Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm: Lựa chọn một số bài tập yoga phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ; Sử dụng một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai…thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Điều 12, chương II, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đã quy định rõ: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: chiều cao, cân nặng, vùng ngực, vùng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể. Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trẻ em đã có điều kiện chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ. Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan cứng nhắc trẻ dễ chán, khó thu hút trẻ. Giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh - thô cho trẻ...và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó cũng là tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong 2 năm nghỉ dịch covid - 19 trẻ được nghỉ học dài ngày. Khi trẻ
- chuyển lên lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, tôi thấy trẻ lớp tôi chưa có kỹ năng vận động như: Vận động tinh còn hạn chế, vận động thô chưa được tự tin. Ngoài ra còn có trẻ thấp còi những trẻ đó còn nhút nhát, rất ít tham gia vận động cùng các bạn. Có chăng trẻ chỉ vận động một cách đối phó và lười vận động đến lượt mình thì trẻ đẩy bạn khác lên thực hiện. Biết được một số đặc điểm của trẻ tôi luôn đến bên trẻ động viên tuyên dương và mời cả lớp động viên cổ vũ trẻ lên thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không làm được. Hơn nữa tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động viên trẻ. Song trẻ vẫn chưa hứng thú trong hoạt động, vì thế tôi muốn tìm ra các phương pháp để giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia các vận động. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non, vì vậy tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và lựa chọn: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại lớp tôi đang phụ trách. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra giáo dục. Phương pháp dùng lời. Phương pháp khảo sát trải nghiệm. Phương pháp sử dụng trò chơi. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023 * Phạm vi nhiên cứu: Trường mầm non A xã Liên Ninh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- I. Cơ sở lý luận: Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn lao động, sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập TDTT...”. Trẻ có khỏe mạnh thì mới lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, đặc biệt trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và vui vẻ khi tham gia các hoạt động. Đối với trẻ mầm non, giáo dục thể chất nói chung, giáo dục phát triển vận động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của gia đình và nhà trường. Phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Khi trẻ tập các bài tập phát triển vận động dưới điều kiện tự nhiên như: Đất, nước, không khí, ánh sáng giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc điểm sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi: Trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể vận động toàn thân như: Đi thẳng một đường, bước xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau và chạy như người lớn . Đặc biệt trẻ tham gia các bài tập và trò chơi phát triển vận động trong vòng 30 phút. Các ngón tay của trẻ không những hoạt động được tự do mà các động tác nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn. Vì vậy việc tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ là điều rất cần thiết và cần được duy trì thường xuyên. Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm chung: Trường mầm non A xã Liên Ninh là nơi tôi công tác được xây dựng khang trang, rộng rãi, thoáng mát. Trường được thành lập từ tháng 12 năm 2009. Vào tháng 3 năm 2022 được công nhận chuẩn giáo dục mức độ II, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III. Nhiều năm liên tục đạt “Giấy khen của UBND huyện”. Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua, các hội thi do ngành và địa phương phát động. Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ B2 lứa tuổi 4 - 5 tuổi, lớp có 29 học sinh, 02 giáo viên phụ trách, phòng học hoạt động chung, phòng vệ sinh được trang bị tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ tốt. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, về chuyên môn và nhân lực để giáo viên có thể triển khai thực hiện các biện pháp giáo dục thể chất trong các lớp. Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường, thường xuyên cho đi thăm quan, kiến tập các trường mầm non trong huyện, các bạn đồng nghiệp. Phòng học, sân chơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ. Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc, giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp. 3. Khó khăn: Trẻ thực hiện vận động thô còn chưa tự tin tham gia vào các hoạt động trò chơi, hoạt động trải nghiệm, vận động tinh của trẻ còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn dẫn đến giờ hoạt động còn khô khan. Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ. Còn ỷ lại vào sự chăm sóc, dạy dỗ của giáo viên. Giáo viên chưa sử dụng bài tập nâng cao, chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất vào hoạt động giáo dục thể chất khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao. Trẻ chưa được thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục thể chất nâng cao. Các bài tập phát triển vận động cô đưa vào dạy trẻ còn nghèo nàn, chưa sáng tạo. Khảo sát thực tế trên 29 trẻ trước khi thực hiện biện pháp (Tổng số trẻ tham gia 29/29 = 100%) Trẻ đạt Trẻ chưa đạt STT Nội dung đánh giá Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Trẻ thực hiện được các kỹ năng 1 vận động theo yêu cầu của cô. 15 52 % 14 48% (MT 6) Trẻ tích cực, tự giác trong giờ học 2 16 55% 13 45 % Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có 3 15 52 % 14 48 % thể lực tốt. (MT 5) Tập trung, hứng thú khi tham gia 4 14 48% 15 52 % vận động. III. Các biện pháp: 1. Biện pháp 1: Lựa chọn một số bài tập yoga phù hợp để nâng cao chất
- lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Vai trò của yoga: Yoga là phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ân Độ. Cho đến nay yoga là môn thể thao khá phổ biến. Tập yoga đúng cách có tác dụng lớn đối với cơ thể đặc biệt là sức khỏe tâm hồn. Yoga có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, phòng bệnh và tạo vóc dáng đẹp. Với yoga mọi lứa tuổi, mọi thể trạng đều có thể luyện tập. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại các nước phát triển, yoga có tác dụng rất lớn đối với trẻ em từ 4 - 12 tuổi. Bởi đây là thời gian trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Nhận thức được vai trò của yoga trong việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ, đặc biệt trẻ 4 - 5 tuổi. Tôi đã tìm hiểu và tham gia các lớp học yoga để có thêm kiến thức. Trong các động tác yoga đã học, tôi lựa chọn những động tác đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 1) Các bài tập yoga vừa sức giúp cho trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh đặc biệt trẻ kiềm chế cảm xúc tốt. Với điều kiện kinh tế của lớp còn khó khăn tôi đã phối kết hợp với phụ huynh mang thảm tập yoga đến lớp cho trẻ học. Phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ, tin yêu, tin tưởng gửi ngắm con. Với các bài tập yoga vừa mang lại lợi ích sức khỏe, thể lực cho trẻ. Tôi lồng ghép yoga để phát triển vận động cho trẻ trong một số các hoạt động trong ngày như: * Sau giờ ăn và trước giờ ngủ Sau giờ ăn và trước giờ ngủ là khoảng thời gian cần để cho trẻ tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, khoảng thời gian này, trẻ vận động nhẹ nhàng, tĩnh tâm sẽ giúp trẻ đến với giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. Tôi đã lựa chọn một số động tác yoga như hít thở, ngồi thiền. Trong lúc trẻ nhắm mắt thư giãn tôi mở bản nhạc thiền nhẹ nhàng êm ái, kết hợp kể chuyện bằng giọng kể nhẹ nhàng sâu lắng về những điều tốt đẹp xung quanh trẻ. Những câu chuyện của tôi kể về khung cảnh bình yên, tươi mát và đẹp. Thông qua việc kể chuyện kết hợp với nhạc không lời giúp cho trẻ không chỉ được thư giãn, thoải mái mà còn phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ được thả mình vào các câu chuyện, và có cảm giác mình đang được đi đến những nơi, những vùng đất tươi đẹp mà cô giáo kể. Trẻ thêm yêu bản thân, yêu thiên nhiên, yêu mọi người, sống biết ơn và sống tốt hơn. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 2) * Hoạt động chiều Tôi lựa chọn một số buổi chiều trong tuần để dạy các bài tập yoga cho trẻ,
- nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, và tăng sức bền cho trẻ. Bài tập 1: Tư thế con mèo - tư thế cái cây Bài tập này giúp trẻ vận động cơ bắp để thay đổi trạng thái căng thẳng, khó chịu. Đồng thời giúp trẻ thăng bằng cơ thể, phát triển 2 bán cầu não trái và não phải đặc biệt là sự tập trung trí nhớ tốt. Giúp cải thiện sự dẻo dai của cổ, vai và xương sống. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 3) Bài tập 2. Tư thế cánh cung - tư thế cánh chim Bài tập này điều chỉnh lại toàn bộ kênh dinh dưỡng: gan, các cơ quan bụng và cơ được masge. Cải thiện chức năng tiêu hóa, bài tiết, giảm rối loạn khí, khó tiêu và táo bón. Giúp trẻ phát triển chiều cao, sự dẻo dai cho cơ thể. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 4) Bài tập 3: Tư thế bánh xe -Tư thế con quạ: Tư thế này rất tốt cho hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch và cả hệ tuyến, giúp cho trẻ cải thiện giữ thăng bằng của cơ thể. Tăng cường sức mạnh của cổ tay, cẳng tay và bụng đồng thời giúp kéo giãn vùng lưng trên. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 5) Bài tập 4: Tư thế cái ghế: Tư thế này giúp giảm căng cứng vai và điều chỉnh các dị dạng nhỏ ở chân. Cổ chân khỏe hơn, cơ hoành được kéo lên và tạo tác dụng masage nhẹ nhàng cho tim. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 6) Bài tập 5: Tư thế V ngược: Giúp kéo dãn cơ gân kheo, cột sống, mở rộng vai và tuần hoàn máu não. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 7) Bài tập 6: Tư thế vặn xoắn: Tư thế này giúp kéo căng và thả lỏng cột sống, massga dây thần kinh. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 8) Bài tập 7: Tư thế rắn hổ mang: Tư thế này giúp xương sống khỏe mạnh, dẻo dai, cải thiện tuần hoàn máu vùng lưng và massage dây thần kinh cột sống. Kích thích hệ tiêu hóa và giảm táo bón. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 9) Bài tập 8: Tư thế Kim cương Tư thế này làm thay đổi dòng máu và xung thần kinh ở khu vực quanh xương chậu làm cho cơ xương chậu khỏe hơn. Tăng hiệu suất toàn bộ hệ tiêu hóa, giảm các vấn đề về dạ dày như loét tiêu hóa và nhiều axit. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 10)
- Bài tập 9. Tư thế em bé- tư thế hồi tĩnh thư giãn Tư thế này giúp trẻ thư giãn lưng dưới, hông và đùi. Bên cạnh đó, các động tác hít thở sâu còn có tác dụng làm êm dịu hệ thần kinh trung ương của trẻ. Cách tập:Trẻ gập đầu gối lại, 2 tay xuôi hướng xuống phía chân, đầu cúi xuống sát nền nhà. Hít thở sâu và thở ra từ từ đều đặn. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 11) Phụ huynh thấy con tập yoga cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe nên đã mua ủng hộ mỗi trẻ 1 thảm tập. Kết quả: Sau khi vận dụng một số bài tập yoga trẻ lớp tôi đã tăng cường sức khỏe, dẻo dai và tăng sức bền cho trẻ. Từ đó trẻ mạnh dạn không sợ sệt khi tham gia học phát triển vận động. 2. Biện pháp 2: Sử dụng một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Trò chơi được sử dụng ở tất cả các hoạt động vì nó mang lại hiệu quả rất cao. Khi tổ chức các hoạt động có sử dụng trò chơi thì khả năng thu hút sự tham gia của trẻ là rất lớn. Đối với hoạt động phát triển thể chất nói riêng biện pháp trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động, trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán. Khi trẻ vận động thì giống như trẻ đang đóng vai chơi và làm các động tác của vai chơi đó, chứ không phải trẻ đang bắt buộc phải tập vận động đó. Khi trẻ tham gia “trò chơi” đó xong thì các kỹ năng vận động cũng được hình thành một cách rất tự nhiên. Quan trọng hơn, người giáo viên vẫn có thể đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Vận động tinh là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện được một số thao tác như: vò, véo, vê, vẽ, tô, di, ấn, bóp, xoay tròn, xé, cởi - cài cúc, xếp, sử dụng kéo, gập, đan cử động các ngón tay. Vận động tinh kết hợp chặt chẽ với thị giác và vận động (sự phối hợp tay - mắt), là khả năng cùng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. Đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, việc tập cho trẻ cử động bàn tay, ngón tay góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1. * Sử dụng một số trò chơi để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học”. Giáo viên mầm non sử dụng rất nhiều trò chơi, không chỉ là khi chơi tự do mà trước khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Trò chơi luôn được lựa chọn để gây hứng thú, ổn định tổ chức hoặc kết thúc hoạt động. Nắm bắt được sức hút của các trò chơi với trẻ mầm non, tôi linh hoạt lựa chọn những trò chơi phù hợp, đáp ứng cả hai mục đích là gây hứng thú và dạy trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay
- như sau: Trò chơi: "Tập tầm vông"; "Oẳn tù tì"; "Chim bay"; “Cá bơi”... Tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm vào giờ đón và trả trẻ. Trò chơi “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Lộn cầu vồng” sử dụng trong phần gây hứng thú và củng cố kiến thức giờ học làm quen toán, làm quen chữ cái, khám phá khoa học… Trò chơi: Cua cắp gắp sỏi được sử dụng trong hoạt động ngoài trời. Với trò chơi cua cắp gắp sỏi, giúp trẻ rèn luyện sự mềm dẻo cảu các đốt ngón tay, sự linh hoạt của cỏ tay để nhặt sỏi bỏ vào rổ. Trò chơi chuyền quả: Với trò chơi này, tôi cho trẻ chơi trong hoạt động ngoài trời, củng cố kiến thức của giờ học làm quen chữ cái, khám phá khoa học. Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang dọc, cô phát cho mỗi trẻ 1 cái thìa. Bạn đứng đầu hàng sẽ dùng thìa xúc quả sau đó chuyền quả cho bạn đứng bên cạnh mình. Cứ như thế trẻ chuyền quả đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng sẽ dùng thìa đổ quả nhẹ nhàng vào giỏ. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 12) Có thể nói, tổ chức các hoạt động nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ qua các trò chơi, không chỉ chú trọng phát triển các cơ nhỏ của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay mà còn giúp cho các cơ nhỏ của bàn tay được mềm dẻo, linh hoạt trong mọi hoạt động, giúp cho trẻ rất nhiều trong tương lai. Thông qua việc tích hợp, lồng ghép trò chơi cử động bàn tay, ngón tay cho trẻ, lượng vận động vào trong các hoạt động hàng ngày sẽ giúp cho trẻ được thay đổi trạng thái, kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ vì trẻ được hoạt động, vận động một cách hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lý của mình. * Sử dụng hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Con người ngay từ xa xưa, đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi người. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Lời nói của Khổng Tử thể hiện sự chú trọng việc học tập thông qua trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhận thức vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện đặc biệt là vận động tinh đối với trẻ. Tôi đã lựa chọn các bài tập vận động tinh để cho trẻ trải nghiệm không chỉ trong hoạt động học mà trẻ còn được trải nghiệm ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. * Hoạt động góc:
- + Góc kĩ năng: Các kĩ năng tự phục vụ bé học trong năm học nhằm phát triển vận động tinh ở trẻ và được tôi chú trọng để rèn trẻ như: cài khuy áo, cách móc quần áo, kéo khóa, cách sử dụng kéo, cách cài khuy áo, tết tóc, tết vải. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 13) + Góc nghệ thuật: Trẻ vẽ bằng các ngón tay: Trẻ tự pha màu nước sau đó đổ màu nước ra đĩa nhỏ. Trẻ tự mình chấm tay vào màu và vẽ tranh theo ý thích của bản thân. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 14) - Trang trí lọ hoa bằng dây cói: Trẻ lấy dây cói và quấn dây cói vòng quanh cái lọ hoa sao cho đường dây cói quấn vào lọ hoa sát nhau, không lỏng không chặt. Sau đó trẻ tự tay xé dán giấy màu thành những cánh hoa và dán cánh hoa vào lọ hoa bằng keo sữa. Tôi phối kết hợp với phụ huynh mang nguyên liệu ủng hộ lớp như dây cói, lọ hoa không những thế phụ huynh ủng hộ nhiệt tình còn mang nhiều nguyên vật liệu khác nữa như dây kim tuyến, dây dù, các loại giấy màu, bìa cứng… + Các góc khác: Trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt với các bài tập. Ví dụ: Ở góc xây dựng trẻ được luyện tập các cử động của bàn tay, ngón tay khi lắp ghép hình, xếp gạch xây hàng rào Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 15) * Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ làm 1 số bài tập vận động tinh ở các góc chơi ngoài trời như: khu vườn cổ tích, khu chợ quê. Tôi tổ chức cho trẻ làm các bài tập theo nhóm. Tôi tập trung vào một số bài tập như đan nong mốt, làm con vật bằng vật liệu thiên nhiên, xâu vòng, xâu lá cây. Tôi cho trẻ nói lên ý tưởng để thực hiện các bài tập, sau đó thống nhất lại bài tập cho trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát, hướng dẫn trẻ làm. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 16) Với biện pháp này tôi đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ với giáo viên trong khối, giáo viên đã áp dụng với trẻ, từ đó mang lại tính thiết thực hiệu quả cao, trẻ tập trung, vui vẻ khi tham gia hoạt động một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm. Kết quả: Sau khi sử dụng một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm tôi thấy đến cuối năm học, trẻ lớp tôi đều có thể lực tốt. Trẻ khỏe mạnh, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin trong mọi hoạt động. Kỹ năng vận động, năng lực định hướng trong vận động tốt.
- 3. Biện pháp 3: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua ngày lễ, ngày hội ở trường. Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. Ngày lễ, ngày hội ở trường là cơ hội để trẻ được tham gia trải nghiệm học hỏi khám phá đặc biệt là tham gia các trò chơi vận động. Việc được cùng nhau tham gia vào các bài tập và trò chơi vận động giúp trẻ tự tin, đoàn kết và có tinh thần cố gắng nỗ lực của bản thân. Trong dịp tổ chức trung thu: Trong ngày tết trung thu ở trường, trẻ được tham gia một số các tiết mục văn nghệ của lớp, tham gia múa lân cùng cô giáo. Việc cho trẻ được cùng bạn múa lân giúp cho trẻ vận động toàn thân đồng thời phối hợp ăn ý nhịp nhàng giữa bước chân để có thể di chuyển con lân một cách linh hoạt trên sân khấu. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 17) Trong dịp tổ chức Tết Nguyên Đán – tết hàn thực: Để phát triển vận động tinh cho trẻ tôi đã cho trẻ cùng nhau trang trí cành đào, cành mai, tô tượng và gói bánh chưng, nặn bánh trôi. Việc trang trí cành mai, cành đào, tô tượng và đặc biệt gói bánh trưng, nặn bánh trôi không chỉ giúp cho trẻ hiểu được những loại hoa, bánh đặc trưng của ngày tết mà còn giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi tay. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 18, Ảnh 19) Để trẻ được vận động toàn thân trong ngày Tết tổ chức ở trường, tôi tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian như kéo co, nhảy xạp, lượn vòng rồng rắn, thả đỉa ba ba. Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ được rèn luyện các cơ bắp trên cơ thể, đồng thời rèn cho trẻ một số kỹ năng như nhanh nhẹn, bền bỉ đặc biệt giúp trẻ đoàn kết và phối hợp tốt với bạn bè. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 20) Trong ngày hội thể thao của bé, tôi cho trẻ tham gia các trò chơi vận động theo hình thức thi đua giữa các lớp như: Chèo thuyền trên cạn, nhảy bao bố và tập các bài tập liên hoàn. Hội khỏe măng non trẻ lớp tôi đã tham gia tiết mục văn nghệ Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 21) Kết quả: Phát triển vận động cho trẻ thông qua ngày lễ, ngày hội ở trường từ đó trẻ được cùng nhau tham gia vào các bài tập và trò chơi vận động giúp trẻ tự tin, đoàn kết, giúp đỡ và có tinh thần cố gắng nỗ lực của bản thân. 4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường kích thích trẻ vận động.
- Có thể nói môi trường như “người giáo viên thứ hai” khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ. Môi trường do giáo viên xây dựng sẽ đặt trẻ vào vị thế chủ thể tích cực của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, góp phần hình thành quan điểm, chính kiến riêng, tính tự lực sáng tạo của trẻ. Môi trường với nội dung hoạt động mang tính chất phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cho trẻ không chỉ bó gọn trong lớp, vì thực trạng một số giáo viên ngại cho trẻ vận động ở ngoài lớp vì sợ không quản lí được trẻ, không đảm bảo được an toàn cho trẻ, nên chủ yếu là cho trẻ vận động ở trong lớp. Tuy nhiên việc tổ chức vận động cho trẻ không thể thiếu môi trường ngoài lớp học, hai môi trường này phải được người giáo viên khai thác và tận dụng những ưu thế riêng của chúng để hai loại môi trường này hỗ trợ lẫn nhau để trẻ tham gia vận động một cách có hiệu quả nhất. * Đối với môi trường trong lớp: Thông thường môi trường trong lớp có không gian giới hạn nên người giáo viên phải biết cách bố trí sao cho lớp học được rộng rãi, thoáng đãng, đồ dùng đồ chơi để ngăn nắp, khoa học. Các góc chơi trong lớp được bố trí sát tường, không nên để cồng kềnh làm mất khoảng không cho trẻ thực hiện vận động. Chính vì vậy tiêu chí “ngăn nắp gọn gàng, sạch đẹp” là một khẩu hiệu cho cả cô và trò của lớp tôi. Được BGH nhà trường tin yêu cùng với sự kết hợp của cô giáo với sự nhiệt tình ủng hộ từ phía phụ huynh như mang vỏ sữa chua, nắp chai, vỏ thạch, băng dính…, lớp tôi đã kiến tập trường thành công tốt đẹp tiết UDPP STEAM “Làm chuông gió” Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 22) Tôi luôn dành cho trẻ một khoảng không gian đủ rộng cho góc vận động riêng và gần cửa ra vào để có thể tận dụng cả hành lang, để trẻ có thể thực hiện vận động một cách thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Trẻ sẽ được thực hiện nhiều vận động đa dạng thông qua thiết kế của tôi như: đi thăng bằng trên dây thừng, nhảy dây, ném còn, ném vòng cổ chai…Ngoài ra tôi còn thiết kế những đồ dùng gây hứng thú cho trẻ tham gia. Các loại đồ dùng được trưng bầy trên một gía riêng để trẻ dễ lựa chọn, dễ lấy. Đồ dùng được sắp xếp khoa học theo chủ đề. Trong mỗi một chủ đề tôi xây dựng những vận động mà trẻ thực hiện, sau đó lựa chọn, làm thêm đồ dùng phù hợp với hoạt động, tránh để nhiều loại chưa dùng đến khiến trẻ khó lấy, ngại lấy vì sợ làm hỏng của cô. Ví dụ : Chủ để trường mầm non
- + Trẻ thực hiện các vận động: Tung bóng, bật xa, ném xa + Trẻ tham gia trò chơi vận động: Kéo co, rồng rắn lên mây…thì trên góc trưng bầy tôi chỉ để các loại bóng nhựa có nhiều màu sắc khác nhau, bao cát to nhỏ được tôi tự làm bằng nhiều loại vải có màu sắc khác nhau để gây hứng thú cho trẻ và một số loại dây vải, dây dù dài tôi sưu tầm, mũ đầu rồng rắn….cho trẻ dễ lấy. Trang trí góc vận động cũng là một yếu tố gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tích cực vận động. Những hình ảnh vận động ngộ nghĩnh minh họa cho vận động mà trẻ sẽ được tham gia sẽ khiến trẻ thích thú và chú ý hơn. Nhờ có sự sáng tạo và khéo léo tôi đã thiết kế được rất nhiều bức tranh trang trí cho góc vận động theo chủ đề chủ điểm. Tôi nhận thấy trẻ khi chơi ở góc vận động có những bức tranh như vậy trẻ rất hưng phấn. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 23) * Đối với môi trường ngoài lớp học: Đây là môi trường tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Không gian ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức vận động cho trẻ, nó thỏa mãn nhu cầu vận động mà phòng học không thể đáp ứng. Tất cả những trò chơi vận động ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Mỗi một ngày trẻ được vận động ngoài trời khoảng 30 - 40 phút, làm thế nào để trẻ tích cực vận động luôn là một bài toán đặt ra cho người giáo viên để trẻ không bị nhàm chán? Bản thân tôi ngoài việc vệ sinh sân chơi sạch sẽ hàng ngày cho trẻ còn tham mưu với ban giám hiệu mua sắm trang thiết bị bền đẹp cho trẻ vận động, như: cầu trượt, thang leo con gấu, bập bênh…Năm học này tôi cùng các giáo viên trong trường đã làm được một số đồ dùng cho trẻ vận động, thiết kế đan xen trong vườn cổ tích đã gây được hứng thú cho trẻ vận động. Như thang dây leo làm bằng dây dù, các trò chơi củng cố vận động bò, trườn…Cùng với các thiết bị nhà trường mua sắm, sự tích cực sáng tạo thiết kế môi trường ngoài lớp học, tôi nhận thấy trẻ tham gia các vận động rất hào hứng, các vận động của trẻ được củng cố tự nhiên mà hiệu quả. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 24) Với hai loại môi trường có sự đầu tư và thiết kế như trên khi tổ chức cho trẻ vận động tôi luôn tận dụng tối đa những điểm ưu việt của chúng, khắc phục những hạn chế của từng loại môi trường để trẻ tham gia vận động một cách thoải mái và tích cực nhất. Kết quả: Qua thời gian áp dụng biện pháp xây dựng môi trường kích thích trẻ vận động tôi thấy trẻ hứng thú tham gia hoạt động vận động ở lớp hơn.
- Trẻ mạnh dạn và tự tin thực hiện các bài hoạt động cho trẻ được vận động hơn. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi. Thời gian trẻ ở cùng với cô nhiều hơn với cha mẹ, việc trẻ được tập luyên phát triển thể chất là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của con. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 25) Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ mỗi năm 4 kỳ . Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 26) Kết quả: Phụ huynh lớp tôi đã luôn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp và trường hơn nữa còn tích cực đóng góp ý kiến cho đoàn thể nhà trường và lớp. Qua những lần trao đổi với các phụ huynh về việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, tự tin, bình tĩnh kiềm chế cảm xúc tốt. Từ đó, phụ huynh lớp tôi hiểu tầm quan trọng và tin yêu gửi gắm các con hơn. IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” cuối năm học lớp tôi đạt được những hiệu quả như sau: * Hiệu quả về mặt kinh tế: Các nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ được lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động nhẹ nhàng, dễ thực hiện, tiết kiệm được kinh phí khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Để làm rõ hiệu quả về mặt kinh tế mà đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” mang lại, tôi xin phép được đưa ra ví dụ cụ thể như sau: Nếu trẻ không có sức khỏe trẻ rất dễ ốm, khi ốm phụ huynh phải nghỉ làm
- để đưa con đi khám, sau khi thăm khám phải mua thuốc, trẻ nằm viện phụ huynh phải nghỉ làm để trông trẻ điều đó đã ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình (Mỗi một ngày công đi làm của phụ huynh khoảng 200.000 đồng). Khi tập yoga mỗi trẻ cần 1 thảm tập, 1 thảm có giá 150.000 đồng. Vậy cả lớp tập sẽ là: 150.000 x 29 = 4.350.000 đồng. Ngoài ra lớp tôi còn được phụ huynh ủng hộ các nguyên liệu như thảm, dây cói để trẻ rèn luyện sức khỏe qua các bài vận động, không những thế phụ huynh còn mang nhiều nguyên vật liệu khác ủng hộ như: Dây kim tuyến, dây dù, các loại giấy màu, bìa cứng, giấy A4, lọ hoa …để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi có mục đích phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ. Với sự động viên về vật chất cũng như tinh thần của phụ huynh như vậy đã giúp giáo viên chúng tôi vừa tiết kiệm được kinh tế và thời gian lại cho chúng tôi có thêm động lực cố gắng hơn nữa trong công tác giáo dục trẻ. * Hiệu quả về mặt xã hội và giá trị làm lợi khác: Từ khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt: Những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn tham gia hoạt động một cách tự tin và tích cực. Các động tác trong bài tập yoga phù hợp với trẻ tăng sức dẻo dai và bền bỉ cho trẻ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất, có tinh thần tự giác khi tham gia tập luyện. Trẻ có những tố chất quan trọng được hình thành trong quá trình rèn luyện vận động như: trẻ khoẻ mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khéo léo, bình tĩnh, những phẩm chất đáng quý như tính trung thực, đoàn kết, tinh thần đồng đội và kiềm chế cảm xúc tốt. Nhìn vào kết quả của bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy các kỹ năng vận động của trẻ tăng lên rõ rệt. Như vậy việc áp dụng các biện pháp trong sáng kiến đã bước đầu thu lại kết quả như mong đợi ở trẻ. Kết quả này được thể hiện qua bảng khảo sát sau: Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài: (Tổng số trẻ tham gia 29/29 = 100%) STT Nội dung Đầu năm Cuối năm
- Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tỷ lệ đánh giá Số Tỷ Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ % trẻ lệ % trẻ trẻ % trẻ % Trẻ thực hiện 1 được các kỹ 15 52% 14 48% 28 97% 1 3% năng vận động (MT 6) Trẻ tích cực, tự 2 giác trong giờ 16 55% 13 45% 28 97% 1 3% học Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có 3 15 52% 14 48% 28 97% 1 3% thể lực tốt ( MT 5) Tập trung, hứng 4 thú khi tham gia 14 48% 15 52% 28 97% 1 3% vận động. * Đối với trẻ: Những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn tham gia hoạt động một cách tự tin và tích cực. Các động tác trong bài tập yoga phù hợp tăng sức dẻo dai và bền bỉ cho trẻ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất, có tinh thần tự giác khi tham gia tập luyện. Trẻ có những tố chất quan trọng được hình thành trong quá trình rèn luyện vận động như: Trẻ khoẻ mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khéo léo, bình tĩnh, những phẩm chất đáng quý như tính trung thực, đoàn kết, tinh thần đồng đội và kiềm chế cảm xúc tốt. Trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động, tập trung trí nhớ tiếp thu kiến thức mới tốt hơn. Qua đó giúp trẻ có tâm thế vui vẻ khi đến lớp, đến trường. * Đối với giáo viên: Giáo viên tự tin, sáng tạo có thêm kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi vận động và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Biết cách tổ chức hoạt động giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao. Nắm bắt được đặc điểm vận động của từng cá nhân trẻ. Biết cách thu hút học sinh tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau. Có kinh nghiệm trong việc tạo môi trường cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau.
- * Đối với phụ huynh: Tạo được không khí vui tươi cởi mở giữa phụ huynh và giáo viên, phụ huynh tin tưởng và tôn trọng cô giáo. Phụ huynh quan tâm đến con em hơn, dành thời gian để chăm sóc, tập luyện cùng con. Đa số các bậc phụ huynh phấn khởi trước những kết quả vận động mà trẻ đã đạt được qua sự thông báo kết quả của tôi. Phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, xóa bỏ được nhận thức: Trẻ vận động nhiều sẽ tinh nghịch, khó bảo, sẽ mệt không học được các môn học khác và từ đó có sự phối hợp cùng giáo viên trong việc rèn trẻ. Phụ huynh đã quan tâm, ủng hộ cho nhà trường khi thực hiện chuyên đề như: Kinh phí, các nguyên vật liệu để làm đồ dùng vận động cho trẻ. * Hiệu quả có tính lan tỏa: Các biện pháp này của tôi cũng được giáo viên lớp B1, B3, A1, A2, A3, C1, C2, C3 áp dụng và kết quả là trẻ khoẻ mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khéo léo. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động tôi đề ra rất phù hợp. Ngoài ra các biện pháp này còn có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non trên địa bàn Huyện. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nhằm tăng cường các
- hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung phát triển vận động cho trẻ trong mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các vận động cơ bản. Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận động và đặc biệt chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ thể. Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, tôi đã xác định được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ. Vì vậy tôi đã nỗ lực tìm các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Kết quả được thể hiện bằng bảng so sánh đánh giá trẻ cuối năm so với đầu năm như sau: Trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động theo yêu cầu của cô cuối năm trẻ đạt 97% tăng 45% so với đầu năm. Trẻ tích cực, tự giác trong giờ cuối năm trẻ đạt 97% tăng 42%. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt cuối năm trẻ đạt 97% tăng 45%. Trẻ tập trung, hứng thú khi tham gia vận động cuối năm trẻ đạt 97% tăng 49%. Nhìn vào kết quả trên cho thấy trẻ dẻo dai, mạnh dạn, tự tin, thích vận động, sức đề kháng và thể lực khỏe mạnh hơn. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công, áp dụng các biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi đề ra rất phù hợp. * Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Giáo viên phải có sự linh hoạt, áp dụng các biện pháp vào thực tế của trường, thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo viên nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. 2. Khuyến nghị: Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non” là vô cùng quan trọng. Vì vậy, kính mong phòng giáo dục và đào tạo đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tốt hơn. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non” của tôi với mong muốn nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ trong nhà trường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp để bản thân tôi hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Triệu Thị Lương
- Phụ lục I TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRẺ MẪU GIÁO NHỠ VỚI TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Đầu năm học tháng 9/2022 TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRẺ Trước khi thực hiện: Tháng 9/2022 theo các nội dung ST Họ tên trẻ NỘI DUNG KHẢO SÁT T Trẻ thực Trẻ tích Trẻ khỏe Tập trung, hứng thú hiện cực, tự mạnh, thú khi tham gia được các giác nhanh vận động kỹ năng trong giờ nhẹn có vận động hoc. thể lực tốt theo yêu (MT5) cầu của cô (MT 6) 1 Kim Khánh An Đ Đ Đ Đ 2 Phan Khánh An Đ Đ CĐ CĐ 3 Ngô Hoàng Diệu Anh Đ Đ Đ Đ 4 Đỗ Quỳnh Chi CĐ CĐ CĐ CĐ 5 Nguyễn Khánh Chi Đ Đ Đ Đ 6 Nguyễn Đức Kiên Đ Đ Đ Đ 7 Phùng Đăng Khoa CĐ CĐ CĐ CĐ 8 Bùi Diệu Linh Đ Đ Đ CĐ 9 Nguyễn Bảo Linh CĐ CĐ CĐ CĐ 10 Nguyễn Bảo Long CĐ CĐ CĐ CĐ 11 Nguyễn Hoàng Minh Đ Đ Đ Đ 12 Nguyễn Ngọc Minh Đ Đ Đ Đ 13 Nguyễn Duy Minh CĐ CĐ CĐ CĐ 14 Nguyễn Huyền My Đ Đ Đ Đ 14 Nguyễn Trang Nhung Đ Đ Đ Đ 16 Nguyễn Bảo Ngọc CĐ CĐ CĐ CĐ 17 Vũ Thiện Nhân CĐ CĐ CĐ CĐ 18 Hoàng Mạnh Phú Đ Đ Đ Đ 19 Nguyễn Bích Phương Đ Đ Đ Đ 20 Hoàng Gia Phong CĐ CĐ CĐ CĐ 21 Hoàng Minh Quân Đ Đ Đ Đ 22 Nguyễn Minh Triết Đ Đ Đ Đ 23 Nguyễn Thanh Trúc CĐ CĐ CĐ CĐ 24 Phạm Phương Thảo CĐ CĐ CĐ CĐ 25 Hoàng Ngọc Uyên Đ Đ Đ Đ
- 26 Lê Hà Vy CĐ CĐ CĐ CĐ 27 Nguyễn Tường Vy CĐ CĐ CĐ CĐ 28 Nguyễn Minh Kiệt CĐ CĐ CĐ CĐ 29 Dương Hà My CĐ Đ Đ Đ Đ 15 16 15 14 Tỷ lệ 52% 55% 52% 48% CĐ 14 13 14 15 Tỷ lệ 48% 45% 48% 52% TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRẺ MẪU GIÁO NHỠ VỚI TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Cuối năm học tháng 4/2023 TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRẺ Sau khi thực hiện: Tháng 4/2023 theo các nội dung ST Họ tên trẻ NỘI DUNG KHẢO SÁT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 197 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 85 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn