intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà" được hoàn thành với các biện pháp như: Tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho bản thân; Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn để lồng ghép dạy phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ khi ở nhà; Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động quay video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục con tại nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: "Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục thì dân Đất Nước mới tự cường, tự lập”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ, được tồn tại, phát triển và được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non. Trong phiên họp ngày 22/3/2019 trọng tâm thảo luận các vấn đề về trẻ em, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh; tình trạng tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em vẫn ở mức cao. Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tinh thần. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ mà nguyên nhân do sự bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra: Như trẻ bị ngạt khí khi bị bỏ quên trên ô tô, để trẻ nhỏ đi chơi một mình dẫn đến tai nạn đuối nước, sử dụng dụng cụ dạy học không khoa học làm trẻ bị bỏng…Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong nhưng cũng có thể bị tàn tật suốt đời. Song song đó là đại dịch Covid-19 xuất hiện, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Chắc hẳn chúng ta vẫn nhớ, những ngày đầu tháng 2/2020, những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho cả xã hội bị ảnh hưởng và yêu cầu giãn cách xã hội đã làm cho việc học tập hàng triệu trẻ em Việt Nam trong đó có trẻ trong độ tuổi mầm non bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa. Trẻ e ở nhà lâu ngày đã gây ra không ít khó khăn cho các bậc phụ huynh về việc chăm sóc con mình nhiều khi lơ là dẫn đến những tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ không đáng có: như sự việc cháu bé bị rơi từ tòa cao tầng xuống… Đặc biệt với trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi là giai đoạn trẻ hoàn thiện các chức năng của cơ thể vì vậy trẻ rất tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh bên cạnh đó lại chưa có cũng như chưa được trang bị những kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích nên nguy cơ xảy ra những tai nạn không mong muốn là rất cao. Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, cháy, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v… Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Xuân Huấn (Bộ y tế) cho rằng: “Tai nạn thương tích không những gây tổn thất
  2. về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập…” Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn”. Trong những nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng quan trọng, song quan trọng nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bình thường khi trẻ được đến trường thì giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích, giúp cho trẻ phát triển cân đối, hài hòa. Nhưng trong bối cảnh trẻ nghỉ học vì dịch bệnh covid – 19 trẻ nhỏ hầu hết phải ở nhà. Các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu diễn ra tại nhà. Tuy nhiên, không gian mỗi ngôi nhà là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ, nếu thiếu sự giám sát của ba mẹ hoặc người chăm sóc, tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Làm thế nào để hạn chế nhất việc phòng tránh tai nạ thương tích cho trẻ khi ở nhà thì thực sự hết sức khó khăn. Từ nhận thức trên, là một giáo viên được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ B1, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà”. 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022 2.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4- 5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà. 2.3. Phạm vi nghiên cứu 100% phụ huynh, trẻ lớp MGB B1 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong hoặc những di chứng tàn tật kéo dài suốt cuộc đời của trẻ chính là tai nạn gây thương tích. Mặc dù hiện nay đã có nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non đã và đang được thực hiện, thế nhưng số lượng trẻ em nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Tai nạn là hiện tượng mang yếu tố bất ngờ, khó lường trước và có thể gây ra những tổn thương trên cơ thể mà di chứng mang theo cả đời. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường hiếu động, nghịch ngợm, luôn tò mò muốn khám phá xung quanh mà lại chưa có đủ kiến thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn. Thế nên chỉ cần người lớn lơ là, bất cẩn thì nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao. Trẻ 4-5 sức đề kháng kém, tư duy trực quan hình tượng. Khả năng ghi nhớ không bền vững nên cần được làm quen với nội dung cần học ở mọi lúc, mọi nơi và cần được lập lại nhiều lần. Trẻ nhỏ vô cùng hiếu động nên rất dễ bị thương nếu bố mẹ lơ là, không chú ý thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lý…) và khi đã có những hiểu biết rõ dàng thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (học tập, vui chơi, ) cho trẻ đúng lúc, đúng cách và đúng yêu cầu. Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ là hay tò mò, hiếu động. Thực tế trong thời gian dài trẻ không được đến trường, phải nghỉ ở nhà trong thời gian phòng chống covid – 19 hầu hết các hoạt động học tập và vui chơi ở nhà. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bạn thân. Chính vì vậy, khi ở nhà bố mẹ, người chăm sóc trẻ phải trang bị những hiểu biết về “tai nạn thương tích cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng như những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích tới cha mẹ trẻ mới đạt hiệu quả như mong đợi. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung
  4. - Trường mầm non A xã Ngũ Hiệp nằm trên địa bàn xã Ngũ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có bề dày thành tích trong nhiều năm. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp huyện. - Lớp B1 là lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trường mầm non A Xã Ngũ Hiệp. Lớp có 03 cô giáo đều có trình độ chuyên môn vững vàng, đạt trình độ trên chuẩn, bản thân tôi đã công tác 19 năm trong ngành. 2. Thuận lợi: - Lớp được Ban giám hiệu quan tâm đầu tư đầy đủ trang thiết bị để chăm sóc và giáo dục trẻ. Tổ chức nhiều buổi tập huấn về chuyên môn cũng như phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. - Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các buổi tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do trường và huyện tổ chức. - Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh nên việc chăm sóc - giáo dục gặp nhiều thuận lợi. - Học sinh: + Sĩ số lớp: 41 trẻ. + Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, hào hứng tham gia và hoạt động góc. 3. Khó khăn: Với giáo viên: Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi chưa phù hợp, chưa sưu tầm, sáng tác được nhiều các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ mới chuyển từ MGB lên MGN lại nghỉ học ở nhà do Covid nên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ còn chưa nắm được Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Một số phụ huynh mang tâm lý bao bọc, sợ con mệt, sợ con đau, chỉ chú trọng chăm lo đầu tư cho con em mình sức khỏe, học hành mà quên chăm lo và dạy trẻ nhận biết những nguy cơ gây tai nạn thương tích xung quanh trẻ. Khảo sát trước khi thực hiện Bảng kết quả khảo sát trẻ đầu năm học 42/42 trẻ: Tôi gửi biểu mẫu khảo sát cho phụ huynh qua nhóm zalo lớp. Qua kết quả khảo sát đầu năm giáo viên nắm bắt được đặc điểm của từng cá nhân trẻ và có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ. Mục tiêu Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt
  5. Số trẻ % Số trẻ % Nhận ra và không chơi một số đồ vật 42 20 47,6 22 52,4 có thể gây nguy hiểm Biết và không làm một số việc có 42 22 52 20 48 thể gây nguy hiểm Không chơi những nơi mất vệ sinh, 42 22 52 20 48 nguy hiểm Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi 42 20 47,6 22 52,4 nguy hiểm Trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để các con 4 -5 tuổi nhận biết tốt về hành vi gây ra tai nạn, làm thế nào để giúp các con phòng tránh tốt những tai nạn thương tích đó. Từ đó tôi đã tìm hiểu để đưa ra các biện pháp sau: III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1. Tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho bản thân. * Mục đích: Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy, việc tự học bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. Ngoài ra cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí, sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Nắm vững kiến thức để tuyên truyền đến phụ huynh một cách chính xác và hiệu quả. * Cách thực hiện: Trước đây nhận thức của tôi về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn chưa cao, kiến thức còn hạn hẹp mới biết xử lí 1 số tình huống đơn giản. Trong năm học 2021 – 2022, do dịch bệnh trẻ phải nghỉ học ở nhà, là người giáo viên mầm non còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý trẻ 3-4 tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Bản thân luôn tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức.
  6. Ảnh 1: Tham gia tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường qua zoom do thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh làm giảng viên Tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức về cách sơ cứu kịp thời nêu trẻ không may gặp tai nạn. Ảnh 2: Buổi tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non * Kết quả của biện pháp:
  7. Với những năm trước chưa tìm hiểu sâu về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhắc đến vấn đề này tôi còn lúng túng, chưa tự tin vào bản thân để xử lí tình huống xảy ra cũng như tuyên truyền với các bậc phụ huynh. Nhưng khi tự có ý thức trao dồi bản thân cũng như được sự quan tâm của BGH nhà trường tổ chức các buổi tập huấn mà tôi đã có những kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thương tích..2. 2. Biện pháp 2: Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn để lồng ghép dạy phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ khi ở nhà. * Mục đích: Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà là biện pháp giúp tôi có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về những tác nhân có thể gây thương tích cho trẻ. Từ đó tôi đưa ra những biện pháp cũng như để hỗ trợ các bậc phụ huynh nhằm giảm thiểu các tác nhân đó khi con nghỉ học tại nhà. * Cách thực hiện: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp tôi qua phụ huynh bằng kênh thông tin zalo, hay điện thoại trực tiếp. Ảnh 3: Mẫu khảo sát các nguy cơ có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà * Kết quả của biện pháp:
  8. Bằng những gì khảo sát được từ Ban phụ huynh tôi đã nhận thấy các nguy cơ hay gây ra tai nạn thương tích cho trẻ gồm: a. Bỏng, hỏa hoạn: Bỏng là một tai nạn thường thấy ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ, nó để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe. Tai nạn do bỏng gây tổn thương và biến dạng các vùng da trên cơ thể. Trẻ có thể bị: Bỏng nước sôi: Do bình nước uống quá nóng, bình nóng lạnh chưa có vòi xả riêng. Bỏng thức ăn: Trẻ ăn hoặc sờ vào thức ăn, cơm, canh quá nóng. Bỏng hơi: Do mở nồi cơm, canh khi nóng. Bỏng bô xe máy: Do vô tình của trẻ hoặc do sự bất cẩn của phụ huynh khi cho con lên xuống và nghịch gần xe máy. Hỏa hoạn có thể xảy ra khi có sự cố chập điện, nổ bình ga… b. Hóc sặc, ngạt khí: Hóc sặc dị vật và hóc sặc thức ăn cực kì nguy hiểm. Các nguy cơ có thể xảy ra gồm: Hóc dị vật: Do trẻ nuốt phải đồ chơi, bi, bút sáp…Hóc thức ăn: Do thức ăn chế biến to, trẻ ho, hắt hơi, cười đùa khi ăn, hóc xương cá…Trẻ bị ngạt khí khi chùm túi bóng vào đầu, khi bị bỏ quên trên xe ô tô. Ngạt khí khi hít phải khói độc… c. Ngã: Các con từ 4 - 5 tuổi rất hiếu động, khi ở nhà nghỉ dịch không gian trong nhà thường chật hẹp, nhiều đồ đạc, các con vui chơi, chạy nhảy trong nhà. Chính vì vậy mà ngã có thể xảy ra bất cứ lúc nào do các nguyên nhân sau: Ngã: Do nhà ,sân trơn, lên xuống cầu thang không vịn, chạy, đùa nghịch, thò đầu ra lan can, trèo hàng rào, trèo lan can… d. Điện: Ngày nay, điện là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhưng điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho con người, đặc biệt là trẻ em. Các nguyên nhân gây lên thương tích cho trẻ gồm: Trẻ sờ tay vào ổ điện, thò tay vào quạt đang chạy, cắm đồ chơi vào ổ điện. e. Vật sắc nhọn và phương tiện, đồ dùng không an toàn: Trường mầm non có nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng về màu sắc, chủng loại, kích cỡ, trẻ luôn thích thú khi được tham gia chơi, nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ như: Dao, kéo sắc nhọn, bàn ghế, đồ chơi gãy hỏng, giá đồ chơi, giá cốc, giá dép... có góc cạnh sắc, đồ chơi ngoài trời bị bong sơn, long ốc vít, han và gãy hỏng… g. Tai nạn giao thông: Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông gia tăng nhanh chóng, trong đó có rất nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non. Đa số những tai nạn xảy ra với trẻ đều do các nguyên nhân chủ quan của các bậc phụ huynh: Do các con chạy ngang qua đường, ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn, thò chân vào nan hoa xe đạp, đi sai đường, sang đường tự do, chơi dưới lòng đường,…
  9. h. Đuối nước: Trẻ em hiếu động, ngây thơ chưa hiểu hết được sự nguy hiểm của việc chơi gần khu vực có nước nên xảy ra những sự việc đau lòng: Ngã xuống mương thoát nước, ao, hồ ở gần trường, ngã vào xô đựng nước ở trong khu vệ sinh… Xác định rõ các nguyên nhân và các nguy cơ không an toàn có thể gây thương tích cho trẻ, tôi nghĩ rằng muốn giữ an toàn cho trẻ thì môi trường trẻ sống, vui chơi, học tập phải được đảm bảo an toàn, phải phát hiện kịp thời các nguy cơ có thể gây ra tai nạn thương tích, làm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, tăng cường các khả năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 3. Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động quay video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục con tại nhà * Mục đích Như trước kia mỗi ngày đến lớp trẻ ở với cô giáo từ tám đến mười tiếng và có rất nhiều hoạt động được diễn ra từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh… Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng rất dễ bị tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chỗ, không vận động, không làm gì cả. Và khi trẻ ở nhà nghỉ dịch cũng vậy, xung quanh nhà chúng ta luôn có những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Dù đi học hay ở nhà thì chúng ta phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Vì vậy quan trọng là chúng ta sẽ giáo dục trẻ như thế nào để không xảy ra sơ xuất, phòng tránh được tai nạn cho trẻ. * Cách thực hiện: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, trẻ mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học trực tuyến như các anh chị lớn hơn. Do đó, để giúp trẻ có được những ngày nghỉ ở nhà không bị nhàm chán, giáo viên trường tôi đã xây dựng kịch bản hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục con tại nhà. Khối mẫu giáo nhỡ chúng tôi đã chú trọng lồng ghép những đề tài phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cũng như dạy kĩ năng để hướng dẫn phụ huynh như: Phòng tránh bị điện giật, thoát hiểm khi bỏ quên trên ô tô, bé bảo vệ bản thân… Trước khi quay, chúng tôi chuẩn bị nghiên cứu thật kỹ nội dung, kịch bản, cốt làm sao có thể làm ra một video clip gần gũi, dễ hiểu để trẻ có thể thực hiện theo hoặc cùng ba mẹ, anh chị cùng làm trong những ngày nghỉ dịch. Tôi luôn nỗ lực, trăn trở làm sao để những video, clip do mình làm ra có thể làm tư liệu để các bậc phụ huynh có thể dùng để dạy trẻ, do đó tôi thường mày mò, tìm kiếm và ưu tiên sử dụng những nội dung gần gũi mà trẻ có thể gặp phải khi ở nhà. Tôi thường
  10. lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, nội dung sinh động phù hợp nội dung đề tài để lồng ghép vào video để tạo nên sự hứng thú với người xem. Ví dụ: Đề tài “Phòng tránh bị điện giật” KỊCH BẢN HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH PHÒNG TRÁNH KHI BỊ ĐIỆN GIẬT I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết các việc không được làm để phòng tránh bị điện giật 2. Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng phòng tránh điện giật để bảo vệ bản thân 3. Thái độ - Trẻ có ý thức trong việc sử dụng điện II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Bảng giảng điện tử - Thiết bị quay: Điện thoại 2. Đồ dùng của phụ huynh - Thiết bị điện tử thông minh: Máy tính, máy latop, điên thoại thông minh - Các hình ảnh về những việc không được làm tránh bị điện giật 3. Địa điểm - Tại nhà III. CÁCH TIẾN HÀNH Tên hoạt động Hoạt động tuyên truyền của cô 1. Ổn định - Kính thưa các bậc PH, tai nạn điện vẫn thường xuyên diễn ra (1 phút) trong mỗi gia đình, mà đối tượng thường là trẻ nhỏ. Vừa qua đã có rất nhiều tai nạn điện làm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ, nguyên nhân phần lớn là bố mẹ chưa hướng dẫn các kỹ năng phòng tránh điện giật cho trẻ. Vì vậy hôm nay, qua clip này cô mong muốn sẽ đem đến những kiến thức giúp PH trang bị cho trẻ để phòng tránh bị điện giật đảm bảo cho trẻ ngay trong chính ngôi nhà của mình. 2. Phương pháp, hình Những KN cha mẹ cần dạy trẻ để phòng tránh bị điện giật thức tổ chức (3-4 phút) - Không cắm bất cứ vật gì vào ổ điện - Trẻ dưới 6 tuổi khi cần căm điện không được tự cắm mà nhờ người lớn giúp đỡ - Không chạm vào dây điện nứt, hở - Không đứng dưới cây to và không đi chân đất dưới trời mưa - Không vừa xem điện thoại vừa sạc pin Các bậc PH thân mến, trẻ nhỏ thường hay rất tò mò, chưa ý thức được những nguy hiểm liên quan đến điện, vì vậy các bậc Ph cần phải cẩn thận trong việc sử dụng điện. Xin mời các bậc PH xem clip hướng dẫn sau:
  11. 3. Kết thúc Các bậc PH thân mến, chúng ta không thể ở bên các con mãi (1 phút ) được, vì vậy các bậc Ph cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng tranh những nguy hiểm càng sớm càng tốt để bảo vệ bản thân mình. Rất mong các bậc PH quan tâm để đảm bảo cho con em mình được an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình, xin chào và cảm ơn các bậc PH đã theo dõi. Sau khi lên kịch bản hoàn chỉnh, chuẩn bị đồ dùng tư liệu đầy đủ chúng tôi tiến hành quay video clip, sử dụng những kĩ năng cắt ghép video mình để video đạt chất lượng. (Ảnh 4) * Kết quả biện pháp: Các video sau khi được biên tập hoàn chỉnh sẽ được tải lên trên các nhóm zalo lớp để phụ huynh xem và hướng dẫn trẻ hoạt động. Mặc dù chỉ được thấy cô trên màn hình điện thoại, máy tính nhưng rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú như đang được học ở trên lớp. Vì vậy nội dung lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích đều được trẻ đón nhận và phụ huynh cũng sẵn sàng, đồng hành cùng con trong những hoạt động này. Với những thao tác đơn giản, dễ thực hiện, lại được sự hướng dẫn của các bậc phụ huynh, trẻ đã có thể dễ dàng làm theo cô. Thông qua, các video clip như thế này, các cô đã chia sẻ, đồng hành với phụ huynh học sinh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường. Khi hỗ trợ phụ huynh hướng dẫn các con, để tương tác với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh sẽ hướng dẫn cho trẻ làm và quay clip khi các cháu thực hiện các kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích gửi lại cho cô. Thông qua các clip do phụ huynh gửi, giáo viên sẽ năm bắt tình hình của trẻ để có hướng khắc phục. Ở cách học này, các bé vô cùng thích thú khi được nhìn thấy cô giáo làm mọi việc như ở trên lớp… Qua đó, vừa gắn kết các cô với trẻ, giáo viên và phụ huynh, vừa giúp các bé có những kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích khi ở nhà.
  12. Ảnh 5: Học sinh quay video gửi cô và các bạn giới thiệu về đồ dùng điện trong gia đình mình và phòng tránh điện giật 4. Biện pháp 4. Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động giao lưu trò chuyện cùng trẻ qua zoom * Mục đích: Nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng chăm lo đầu tư cho con em mình sức khỏe, việc học hành mà quên chăm lo và dạy trẻ nhận biết những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Có phụ huynh trao đổi với tôi: “Ở nhà con nghịch lắm, bố mẹ nói con không nghe, chỉ nghe cô giáo thôi”. Từ ý kiến trao đổi của phụ huynh tôi đã lên ý tưởng lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động giao lưu trò chuyện cùng trẻ qua zoom. Qua biện pháp này một lần nữa các con được ghi nhớ khắc sâu hơn. * Cách thực hiện: Hàng tuần theo kế hoạch của nhà trường, các lớp sẽ tổ chức thực hiện gặp mặt trò chuyện với học sinh qua zoom. Đây là hình thức giúp các con ở nhà nghỉ dịch những vẫn được gặp cô và các bạn để giao lưu. Trước hôm gặp mặt học sinh tôi đều lên trước kịch bản. Tôi thường lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích. Ví dụ: Tôi có thể hỏi trẻ khi ở nhà các con có được tự ý cắm quạt, cắm ti vi lên xem khổng? Vì sao?.... Hay tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Vật nào nguy hiểm”. Cách chơi là cô trẻ sẽ nhìn những đồ vật trên màn hình và lựa chọn những đồ vật nguy hiểm.
  13. Ảnh 6: Buổi gặp mặt được lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích được trẻ rất hào hứng tham gia * Kết quả biện pháp Trẻ rất hứng thú tham gia trò chuyện và kể lại cho cô và các bạn nghe những gì mình làm được khi ở nhà (như bạn Ngọc Hà kể: “Cô ơi, ở nhà con không tự ý nghịch dao kéo đâu cô ạ”…) Không những thế trẻ còn rất thích thú khi được tham gia trò chơi cùng cô và các bạn. Như vậy là trẻ đã một lần nữa được ghi nhớ, trang bị thêm những kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích khi ở nhà. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người lớn cẩn trọng hơn và trẻ được dạy cách nhận biết những nguy cơ gây tai nạn cho mình. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà * Mục đích: Trong mùa dịch COVID-19, hầu hết trẻ em đều ở nhà do các hoạt động vui chơi, học tập, ngoại khóa của trẻ đều bị hạn chế. Trong khi đó, cha mẹ và người thân không thể để mắt đến trẻ 24/7, khiến nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích hiện hữu ngay tại nhà. Để giúp giảm thiểu và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được tốt, tôi thiết nghĩ chỉ một mình giáo viên thôi chưa đủ mà phải phối kết hợp với phụ huynh để cùng thực hiện. Khi trẻ nghỉ dịch ở nhà thì chính phụ huynh là những người luôn sát cánh bên trẻ, Khi trẻ gặp tai nạn thương tích, nhiều người lại cho đó là rủi ro hoặc vì một lý do nào đó. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng tránh được nếu cha mẹ, người trông trẻ cẩn thận và giữ cho trẻ một môi trường luôn an toàn.
  14. * Cách thực hiện: Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh qua điện thoại, SMS hay zalo… để nắm bắt tình hình của các con khi ở nhà có xảy ra tai nạn thương tích nào không. Tôi sưu tập và viết bài tuyên truyền về một số nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ và cách phòng tránh gửi cho phụ huynh tham khảo. Qua đó, các bậc phụ huynh cùng có biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. (Ảnh 7…) Ngoài ra tôi lập nhóm zalo để nhận thông tin hai chiều, trao đổi tình hình sức khỏe, học tập của trẻ. Chia sẻ các bài báo, các đường link, các bài viết trên Website nhà trường, các kênh youtube… về cách phòng trống tai nạn thương tích cho trẻ. (Ảnh 8…) * Kết quả biện pháp Qua việc phối hợp với phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi thấy 100% trẻ lớp tôi biết tự bảo vệ và phòng tránh tai nạn thương tích, kĩ năng xử lý tình huống nhanh, biết tránh xa nơi nguy hiểm. Như vậy, mỗi biện pháp đưa ra đều mang lại những hiệu quả nhất định, chúng bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chúng ta cần sử dụng phối kết hợp các biện pháp, góp phần trang bị cho trẻ những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp, giúp trẻ có thể xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống. Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. IV. Kết quả đạt được: Sau 1 năm thực hiện những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà tôi thấy trẻ lớp tôi luôn có một môi trường an toàn khi ở nhà. Giáo viên nắm vững hơn những kiến thức cũng như kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Phụ huynh nắm vững nội dung, biện pháp và cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho con em mình. Rất tích cực phối hợp với cô giáo chăm sóc, giáo dục, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Từ những suy nghĩ đơn giản của phụ huynh về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, sau khi trao đổi cùng giáo viên đã có việc làm cụ thể và hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Hiệu quả của sáng kiến: Qua một năm thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà” tôi đã gửi khảo sát cho các bậc phụ huynh và thu được kết quả khảo sát như sau: TT Lĩnh TS Tỷ lệ Tỷ lệ cuối năm vực Trẻ đầu
  15. khảo năm sát Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 1 Nhận ra và không chơi một số đồ vật có 42 20 47,6 22 52,4 40 95 2 5 thể gây nguy hiểm 2 Biết và không làm một số việc có thể 42 22 52 20 48 41 97 1 3 gây nguy hiểm 3 Không chơi những nơi mất vệ sinh, 42 22 52 20 48 40 95 2 5 nguy hiểm 4 Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi 42 20 47,6 22 52,4 39 92 3 8 nguy hiểm Với kết quả trên đã làm tăng thêm niềm vui, sự tự tin cho tôi trong bối cảnh học sinh không được đến trường đi học. Từ đó, thôi thúc tôi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng đề tài giúp trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non phòng tránh tốt các tai nạn thương tích.
  16. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận -Với giáo viên: Bản thân được củng cố và nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đồng thời rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chu đáo, phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể. Thực hiện tốt thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo được niềm tin đối với nhà trường cũng như với phụ huynh. -Với trẻ: Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. Có một số kiến thức, kỹ năng nhận biết, phòng tránh tai nạn thương tích cơ bản. Do đó, trong năm học không có trường hợp tai nạn nào xảy ra khi trẻ nghỉ học ở nhà. -Với phụ huynh: Tôi được phụ huynh tin tưởng, thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên về các biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ. 2. Bài học kinh nghiệm: Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Cô giáo phải luôn tận tâm, tận lực với nghề, thường xuyên theo dõi, trao đổi với phụ huynh để kịp thời phòng tránh những tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ. - Giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể, có biện pháp khắc phục tình trạng có hiệu quả nhất để trao đổi với phụ huynh - Phải theo dõi sát sao, đánh giá kịp thời những việc đã làm được để có sự điều chỉnh kịp thời. - Phải có sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo kịp thời của ban giám hiệu, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho giáo viên thực hiện. - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để đi đến sự thống nhất trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. - Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho bản thân để trả tự biết bảo vệ bản thân khi cần thiết. 3. Khuyến nghị Để trẻ được sống trong môi trường an toàn, không có tai nạn thương tích thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, tôi mong muốn và khuyến nghị:
  17. * Ban giám hiệu nhà trường: Đầu tư cơ sở vật chất, các tranh ảnh truyền thông, tổ chức thêm các sân chơi giúp trẻ nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ qua hình thức khác nhau: Như cuộc thi “Bé với an toàn giao thông”, “Rung chuông vàng”… * Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để giáo viên được củng cố kiến thức và học hỏi từ đồng nghiệp. Trên đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ từ 4-5 tuổi tại nhà mà tôi đã nghiên cứu. Song tôi tự nhận thấy còn phải học hỏi nhiều hơn nữa để có thể áp dụng vào những năm tiếp theo. Vậy tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện tốt hơn công việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 NGƯỜI VIẾT (ký ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thơm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2