intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, luôn luôn tìm tòi, học hỏi trau rồi kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình. Cơ sở vật chất: Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, học tập, đồ dùng ca nhân cho cô và trẻ. Cần sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, ngành giáo dục, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường  cho trẻ 5­6 tuổi. 2. Lĩnh vực áp dụng áp dụng sáng kiến: Trẻ em trường mầm non 3. Tác giả:  ­ Họ và tên:                       Nữ ­ Năm sinh:   ­ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non ­ Chức vụ: Giáo viên ­ Đơn vị công tác: Trường mầm non   ­ Số điện thoại:  4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non  5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến + Trường đã khang trang sạch đẹp, có cơ sở vật chất tương đối. + Giáo viên có trình độ chuẩn trở lên. Giáo viên tham gia các học các lớp bồi   dưỡng bảo vệ môi trường, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. + Xây dựng nội dung tích hợp về  giáo dục bảo vệ  môi trường phù hợp với   đặc điểm tâm sinh lí, kiến thức, kỹ năng của trẻ tại lớp mình. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu từ tháng ….. đến tháng …. HỌ TÊN TÁC GIẢ                          XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ    (Ký, ghi rõ họ tên)                                            ÁP DỤNG SÁNG KIẾN                                                      ..........................................................  .............................................................                                                    ..............................................................                                                     ............................................................. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 1
  2. TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. "Tổ quốc Viết Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không? điều đó   tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ  thuộc vào bạn mà thôi".  Lời bài hát vang  lên như  một thông điệp muốn gửi tới chúng ta  "Hãy chung tay bảo vệ  môi   trường". Ngày nay con người với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại  phục vụ cho cuộc sống, nhưng cũng chính sự tiến bộ ấy lại làm ô nhiễm môi  trường của chúng ta. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở  và suy nghĩ  giáo dục trẻ  như  thế  nào để  trẻ  có kiến thức, kỹ  năng, thái độ  bảo vệ  môi   trường. Qua tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tôi mạnh dạn viết đề  tài "Một số   biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5­6 tuổi". 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. Giáo viên phải có trình độ  chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ,  tâm huyết với nghề, luôn luôn tìm tòi, học hỏi trau rồi kiến thức, kỹ năng sư  phạm của mình. Cơ  sở  vật chất: Mua sắm đầy đủ  trang thiết bị, đồ  dùng, học tập, đồ  dùng ca nhân cho cô và trẻ. Cần sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, ngành giáo dục, sự  phối   hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thời gian áp dụng sáng kiến từ thàng … đến tháng …. Đối tượng áp dụng: Trẻ 5 ­ 6 tuổi. 3. Nội dung sáng kiến: + Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. ­ Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, kích  thích khả  năng hoạt động tích cực, sự  sáng tạo, trẻ  được thực hành, trải  nghiệm các hoạt động trong ngày. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông  2
  3. tin thông qua tất cả  các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi như  cho trẻ  xem tranh   ảnh, các đoạn video, clip về  các nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường. Tổ  chức các hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường”, “Môi trường biển đảo, ứng  phó với biến đổi khí hậu”...Tổ  chức cho trẻ  tham gia tết trồng cây  ở  vườn  trường thông qua tết trồng cây đầu xuân, thực hành tiết kiệm nước, tiết kiệm  điện. Xây dựng kế  hoạch lồng ghép tích hợp các môn học tạo điều kiện để  trẻ  trải nghiệm vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ  có biện  pháp nêu gương những hành vi tốt sấu của trẻ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch  phù hợp với đặc điểm của lớp mình. + Khả năng áp dụng của sáng kiến. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và hoàn cảnh cụ thể sẽ có những biện  pháp cách thức  ứng dụng cho phù hợp. Sáng kiến này có khả  năng áp dụng  cho tất cả giáo viên mầm non thực hiện giảng dạy các hoạt động trong ngày  ở  các nhóm lớp, ngoài ra các giải pháp trên còn thực hiện với các độ  tuổi  ở  trong huyện:  + Lợi ích thiết thực của sáng kiến. * Về phía trẻ: Trẻ có kiến thức, kỹ năng, thái độ ban đầu về việc bảo   vệ môi trường. trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, phát huy tính tích   cực, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy của trẻ tốt hơn.   Đặc biệt trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. * Về  phía cô: Lòng say mê yêu nghề mến trẻ, thường xuyên rèn trẻ  ở  mọi lúc mọi nơi, làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, làm tốt   công tác tuyên truyền. Quan tâm, gần gũi, tình cảm, nhẹ  nhàng, đối sử  công  bằng với trẻ, có sáng tạo trong khi giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, cô luôn  tạo tình huống cho trẻ được tìm tòi khám phá trải nghiệm. Sau mỗi chủ đề tôi  thường chủ  động đánh giá rút kinh nghiệm cho bản thân lắng nghe ý kiến  đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp. 3
  4. * Về phía phụ  huynh: Quan tâm phối hợp với cô giáo để  giáo dục trẻ  bảo vệ  môi trường  ở  nhà, phụ  huynh còn tích cực dọn vệ  sinh làng xóm,   100% phụ  huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ  môi  trường.  4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Tôi đã đưa ra một số biện pháp nâng cao, thực hiện giáo dục trẻ bảo vệ  môi trường như: trò chuyện cùng trẻ, tích hợp lồng ghép bảo vệ  môi trường   vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, trong giờ  ăn, hoạt   động chiều...và kết hợp với gia đình, cộng đồng, đồng nghiệp, đặc biệt là sự  tích cực trau dồi kiến thức, rút kinh nghiệm của bản thân tôi. Từ  đó trẻ  có  kiến thức, kỹ năng, thái độ sơ đẳng về bảo vệ môi trường, tích cực tham gia  vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến: Đối với trường tăng cường trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường.  Tổ chức hội thi, hội giảng. Với  ủy ban nhân dân xã xây thêm các phòng chức năng và mua sắm  trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.  Tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban mọi   người cùng bảo vệ môi trường Phòng giáo dục mở các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường và  cấp phát những tài liệu chuyên san có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường   để giáo viên tham gia học hỏi. Phát động phong trào sáng tác thơ  ca, truyện kể, trò chơi, câu đố…hội  giảng hội thị có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 4
  5.  MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Hiện nay không riêng về  nước ta mà toàn thế  giới đang dóng lên hồi   chuông lớn “Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là một vấn  đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc,   gắn liền với cuộc chiến tranh xóa đói giảm nghèo  ở  mỗi nước, với cuộc   chiến tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi  trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức  khỏe của con người và cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi  của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây  ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật sống. Con người với những tiến  bộ  của khoa học kỹ  thuật và công nghệ  tận dụng hết mọi tài nguyên thiên  nhiên để  phục vụ  đời sống của mình, đồng thời thải ra thiên nhiên đủ  loại  chất thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, con người đang phải gánh   chịu hậu quả do chình mình gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của công  tác giáo dục bảo vệ  môi trường. Đảng và nhà nước và Bộ  GD&ĐT đã ban  5
  6. hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường,  trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng.   Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của công tác giáo dục bảo   vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho giáo dục bảo vệ môi trường cho  trẻ Mầm non là cần hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về  cơ  thể,  môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn   sức khỏe bản thân, có hành vi  ứng sử  phù hợp để  bảo vệ  môi trường, sống   thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và  trí tuệ. Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu   biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng sử phù hợp  để  giữ  gìn và bảo vệ  môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường, nhằm   đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường là cung cấp cho trẻ  những kiến thức đơn giản về  cơ  thể, cách   chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp kiến thức ban đầu về mối   quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường sống, để  trẻ  biết   giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết chăm sóc  bảo vệ  cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề,  văn hóa, phong tục tập quán  ở  địa phương. Xây dựng tự  hào, ý thức giữ  gìn  những phong cảnh địa danh nổi tiếng  ở  địa phương. Như  vậy, các văn bản   của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Bộ  GD& ĐT đã ban hành nhằm tạo   điều kiện pháp lí cho việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang  xây dựng một cách hệ thống từ việc tạo hành lang  pháp lí đến các mục tiêu,   nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động cụ thể cho các cơ sở  thực hiện, nhằm  tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong  các  nhà trường.  Chính  vì  vậy việc   đưa  giáo  dục  bảo  vệ   môi  trường vào  trường Mầm non nói chung và trẻ  Mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi riêng là vô cùng quan  trọng và cần thiết. 6
  7. Năm học 2015­2016 tôi được trường phân công dạy lớp 5 tuổi, tôi luôn  trăn trở  suy nghĩ. Dạy thế  nào và giáo dục như  thế  nào? Dạy với phương  pháp hình thức nào? Cho trẻ  nhận thức một cách sâu sắc nhất và hiệu quả  nhất. Tôi đã quyết định và tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và tiếp tục tìm ra  “Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 ­ 6 tuổi’’   ở lớp tôi có hiệu quả cao nhất. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thuận lợi và khó khăn 2.1.1. Thuận lợi:  Để tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã xác định được những thuận lợi và  khó khăn qua đó tôi đã khảo sát thực tế  về  thực trạng giáo dục bảo vệ  môi   trường cho trẻ 5 ­ 6 tuổi ở lớp đạt kết quả như sau: Trường tôi được các cấp  lãnh đạo đã xây cho một ngôi trường cao tầng khang trang, khuôn viên trường   rộng, thoáng mát, có cây xanh, các phòng đều có phòng vệ sinh khép kín và đã  có trang thiết bị  về  cơ  sở  vật chất. Đội ngũ giáo viên trong trường đoàn kết  giúp đỡ  lẫn nhau. Tôi được tham dự  lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ  môi  trường cho trẻ mầm non do tỉnh mở. Trẻ được phân đúng độ tuổi. 2.1.2. Khó khăn * Về cơ sở vật chất: Các phòng chức năng vẫn còn thiếu, số trẻ trong  lớp đông, chưa có phòng ngủ  và phòng ăn riêng cho trẻ, chưa có nước sạch   dùng cho trẻ, chưa có đủ thùng đựng rác, nhiều thùng không có nắp đậy. Môi  trường cây xanh xung quanh trường còn ít, chưa có bóng mát, chưa có vườn   sinh thái, lớp học chưa đào tạo môi trường xanh ­ sạch ­ đẹp, đồ  dùng, đồ  chơi chưa phong phú, hấp dẫn, sắp xếp chưa hợp lý, gọn gàng, nhiều đồ chơi   chưa mang tính giáo dục, đồ  dùng cá nhân còn hạn chế, chưa có đủ  cho trẻ,  tranh ảnh còn ít nội dung không phong phú. Tài liệu tham khảo hạn chế.  * Về phía cô: Bản thân kinh nghiệm còn ít, tài liệu tham khảo còn hạn   chế, cô chưa tận dụng các cơ  hội để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ  và   7
  8. chưa đi sâu vào rèn cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Hình thức tuyên truyền   tới các gia đình, cộng đồng kết quả đạt chưa cao.  * Về phía phụ huynh: Sự nhận thức và chấp hành về giáo dục bảo vệ  môi trường của phụ huynh còn hạn chế, nhiều phụ huynh không giáo dục con   em mình về các thói quen bảo vệ môi trường. * Về  phía trẻ: Trẻ  đến lớp không đều đặn, một số  trẻ  chưa qua một  trường lớp mẫu giáo hay nhà trẻ  nào, trẻ  chưa có thói quen giữ  gìn đồ  dùng   đồ  chơi, chơi xong chưa có ý thức cất gọn gàng, vứt rác bừa bãi không đúng  nơi quy định. Một số  trẻ  vệ  sinh cá nhân chưa sạch sẽ, nhận biết về  môi  trường xung quanh còn hạn chế. 50% trẻ  chưa có thói quen giữ  gìn đồ  dùng, đồ  chơi, s¾p xÕp ®å dïng, ®å ch¬i gän gµng ng¨n l¾p. 50% trẻ vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. 50% trẻ chưa có thói quen tiết kiệm điện nước, tiết kiệm điện và chưa  có ý thức bảo vệ môi trường. 40% trẻ chưa có hiểu biết về môi trường xung quanh. Năm   học  Kết quả điều tra đầu năm Tổng  Môc tiªu Tốt % Khá % TB % Yếu  % …. số KiÕn 5 = 14.3 12 = 34.3 14 = 40 4 =11.4 35 trẻ thøc Kü n¨ng 4 = 11.4 12 = 34.3 15 = 42.9 4 =11.4 Th¸i ®é 5 = 14.3 6 = 17 19 = 54.4 5 =14.3 2.2. Những giải pháp cũ thường thực hiện * Đối với cô: Cô chưa đi sâu vào tìm hiểu nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường, các biện pháp giáo dục với trẻ sơ sài, chưa nghiêm khắc đối với   trẻ, Chưa có sáng tạo, linh hoạt trong giáo dục, lồng ghép tích hợp vào các bài  dạy và các hoạt động đôi khi còn không phù hợp, Cô chưa đi sâu vào rèn các  nề nếp thói quen cũng như ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ.   8
  9. không cho trẻ  được trải nghiệm, lớp học không có tranh  ảnh tuyên truyền,   phối kết hợp với các bậc phụ huynh chưa đạt hiệu quả. * Đối với trẻ: Kiến thức ban đầu của trẻ về bảo vệ môi trường không  có, về kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ về bảo vệ môi trường đạt %  thấp.  Đặc biệt là các nề nếp thói quen của trẻ chưa tốt. 3. Những giải pháp thực hiện. 3.1. Giải pháp thực hiện với cô:  Tự  bồi dưỡng bản thân qua các làm tham dự  tập huấn về bảo vệ môi   trường để từng bước áp dụng các nội dung phương pháp bảo vệ môi trường   thông qua các chủ  đề  một cách tốt nhất đối với trẻ  5 ­ 6 tuổi. Tôi đã mạnh  dạn đưa một số   phương pháp sau: Bản thân tôi phải tích cực phấn đấu trau  dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, tập san học hỏi trên tivi, đồng nghiệp tự  rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tận dụng mọi cơ  hội tạo điều kiện để  trẻ  được tham gia giáo dục bảo vệ  môi trường. Cung cấp cho trẻ  hiểu biết ban   đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để  giữ  gìn bảo vệ  môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường nhằm đảm bảo  phát triển lành mạnh về  cơ  thể  và trí tuệ. Đánh giá trẻ  qua hoạt động trong   ngày, sau chủ đề, rút ra kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tốt nhất để giáo   dục trẻ bảo vệ môi trường Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cuộc họp phụ huynh học sinh, qua  buổi họp đã tuyên truyền tới các bậc phụ  huynh về  những luật bảo vệ  môi  trường và cùng tìm cách giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường, ở nhà, ở trường,   cũng như ở ngoài xã hội. Bản thân tôi đã suy nghĩ phải là tấm gương sáng cho   trẻ  noi theo trong việc thực hiện bảo vệ  môi trường, cô luôn gần gũi nhẹ  nhàng, uốn nắn cho trẻ từ những hành động, cử chỉ, cô phải kiên trì, tỉ mỉ giáo  dục trẻ mọi lúc, mọi nơi. Với những học sinh chưa có nề nếp và hành vi tốt,   cô thường xuyên liên tục giáo dục cho trẻ, những trẻ  làm tốt cô động viên  khích lệ kịp thời. 9
  10. Luôn luôn tạo môi trường  ở  xanh ­ sạch ­ đẹp  ở  lớp học của mình, vệ  sinh   trường lớp sạch sẽ  ngăn nắp. Làm đồ  dùng, đồ  chơi từ  phế  liệu. Xây dựng  nếp sống lành mạnh cho trẻ, thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường   đầy đủ và nghiêm túc. Tạo môi trường thân thiện giúp đỡ giáo dục trẻ để trẻ  quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đầu tư thời   gian   nghiên   cứu,   thực   hiện   nội   dung   phương   pháp   giáo   dục   bảo   vệ   môi   trường để  lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, từ  đó phát huy được kiến  thức, kỹ  năng, thái độ  và ý thức, hành vi đẹp của trẻ. Lựa chọn 46 giáo án  minh hoạ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông   qua các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Phối hợp với gia đình và  cộng đồng. 3.2. Giải pháp thực hiện với trẻ Cần xác định rõ mục tiêu, nội dung đặt ra để giáo dục môi trường cho  trẻ. Sắp xếp lại tủ đồ dùng, đồ chơi tại nhóm lớp gọn gàng, phù hợp, thuận tiện   cho trẻ  dễ  lấy. Tổ  chức cho trẻ  làm đồ  chơi từ  những nguyên vật liệu phế  thải do phụ  huynh mang đến. Tuyên truyền thông qua các bảng biểu tranh  ảnh  ở  trường, lớp. Vệ  sinh phòng nhóm, lau rửa đồ  dùng, đồ  chơi bằng các  nước dung dịch. 3.2.1. Đón trẻ và chơi tự chọn Cô đến lớp dọn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. chuẩn bị nước uống  cho trẻ, cô cần mở  cửa sớm để  thông thoáng, chú ý không để  trẻ  bị  gió lùa,  phù hợp với thời tiết theo mùa. Cô quan sát và nhắc trẻ khi sử dụng đồ dùng,   đồ  chơi cần giữ  gìn cẩn thận, chơi xong hoặc dùng xong cất đồ  dùng, đồ  chơi cá nhân vào đúng nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng. Nhắc trẻ  bỏ rác đúng nơi quy định. 3.2.2. Trò chuyện  10
  11. Cô trò chuyện với trẻ chủ điểm “Trường mầm non” khi trẻ đến trường.  Hôm nay khi đến trường các con đã nhìn thấy gì? cô và trẻ  tọa đàm về  sự  ô  nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân nào làm cho môi trường không khí  bị ô nhiễm? (do nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do   vậy khi ô tô, xe máy, xe đạp điện chạy trên đường xảy ra khí thải, khói bụi  nên không khí bị ô nhiễm), con người cần phải làm gì để  không phải hít thở  khói xe thải ra? (đi đường phải đeo khẩu trang, hoặc nên đi xe buýt).  Khói bụi làm ô nhiễm môi trường            Hay trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày, về  cơn bão số  1…về  trời mưa, trời nắng, gió. Qua đó giải thích cho trẻ hiểu lợi ích và tác hại của   nắng,  gió,   mưa   từ   đó   nhắc   trẻ   đi   mưa   phải  mặc   áo  mưa,   đội   mũ…  Trò  chuyện với trẻ  tác hại môi trường ô nhiễm, nếu không biết cách phòng thì  gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 3.2.3. Hoạt động học Chủ đề  “Trường mầm non”: Cùng với việc dạy trẻ học các tiết học  theo yêu cầu nội dung của bài dạy mà giáo viên tích hợp vào các chủ đề, nội  dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ. 11
  12.  Ví dụ: Môn. Tạo hình; Bài; “Dán các hình tròn màu”. Hướng dẫn trẻ  có thể tạo ra các hình tròn to, nhỏ từ tờ tạp chí cũ để tiết kiệm giấy, quyệt hồ  dán đủ  dính, không quyệt nhiều tránh lãng phí. Nhắc nhở  trẻ  không nói to,  không kéo lê bàn, ghế trên sàn nhà tránh gây ra tiếng  ồn và làm cho bàn, ghế  chóng hỏng. Khi cắt dán xong hình tròn to, nhỏ cất đồ  dùng và vật liệu đúng  chỗ. Qua bài học cô giáo dục cho trẻ sắp xếp và dọn dẹp lớp học, lau dọn đồ  dùng, đồ chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Trong khi trẻ chơi đồ chơi trong   lớp bừa bộn, cô tạo tình huống hỏi trẻ: Các con nhìn xem môi trường lớp   mình như thế nào? Có gọn gàng không? Phải làm thế nào thì lớp học mới gọn   gàng? Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và hướng dẫn trẻ cách để đồ dùng đồ chơi  cho hợp lý. Cô đặt ra một số  quy định của lớp, luôn giữ  gìn vệ  sinh cá nhân  sạch sẽ  như  quần áo, đầu tóc, chân tay gọn gàng và sạch sẽ  trước khi vào  lớp. Đồ  dùng, đồ  chơi khi chơi và dùng xong phải cất đúng nơi quy định, bỏ  rác đúng nơi quy định, không mang quà bánh vào lớp để  tránh tình trạng ngộ  độc thực phẩm, hạn chế việc xả rác bừa bãi trong lớp. Rửa tay trước khi ăn   và sau khi vệ sinh, đi tiểu tiện đúng nơi qui định.            Chủ đề “Gia đình và Bản thân”: Trò chuyện về chủ đề ngôi nhà thân  yêu của em, mô tả về ngôi nhà và những cảm nhận, những suy nghĩ và hành  động của trẻ làm cho nhà của mình trở lên sạch đẹp hơn. Trẻ tham ra rọn vệ  sinh như: quét nhà, rửa và lau dọn đồ  dùng đồ  chơi, biết vệ  sinh bản thân  sạch sẽ. Cho trẻ chơi các trò chơi: “Ai biết bảo vệ cơ thể” “Nu na nu nống”   Cho trẻ  hát bài:  “Con mèo rửa mặt”.  Cô tích hợp giáo dục trẻ  bảo vệ  môi  trường cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh “Phân biệt môi trường sạch,   môi trường bẩn”  ở  gia đình cũng như   ở  trường học. Cho trẻ  nhận biết môi  trường gia đình, trường lớp bao gồm các phòng  ở, nhà vệ  sinh, sân vườn,  nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình. Ví dụ: Trò chơi: “Chọn hình ảnh đùng sai” Sử dụng tranh cho trẻ nhân  biết và đánh dấu vào những gì thuộc vào môi trường gia đình và môi trường  12
  13. lớp học, thông qua đó trẻ phân biệt được môi trường bẩn, môi trường sạch, ô   nhiễm môi trường. Môi trường sạch thể hiện ở các phòng ở, chuồng gia súc,   nhà vệ sinh, không có tiếng ồn. Môi trường bẩn: sân vườn không quét dọn, đồ  dùng đồ  chơi không được lau chùi và không săp xếp gọn gàng, bụi bẩn. Trẻ  được quan sát qua thực tế hoặc qua tranh  ảnh, đàm thoại về môi trường bẩn  sạch và so sánh khác nhau như thế nào. Cho trẻ vẽ hoặc tô màu tranh thể hiện  môi trường sạch và môi trường bẩn để trẻ  hiểu và biết lau chùi đồ  dùng, đồ  chơi cho sạch sẽ. Chủ  đề  “Ngành nghề”:  Cô giúp trẻ  nhận biết kiến thức đơn giản  nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do các nghề.  Ví dụ: Nghề sả ra khói  bụi, tiếng ồn là nghề hàn xì, xay sát, đốt gạch…Giới thiệu cho trẻ biết những  nghề  chăm sóc bảo vê môi trường: Công ty, công nhân môi trường, người  trồng rừng các bác lao công. Trẻ  được nhận xét về  các nghề  đó cho trẻ  đọc  thơ  bài thơ  “Bác lao công của trường”“ Bác thợ  làm vườn” Trò chơi: “Bác  lao công chăm chỉ” trẻ  được tham gia vào trò chơi, trẻ  được nhập vai hiểu  được công việc của người bảo vệ môi trường. Chủ   đề   “Các   phương   tiện     giao   thông”:  Môi   trường   từ   nhà   đến  trường thì sao? Trẻ quan sát phương tiện giao thông khi trẻ đến trường hoặc   tham gia giao thông. Trẻ  phát hiện ra khói xả  từ  xe ô tô, xe gắn máy, đàm  thoại với trẻ ở chủ điểm phương tiện giao thông. Khi ô tô, xe máy chạy trên   đường nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? (khí thải, khói, xe chạy làm   bụi lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông). Chủ  đề  “Thế  giới  động vật, thực vật”: Để  giúp trẻ  có những hiểu  biết ban đầu về môi trường sống của con người với mối quan hệ giữa động  vật, thực vật. Qua bài “Vật nuôi trong gia đình”, bài “Một số động vật sống   trong rừng”, “Cây xanh và môi trường sống” Qua đó trẻ hiểu được điều kiện  sống, phân loại loài có lợi, có hại và nguy cơ  tuyệt chủng của một loài quý  hiếm từ đó biết cách chăm sóc bảo vệ chúng, trẻ còn biết được đặc điểm cây  13
  14. cối, con vật và có nhiều con vật, cây cối sống ở môi trường khác nhau, chúng   ăn các thức ăn khác nhau. Sự thích nghi của cây cối và con vật cần môi trường   sống thích hợp, cần nhiệt độ thích hợp, cần ánh sáng, cần nước, cần thức ăn.  Trẻ  hiểu được cây cối, con vật cung cấp thức ăn và đồ  mặc, nhà để  ở, ô xi  cho con người. Từ đó trẻ tham gia lao động vừa sức qua hoạt động ngoài trời,  để trẻ biết chăm sóc bảo vệ thế giới thiên nhiên.                                       Cô và trẻ đang chăm sóc vườn rau Tổ chức cho trẻ tham gia lao động: Chăm sóc cây phải làm gì? (xới đất,  tưới nước, lau lá, vun gốc cây, nhặt cỏ, bắt sâu). Trẻ làm thí nghiệm như: trồng cây bằng hạt, bằng củ, bằng cành ở góc  thiên nhiên. Đối với con vật: (Trẻ cho ăn cho uống và làm vệ sinh chuồng). Ngoài ra cô còn kể  cho trẻ  nghe câu chuyện  “Chú thỏ  tinh khôn”  câu  chuyện   “Cáo thỏ  và gà con”; “Biết đi đâu”; “Hạt đỗ  sót”; “Nỗi đau của   lá”; “Con hãy đợi rồi sẽ  biết”. Để  giúp trẻ  nhận ra những việt làm tốt,  những việt làm không tốt, kích thích trẻ  suy nghĩ bộc lộ  tình cảm, giúp trẻ  hiểu được tác dụng của con vật, thực vật đối với con người, với môi trường.   Từ đó trẻ yêu quý thiên nhiên hơn. 14
  15. Chủ  đề  “Một số  hiện tượng tự  nhiên”:  Lồng ghép các hoạt động  giáo dục trẻ  về   ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ  đề.  Thông qua hoạt  động học, các trò chơi, quan sát, thăm quan. Trẻ  nhận biết đơn giản về  một  số hiện tượng tự nhiên: (Đất, nước, không khí, nắng, gió, mưa, mặt trời, hạn   hán, bão lũ, trái đất nóng lên. Nhận biết đặc điểm đặc trưng cơ bản các mùa  trong năm, thời tiết đơn giản như: nóng, lạnh).  Ví dụ:  Trò chơi.  “Mưa to mưa nhỏ” “Gió thổi cây nghiêng”; làm thí  nghiệm “Sự  bốc hơi của nước, không khí, gió đến từ  đâu” kể  cho trẻ  nghe  câu truyện “Giọt mưa tí tách”… cho trẻ  xem video phóng sự, thảo luận về  nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Qua dó giáo dục trẻ nhận biết ích lợi   và tác hại của một số  hiện tượng thiên nhiên mang lại cho cuộc sống con  người, trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm như ao hồ sông, suối, tránh xa  nguồn nước ô nhiễm gây bệnh tật, trẻ biết bảo vệ sức khỏe phù hợp với sự  thay đổi của thời tiết.  3.2.4. Hoạt động ngoài trời  Chủ  đề  “Quê hương đất nước”: Trẻ được dạo chơi thăm quan hiểu  thế nào là danh lam thắng cảnh, là nơi mọi người đến thăm quan, nghỉ  ngơi,  nơi có cảnh thiên nhiên nhân tạo đẹp. Biết được một số danh lam thắng cảnh   của Việt Nam, biết làm công việc không tốt đối với công việc danh lam thắng  cảnh như vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, đi trên cỏ, gây ồn ào, mất trật tự, vứt rác   bừa bãi, bẻ cành cây, hái hoa nơi công cộng. Sau khi đi dạo chơi hay nhạt lá,   nhổ  cỏ, tưới cây về trẻ vào lớp rửa tay, cô hỏi trẻ  làm thế  nào để  tiết kiệm  nước? (Vặn vòi vừa phải, rửa gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài  máng nước, rửa xong phải vặn chặt vòi nước). Từ   đó trẻ  biết tiết kiệm   nước, biết bảo vệ danh lam thắng cảnh, như tu sửa, tôn tạo, giữ  gìn vệ  sinh  chung. 3.2.5. Hoạt động góc 15
  16. Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục cho trẻ, tổ  chức đáp ứng nhu cầu đồng thời tích hợp được nội dung giáo dục bảo vệ môi  trường.  Thông qua các trò  chơi phân vai:  Trẻ  thể  hiện các  công việc của  người làm công tác bảo vệ  môi trường. Ví dụ: như trồng cây, chăm sóc cây,  thu gom rác, xử  lí các chất thải…Trong trò chơi  “Bé tập làm nội trợ”: Trẻ  biết tiết kiệm nước, nguyên liệu chế biến món ăn, thu gom đồ dùng gọn gàng   sau khi làm. Thông qua trò chơi học tập:  Trẻ  tìm hiểu các hiện tượng trong môi  trường, trẻ  học các so sánh, phân loại các hành vi tốt sấu với môi trường,   phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng;  trẻ  giải các câu  đố, kể  lại các câu chuyện, tập diễn  đạt các yếu tố  môi  trường bẩn môi trường sạch… Thông qua trò chơi đóng kịch: Trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện  bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi, có hại cho môi trường…   Trò chơi với một số  phương tiện công nghệ  hiện đại:  Trẻ  nhận  biết  môi   trường bẩn, sạch,  tìm  nguyên nhân  và  cách  làm cho  môi trường  sạch… Ở góc sách: cô dạy trẻ cách cầm sách, không làm hỏng sách, như không  nên cuộn khi xem, không nên tẩy xóa trong sách vở, giở  vở  nhẹ  nhàng từng  trang. Góc thiên nhiên: Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm: Thí nghiệm phân hủy  lá cây, ni lông khi chôn lấp. Thí nghiệm không khí ô nhiễm từ  khói như  thế  nào? Thí nghiệm cây cần nước, ánh sáng, không khí, điều kiện hạt nảy mầm.  Mục đích để trẻ được tham gia trải nghiệm, qua đó có thể cung cấp và củng   cố  kiến thức cho trẻ. Cô nhắc trẻ  giao tiếp  ở  các góc không gây tiếng  ồn,  không ném đồ  chơi, không làm hư  hỏng đồ  chơi, khi chơi xong cất đồ  chơi  đúng nơi quy định.  16
  17. 3.2.6. Trong giờ ăn Trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn cơm, nhắc  nhở  trẻ  biết tiết kiện thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn, khi ăn  không được cười đùa, thức ăn thừa thu gom vào một chỗ để nhà bếp nuôi lợn,  ăn xong xếp bát gọn gàng không làm vỡ  bát, sau đó nhắc trẻ  đánh răng uống  nước, tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng không để  vòi chảy liên tục,  lấy nước uống vừa đủ, nước uống không hết phải đổ  xuống xô đựng nước  thừa, và úp cốc cho khỏi bụi, nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng đã có kí hiệu của trẻ. 3.2.7.  Hoạt động chiều Cô và trẻ đang làm đồ chơi bằng lá cây khô Cô và  trẻ cùng trang trí phòng nhóm làm đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Ôn bài “Dán xúc xích trang trí lớp”. Làm ra đồ dùng đồ chơi để  phục vụ  cho các hoạt động. Từ  những vật liệu phế  thải thu gom được như  dầu rửa bát, vỏ  hộp sữa chua, vỏ  bìa, lọ  keo hết, vải vụ, mút xốp, bìa, vỏ  hến, hạt na, hạt gấc, lá cây khô…Trò chuyện với trẻ về  ích lợi của việc sử  dụng các phế thải làm đồ dùng đồ chơi giúp bảo vệ môi trường, trẻ thích thú  và trân trọng những sản phẩm mình đã làm ra, nhắc trẻ sắp xếp các vật liệu   sau khi làm. Cho trẻ xem băng hình về môi trường bẩn, sạch. Trẻ xem tranh, tô, vẽ,   cắt dán, về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 17
  18. 3.2.8. Hoạt động nêu gương Cho trẻ  nhận xét những bạn có hành vi tốt, phát hiện những trẻ  có  những hành động chưa tốt, chưa có lợi cho môi trường từ  đó trẻ  biết cách  điều chỉnh hành vi của mình.  Trong giờ học cũng như  mọi lúc mọi nơi, những trẻ có thái độ  hành vi  bảo vệ  môi trường tốt, cô dùng tình cảm khích lệ  để  tuyên dương khích lệ  trẻ  kịp thời, cô nói to để  các bạn khác làm theo đồng thời nhắc nhở  trẻ  nhẹ  nhàng những hành vi không có lợi cho môi trường.  3.3. Giáo viên đánh giá trẻ qua hoạt động trong ngày, sau chủ đề. Trong quá trình giáo dục trẻ  bảo vệ môi trường  ở  các hoạt động, giáo  viên cần đánh giá thường xuyên sau mỗi hoạt động giáo dục, đó là phương  tiện  đánh  giá  những  kiến  thức,  kỹ   năng,  thái  độ  của  trẻ  về  bảo  vệ  môi  trường. Việc đánh giá trẻ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ  chức, giúp giáo viên định hướng được mục tiêu giáo dục, từ  đó xây dựng kế  hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ  môi trường vào các hoạt động một cách   hợp lí hơn. 3.4. Tham dự  toạ  đàm và tham khảo ý kiến của giáo viên, đồng  nhiệp. Ngoài những biện pháp trên tôi cùng với các đồng nghiệp của mình còn  tham dự  các buổi toạ  đàm về  việc bảo vệ  môi trường, thực hiện nhiệm vụ  giáo dục  ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ  em mầm non tại địa phương  đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng, buổi toạ  đàm sử  dụng nhiều biện pháp phát huy tính tích cực của giáo viên như  thảo luận  nhóm, thảo luận chung, làm bài tập vận dụng kiến thức  đã học, trao đổi   nhưng kiến thức đã học, đã giáo dục cho trẻ tại lớp từ đó rút ra kinh nghiệm 3.5. Phối hợp với gia đình và cộng đồng Tuyên truyền sâu rộng cho phụ  huynh và cộng đồng hiểu tầm quan  trọng của việc bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động cụ thể để gia đình  18
  19. và cộng đồng cùng tham gia như: tổng vệ  sinh ngõ xóm, thu gom rác thải,  trồng cây xanh xung quanh trường…vận động phụ huynh tham gia thông điệp  hãy tắt hết các thiết bị điện khi không dùng trong gia đình cũng như ở nơi làm   việc, thực hiện giờ tắt điện ủng hộ  hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường”;  hội thi “Chung tay sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả”. Trao đổi với phụ huynh cùng quan tâm giúp đỡ cô giáo để kết hợp giáo  dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở nhà. Ví dụ:  Khi tắm giặt cho trẻ  thấy quần áo bẩn cha mẹ  hỏi con mình  xem quần áo của con hôm nay thế nào? Lý do vì sao quần áo của con lại bẩn?   Làm thế nào để giữ gìn quần áo sạch sẽ gọn gàng?  Hay một bé gái đầu tóc bù xù mẹ  cho bé soi gương, con thấy đầu tóc  của con như thế nào? Như  thế  có đẹp không? Con phải làm thế  nào để  đầu   tóc gọn gàng? Bằng cách chăm sóc vệ  sinh cho trẻ, qua đó giáo dục trẻ  giữ  gìn vệ sinh bản thân, đầu tóc gọn gàng. Ngoài ra cô luôn trao đổi, tọa đàm với   phụ huynh học sinh về tình hình học tập và các nề nếp thói quen vệ sinh của   trẻ.  Hỗ trợ tài liệu bảo vệ môi trường để phụ huynh biết cách giáo dục bảo   vệ môi trường cho trẻ tại gia đình. 4. Kết quả đạt được Bằng sự tìm tòi nghiên cứu áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được  một số kết quả sau: So với đầu năm trẻ  tiến bộ  rất nhiều về  mọi mặt. Trẻ  đến lớp đều đặn hơn, trẻ hứng thú tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường.  Nhiều trẻ  có sáng tạo trong lao động giúp các bạn cùng có ý thức tốt như  mình. Trẻ  đã có kiến thức, kỹ  năng, thái độ  đơn giản về  cách biết tự  chăm  sóc bản thân, giữ gìn đồ  dùng, đồ  chơi và sắp xếp gọn gàng, ngăn lắp ở  nhà  cũng như ở trường. Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống xung  quanh trẻ. Cụ thể như sau: 19
  20. Năm   học  Kết quả điều tra cuối năm Tổng  Môc tiªu ….. số Tốt % Khá % TB % Yếu  % KiÕn thøc 11 = 31.4 19 = 54.3 5 = 14.3 Kü n¨ng 10 = 28.6 21 = 60 4 = 11.4 35 trẻ Th¸i ®é 11 = 31.4 20 = 57.2  4 = 11.4 * So sánh đối chứng. Năm   học  Kết quả điều tra đầu năm Tổng  Môc tiªu ….. số Tốt % Khá % TB % Yếu  % KiÕn 5 = 14.3 12 = 34.3 14 = 40 4 =11.4 35 trẻ thøc Kü n¨ng 4 = 11.4 12 = 34.3 15 = 42.9 4 =11.4 Th¸i ®é 5 = 14.3 6 = 17 19 = 54.4 5 =14.3 Năm   học  Tổng  Môc tiªu Kết quả điều tra cuối năm Tốt % Khá % TB % Yếu  …… số % KiÕn 11 = 31.4 19 = 54.3 5 = 14.3 35 trẻ thøc Kü n¨ng 10 = 28.6 21 = 60 4 = 11.4 Th¸i ®é 11 = 31.4 20 = 57.2  4 = 11.4 Qua đối chiếu so sánh kết quả sau khi thực hiện với thực trạng điều tra  ban đầu tôi thấy chất lượng giáo dục bảo vệ  môi trường của lớp có tiến bộ  rõ rệt.  Về phía trẻ:  Trẻ  đã có kiến thức, kỹ  năng, thái độ  ban đầu về  việc bảo vệ  môi  trường. Kích thích sự  khám phá, tìm tòi, sáng tạo của trẻ. Phát huy tính tích  cực, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy của trẻ tốt hơn.   Đặc biệt trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Về phía cô:  Việc áp dụng giải pháp trên giúp giáo viên nắm chắc nội dung phương  pháp giáo dục bảo vệ môi trường, hiểu được bản chất của vấn đề  nên việc   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0