Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm rõ hơn về các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó vận dụng vào giảng dạy hiệu quả hơn. Xác định ý ngh a và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2020-2021 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Để làm được điều này, đ i h i nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học, để làm, để trải nghiệm và khám phá, trẻ chủ động tư duy, chủ động suy ngh tìm t i, tự khám phá sáng tạo theo khả năng nhận thức của mình. Quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là quan điểm thực hiện xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trư ng mầm non nh m đảm bảo việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng đó chính là môi trư ng cho trẻ được khám phá, trãi nghiệm và tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Tại trư ng Mầm non Hải Chánh, đội ngũ giáo viên thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” đã nhiều năm qua, có nhiều hoạt động rất sáng tạo đổi mới. Tuy nhiên vãn c n một số giáo viên c n dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, trẻ ít được thực hành và trao đổi, môi trư ng lớp học xây dựng c n thiếu hướng mở cho trẻ. Với mục đích, giáo viên phải làm thế nào để trẻ được làm chủ, được tự mình khám phá, trãi nghiệm và tìm t i những điều mới lạ, trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, say mê. Chính trăn trở đó nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh”. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trư ng nói riêng và ngành học mầm non nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó vận dụng vào giảng dạy hiệu quả hơn. Xác định ý ngh a và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 1
- 3. Đối tƣợng cơ sở nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trư ng Mầm non Hải Chánh 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi C. 3.3 Đối tƣợng khảo sát, thực nghiệm Trẻ 5-6 tuổi C Trư ng Mầm non Hải Chánh 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hành, trãi nghiệm Khen ngợi, động viên, khích lệ Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh Kiểm tra, đánh giá 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 5.1 Phạm vi Đề tài kinh nghiệm có phạm vi giới hạn trong không gian cơ sở của trư ng Mầm non Hải Chánh, khả năng tác dụng trong nhiều năm. 5.2 Kế hoạch nghiên cứu Với đề tài này tôi thực hiện tại trư ng Mầm non Hải Chánh từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021 II. NỘI DUNG 1. Nội dung lý luận Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lí của trẻ để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở lứa tuổi này, giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi trước tuổi đến trư ng phổ thông. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy r ng khả năng nhận thức, giao tiếp với mọi ngư i, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trư ng. Vì vậy, việc lựa chọn, đổi mới, sáng tạo các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trư ng Mầm non là rất cần thiết. 2. Thực trạng vấn đề 2.1 Thuận lợi Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát Ph ng GD&ĐT Hải Lăng; Sự quan tâm của BGH, các cán bộ chủ chốt nhà trư ng và sự hợp tác rất nhiệt tình của các tổ chuyên môn, giáo viên đứng lớp, phụ huynh và trẻ Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi ở các lớp tương đối đầy đủ, ph ng học thoáng, rộng rãi. 2
- Trẻ là con em trong xã, phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt cũng như tạo môi trư ng học tập của các cháu. 2.2 Khó khăn Môi trư ng giáo dục tại các thôn xóm, và các gia đình cũng như suy nghỉ của phụ huynh cũng có sự khác nhau Cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của từng gia đình không đồng đều, có nhiều trẻ đến độ tuổi 5-6 tuổi mới đến trư ng Mầm non, có nhiều phụ huynh nuông chiều con trẻ Mạng xã hội phát triển nên nhiều gia đình cho con cái tiếp cận nhiều với máy điện thoại, ăn uống không điều độ, đó cũng gây một sự khó khăn cho giáo viên tại lớp. Nhiều gia đình gán ép cho trẻ học trước chương trình, gây áp lực về mặt tâm lý và sức kh e cho trẻ. 2.3 Thực trạng về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Bảng khảo sát chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi C đầu tháng 9/2020 được thể hiện qua các số liệu như sau (Tổng số trẻ: 38 trẻ; nữ: 20 trẻ) Tổng Đạt Chƣa đạt số trẻ STT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào 1 gi học 17/38 44,7 21/38 55,2 Trẻ có ý thức tự thực hiện 2 tốt yêu cầu của tiết học 18/38 47,3 20/38 52,6 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ 38 3 năng vận dụng linh hoạt, 19/38 50 19/38 50 sáng tạo vào thực tế. Trẻ có kỹ năng sử dụng 4 ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc 28/38 73,6 10/38 26,3 Qua kết quả khảo sát đánh giá đầu năm học thấy chất lượng các nội dung khảo sát ở mức độ chưa đạt quá cao. Từ thực trạng đó bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: 3. Giải pháp thực hiện 3.1 Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Ph ng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trư ng, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp, cán bộ quản lý các trư ng những vấn đề c n chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy. 3
- Tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dự gi thao giảng có vai tr cực kỳ quan trọng, thông qua đó cán bộ quản lý nhà trư ng và đồng nghiệp, được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe chuyên môn phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia các buổi chuyên đề cấp huyện, tìm hiểu và học bồi dưỡng thư ng xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh nghiệm. Tham gia thi giáo viên gi i trư ng, huyện, nh m nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tự học h i và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power point, ealearning Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con số chuyển động giúp học sinh nảy sinh sự t m thích khám phá và chú ý tốt. Như các câu h i được hé mở qua các ô cửa bí mật. Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học đồ chơi cho trẻ 3.2 Giải pháp 2: Tăng cường bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Sự sáng tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi trư ng hoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cách học mới, gây được sự t m thích khám phá ở trẻ hơn. Khi sử dụng biện pháp này trẻ được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ h ng mong đợi ở trư ng, đồ dùng, thiết bị học càng phong phú thì trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn làm khắc sâu hình tượng và ghi nhớ và nảy sinh nhiều sáng kiến với đồ dùng hơn Thiết bị dạy học và môi trư ng giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý. Đổi mới phương pháp nh m tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ Ví dụ: Tổ chức tiết dạy bản thân tôi phải lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với đề tài và l nh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết qu 4
- 3.3 Biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động giáo dục Ở độ tuổi 5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ đa dạng, phong phú mà trẻ l nh hội tri thức trong cuộc sống xung quanh trẻ, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có đội trưởng, nh m cho các thành viên tự quan sát, trãi nghiệm thảo luận, rồi m i nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra. Qua đó giáo viên sẽ là ngư i tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề. Ví dụ: Khi hoạt động góc. Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh hoạt đóng vai tr chủ đạo, làm trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng trong quá trình chơi của nhóm. Nhìn chung ở lứa tuổi Mầm non sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ diễn ra không phải qua các tiết học của môn khoa học riêng rẽ. Các hoạt động này giúp trẻ l nh hội, khám phá những hiểu biết mới về sự tự nhiên xã hội, bồi dưỡng năng lực nhận thức, khả năng vận động để trẻ từng bước h a nhập vào thế giới xung quanh nh đó sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở các hoạt động tiếp theo 3.4 Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ. Nói đến việc giáo dục ở trư ng mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề và có sự xét duyệt của nhà trư ng, thống nhất chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch của chuyên môn. Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn được đan xen, lồng ghép nh m nâng cao tính hiệu quả, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Qua tr chơi giáo viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, cao hay thấp. Đưa tr chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao cho gi học thêm sinh động. Tr chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo tính vừa sức và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm nhạt đi nội dung chính của đề tài đặt ra. Ví dụ: Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi tr chơi tích hợp nh m củng cố kiến thức (Tr chơi “Mua quả”: Trẻ được đi theo đư ng dích dắc mua bông hoa theo yêu cầu của đội mình để cắm vào lẵng hoa sao đủ số lượng 9. Qua tr chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như thể dục kỹ năng, toán…) 5
- 3.5 Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm powerpoint trong tổ chức các hoạt động chung, thiết kế bài giảng điện tử Ealearning Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đ i h i ngư i giáo viên phải tích cực tìm t i, học h i để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động nh m tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Tôi đã thiết kế những bài giảng Ealearning cho trẻ tự học mà không cần có sự có mặt của giáo viên, trẻ tự mở máy tính ra học và làm theo mọi hướng dẫn trong bài giảng điện tử. Trẻ cũng tự mình biết được câu trả l i đó đúng hay sai nh giáo viên thiết kế những âm thanh, ví dụ như: “Con chọn đúng rồi” hoặc “Con chọn sai rồi, con hãy làm lại nhé”, từ đó, trẻ rất thích thú và hứng thú tham gia học tập hơn Môi trư ng xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại t m hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu h i. Nó là cái gì ? Như thế nào ? Vì sao nó lại như vậy?... Chính vì thế cô giáo phải biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực, dám đổi mới và lựa chọn ra những hình thức khác nhau trong mỗi một chủ đề tránh nhàm chán đối với trẻ khi có những chủ đề kéo dài ba đến bốn tuần mà cô chỉ với một hình thức hát hay đọc thơ thì không thể lôi cuốn thu hút trẻ trong quá trình hoạt động. Ví dụ: Cho trẻ “Quan sát một số con vật sống trong rừng”. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán. Nhưng cô ứng dụng phần mềm, sáng tạo ra câu chuyện về các con vật, cô vừa kể truyện vừa cho trẻ quan sát các con vật đang di chuyển trong rừng, những con vật “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, trẻ tập trung vào hoạt động tích cực hơn, gi học đạt kết quả như mong muốn. Qua đó giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung dữ, trước sự thay đổi th i tiết, biết yêu thương, chăm sóc cho cây cối, con vật nuôi. 3.6 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trư ng học tập có ý ngh a vô cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng t m mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ h n sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đ i của trẻ. Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn mong muốn: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trư ng học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp và trư ng của trẻ. Tôi làm đẹp môi trư ng lớp học từ cách bố trí, sắp xếp nội vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp. Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nh m tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nh được nhiều hơn, hình thức hoạt động 6
- phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên t nh xa góc hoạt động ồn ào Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc thư viện, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ Ví dụ: Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên 3.7 Giải pháp 7: Phối hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động Phối hợp cùng phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch, phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp. Tham gia lao động vệ sinh trư ng lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. Xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trư ng mầm non, những nội dung hoạt động của trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trư ng đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo. Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ, tôi đưa ra kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, vận động cha mẹ học sinh đóng góp các trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho trẻ đầy đủ. 4. Kết quả đạt đƣợc 4.1 Kết quả trên trẻ Đánh giá khảo sát trẻ vào cuối năm học 2020-2021 như sau: Kết quả khảo sát Trƣớc khi áp dụng Sau khi áp dụng Nội dung TT đề tài đề tài Đạt Chƣa đạt Đạt Chƣa đạt Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ Số trẻ Số trẻ % % % % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào gi 17/38 44,7 21/38 55,2 38/38 100 0 0 học Trẻ có ý thức tự 2 thực hiện tốt yêu 18/38 47,3 20/38 52,6 37/38 97,3 1/38 2,6 cầu của tiết học Trẻ nắm vững 3 kiến thức, kỹ 19/38 50 19/38 50 38/38 100 0 0 năng vận dụng linh hoạt, sáng 7
- tạo vào thực tế. Trẻ có kỹ năng 4 sử dụng ngôn 28/38 73,6 10/38 26,3 38/38 100 0 0 ngữ rõ ràng, mạch lạc Với kết quả trên tôi nhận thấy các giải pháp đưa ra áp dụng có hiệu quả rõ rệt Giáo viên có kiến thức, kỹ năng sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, góp ý trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt các biện pháp gây hứng thú phù hợp với độ tuổi trẻ trong toàn trư ng. Linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ và biết lồng ghép nhiều bài học giáo dục, phù hợp trong các hoạt động. 100% trẻ tích cực tham gia hoạt động. Kết quả tổ chức sử dụng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nâng cao rõ rệt so với đầu năm Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Từ chỗ trẻ tham gia hoạt động một cách rập khuôn gi trẻ đã hứng thú tham gia một cách tích cực. Có nhiều trẻ c n đưa ra những câu h i mang tính sáng tạo. 4.2. Bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện chuyên đề, tôi rút ra bài học như sau: Hiểu và nắm chắc ý ngh a, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tổ chức lấy trẻ làm trung tâm nh m nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên về các l nh vực. Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho trẻ, giúp trẻ l nh hội kiến thức nhanh, có ghi nhớ tốt. Tạo môi trư ng mở cho trẻ được phát triển về mọi mặt, qua biện pháp này giúp trẻ hứng thú và yêu các môn học hơn. Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trư ng, tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho trẻ qua các chủ đề. Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nh m nâng cao nghiệp vụ của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy . Biết phối hợp, đan xen các môn học khác vào tiết dạy. Giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt trong soạn giảng, thiết kế các phần mềm powerpoint, ealearning, biết áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, nh m góp phần đưa nền giáo dục tiến lên nền khoa học công nghệ thông tin. Muốn làm tốt vai tr của mình, cô giáo phải nắm bắt những biểu hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, mặt khác phải biết áp dụng đồng bộ, khoa học và hợp lý các giải pháp sáng tạo đã nêu trên. Hy vọng r ng chúng ta sẽ có 8
- một “thế hệ tương lai mai sau đầy triển vọng”. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Sau một th i gian thực hiện các giải pháp, biện pháp thử nghiệm tại lớp 5-6 tuổi C trư ng Mầm non Hải Chánh, tôi nhận thấy việc chăm sóc giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, sẽ giúp cán bộ quản lý và giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện, đó chính là chất lượng và hiệu quả đạt được. Tôi hoàn toàn hài l ng với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã lấy trẻ làm trung tâm. Với kết quả và ý ngh a đạt được, sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ra toàn khối cũng như các độ tuổi trong trư ng. Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau gần 1 năm áp dụng tại lớp 5-6 tuổi C, trư ng Mầm non Hải Chánh, chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, dự gi , 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm t i khám phá, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia hào hứng vào các hoạt động tập thể, từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy độc lập. * Đối với trẻ: Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau th i gian áp dụng tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C, chất lượng của trẻ qua các hoạt động của trẻ được nâng cao rõ rệt, thông qua bảng khảo sát ta thấy ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được được nâng cao, trẻ có trẻ giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng th i ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc hơn, phát huy được mọi tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn trong quá trình học và chơi, từ đó hình thành ở trẻ tính tự lập, kỹ năng sống mới, đánh dấu bước hình thành và phát triển nhân cách mới ở trẻ tạo tâm thế vửng chắc cũng như tiềm năng cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo. * Đối với giáo viên: Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó giúp tôi tự tin trong quá trình giảng dạy, hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoat động ở trư ng cho trẻ. * Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trư ng lớp mầm non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong th i đại mới và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai tr và trách nhiệm đối với con em mình. 2. Kiến nghị, đề xuất Có thể nói việc xây dựng môi trư ng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trư ng mầm non thực sự cần thiết và quan trọng, nó được ví như ngư i giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nh m thõa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ , thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành 9
- và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định. Vì vậy, tôi xin có một số ý kiến đề xuất nh như sau: *Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Mở các lớp tập huấn chuyên môn về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo 5 l nh vực Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham quan học tập các trư ng có chất lượng trong và ngoài địa bàn Duy trì và tăng số lần sinh hoạt chuyên môn ở cụm, huyện để giúp giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu *Đối với nhà trường Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phát triển cơ sở vật chất cho trư ng mầm non nh m đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay *Đối với giáo viên Thư ng xuyên học tập, học h i và động viên, khuyến khích nhau tham gia học tập, nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học, tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi, … Trên đây là những chia sẻ về “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Chánh” mà tôi đã thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả. Tôi mong r ng, những biện pháp tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến rộng rãi và thu được kết quả cao hơn. Tuy nhiên đề tài không tránh kh i những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện và có giá trị hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hải Chánh, ngày 25 tháng 5 năm 2021 Tôi xin cám đoan đây là SKKN của XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG mình viết, không sao chép nội dung CƠ QUAN của ngư i khác. HIỆU TRƢỞNG Tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh Bùi Thị Thu Thanh 10
- XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 74 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn