dựng công phu sẽ làm những tư liệu quý phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng các giờ học vận động (múa) 2.1 . Mục đích : Theo tài liệu nghiên cứu “Tâm vận động” của viện nghiên cứu khoa học giáo dục thì trẻ 45 tuổi đã biết giữ thăng bằng. Muốn trẻ nắm các chi tiết động tác nhiều hơn, hoạt động cơ bản hoàn thiện hơn, biết vận động phối hợp toàn thân với các điệu múa hoặc tái hiện lại những nội dung khó. Và giờ âm nhạc chính là con đường chính thống nhất để trẻ có thể tiếp cận được môn nghệ thuật múa, qua những giờ học âm nhạc trẻ được làm quen 7/13
- với những lời ca, giai điệu, nhịp điệu, các động tác múa, các vận động âm nhạc. 2.2. Cách thực hiện : Qua quá trình điều tra, tôi thấy chương trình giáo dục âm nhạc nói chung và dạy vận động theo âm nhạc nói riêng cho trẻ được cải thiện. Số lượng tiết học âm nhạc chủ yếu là dạy hát , giờ học vận động theo tiết tấu được chia đều so với giờ học dạy múa, như vậy có thể thấy giờ học múa của trẻ chưa được chú trọng nhiều. Chương trình giáo dục mầm non mới cho phép giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với điều kiện của lớp, trường. Chính vì vậy việc đầu tiên tôi quan tâm đến là chương trình giảng dạy, với chương trình gợi ý của phòng GD tôi thấy các tiết âm nhạc có quá nhiều tiết dạy hát, mà dạy vận động chưa được chú trọng, trên cơ sở của các đề tài gợi ý tôi lựa chọn với những bài hát dễ tôi cho trẻ làm quen bên ngoài để vào tiết học tôi nâng cao yêu cầu bằng cách dạy vận động, múa. Tôi thấy rằng, ở trường mầm non hiện nay việc cung cấp ôn luyện các hình thức vận động theo nhạc cho trẻ chưa thực hiện thường xuyên. Các kỹ năng mà giáo viên cung cấp cho trẻ còn đơn giản, chỉ là kỹ năng hát theo nhạc, vận động đơn giản như vỗ tay, nhún nhảy tại chỗ theo nhịp, hình thức múa vẫn được giáo viên chú trọng. Các hình thức vận động theo nhạc còn quá dễ so với trẻ nên trẻ không hứng thú và mất tập trung khi học. Như vậy sẽ gặp phải khó khăn khi biên dạy múa những động tác khó. Để nâng cao chất lượng hoạt động múa cho trẻ, ngoài việc cân đối chương trình dạy để linh hoạt thay đổi cho phù hợp với mục đích của mình thì tôi chú trọng vào việc tổ chức hoạt động học, vì đây là con đường chính thống để giúp trẻ hình thành những kỹ năng cơ bản của hoạt động múa. Để làm tốt lĩnh vực múa trong các giờ tổ chức hoạt động âm nhạc tôi cho rằng: * Đối với giáo viên: cần chuẩn bị tốt những điều kiện sau: Chuẩn bị địa điểm, nhạc bài hát của bài múa, đạo cụ Biên đạo các động tác múa phù hợp với tính chất âm nhạc, giai điệu của bài hát, phù hợp với khả năng vận động của trẻ, tham khảo, hỏi ý kiến của đồng nghiệp hay giáo viên dạy năng khiếu, nhưng điều quan trọng nhất vẫn rất cần đó là sự tinh tế, linh hoạt của giáo viên bởi chỉ có giáo viên mới hiểu được khả năng của trẻ lớp mình từ đó đưa ra được những động tác múa phù hợp, 8/13
- Chuẩn bị tốt các động tác múa bằng cách giáo viên phải tập luyện, phải thuộc để khi múa mẫu cho trẻ xem truyền được cảm hứng đến cho trẻ Vị trí đứng múa mẫu của cô phải đảm bảo tất cả trẻ đều quan sát được Lời hướng dẫn của cô phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, giải thích nội dung và giải thích từng động tác không có nhạc, nhấn mạnh các động tác đó rơi vào đoạn lời bài hát nào, để trẻ hình dung được. hướng dẫn trẻ những dộng tác khó, nhấn mạnh vào những hình ảnh trong bài hát, kết hợp với làm mẫu và lời giải thích sẽ làm trẻ dễ hình dung và nhanh thuộc hơn. Quan sát, hướng dẫn sửa sai, khuyến khích, động viên trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin cũng sẽ giúp trẻ xây dựng tình yêu đối với nghệ thuật múa * Đối với trẻ: Giáo viên cho trẻ đứng thành hàng ngang và cùng trẻ múa các động tác đó, đứng sao cho tất cả trẻ đều quan sát được các động tác múa của cô Luyện tập theo nhóm, khi trẻ đã thực hiện được các động tác đúng nhạc à biết kết hợ với bạn trong nhóm thì cho trẻ luyện tập sử dụng đạo cụ, để trẻ có thể sử dụng tốt đạo cụ khi múa, Trong các giờ biểu diễn trẻ được chuẩn bị những trang phục đẹp, trang điểm xinh xắn sẽ tạo được sự tự tin ở trẻ Đây là khoảng thời gian trẻ được tiếp xúc với những bài hát nghe có tính chất, giai điệu phong phú, đa dạng hơn, đặc biệt là những làn điệu dân ca các vùng miền. có nhiều bài hát nghe trẻ khó hình dung được nội dung bài hát do đặc thù ngôn ngữ vùng miền, vì vậy lúc này giai điệu và động tác múa minh hoa của cô là rất quan trọng. Để hoạt động nghe hát đạt hiệu quả cao và đặc biệt gắn trẻ vào hoạt động múa tôi tập trung: Chú trọng về trang phục: để chọn được trang phục phù hợp với bài hát, trước tiên tôi xác định tính chất, giai điệu, nội dung của bài hát là gì? Nói lên điều gì?. Trang phục múa trong hoạt động này là rất quan trọng, ngoài việc đem lại giá trị thẩm mỹ (yêu cái đẹp) nó còn giúp trẻ phát triển nhận thức, với những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh thì trẻ biết ngay trang phục sẽ là áo tứ thân, hay khi nhấy cô mặc chiếc áo bà ba thì trẻ có thể đoán ngay ra bài hát có âm hưởng dân ca Nam Bộ… Khuyến khích trẻ tham gia múa cùng cô: đây là lúc những trẻ khá có dịp nâng cao hơn khả năng diễn xuất, sự tự tin cũng như những kỹ năng múa cơ bản đã được học, đáp ứng với tiêu chỉ đánh giá tôi đã đề ra từ đầu. Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động khác 9/13
- 3.1. Mục đích : Tích hợp múa trong các hoạt động khác giúp trẻ có cơ hội được ôn luyện, củng cố kỹ năng những động tác múa mà trẻ đã được làm quen trên các giờ hoạt động âm nhạc, ngoài ra trẻ còn có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình, cũng như khả năng trình diễn, sự tự tin, mạnh dạn trong biểu diễn. 3.2. Cách thực hiện : * Tích hợp trong hoạt động đón trả trẻ: trong các giờ đón, trả trẻ tôi cho trẻ nghe những bài hát mà sắp dạy trẻ vận động múa để trẻ thuộc lời, giai điệu, khi trẻ đã thuộc lời, thuộc giai điệu tức là trẻ đã nắm được nội dung của bài hát, nắm được tính chất giai điệu của bài hát, việc tiếp thu các động tác múa phải trên cơ sở gắn với lời ca, giai điệu, đến câu này thì làm động tác gì, bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh thì nét mặt phải tươi, vui… đây chính là cơ sở tiền đề giúp trẻ tiếp thu các động tác múa của giáo viên được tốt. * Tích hợp trong hoạt động ngoài trời: trẻ được ra ngoài trời, được tiếp xúc với không khí trong lành, con người cảm thấy thoải mái, đây là cơ hội tốt để giáo viên khơi gợi ở trẻ những động tác múa, bài múa đã được học, với mục đích cho trẻ ôn luyện các động tác múa cũng như tích hợp hoạt động múa một cách nhẹ nhàng mà vẫn hấp dẫn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động biểu diễn sau này *Tích hợp trong hoạt động góc: trong hoạt động góc âm nhạc giáo viên gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài múa mà cô đã dạy dựa trên buổi biểu diễn âm nhạc, kết hợp với những đạo cụ, trang phục ở trong góc chơi sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động biểu diễn. Ngoài ra ở góc chơi tạo hình trẻ có thể làm các đạo cụ, trang phục múa phục vụ cho các hoạt động âm nhạc trên các giờ học, hay cho các hoạt động biểu diễn ở góc chơi âm nhạc *Tích hợp trong giờ sinh hoạt chiều: trong các giờ sinh hoạt chiều tôi tổ chức một số nội dung sau: ôn múa dưới nhiều hình thức như biểu diễn tổng kết chủ đề, hoạt động giáo dục chào mừng các ngày hội, lễ, tổ chức sinh nhật các bạn trong tháng…hay cho trẻ làm quen với các động tác múa mới, động tác múa khó trước khi vào tổ chức hoạt động học dưới hình thức xem băng hình, trẻ có thể vận động theo băng, hoặc cho trẻ xem các chương trình thiếu nhí như nhảy cùng Bi bi, đồ rê mí… *Tích hợp trong các giờ học năng khiếu:. Ở trường có phòng học múa dành cho trẻ đăng ký học năng khiếu. Giáo viên dạy năng khiếu múa đều là những 10/13
- người có chuyên môn trong lĩnh vực múa vì vậy giáo viên có thể trao đổi với giáo viên năng khiếu để nhờ sự tư vấn trong việc biên dạy các động tác múa hay phối hợp để cho trẻ ôn luyện các động tác múa đã được học ở trên lớp *Tích hợp trong các ngày hội lễ: Việc tổ chức các hoạt động ngày hội giúp trẻ có được những hiểu biết về truyền thống văn hoá quê hương, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Quá trình chuẩn bị cho ngày hội dần dần khơi gợi sự hứng thú, sự phấn khởi háo hức chờ đón ngày hội quan trọng ở từng trẻ.Việc tổ chức ngày hội ở trường mầm non là hoạt động giáo dục nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra – các hoạt động đều phải gắn vào trẻ, vì vậy tổ chức ngày hội phải hướng vào trẻ và vì trẻ. Biện pháp 4 : Tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để làm các đạo cụ, trang phục biểu diễn: 4.1 . Mục đích : Trong một chương trình biểu diễn nghệ thuật thì trang phục và đạo cụ là yếu tố quan trọng, nó tôn lên vẻ đẹp của nghệ thuật đồng thời nó cũng được dúng cho các bài mua mang đậm tính chất của 1 dân tộc nào đó, thì ở đây trang phục và đạo cụ là 2 thứ không thể thiếu được, nó thể hiện đặc điểm và bản sắc dân tộc đang được nói đến. 4.2. Cách thực hiện : Trên thực tế thì nhà trường, lớp cũng chưa được đầu tư nhiều về đạo cụ cũng như trang phục biểu diễn, một phần do ban giám hiệu và giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động múa của trẻ trong nhà trường Đối với nhà trường, tôi tiến hành khảo sát số lượng, chủng loại trang phục, đạo cụ mà nhà trường có, thực trạng như sau: Trang phục: của trẻ và cô đã cũ, số lượng ít, chủng loại ít, không đa dạng Tủ để trang phục biểu diễn thiếu Tôi đã đề xuất với nhà trường một số nội dung sau: Phân công người phụ trách quản lý đồ dùng, trang phục của phòng âm nhạc, có sổ sách bàn giao mượn, trả Bổ xung hệ thống tủ để đàm bảo việc bảo quản, tránh thất thoát, hư hỏng Hàng năm có kế hoạch bổ xung trang phục biểu diễn và đạo cụ của cô và trẻ thông qua các nguồn tài chính (ngân sách cấp, quỹ năng khiếu..) 11/13
- Tôi khảo sát thực trạng ở lớp, cụ thể tại góc âm nhạc như sau: Lớp chỉ được trang bị dụng cụ âm nhạc là chủ yếu Về đạo cụ: Cấp một số đàn piano cho 1 số lớp Để bổ xung được những đạo cụ, trang phục phục vụ cho các hoạt động múa tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu bằng cách gửi tới 100% phụ huynh thông qua nội dung phối hợp theo chủ đề một số nguyên vật liệu như đề can, giấy màu, xốp màu, bìa màu….dây trang kim, ruy băng…. Sau đó giáo viên ở lớp cùng với trẻ dựa vào những nguyên vật liệu ủng hộ đó đã làm được một số đạo cụ, trang phục phục vụ cho hoạt động múa ở lớp . IV. Kết quả đạt được: Qua một thời gian, bằng những biện pháp đã đề ra, việc tổ chức nâng cao thực hiện những biện pháp đã đạt được một số hiệu quả như sau: Giáo viên: Có nhiều tâm huyết với môn nghệ thuật múa Khả năng biên dạy được nâng cao, biên đạo được nhiều bài múa cho trẻ và cô. Trẻ: Yêu thích hoạt động múa Mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động Kỹ năng múa của trẻ được cải thiện rõ rệt Cơ sở vật chất: Lớp đã bổ xung được 7 bộ mũ múa các loại Vận động phụ huynh ủng hộ được 3 áo dài cũ Nơ, hoa đeo tay các loại 5 bộ Kết quả khảo sát giữa năm Trong 1 năm khảo sát 3 kì : đầu năm, giữa năm và cuối năm. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tập trên toàn thế giới, học sinh nghỉ học nên tôi lấy kết quả giữa năm thay vào . Tổn KẾT Tổn KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM g số QUẢ g số HS KHẢ HS O SÁT ĐẦU 12/13
- NĂ M Yếu TB Khá Tố Yếu TB Khá Tốt t Số 35 18 11 4 2 35 5 15 10 5 lượn g Tỉ lệ 100 52% 31% 11% 6% 100% 14% 43% 29% 14% % % 13/13
- C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy rằng, đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động múa cho trẻ 45 tuổi”, là một đề tài hết sức thú vị và có tính khả thi cao. Việc đưa múa vào trong hệ thống chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay là một điều rất ý nghĩa. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất không những thế còn là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ. Là phương diện giúp trẻ phát triển toàn diện, mở rộng hiểu biết cho trẻ về xã hội, thiên nhiên và cuộc sống, về những thuần phong mỹ tục, những tập quán của quê hương làm cho trẻ thêm vui tươi, hồn nhiên, giúp cho trẻ có được những cảm xúc tình cảm với quê hương đất nước và con người. Tôi tin rằng đề tài này sẽ góp phần làm phong phú hơn nội dung chương trình tổ chức các ngày hội ở trường mầm non. II.Khuyến nghị đề xuất: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy ở trường mầm non vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động múa cho trẻ. Chính vì vậy, tôi có một số kiến nghị như sau: Cần tách biệt nghệ thuật múa thành một hoạt động độc lập ở trường mầm non Cơ sở vật chất là điều không thể thiếu được trong hoạt động múa. Vì vậy cần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Soạn các động tác, chất liệu nhạc, thiết kế bài múa phải phù hợp với các lứa tuổi. Bồi dưỡng về nghệ thuật múa cho các giáo viên của trường mầm non. Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động múa cho trẻ 45 tuổi, có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu đi sâu hơn nữa nhưng do thời gian có giới hạn nên tôi chỉ nghiên cứu một phần nhỏ của lĩnh vực này và không tránh khỏi sự thiếu sót. Nhưng tôi mong rằng với đề tài này, tôi đã góp một phần nào đó vào việc nâng cao tầm quan trọng của nghệ thuật múa. Trên cơ sở đó, tôi mong muốn nhận được các đóng góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến này Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2020 14/13
- do tôi tự làm, không sao chép Người viết của ai và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tạ Thị Hạnh Ngân 15/13
- 16/13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 516 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 90 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn